Vô thường là một trong ba pháp ấn của Nam tông, trong bất kỳ đoạn kinh nào của Nam tông cũng thấy nói đến vô thường. Ở đây, xin trích ra ít đoạn kinh Ðại thừa nói về vô thường.
Kinh Ðại thừa vô lượng nghĩa nói:" Rồi lại quán kỷ tất cả các pháp:niệm chẳng dừng, sát na sanh diệt. Lại thấy sanh, trụ, dị, diệt xảy ra đòng thời " .
Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật đã nói. " Vì pháp tánh là Không vậy. Thế tức là sắc thọ tưởng hành thức, 12xứ, 18 giới, phàm phu, 12 nhân duyên, 2 đế, 4 đế. tất cả đều Không . NHững pháp ấy, sanh ngay diệt ngay, vừa có vừa không, mỗi mỗi sát na liên tục như vậy. Trong một niệm có 90 sát na, trong một sát na trải qua 900 lần sanh diệt, cho nên tất cả các pháp hữu vi đều là không vậy :.
Luận Ðại Trí Ðộ nói:" Các pháp luôn luôn biến đổi, không một thứ gì có thể tồn tại trong hai sát na liên tiếp" .
Cũng bằng những diễn tả khoa học hiện đại, chúng ta có thể mường tượng phần nào về cái gọi là Tuệ thấy sự sanh diệt của danh sắc:
Electron, hạt quyết định tính chất đặc tính của nguyên tử, quay quanh hạt nhân với tốc độ hơn 160.000km/giờ.Thế giới nguyên tử là thế giới chuyển động và sanh diệt với tốc độ chóng mặt. Người ta đã biết hàng trăm hạt cơ bản đời sống chỉ ngắn ngủi từ **10-17--10-19* giây và sau đó phân rã thành hạt khác. Ddời sống của hạt Mezon-pi chỉ là 10-23* giây. Proton, hạt thuộc loại " vững chắc" nhất, không bao giờ biến mất mà chỉ biến đổi, thì theo sự diễn tả của giáo sư la Smorodinsky: Proton là một xoáy nước dữ dội trong đó các Mezon-pi liên tục sanh ra và biến mất. Ngoài Mezon-pi, các phản nucleon xuất hiện và mất đi ở giữa cái mà chúng ta gọi là Proton .
Thiết tưởng, sự tìm hiểu về cơ cấu vật chất không trải ngược mà còn bổ ích cho sự tìm hiểu về tánh Không, vì kinh Ðại Bát Nhã nói: " Phân biệt, tính lường, phá hoại tất cả pháp đến vi trần, trong đó chẳng được cứng chắc, do nghĩa này mà gọi là Bát Nhã Ba La Mật " (phẩm Tam huệ).
Thế giới nguyên tử là một thế giới vô cũng chuyển động và sanh diệt trong từng sát na và thay vì nói rằng thế giới là chuyển động và vô thường, thì bằng một cái nhìn học Phật sâu sắc, chúng ta phải nói rằng: chính sự chuyển động vô thường (của sắc thọ tưởng hình thức) đã tạo thành thế giới.
Qua đến thế giới hữu cơ sinh vật cũng thế. Trong một ngày có bao nhiêu hồng huyết cầu chết và được thay thế, vì trong một tuần hoàn hồng huyết cầu đều được đổi mới. Có bao nhiêu tế bào óc trong khoảng 2 tỉ nơ-rôn chết đi và không được thay thế? trong thế giới của thức cũng thế, một giây có bao nhiêu niệm tưởngsanh ra và diệt mất? Ngay cả thức thứ tám, thức căn bản của toàn bộ thân tâm sanh tử mà ta không hề biết ( mà ngoại đạo thấy là đúng lặng nên cho đó là Thần Ngã), thức ấy cũng chuyển trôi như dòng nước chảy xiết. Ðức Phật nói về cái thức căn bản ấy như sau:
Thức Ðà Na vi tế
Hằng chuyển như nước xiết
Sợ người chấp làm Ngã
Ta thường chẳng khai diễn
KẾT: Ðạo Phật thấy rằng tất cả cõi đều rỗng không, vô ngã, sanh diệt trong từng niệm niệm. Cái thấy ấy phải gây ra sợ hãi và phản ứng đối với chúng sanh cố chấp trong cái ta và cái của ta, như kinh đã nói trước. Từ đó mà cho rằng đạo Phật chán đời. Ðạo Phật dạy phải thấy tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh, như sương như điển chóp " . Cái thấy ấy không bị giới hạn trong năm huẫn của cõi này, không bị giới hạn trong khoảng một đời người, mà đó là cái thấy ở tầm mức vũ trụ, nên nó cũng không phải bị quan, không phải lạc quan. Khi đạo Phật nói " chúng sanh ở trong vô thường mà cho là thường, trong bất tịnh mà cho là tịnh, trong vô ngã mà cho là ngã, trong vô sanh mà cho là sanh" , hay khi nói " các chúng sanh do khả ái của mình, như con nai khát nước chạy theo bóng nắng mà tưởng là dòng suối ", điều đó cũng không phải là chán đời. Và trước một sự việc như con nai khát nước chạy theo bóng nắng mà tưởng là dòng suối, người đúng lại không phải là người bi quan, chán đời, mà chỉ là người trí. Còn người tiếp tục chạy cuồng bám đuổi theo cái vọng tưởng điên đảo rỗng không của mình đâu có phải là người lạc quan, tích cực" gì đâu, mà chỉ là người si mê đáng thương vậy.
