Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục
NHỮNG HIỂU BIẾT THÔNG THƯỜNG SAI LẠC VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
 
Nguyên tác: Common Misunderstandings about Buddhism
Tác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany, November 2010
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
 
NHỮNG HIỂU BIẾT THÔNG THƯỜNG SAI LẠC VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

 
 

Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau.

Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh  khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều đầy đủ phẩm chất; nhiều người được gởi đi giảng dạy hoặc được yêu cầu giảng dạy trước khi khả năng họ đủ chín. Và cũng, ngay cả nếu các vị thầy giải thích mọi thứ một cách rõ ràng, chúng ta có thể không lắng nghe một cách thích đáng. Nhiều người không lắng nghe thật tốt và giáo huấn không thật sự ghi trong tâm trí họ một cách đúng đắn trong dạng thức của những gì vị thầy thật sự nói. Hay họ ghi chép tệ hại và họ không nhớ chúng một cách đúng đắn, và v.v…
 

Cho nên có nhiều, nhiều lý do cho việc hiểu biết sai lạc. Ngày nay tôi ngồi xuống và bắt đầu liệt kê lại một số, và tôi đã đến với 30. Việc ấy mới thoáng qua tâm ngồi xuống máy điện toán, tại chỗ mà tôi dừng lại. Và tôi nghĩ người ta có thể tìm thấy - do bởi tất cả những lý do khác nhau này cho việc thấu hiểu sai lạc - nhiều, nhiều lỗi lầm mà chúng ta làm hay rối rắm mà chúng ta có. Và, như tôi nói, không phải tất cả chúng chỉ giới hạn với người phương Tây; chúng ta cũng thấy nhiều sự thấu hiểu sai lạc này trong người Tây Tạng và những truyền thống Á châu khác.
 

Thế nên tôi nghĩ giới hạn lại những gì tôi đề cập ở đây chỉ với vài chủ đề phổ thông, hơn là cứ tiếp tục và tiếp tục, mặc dù, trong thực tế, chúng ta có thể không thể bao hàm mọi thứ mà tôi ghi chép lại.  Có những khu vực mà tôi muốn tập trung vào là đạo đức, chủ đề đạo sư, chủ đề thực hành, và chủ đề tantra mật tông. Vậy thì đây chỉ là một vài chủ đề. Một cách rõ ràng tôi bỏ qua một bên tánh không và tất cả những thứ khác này mà chúng ta có thể dễ dàng thấu hiếu sai lạc.

Vậy thì hãy bắt đầu. Vì hoàn toàn có vài điểm ở đây thôi, nên tôi sẽ không đi vào quá chi tiết với bất cứ chủ đề nào, nhưng chỉ đề cập chúng để quý vị quán chiếu. Và đây là những thứ quý vị có thể nghĩ đến xa hơn. 

Sự Hiểu Biết Sai Lạc Về Đạo Đức Và Giới  Nguyện

Trong dạng thức của đạo đức, tôi nghĩ trong cách này, và trong nhiều trường hợp, sự thấu hiểu sai lạc có thể thường sinh khởi do bởi việc chuyển dịch thuật ngữ. Chúng ta thường phóng chiếu những khái niệm không phải của Phật Giáo vào giáo lý nhà Phật. Và, thí dụ, chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ của Thánh Kinh - thuật ngữ có ý nghĩa từ truyền thống Thánh Kinh, chẳng hạn như những chữ đạo đức, phi đạo đức, ban thưởng, tội lỗi - đây là những loại chữ được phóng chiếu vào giáo lý nhà Phật về đạo đức trong Phật Giáo toàn bộ ý tưởng của sự phán xét đạo đức và tội lỗi: rằng một số việc là đạo đức, nghĩa là tốt và thích đáng, và chúng ta là người tốt nếu chúng ta làm như thế. Và chúng ta tạo nên phước đức, như một loại tưởng thưởng. Và nếu chúng ta hành động phi đạo đức, không trong một cung cách thánh thiện, thế thì chúng ta là xấu và chúng ta làm nên tội lỗi, là thứ mà chúng ta phải khổ đau. Đây rõ ràng là một sự phóng chiếu đạo đức của Thánh Kinh vào đạo đức Phật Giáo, bởi vì trong Phật Giáo đạo đức một cách căn bản căn cứ trên việc phát triển tỉnh giác phân biệt (tuệ quán) giữa những gì xây dựng và những gì tàn phá, những gì sẽ lợi ích và những gì sẽ tổn hại.

Tiếp theo là một sự thấu hiểu sai lạc xem những thệ nguyện như những luật lệ. Cho nên sự tin tưởng rằng đạo đức Phật Giáo được căn cứ trên việc tuân theo luật lệ, hơn là căn cứ trên sự tỉnh giác phân biệt (tuệ quán). Vậy thì, việc tùy thuộc vào nền văn hóa của chúng ta … Trong một số nền văn hóa người ta xem luật lệ rất rất nghiêm trọng, và rồi thì họ trở thành hoàn toàn không uyển chuyển; rằng chúng ta không muốn phá vở luật lệ: "Đây là cách mà nó là, và không thảo luận về nó." Trái lại người Tây Tạng hoàn toàn thư thái trong dạng thức của những sự hướng dẫn đạo đức. Không có nghĩa là họ tùy tiện, nhưng nó có nghĩa là trong những hoàn cảnh nào đó, ta phải sử dụng sự tỉnh giác phân biệt (tuệ quán) của mình trong dạng thức quý vị áp dụng sự hướng dẫn đạo đức như thế nào. Bởi vì những gì chúng ta đang cố gắng để phân biệt ở đây là chúng ta có đang hành động dưới ảnh hưởng của một cảm xúc phiền não không hay có một lý do xây dựng cho cung cách xử sự của chúng ta không?

