Tin Tức (680)


TỪ BI VÀ ÁI KIẾN ĐỒNG HAY KHÁC?

856

_Thưa thầy, thầy giảng Bồ Tát hạnh và từ bi, thì con thấy mình rất dễ rơi vô từ bi mà ái kiến, vì vậy mình làm sao thực hành Bồ Tát hạnh mà không bị rơi vào ái kiến?
_Thì từ bi phải đi đôi với trí huệ, trí huệ là không có ta, không có người, không có chúng sanh, không có thọ giả. Y như trong kinh Kim Cương nói, nên nhớ từ bi là một cái bản năng của sinh vật. Mình thấy con gà nó dắt con nhỏ đi, mình tới mình bắt một con mình chơi là nó nhảy lên nó làm dữ với mình liền, nó bảo vệ con nó. Thì cái từ bi hay tình thương đó nó có từ sự sống, như mình thấy cây cối nó cũng chụm lại nó bảo vệ rừng của nó, bây giờ người ta nói ngay cái bệnh dịch gì, đầu rừng nó bị thì cuối rừng mấy chục cây số, nó thông báo cho nhau có cái bệnh đó, cuối rừng là nó phát ra chất để chống lại bệnh đó. Nếu nó không làm cái đó thì cả mấy ngàn năm nay cây cối nó chết hết rồi. Vì mình xịt quá trời thuốc mà nó vẫn sống, nó luôn luôn có tình thương lẫn nhau trong đó.
Thành ra sinh vật có sự sống là bắt đầu xác nhận có từ bi trong đó. Rồi từ bi đó trải qua quá trình tiến hóa mười ba tỷ năm nay nó lên lần lần, cho nên mình để ý bất kỳ ông nào dầu có đoạt giải Nobel về hóa học hay là kinh tế cái gì gì đó là bao giờ ông cũng tỏ rõ một cái từ bi trong đó. Ông mà làm ra bom nguyên tử cũng giỏi lắm nhưng mà không đoạt giải Nobel vật lý được. Thành ra cái giá trị của con người luôn luôn nó có cái chất từ bi trong đó. Cho nên đánh giá con người là giá trị từ bi của người đó. Thí dụ như Einstein chẳng hạn, ngoài cái óc thông mình ghê gớm rồi còn cái tinh thần nhân bản, người ta đánh giá cao ông vì tính nhân văn nhân bản đó nữa, chưa chắc thông minh ông đã hơn nổi mấy tay kia đâu.
Thành ra minh thấy từ bi là cái để xác định giá trị của con người. Bởi vì Khổng Tử nói: “Nhân giả nhân giả”. Con người chính là lòng nhân vậy. Ông xác định nếu như mình không có lòng nhân thì mình không phải con người. Thành ra mình để ý tất cả tôn giáo, văn hóa của thế thế giới này nó đều chú mục vô từ bi. Bởi vì đó là giá trị không thể thiếu.
Bây giờ mình nói trong phạm vi Phật giáo, mình nói trí huệ từ bi là một vị Bồ Tát, thì con người bình thường của mình coi không có một anh nào xấu ác thiếu lòng từ bi mà có thể đoạt giải kinh tế hay cái gì gì đó hết. Những anh chế ra bom nguyên tử, tên lửa hành trình, là những người rất giỏi nhưng mà không được giải Nobel.
Bao giờ trí huệ cũng phải có từ bi, và từ bi đó là cái đặc trưng của con người. Thành ra cái đời sống bình thường nó rất gần với đạo Phật, bởi vì những giá trị của đời thường cũng chính là những giá trị của đạo Phật. Nhưng mà có khổ là những giá trị đời thường nó không đủ sức để đưa lên nữa, con người nó rất từ bi nhưng theo tiêu chuẩn của đạo Phật nó chưa đủ, vì từ bi của một vị Bồ Tát cần phải lên nữa. Thành ra đạo Phật chỉ là sự tiếp nối của đạo làm người thôi. Đạo làm người nó phát triển đến lúc nào đó, thì đạo Phật tiếp nối. Chớ không phải nói xuất thế nó ra khỏi đời là nó không dính dáng gì đâu, chẳng qua con người tới một lúc nào đó nó bế tắt, hết cỡ, muốn đi nữa anh phải bước vô đạo Phật, với những phương tiện của nó.
Ví dụ như Einstein cho đến bây giờ là một trăm năm rồi, hồi đó là có hạt hấp dẫn rồi, không có ai mằn mò mà kiếm ra. Mà không biết ông có sai hay không nhưng ông tính ra phương trình thì có. Ông thông mình cỡ như vậy, nhưng mà ông vẫn tuyên bố Phật giáo là tôn giáo có thể đáp ứng cho cả khoa học và tất cả mọi thứ cho con người. Cuối cùng ông cũng hướng về tôn giáo thôi, ông biết dầu có tìm ra bao nhiêu hạt đi nữa thì con người khó mà đạt cái giá trị tình thương. Mình biết hạt hấp dẫn có ăn nhằm gì tình thương đâu, mình ngồi thiền quán tưởng họa may mới ra tình thương được, chớ biết hạt hấp dẫn nó cũng thế thôi.
Mình đừng tưởng đạo Phật là cái gì xa xôi, nó chẳng qua đáp ứng được nguyện vọng của con người, khi con người đi con đường nhân đạo tới lúc nào đó nó kẹt, thì nó phải có Phật đạo là con đường thành Phật để nó tiếp nối.
Thành ra ví dụ như Nam hỏi từ bi nó cũng dễ là ái kiến, trước hết mình phải nói lên một điều tất cả mọi sinh vật đều có từ bi, tình thương, cây cối nó chụm lại với nhau, con vật nó sống thành từng đàn, chớ ít khi nào sống tách đàn, chỉ con nào rụng lông hay lạc đàn mới sống một mình. Nó vẫn sống từng đàn nương dựa với nhau, đó là cái lòng từ bi của nó. Rồi lên tới con người sống mười ba tỷ năm của vũ trụ này phát triển, thì ngày xưa luôn luôn coi từ bi là giá trị của con người.
Khổng Tử nói Nhân giả nhân giả. Con người phải có lòng nhân. Đạo Phật nói anh muốn tái sanh làm người thì anh phải biết phân biệt thiện ác, anh biết làm thiện là có một chút xíu từ bi chớ gì nữa. Nếu không biết làm thiện coi chừng nó rớt xuống dưới. Con vật tuy là nó một chút từ bi nhưng nó chưa phân biệt thiện ác được, thành ra nó làm theo bản năng vậy thôi. Còn con người bắt buộc phải biết phân biệt thiện ác. Và khi biết phân biệt thiện ác thì đó là yếu tố quyết định để cho anh có thể tái sanh lại làm người. Còn anh nào không biết phân biệt thiện ác, khó tái sanh lại làm người. Mình thấy những ông bị xã hội nó xử tử, mấy người đó khó tái sanh lại làm người lắm. Bởi vì nó không biết phân biệt thiện ác, nó tạo ra những tội cực kỳ như vậy, phải hông?
Cái căn bản đầu tiên là càng có nhiều tình thương thì giá trị của anh trong xã hội càng lớn, nhưng mà cái từ bi của con người nó vẫn mang cái tánh sinh vật. Nghĩa là như Nam nói đó là ái kiến, gà mẹ thì thương gà con vậy thôi. Thành ra bây giờ, khoa học nó khám phá ra là con người mình nó mang cái tính chất sinh vật nhiều lắm.
Ở loài có sự sống cái hệ thần kinh nó đi từ dưới lên, nó thành cái tiểu não trong này, cái tiểu não đó nó mang tất cả tính chất thú vật của mình. Nó nằm ở tiểu não. Còn văn minh chỉ một lớp vỏ não mỏng khoảng một milimet ở bên ngoài thôi, văn minh học tập gì đó nó lấy cây nó đập mình một cái mình quên bén nó hết. Cái tiểu não này nó quyết định, thành ra cái vấn đề của tất cả mọi tôn giáo là làm sao chuyển hóa cái tiểu não đó thành văn minh của vỏ não bên ngoài, bằng những phương tiện thiền quán thiền định, bằng tụng kinh, trì chú bằng mọi phương tiện, bởi vậy trong Duy Thức nói là chuyển thức thành trí.
Bây giờ người ta đánh giá một con người theo đời sống bình thường khoa học là: thứ nhất là chỉ số thông minh, và thứ hai là chỉ số xúc cảm. Chỉ số thông minh trong đại chiến thế giới lần thứ hai, Mỹ đã tìm ra chỉ số thông minh để nó xét đoán con người, để cho anh này đi lính trơn hay lên sĩ quan. Sau này những giáo sư đại học về tâm lý họ thấy chỉ số thông minh chưa đủ để xác định ông này ngon hay không ngon. Họ thắc mắc tại sao từ một tới ba mươi anh đứng đầu của đại học Harvard, không có anh nào làm tổng thống hết. Mà những anh tổng thống đứng đâu hạng cở một trăm không hà, nghĩa là nó thông minh ít hơn mấy tay kia, nhưng tại sao nó lên làm tổng thống? Họ mới xác định ra một cái nữa là một con người muốn thành công nó phải có chỉ số xúc cảm. Anh nào mình hay gọi là “lòng”, lòng là chỉ số xúc cảm đó. Lòng ái quốc, lòng hiếu thảo, lòng gì đó…là chỉ số xúc cảm đó. Cái khiến cho anh làm tổng thống được đó là chỉ số xúc cảm. Khoa học nó khám phá chính bán cầu trái nó cũng nói lên chỉ số thông minh và chỉ số xúc cảm.
Thì mình sẽ thấy, đạo Phật bao giờ nó cũng đi trước thiên hạ hết. Cái chỉ số thông minh đó đẩy cho tới tận cùng thì đối với đạo Phật chính là trí huệ. Trí huệ chẳng qua là nó thông minh kinh khủng đó thôi. Và cái chỉ số xúc cảm đó chính là từ bi.
Thành ra đừng có tưởng đạo Phật là ép mình phải tu, không có tu gì hết, anh muốn tiến bộ lên cỡ nào thì đạo Phật sẵn sàng đáp ứng cho anh cỡ đó. Chớ không phải là đạo Phật nó ép mình tu đâu. Nó là một nhu cầu, khi nào anh tới đó anh thấy mệt mỏi lắm rồi, thì lúc đó đạo Phật có cách để anh lên nữa.
Mình thấy vấn đề tại sao như Nam đặt ra là cái xúc cảm của mình, cái từ bi của mình nó dễ thành ái kiến, thì mình còn xót lại cái tính con vật nó nhiều lắm. Cái tính vô ngã thì không, con vật sao vô ngã được, đụng nó cắn liền nó đâu biết vô ngã gì đâu. Đạo Phật nhờ trí huệ nó kiểm soát được cảm xúc của mình, coi cảm xúc này có đúng hay không, từ bi này có đúng hay không, nhờ nơi trí huệ. Thành ra nó đi rất đều đặn. Trong khi có tôn giáo khác, nó nghiêng nặng về xúc cảm quá nhiều, nghiêng về lòng sùng mộ quá nhiều mà không có trí huệ để kiểm soát thì tiến lên không bao xa hết.
Thí dụ, mẹ con đồng hóa nhau bằng xúc cảm, mẹ quá thương con và luôn nghĩ tới con, con đi ra chiến trường khi gặp nạn bà mẹ ở nhà ăn ngủ không yên, cho tới khi nghe tin về là con bà đã hy sinh. Thành ra nó có những cái xúc cảm như vậy.
