Lama Dudjom Dorjee – ngài trưởng thành tại Ấn Độ và nhận bằng giáo thụ kiệt xuất từ ĐH Sanskrit ở Varanasi. Năm 1981, theo yêu cầu của Pháp vương thứ 16 dòng Karmapa, ngài tới Hoa Kỳ với tính cách đại diện cho dòng truyền thừa Karma Kagyu.
---*---
“Thiền định phát lộ hiện hữu tự thân của mọi duyên khởi.”
Phần này của văn bản chỉ ra rằng một trong những ơn ích bậc nhất của thiền định là nó phát lộ cho chúng ta tính không của hiện hữu là bản chất vốn có của mọi hiện tượng kết hợp. Bằng từ ngữ “mọi duyên khởi” chúng ta hiểu rằng mọi vật đều lệ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện cho sự hiện hữu của chúng, và rằng không có những nguyên nhân và điều kiện ấy, chúng sẽ chấm dứt tồn tại. Như vậy, sự tồn tại là có điều kiện. Bằng từ ngữ “phát lộ hiện hữu tự thân”, chúng ta hiểu rằng thiền định cuối cùng phơi bày sự thật là bởi vì không có gì trong luân hồi hoặc niết bàn tồn tại không có những nguyên nhân và điều kiện thiết yếu, nên không có gì hiện hữu trọn vẹn do chính nó.
Một trong những lời giải thích ngắn gọn nhất về cái nhìn vào thực tại đến với chúng ta qua những bài hát của đại hành giả Milarepa, Chúa tể của các Hành giả (the great Lord of Yogis Milarepa), rằng mọi hiện tượng “không có nền để dựa vào, không cùng hiện xuất”. Milarepa bảo chúng ta rằng bất kể nhìn lại xa đến đâu, chúng ta cũng không tìm được nguyên nhân gốc cho bất cứ điều gì. Chúng ta không thể tìm thấy nền tảng cho sự tồn tại của một hiện tượng riêng lẻ nào để dựa trên đó. Chẳng hạn, ngay sự hiện hữu của chúng ta trong cuộc đời này là do sự kết hợp của những nguyên nhân và điều kiện chuyên biệt, phần lớn đến từ cha mẹ chúng ta. Tuy nhiên, sự tồn tại của cha mẹ chúng ta cũng là do sự kết hợp của những nguyên nhân và điều kiện, giống như sự tồn tại của ông bà chúng ta. Và bất kể là chúng ta nhìn lại bao xa, ngay cả khi tin rằng có thể khởi sự vạch lại con đường đã qua từ những giai đoạn đầu tiên của cuộc tiến hóa, chúng ta vẫn không thể tìm thấy một sự vật nào là nguyên nhân tồn tại cố hữu. Luôn luôn phải có cái gì đó tới trước nó để là nguyên nhân của nó. Chúng ta không thể tìm được một sự vật nào, một “cái nền” như Milarepa gọi, đã bắt đầu toàn bộ chuỗi hiện tượng cuối cùng dẫn tới sự hiện hữu của chính chúng ta trong cuộc đời này.
Nhưng Milarepa cũng nói rằng sự vật “không cùng hiện xuất”. Điều này có nghĩa là, nếu chúng ta không tin chắc rằng mọi sự vật thiếu vắng sự hiện hữu vốn có do sự lệ thuộc của chúng vào những hiện tượng khác như là những nguyên nhân và điều kiện, thì giải thích duy nhất có được là những hiện tượng phải phát khởi không có những nguyên nhân hoặc những điều kiện; rằng chúng khởi lên hoàn toàn do tự chúng. Nhưng điều này tất nhiên là không đúng. Tuyệt đối không có thứ gì mà chúng ta có thể nêu ra lại khởi lên tự nó mà không có nguyên nhân. Thực vậy, nếu có một sự vật như thế, thì thực tại sẽ đầy ắp sự vật đó, bởi nó sẽ tự phát đi vào hiện hữu toàn thời gian bởi không cần nguyên nhân. Chẳng hạn, nếu sự hiện hữu của chúng ta trong cuộc đời này đã khởi lên hoàn toàn do chính chúng ta mà không cần bất cứ những nguyên nhân thiết yếu nào, vậy thì chúng ta chắc chắn sẽ xuất hiện toàn thời gian!
Như văn bản gốc ở đây tuyên xưng, chúng ta có thể thấy rằng cuối cùng thiền định sẽ phô bày sự hiện hữu tự thân của vạn vật: rằng không có gì sở hữu hiện hữu tự thân, rằng không có gì đi vào hiện hữu chỉ bằng chính nó, và vạn vật đều lệ thuộc vào những sự vật bị điều kiện hóa khác cho sự hiện hữu tạm thời của chúng.
🧘♂️ GIÁC NGỘ VÀ THIỀN ĐỊNH
“Thiền định hủy bỏ sự tái sinh trong cõi luân hồi và tôn vinh cuộc sống đạo hạnh.”