Trong những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu Tánh Không chủ yếu theo hệ thống Nguyên thuỷ và Ðại thừa thủy giáo, chú trọng đến việc quan sát các hiện tượng, khảo sát theo mặt hình tướng để từ tướng đi vào Tánh. Từ đấy chúng ta tìm hiểu Tánh Không theo cái nhìn của Ðại thừa chung giáo, Ðại thừa rốt ráo, nghĩa là đi thẳng vào Tánh Không, không dựa vào tướng khách thể cũng như ý thức thể, không qua một quá trình phân tích các tướng để tìm ra Tánh.
Chắc cũng vì vậy mà sự việc khó hiểu hơn, vì không còn nương vào thức và tướng để tìm hiểu, như một Thiền sư Tào Ðộng hiện đại của Nhật đã nói:" Chỉ có trí huệ mới tìm thấy Trí Huệ " (Shunryu Suzuki- Zen Mind, beginner's mind). Âu cũng là nhờ một nỗ lực nghiêm túc phi thường nào đó, một trực quan nào đó về cái Toàn Thể, mà chúng ta có thể đi vào Ðại thừa. Nếu không, chúng ta sẽ không tương ứng được, mà đã không thông cảm được thì dĩ nhiên là hiểu lầm. Ví dụ như Ðại thừa nói: " Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh..." thì chúng ta nghĩ ngay PG Ðại thừa là chán đời, là tiểu cực, là hư vô, là một thứ học thuyết Lão Trang nào đó. Nhưng với người hiểu biết, thì cái mộng huyễn bào ảnh đó là sị tích cực, là hư vô, là một thứ học thuyết Lão Trang nào đó. Nhưng với người hiểu biết, thì cái mộng huyễn bào ảnh đó là sự tích cực nhất đối với tất cả ba cõi, sự tích cực đó đã chứng tỏ trong cuộc đời của các vị Thiền sư, các vị Bồ tát. Phải nhờ một cái hiểu biết thực sự nào đó để đi vào Ðại thừa. Ví dụ trong kinh Viên Giác, khi muốn thâm nhập vào Viên Giác bằng 3 pháp Chỉ, Quán và Thiền, người ta phải biết Tánh Viên Giác thanh tịnh là cái gì: Nếu các Bồ tát ngộ Viên Giác thanh tịnh, thì y vào cái giác tâm thanh tịnh này mà biết tâm thức cùng căn trần đều do huyễn hóa, bèn khởi các huyễn để trừ các huyễn... Do quán thấy huyễn mà **bèn* trong bèn phát ra đại bi khinh an. Thế nghĩa là ngộ tánh Viên Giác rồi mới bắt đầu thực tu pháp Quán.
Phẩm thứ 2 của Ðại Bát Nhã cũng nói :Bồ tát tu tập đúng như vậy (đúng theo Tánh Không), đây gọi là tương ứng với Bát Nhã Ba La Măt . Phải biết tánh Không thực sự là gì thì mới tu tập đúng như vậy được, để mà tương ứng với Bát Nhã Ba la mật.
Củng vì vậy, nên trong những đoạn sau, khi tìm hiểu về Tánh Không, chúng ta không trích dẫn chứng minh bằng các thí dụ, lý luận vọng lập của ý thức thế gian, mà chỉ trích ra những đoạn kinh khác để tìm một sự tương đồng, hầu có thể tiếp tục công việc tìm hiểu.