Đạo Phật nó có trí huệ để kiểm soát xúc cảm, xúc cảm này có phải vì cá nhân anh hay không? Thậm chí lòng yêu nước của anh phải xét lại vì đây chỉ là xúc cảm cá nhân thôi, nó không có lý trí kiểm soát. Rồi người ta lợi dụng cái đó, người ta muốn lên tướng, lên tá, người ta đẩy mình ra chiến trường. Nhiều anh đánh nhau thí quân ghê lắm, thay vì đánh nhau bảy ngày mới thắng anh đánh chỉ ba ngày. Nhưng đánh ba ngày thì phải chết nhiều!
Đạo Phật nó cũng đẩy cái xúc cảm đó đến tận cùng, cái lòng từ bi, cái tình thương đó, tới tận cùng là sao? Nghĩa là coi chúng sanh như con một, là tới tận cùng rồi, nhưng mà đạo Phật nó có trí huệ để kiểm soát. Thì đạo Phật nó có đại bi, ái kiến thì nó kiểm soát bằng trí huệ. Cái chánh niệm tỉnh giác nó luôn luôn nó kè đó để xem anh có tiếp tục nữa hay không. Ngay cái tu hành của mình cũng vậy thôi, có nhiều bữa mình ngồi thiền, mình tưởng là nếu mình ngồi nữa mình sẽ nhập Niết Bàn bỏ thân này, nhưng mà lúc đó nó sẽ coi cái này là thật hay là chỉ bốc, do hồi nãy ăn cà ri gì đó nó bốc mình lên nhiều quá, chớ nó chưa phải thật đâu. Thành ra trí huệ là vậy nó kềm giữ hai bên cho nó cân bằng, trí huệ không mà anh không có xúc cảm thì anh cũng khó thực hành hạnh Bồ Tát lắm. Bởi vì Bồ Tát là phải có xúc cảm, mình coi cuộc đời trước đức Phật toàn là những chuyện xúc cảm không hà, phải hông? Thấy con chim đói, mắc gì chặt tay lấy máu cho nó uống? Những chuyện không biết có thiệt không nhưng mà nó là xúc cảm. Thành ra cái đại bi nó muốn rớt khỏi ái kiến, khỏi cái tầm thường con người, của loài sinh vật thì nó phải có trí huệ. Đại bi đó bắt đầu có một đối tượng, con người mình nói đại bi chớ không phải đùng một cái thành đức Phật được. Rồi cái đối tượng đó nhiều lên, rồi nó có một cái đồng cảm. Mình là một ông cha, mình cũng thấy đồng cảm với những ông cha khác. Đó, cái từ bi của mình nó phải từ từ chớ không phải mình.
Giống như điện cao thế, từ bi mà lên tới năm trăm ký lô oát mình rờ vô cái là chết queo liền, thành ra phải từ từ, mình tập từ từ, thì đó, trong quá trình sống của mình là bắt đầu là thương đứa con, nó phát khởi một chút từ bi, sau này mới thấy à mình thương con mình thì họ cũng thương con họ. Tại sao mình đánh con người ta, thậm chí mình giết con người ta, phải hông? Cái đó gọi là đồng cảm. chữ tiếng Anh compassion là lòng bi passion một trong những nghĩa của nó là đau đớn, mà com đây là cùng đau đớn, tôi đại bi với anh vì tôi thấy anh khổ tôi khổ với anh đó là lòng bi.
Từ từ tới một lúc nào mình thấy cái lòng bi mình chưa đủ, nó ích kỷ quá đi. Thì lúc đó mình sử dụng những phương tiện, những pháp môn của đạo Phật để khai thác cái lòng bi nó vốn có trong này, cái ngọn lửa nó phải được cháy ra nhiều, chỉ đơn giản vậy thôi. Thành ra mình đừng có tưởng là đức Phật chế ra rồi làm cho người ta đã khổ đau rồi lại thêm khổ đau, mặc áo thêm cho nực, chủ nhật bắt ngồi đây nghe pháp, tụng kinh, ngồi thiền, không cho đi chơi. Vì ngài đã đi hết con đường đó rồi cho nên ngài có phương tiện để cho mình bước tiến lên. Mình để ý tới lúc nào mức độ cùng cực nhân đạo của con người mình sẽ thấy là bế tắt. Nó không thỏa mãn mà bế tắt cho nên những nhà toán học, những triết gia, một là khùng khùng, hai là tự tử. Có nhiều anh toán học kinh khủng lắm mà anh tự tử, vì tới một mức độ đó rồi nó vượt lên không nổi thì phải tự tử thôi. Xuống làm người bình thường chán quá, mà lên thì không được, cuối cùng phải điên hoặc tự tử thôi. Y như cái tháp nhu cầu của Maslow vậy tới một mức độ nào đó rồi anh thấy không còn cách gì nữa, thì anh có phương tiện của Phật giáo để anh tiến hơn nữa, vậy thôi.
Thành ra đức Phật là tự do số một, ngài nói ta chỉ chỉ con đường cho các ông thôi, ai đi cứ đi, còn ông không muốn đi thì tôi cũng không có đạo luật gì để ép ông phải đi con đường của tôi hết. Đức Phật là người chỉ đường, và càng đi sẽ thấy có nhiều phương tiện vậy thôi.
Thành ra Einstein nói:
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"
Thành ra Phật giáo là một kho tàng, mình có muỗng cà phê thì mình múc muỗng cà phê, mình có thau thì mình múc cả thau. Đem về ăn vây thôi, chớ còn đức Phật đâu có chê là anh có muỗng cà phê là không cho múc. Bởi vậy mới kêu là ngọc như ý là vậy, cái gì mình muốn thì có cái đó.