Đối với một cực đoan khác, chúng ta có thể nhìn vào những thệ nguyện - tôi đang nói một cách đặc thù ở đây về thệ nguyện - giống như một luật sư. Và vì chúng ta đang tìm kiếm những sơ hở trong sự trình bày về nghiệp vì như để bào chửa cho việc hành động một cách tiêu cực hay vì việc làm tổn thương và làm hạ giảm một thệ nguyện. Hãy để tôi cho một thí dụ về vấn đề chúng ta tìm kiếm những sơ hở này trong một cung cách pháp lý. Thí dụ, hay sau khi tiếp nhận thệ nguyện từ bỏ uống rượu, chúng ta nói rằng cũng tốt thôi để có rượu vang trong bửa ăn với cha mẹ chúng ta như vậy không vi phạm, hay cũng không sao nếu uống rượu thỉnh thoảng miễn là chúng ta không say. Vậy thì chúng ta thực hiện những loại bào chửa này cố gắng để tránh thệ nguyện ấy. Vấn đề là nếu quý vị phát một thệ nguyện, quý vị phải thực hiện cả thệ nguyện ấy. Quý vị không tiếp nhận một  phần của thệ nguyện ấy. Đây là cách mà thệ nguyện hay giới được xác định. Nếu chúng ta không thể giữ tất cả chi tiết của thệ nguyện, hay bất cứ một thệ nguyện nào, như được xác định trong văn bản, thế thì không phát thệ. Không có nghĩa vụ phải phát nguyện.

Có một sự khác nhau. Trong A Tỳ Đạt Ma thảo luận về những thệ nguyện, chúng có 3 đặc trưng: Có một thệ nguyện mà trong ấy chúng ta nguyện một cách căn bản tránh làm điều gì đấy tiêu cực tàn phá. Và sau đó có điều gì đó rất khó để chuyển dịch - nghĩa đen là một thệ nguyện chống lại. Nó là một thệ nguyện không né tránh, thí dụ, giết hại - nếu quý vị tham gia quân đội, quý vị sẽ bắn kẻ thù - hay điều gì giống thế. Và rồi có điều gì đấy ở giữa. Và nó là điều đặc trưng ở giữa là thứ chúng ta có thể áp dụng ở đây. Nói cách khác, chúng ta có thể tránh từ phần có gì đặc biệt trong một giới nguyện - như không có chuyện ấy với người khác hơn là người phối ngẫu; hay không có bạo động trong chuyện ấy; hay cưỡng bức trong chuyện ấy; những chuyện như thế ấy - nếu có những phần nào trong giới nguyện mà chúng ta nghĩ là tôi không thể thật sự giữ được. Và việc thực hiện một sự hứa nguyện như thế không thật sự là một giới nguyện như đặc thù trong văn bản. Nhưng tích cực như có thể, xây dựng lên một năng lực tích cực - tôi thích dùng chữ năng lực tích cực hơn là phước đức, và năng lực tiêu cực hơn là tội lỗi - vì thế nó xây dựng thêm nhiều năng lực tích cực hơn trong sự tương tục tinh thần hơn là chỉ né tránh loại thái độ ấy. Và vì thế điều này không thỏa hiệp với giới nguyện và tuy thế trở thành một hình thức rất mạnh mẽ của việc thực hành đạo đức.

Một sai lầm khác về đạo đức là một sự hiểu biết sai rằng đạo đức Phật Giáo là nhân bản. "Nhân bản" có nghĩa là chúng ta chỉ tránh làm những gì có thể gây tổn hại đến người khác. Cho nên cho đến khi nào nó không tổn hại bất cứ người nào thì okay. Và những gì chúng ta muốn tránh là việc làm tổn hại người khác. Đây là đạo đức nhân bản, hay tối thiểu sự hiểu biết của tôi về đạo đức Phật Giáo. Căn bản của đạo đức Phật Giáo là nhấn mạnh việc tránh tự tàn phá, bởi vì chúng ta không biết điều gì sẽ làm tổn thương người khác. Quý vị có thể cho người nào đó một triệu euro nghĩ rằng chúng ta đang làm lợi ích cho họ. Và ngày sau, do bởi số tiền ấy mà họ bị cướp bóc và bị giết. Cho nên chúng ta không biết điều gì sẽ là lợi lạc cho người nào đó. Chúng ta không thể thấy tương lai. Điều đặc thù trong giáo huấn nhà Phật là nếu chúng ta hành động một cách tàn phá, trên căn bản của những cảm xúc phiền não - sân hận, tham lam, tình dục, ganh tỵ, ngu khờ, những loại thế này - nó là sự từ tàn phá: nó xây dựng nên một thói quen tiêu cực để lập lại và sẽ làm cho chúng ta phải trải nghiệm khổ đau. Đây là căn bản của đạo đức Phật Giáo.

Xem mục lục