Phần cuối của văn bản gốc đưa ra một phát biểu đơn giản nhưng quyền uy lạ thường: ơn ích của thiền định là nó trở nên nguyên nhân cho giác ngộ. Ở đây nói rằng, thiền định mang lại mọi ơn ích của một đời sống tu tập. Điều này có nghĩa là qua thực hành thiền định, người ta cuối cùng đạt tới tâm thái hoàn hảo của hành quả, thoát khỏi mọi tiêu cực, thoát khỏi mọi đeo bám và tham luyến. Khi điều này xảy ra, hành giả không còn lệ thuộc vào những hiện tượng bên ngoài hoặc bên trong để có được hạnh phúc, và vì thế mọi xiềng xích của luân hồi bị phá tan mãi mãi. Một người đã đạt tới cảnh giới này đã trở thành một vị Phật, một vị hoàn toàn chiến thắng trêm mọi sự sinh ra, chết đi, và mọi hiện tượng khác ở giữa sinh và tử. Các chiến thắng khác chỉ là chiến thắng trên bình diện thế tục. Chỉ có một vị Phật mới chiến thắng mọi hiện tượng và những cảm xúc phiền não mà những hiện tượng đó tạo ra. Như vậy, bằng thực hành của thiền giả, cuối cùng sẽ là mọi ơn ích của một cuộc sống tu tập, không còn dục vọng, đeo bám (chấp trước), và tham luyến để tiếp tục tái sinh trong luân hồi. Thiền định kết thúc chu kì của sinh tử và hành giả không còn chuyển dịch qua những trạng thái trung gian, hoặc còn gọi là thân trung ấm (tiếng Tây Tạng là bardo) nữa, vốn là định nghĩa cho sự sinh tồn trong vòng luân hồi. Những xiềng xích của sự sinh tồn luân lưu theo chu kì trong luân hồi đã bị phá tan mãi mãi. Vì vậy, thiền định hủy bỏ sự tái sinh trong cõi luân hồi.
🧘♂️ NHỮNG THẮNG GIẢ VÀ LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH
Như đã giải thích trong mười bảy chú giải vừa qua, đây là hai mươi tám lợi ích của thiền định cảm ứng khiến các vị như lai (tathagata, trong tiếng Sanskrit có nghĩa là các vị đến [thế gian này] như thế; danh xưng chỉ các bậc giác ngộ) thực hành thiền định. Chính vì các vị như lai mong muốn trải nghiệm sự tịch tĩnh và lạc thú an nhiên của sự tựu thành thiền định mà các ngài đã thực hành nhìn về cứu cánh này; để các ngài có thể an trú; nhờ vào bản chất đa phức của những đức hạnh vô lậu (không sai sót) của thiền định; bởi đó là con đường đạt tới thánh thiện không có ngoại lệ; và bởi nó đã được xưng tụng, tán thán, và cầu chúc bởi chư Phật. Chúng ta gọi các vị như lai là các thắng giả bởi vì sự thực hành thiền định của các ngài đã viên mãn ở mức độ các ngài đã hoàn toàn chiến thắng sự thọ khổ của chính mình, không còn bị chế ngự trong bất cứ cung cách nào của nhân quả nghiệp báo.
Trong hai mươi tám ích lợi của thiền định được liệt kê và giải thích ở đây, mọi người hành thiền sẽ trải nghiệm những mức độ biến thiên tùy theo năng lực cá nhân của chính họ. Sự thực hiện những ích lợi này hoàn toàn lệ thuộc vào mức độ dấn thân của hành giả chuyên tâm thực hành. Không thực hành thiền định, giải thoát là không thể có. Với sự chuyên tâm thực hành, không có giới hạn nào cho khả tính có được cho hành giả, và sự giác ngộ là chắc chắn.
“Thiền Chỉ Thiền Quán và Tính Không” - NXB. Hồng Đức - 2014
Lama Dudjom Dorjee
Việt dịch: Nguyễn Tiến Văn
Sơ lược tiểu sử Đức GampopaĐức Gampopa còn có tên là Dagpo Lharje hay Sonam Rinchen, là đệ tử thượng thủ và là người truyền thừa chính của Jetsun Milarepa. Ngài được
Cái thấy rốt ráo thanh tịnh không có những cực biên hay trung tâm. Nó không thể được chỉ ra bằng cách nói “Nó là cái này”, trong nó cũng không có bất
AN CƯ THỜI HIỆN ĐẠIThích Nhật Từ Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển. Như vậy lịch
Đạo thì lấy tịch diệt làm thể, tu thì lấy lìa tướng làm tông. Thế nên Kinh nói: “Tịch diệt là Bồ đề (Giác ngộ), vì diệt các tướng vậy”. Phật là
Mấy qui tắc nầy viết cho tất cả các đệ tử : Con hãy tuân theo.Trước khi được thấy được, mắt phải ráo lệ.Trước khi được nghe, tai phải thản nhiên.Trước khi
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt