Tin Tức (680)


TU TRÊN CÁI HIỆN CÓ - CHỖ AN THÂN LẬP MẠNG

596

Nhận ra thể trạng của cái hiện có

_Thưa thầy con đọc trong quyển Nguồn Tối Thượng có nói là việc thực hành pháp mà có sữa chữa là còn thấy đi từ nhân đến quả, còn nhị biên, và nó không thấy được thể trạng của tâm thức. Vì vậy cái cách trong đó chỉ là ngay hoàn cảnh của mình là sao thì ngay đó mình nhận ra thể trạng của nó. Mình trực tiếp để thấy cái thể trạng.
Con thắc mắc cách thực hành đi từ nhân đến quả so với cái thấy ngay thể trạng của nó khi nó biểu hiện. Thầy giảng cho tụi con rõ hai cách tu hành này, thưa thầy. Và con thấy nếu nhìn trực tiếp thì nó lợi ích lớn hơn nhưng khó thấy hơn.

_Thì mình thấy Tây Tạng, Đại Toàn Thiện hay Đại Ấn gì cũng đi từ cái thấy thiền định và hạnh, cái thấy đó chính là cái thấy quả, mình phải thấy đi từ cái quả đi ra cái nhân, nói theo Tây Tạng là sáu ba la mật, thừa sáu ba la mật không phải thừa nhân để tạo quả, mình phải đi từ quả ra cái đó. Đơn giản trong kinh cũng nói vậy đó, là mình phải đi từ Phật tánh của mình, mặc dầu Phật tánh của mình mình nhìn một cách thô sơ không rõ ràng gì hết, nhưng mà mình phải đi từ cái đó ra, chớ không phải đi từ cái nhân. Sáu ba la mật nói thẳng ra như bố thí ba la mật, mình dễ gì mà bố thí ba la mật, một cái thôi mình làm cũng không được nữa, bố thí chân tay đầu mắt đồ mình bố thí sao nổi?
Thành ra Đại Toàn Thiện và Đại Ấn, pháp cao nhất của Tây Tạng là gì? Nó đi từ cái quả ra cái nhân, như vậy nó làm cho mình dễ dàng. Ví dụ như bây giờ sáu pháp yoga của Naropa đó, nó đi từ cái nền tảng chung cho tất cả chư Phật, là Pháp thân của tất cả chư Phật, nó đi từ cái đó ra để nó dẫn mình trở lại cái đó, chớ không có một pháp nào mà đi ra ngoài cái nền tảng Phật tánh được hết, phải hông? Có cái cây nào mà mọc không có đất không? Nó phải mọc từ đất, và pháp môn của mình đó, một vị nào đó đặt ra pháp môn đó là đặt ra từ cái tâm Phật của vị đó, đặt ra hoặc là thần chú hoặc là gì gì đó, rồi mình nhờ cái thần chú, cái quán tưởng đó, mình nhờ cái phương tiện đó mình trở lại cái tâm của vị đó, tâm vị đó là tâm của các bậc giác ngộ, tâm của các bậc giác ngộ như nhau.
Thành ra đi là đi từ cái quả chớ không phải đi từ cái nhân.
Cho nên mình có thể không tu hành sáu pháp của ngài Naropa như là yoga giấc mộng chẳng hạn, mình có thể đi bằng cách an trụ trong cái nền tảng đó, cái Pháp thân đó, mình sẽ thấy tất cả đều như giấc mộng hết chớ không phải từ giấc mộng đi vô Pháp thân.

Cái này thấy thì rắc rối nhưng mà nó lại dễ, mình tu ngay trên cái hiện có đây, chớ không phải đi tìm cái mai mốt gì mới có, và tất cả mọi pháp môn đều phát xuất từ cái hiện có bây giờ đây nè, để trở lại cái hiện có đó.
Bởi vậy Phật giáo dù có tông phái nào cũng dùng cái chữ hiện tiền hết, hiện tiền là hiện có đây.