Tánh Hải Kính ghi

856

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA BẠN

Đạo đức nghề nghiệp được con người nhìn nhận từ xa xưa và là chuẩn mực để đánh giá nhân cách, là thước đo của sự thành công. Trong cuộc sống hiện

1,033
Tìm hiểu Phật Tánh theo Kinh Luận

TÌM HIỂU PHẬT TÁNH THEO KINH LUẬN   Ba truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng đều cho rằng Phật tánh hay Như Lai tạng là lần thuyết pháp

27,644
BA MƯƠI BA LÚC VUI CỦA KIM THÁNH THÁN

Bây giờ đây chúng ta sẵn sàng cả rồi để nhận xét và thưởng thức những lúc vui của Kim Thánh Thán do chính ông ta tự thuật. Nhà phê bình Trung

914
TRI KIẾN LẬP TRI TỨC VÔ MINH BỔN (Xưa nay là thấy biết Phật, mình xén ra một góc rồi cho là thấy biết của mình)

Đơn giản là mình phải tin là có một cái thấy biết căn bản, nó có sẵn đó rồi, và khi mình ở trong cái thấy biết đó mà mình coi lại

553
PHƯƠNG TIỆN LÀ BIỂU HIỆN CỦA PHẬT PHÁP

Phương tiện thực sự ra nó là một trong bản tánh trong nền tảng, thì mình tu mình đi theo cái phương tiện nào thuận tiện của mình, đó là cái của

732
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc