Bài Viết (701)


CHÁNH TƯ DUY - LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ - BỒ TÁT LONG THỌ

905

Chánh tư duy nay sẽ nói: Bồ-tát đối với các pháp không, vô sở đắc. Trú ở trong chánh kiến như vậy, quán xét tướng của chánh tư duy; biết tất cả tư duy đều là tà tư duy, cho đến tư duy Niết-bàn, tư duy Phật, đều cũng như vậy, vì cớ sao? Vì dứt hết thảy tư duy phân biệt; ấy gọi là Chánh tư duy.

Các tư duy phân biệt đều do bất thật hư dối điên đảo nên có, tướng phân biệt tư duy đều không. Bồ-tát trụ trong Chánh tư duy như vậy, không còn thấy là chánh là tà, vượt qua mọi tư duy phân biệt; ấy gọi là chánh tư duy. Hết thảy tư duy phân biệt đều bình đẳng, đều bình đẳng cho nên tâm không đắm trước; như vậy là tướng chánh tư duy của Bồ-tát.

🌺 Chánh ngữ là Bồ-tát biết hết thảy ngôn ngữ đều do phân biệt thủ tướng hư vọng bất thực điên đảo mà sanh ra. Khi ấy Bồ-tát nghĩ rằng: Trong ngôn ngữ không có tướng ngôn ngữ, dứt hết thảy các khẩu nghiệp, biết thật tướng các ngôn ngữ; ấy là chánh ngữ. Các ngữ ấy không từ đâu lại, diệt cũng không đi về đâu; ấy là Bồ-tát thực hành chánh ngữ. Có nói năng gì đều trú ở trong thật tướng mà nói ra, do vậy nên các kinh nói: Bồ-tát trụ ở trong chánh ngữ, hay khởi các khẩu nghiệp thanh tịnh; biết chơn tướng của hết thảy ngữ ngôn, tuy nói mà không bị rơi vào tà ngữ.

🌺 Chánh nghiệp là Bồ-tát biết hết thảy tà tướng của nghiệp, hư vọng không thật, đều không có tướng tạo tác; vì cớ sao, vì không có một nghiệp nào được có tướng nhất định.

Hỏi: Nếu hết thảy nghiệp đều không, tại sao Phật nói bố thí v.v… là thiện nghiệp, sát sanh v.v… là bất thiện nghiệp; siêng làm các việc khác là nghiệp vô ký?

Đáp: Trong các nghiệp còn không có một huống gì có ba. Vì cớ sao? Như lúc đi đã đến thời không có nghiệp đi (sự đi), chưa đến cũng không có nghiệp đi, hiện tại đang đi cũng không có nghiệp đi. Do vậy nên không có nghiệp đi.
Hỏi: Đã đến nơi thời có thể không, chưa đến nơi thời có thể không, còn hiện tại chỗ đang đi thì phải là có đi chứ?

Đáp: Chỗ hiện đang đi cũng không có đi, vì cớ sao? Vì trừ nghiệp đi, chỗ hiện đang đi không thể có được. Nếu trừ nghiệp đi, có chỗ hiện đang đi, thì trong đó có thể có đi, nhưng không phải vậy. Trừ chỗ hiện đang đi thời không có nghiệp đi, trừ nghiệp đi thời không có chỗ hiện đang đi; vì cùng làm duyên chung với nhau nên không được chỉ nói chỗ hiện đang đi là có đi. Lại nữa, nếu chỗ hiện đang đi có nghiệp đi, thời lìa nghiệp đi nên phải có chỗ hiện đang đi, lìa chỗ hiện đang đi nên phải có nghiệp đi.

Hỏi: Nếu như vậy có lỗi gì?

Đáp: Vì trong một lúc có hai nghiệp đi. Nếu có hai nghiệp đi thời có hai người đi; vì cớ sao, trừ người đi thời không có đi. Nếu trừ người đi, chỗ hiện đang đi không thể có được; không có chỗ hiện đang đi thời cũng không có người đi.

Lại nữa, người không đi cũng không đi, cho nên không có nghiệp đi. Nếu trừ người đi và người không đi, thì lại không có người đi thứ ba.

Hỏi: Người không đi, thì không đi là như vậy; còn người đi cớ sao nói là không đi?

Đáp: Trừ nghiệp đi, người đi không thể có được. Trừ người đi, nghiệp đi không thể có được. Như vậy, hết thảy pháp nghiệp đều không; ấy gọi là Chánh nghiệp.

Các Bồ-tát chứng nhập lý các nghiệp bình đẳng, không cho tà nghiệp là ác, không cho chánh nghiệp là thiện. Không tạo tác gì, không tác chánh nghiệp, không tác tà nghiệp; ấy gọi là thật trí tuệ, tức là chánh nghiệp.

Lại nữa, trong các pháp bình đẳng, không chánh không tà, như thật biết các nghiệp, biết như thật rồi không tạo tác, không ngừng nghỉ, như vậy người trí thường có chánh nghiệp, không có tà nghiệp; ấy gọi là chánh nghiệp của Bồ-tát.

🌺 Chánh mạng là hết thảy đồ giúp nuôi mạng sống đều chánh chứ không tà. Trụ trong trí bất hý luận, không thủ chánh mạng, không xả tà mạng, cũng không ở trong chánh pháp, cũng không ở trong tà pháp, mà thường ở trong trí thanh tịnh, chứng nhập lý bình đẳng chánh mạng, không thấy mạng, không thấy phi mạng. Thực hành thật trí tuệ như vậy, nên gọi là Chánh mạng.

Nếu Bồ-tát quán được Ba mươi bảy đạo phẩm ấy thời vượt qua Thanh-văn, Bích-chi Phật địa mà vào trong địa vị Bồ-tát, dần dần thành được Nhất thiết chủng trí.

Trích: Luận Đại Trí Độ Tập 1 - Tạo luận: Bồ Tát Long Thọ
Dịch giả: Thích Thiện Siêu Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam

905

Các Đạo sư dòng Nyingma - VNF

Đạo sư dòng Nyingma Nyingma (Cổ Mật) Sơ Tổ Dòng Nyingma Đức Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche/Padmasambhava) {  Thánh nữ Yeshe Tsogyal  {  Hai Mươi Lăm Đại Đệ Tử { Vimalamitra Vairochana  Longchenpa { Jigme Lingpa {  

1,607
BẦN CÙNG VÀ GIẦU CÓ (貧窮與富有) Tác giả: Tinh Vân Đại Sư, Việt dịch: Thích Quảng Lâm

BẦN CÙNG VÀ GIẦU CÓ (貧窮與富有)Tác giả: Tinh Vân Đại Sư, Việt dịch: Thích Quảng Lâm Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần

20,395
Như thế nào là Đạo dễ tu hành và Đạo khó tu hành?

"Đạo dễ tu hành" và "Đạo khó tu hành" đều là đạo Bồ Tát tu hành học Phật, xuất hiện đầu tiên ở "Phẩm Dị hành", quyển 5, "Thập trụ tỳ bà

1,203
Truyền thống RIMÉ - Bất bộ phái RIMÉ

Truyền thống RIMÉ - Bất bộ phái RIMÉ là gì? Một vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây

20,480
THIỀN LÀ GÌ? - SUZUKI DAISETZ - ĐÀO NGUYÊN MINH dịch

Thiền là sự rèn luyện trong sự giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là giải thoát. Và giải thoát thì không kém gì so với tự do. Chúng ta nói rất nhiều

16,124
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,504
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,906
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,826
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,638
Chùa Việt
Sách Đọc