Phải thấy chỗ an thân lập mạng khi thực hành

_Hằng ngày con thường hay tụng kinh với ngồi thiền nhưng mà càng ngày thấy tu thì bỏ cái tôi, ngược lại con càng làm cái tôi nó càng tăng lên. Với lại tu là làm cho cái tâm mình nó rộng mở, nhưng mình tu thì cái tâm mình nó hẹp lại. Xin thầy và cô chú chỉ hướng dùm con để con thay đổi được cái đó.
_Thầy nói vậy đó, tất cả các pháp tu của mình để dẫn mình đưa mình trở lại cái Pháp thân vốn có của mình, Phật tánh vốn có của mình, phải hông? Thì mình làm sao mình phải thấy được ngay trên pháp tu của mình mình đang đứng ở đâu? Chỗ nào là an thân lập mạng của mình? Anh tụng kinh thì anh phải thấy cái chỗ an thân lập mạng của anh chớ anh cứ tụng kinh chạy theo kinh miết vậy rồi làm sao? Anh ngồi thiền anh cũng thấy cái chỗ an thân lập mạng của anh chỗ nào? Kinh điển giải bày đầy đủ hết, nhưng mà mình tu mình không chú trọng cái đó mình cứ ham tụng kinh cho nhiều, ngồi thiền cho nhiều vô, cái quan trọng là ngồi thiền hay tụng kinh, hay trì chú nhưng mà anh phải coi lại cái thực hành nó được thực hành trên một cái nền tảng nào? Trên cái chỗ nào an thân lập mạng của mình? Thì đó là tu.
Chớ còn muốn tu kiểu nào cũng được hết, muốn ngồi thiền cỡ nào cũng được, nhưng mà ngồi thiền không phải để ngồi thiền, mà ngồi thiền để thấy cái chỗ an thân lập mạng, cái nền tảng của mình là cái mà ngài Huệ Năng nói là gì? “Tự tánh tự tịnh tự định”, chính cái đó nó không ô nhiễm gì hết, cái đó nó mới tự tịnh tự định. Còn mọi cái nói theo Tây Tạng dùng cái chữ là đối trị. Anh làm cái đó để đối trị lại, nhưng mà nó không dằng được cái gì hết. Có một cái mà nó không thể nhiễm ô được, thành ra mình phải đạt tới cái đó mình mới tu ngon lành được. Như ngài Mã Tổ nói sao? Đạo không có tu chỉ cốt đừng ô nhiễm. Anh phải thấu cái chỗ không ô nhiễm đó là cái quái gì anh mới tu được.
Nên nhớ ngay các vị cao cấp, cái hành thiền của mình mà nó không có chỗ an thân lập mạng thì nó vẫn là ô nhiễm, bởi mình tin một ngày bao nhiêu cử thiền đó là mình ô nhiễm. Anh phải làm sao anh thấy cái hành thiền của mình luôn luôn nó diễn tiến, nó làm gì không biết: cuốc đất trồng khoai hay là ngồi thiền, tụng kinh hay trì chú gì không biết nhưng mà nó phải đặt trên cái nền tảng nào đó. Cái nền tảng đó anh phải thông thạo nó, anh phải thấy nó thì nó mới yên được, còn ngoài ra xin lỗi chớ tụng kinh trì chú hay ngồi thiền nó cũng gây nghiệp, nó gây nghiệp nhưng mà nghiệp tốt, nghiệp tốt nó sinh lên cõi trời chớ không phải nghiệp tốt rốt ráo đâu, thành ra mình đang làm cái gì đó mình phải biết cái gì là nền tảng, và nó xảy ra trên cái gì?
Thì trong kinh cũng nói: “Từ gốc vô trụ lập ra tất cả các pháp”, phải hông? Bây giờ mình làm pháp tụng kinh, mình làm pháp ngồi thiền, mình phải biết là pháp đó nó đang lập trên cái vô trụ đó, mà mình thấy cái đó thì tụng kinh mới có ý nghĩa, ngồi thiền mới có ý nghĩa. Còn không mình ngồi thiền chỉ là tìm cách gì đó vui vui đã đã vậy thôi.
Thành ra tất cả mọi cái mình đều phải làm sao tìm ra cái chỗ an thân lập mạng đó, còn như chưa có chứng minh nhân dân, chưa có cái này mà lo làm tùm lum túa lua, lo xây nhà lầu thì nó tới nó hốt hết, bởi vì anh không có tư cách pháp nhân gì hết. Thành ra cái quan trọng của tất cả mọi tông phái Phật giáo đó là cái câu đơn giản mà đức Phật nói trong kinh là: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, và như ngài Đạo Nguyên ngài dịch ra đó, không phải tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà: “Tất cả chúng sanh đều vốn có Phật tánh”. Thì bây giờ đó là nền tảng từ đó mới phát xuất ra mọi pháp môn để mà mình đi tới, mà làm sao mình đụng tới cái nền tảng đó, thì nó mới có nền tảng có gốc gác chớ, chớ còn không thôi mình có làm trời gì nó cũng không có gốc. Gốc là nền tảng đó, từ gốc vô trụ lập tất cả các pháp. Mà mình thì muốn chạy theo pháp thôi còn gốc thì mình không biết cái gì hết, mà không biết cái gốc đó nhiều khi là ông pháp kia, ông pháp này ông bắt đầu thấy sao mà khác nhau quá. Bắt đầu sinh sự ra.

Lúc nào chúng ta cũng đang ở trên Phật đạo (con đường của Phật)

_Thưa thầy thưa đại chúng hồi nãy thầy dạy cất công mà đi tìm vị thầy đó, con xin hỏi là con thấy mơ hồ về vị thầy. Con đường đó có khi nó rõ ràng có khi nó mơ hồ lắm, vì vậy con xin hỏi đại chúng là làm sao thấy con đường đó để tránh được, dứt được dây mơ rễ má, làm sao để mình tìm được cái đó để mà mình tránh?
_Anh phải thấy được cái gốc của anh là cái gì? Tỉa cành tỉa ngọn còn cái gốc nó nằm đâu cứ lo tỉa cành tỉa ngọn làm sao nổi, tỉa tháng này tháng sau nó ra trở lại. Thấy cái gốc của nó anh mới làm việc được, làm là làm cái gốc của nó. Anh phải làm tất cả nỗ lực của mình mới thật tu, tất cả nổ lực của mình phải tập trung vô, cái mà an thân lập mạng là cái quái gì? Anh đứng ở đâu?
Anh luôn luôn đứng trên cái đó đó, mà anh không thấy được thì mình làm sao cho thấy được thì thôi.
Thầy hay nói vậy: đạo Phật, đạo là con đường thôi, đạo Phật là con đường của Phật, đạo là con đường mà, mà mình không thấy con đường, mình tu lung tung vậy chớ mình không thấy con đường.
Mình phải đi, đi miết rồi mình sẽ thấy con đường ngay dưới đó, chân mình lâu nay vẫn đạp trên con đường chẳng lẽ mình đi trên trời? Cứ đi đi rồi mình sẽ thấy là cái chân mình luôn luôn là ở trên con đường, chân mình không bao giờ nhảy ra khỏi con đường. Bây giờ do tâm mình nó loạn động nhiều quá mình không tin những vị đời xưa nói.
Chân mình luôn luôn đạp trên con đường!
Chạy đâu đây?
Bởi vậy ngài Lục Tổ Huệ Năng mới nói là pháp không có đốn tiệm, từ đầu chí cuối đó, là một chuyện đó thôi, phải hông? Đầu đường cho tới cuối đường chỉ một cái đó thôi, có một con đường đó thôi, có một vị đó thôi, nhưng mà ngài nói tiếp là có đốn tiệm bởi vì căn cơ của từng người một. Mình đi lâu mình mới nhận ra được té ra lâu nay mình vẫn đi trên mặt đất thôi, có nhiều anh căn cơ bén nhạy đi khoảng mười mấy bước thấy rõ ràng, đúng rồi mình vẫn bước trên mặt đất chớ mình chạy đâu? Không ra ngoài đó được.
Thành ra thầy hay nói trong Tây Du Ký là Tôn Ngộ Không anh nói là anh thần thông số một, anh nói là anh sẽ nhảy ra khỏi mặt đất này, anh nhảy cú đầu anh dòm lại thấy không ra khỏi mặt đất hoàn toàn, nhảy cú thứ hai là thấy ra tuốt gần tới hư không cũng không ra khỏi mặt đất, lần thứ ba nhảy một cái ngoài tất cả mọi sự hết, anh còn láu cá, xin lỗi chớ anh đi tiểu làm dấu nữa. Nhưng mà anh vẫn thấy không thể ra ngoài cái Phật tánh được.
Thì mình phải tu hành để mình thấy nó, để mình thấy là lúc đó, và cái pháp môn mình lúc đó nó mới chắc thật.

Đi xe đạp là đi xe đạp, đi bộ là đi bộ, nhưng mà lúc đó nó rõ ràng đến cái độ là bước nào trúng bước đó chớ không phải đi cho nhanh mà nó lạc đường cũng như không.

Tánh Hải Kính ghi

596

Đại sư Tam Tạng Trần Huyền Trang đời Đường, Trung Hoa

Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên   Mọi người ai cũng từng nghe chuyện thầy trò Đường tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, cầu

19,298
TỪ TÁNH GIẢI THOÁT TỚI TƯỚNG GIẢI THOÁT

_Dạ, thưa thầy cho con hỏi là khi mà thực hành trên nền tảng đó thầy? nó miên mật rồi thì cái hạnh đó thầy, nó được tăng trên cái thực hành

561
THẦY TỊCH DIỆT VÀ VÔ THƯỜNG NỞ HOA - Pháp Hiền cư sỹ

Theo kinh, khi đức Phật thị tịch, thì tất cả Trời người đều đau xót, đại địa rúng động nhiều lần, mọi để tử Ngài ai cũng “xót xa”, còn A Nan

1,006
Đời sống là nghệ thuật

Đời sống là nghệ thuậtChúng ta sống nơi này, phút giây này nhưng vẫn ‘ly dị’ với nơi này phút giây này; tâm cứ nghĩ đến nơi khác, phút giây khác, một

16,086
MILAREPA, ĐẠI THIỀN GIẢ MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT CỦA TÂY TẠNG

Trong thời gian khi những lời này được hoàn thành, có một lama rất giàu và rất có ảnh hưởng là Geshe Tsakpuhwa sống ở Drin. Ban đầu, ông tỏ ra tôn

1,111
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc