Tánh Không khi nó đầy đủ không phải chỉ có lý tánh Không thôi đâu, mà nó chuyển dần dần qua sự. Ví dụ như tông Duy Thức nói Đại Viên Cảnh Trí, nó y như tấm gương, không có cái gì trong đó hết, dầu cho bao nhiêu bóng in trong đó, cái gương đó nó cũng không dính vô bóng đó được. Nó không ô nhiễm, đó là Đại Viên Cảnh Trí. Đại là lớn, Viên là tròn cảnh là tấm kiếng, y như tấm gương vậy.
Thứ hai nữa là Bình Đẳng Tánh Trí, ở trong tấm gương đó thì tất cả mọi người đều bình đẳng hết, nó không có cái nào cao cái nào thấp, tất cả đều là bóng trong gương.
Thứ ba là Diệu Quan Sát Trí, lần lần nó đi ra tới cái dụng, là họ nhìn cái gì họ phân biệt nó rõ ràng lắm, chớ không phải nói tánh Không là tôi đối xử với người này cũng giống như người kia, như vậy làm sao bình đẳng được? Mỗi người mỗi khác nhau, đâu có bình đẳng được. Trên cái nền tảng thì bình đẳng nhưng mà cái sự đối xử, cái sự làm việc nó khác nhau. Cây kềm thì khác cây búa, không ai cầm cây kềm mà đóng đinh, phải hông? Phải dùng cây búa đóng đinh, còn nhổ đinh thì phải dùng kềm.
Thứ tư là Thành Sở Tác Trí, Thành Sở Tác Trí là sự thành tựu, thành tựu đây không phải là thành tựu đâu trên trời đâu, mà thành tựu trong cái thế giới vật chất này. Thành tựu nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý, khi mà anh có cái nền tảng căn bản là Đại Viên Cảnh Trí rồi, anh đi sâu vào đó thì nó hiển hiện và cuối cùng là cái Thành Sở Tác Trí, nghĩa là cái chuyện nó phải thành công ở đời này, nó phải có đủ lực để thành công, tôi muốn xây cái chùa thì phải có cái chùa. Chớ không phải là tôi ngồi tôi nói tôi chứng cái đó nhiều lắm nhưng mà xây cái chùa tôi xây không nổi. Không được! Chứng tỏ cái lực của mình nó không ra tới thế giới mắt tai mũi lưỡi thân ý, Sắc thanh hương vị xúc pháp. Nó phải ra tới cái đó, tánh không mình phải ra tới cái đó. Thì Thành Sở Tác Trí là trí có thể thành tựu được những cái chuyện ở đời này. Mà muốn thành tựu vậy thì nó phải có một cái lực, lực đó chính là lực của Đại Viên Cảnh Trí, lực của Bình Đẳng Tánh Trí. Chớ đừng có nói tôi là công dân tôi bình đẳng với người khác, đó là phương diện giấy tờ, bình đẳng nhưng mà tôi hơn người này chỗ này tôi thua người khác chỗ khác.
Rồi Diệu Quan Sát Trí, là nó phải phân biệt được, từ cái nền tảng không phân biệt nó phân biệt được cái gì cái gì. Phân biệt được, mới làm việc được, chớ bây giờ mình có một đối tác, mình không biết đối tác này là cái gì hết, làm sao mình làm việc, mình phải biết ông này chuyên về cái gì đó chớ. Ông chuyên về máy móc, hay ông chuyên về sách vở hay ông chuyên về ngân hàng. Mình phải biết mình mới giao dịch được. Thành ra Diệu Quan Sát Trí nó biểu lộ ra sự sắc bén của cái trí mình. Thành Sở Tác Trí, cái sức mạnh đó nó làm cho mình thành tựu được những chuyện ở đời, chớ không thôi, thầy tu là thua mấy ông đại gia. Mấy ông đại gia chỉ chỗ nào xây nhà năm bảy chục tầng là thường, hóa ra mấy ông mạnh hơn mấy ông thầy tu? Không phải! Mấy ông thầy tu có Thành Sở Tác Trí, mấy ông thầy tu làm là làm được. Bởi vậy Phật giáo nó mới còn chớ nếu như mà mấy vị hồi xưa không có Thành Sở Tác Trí thì làm sao mà làm được. Làm cái gì cũng thua đời hết làm sao mà làm? Mỗi đời nó thua một chút, một chút, độ khoảng vài chục đời là nó biến mất luôn.
Thành ra cái quan trọng của một vị Bồ Tát là phải có trí huệ để thấy được Pháp thân, và để cho Pháp thân biến thành cái dụng thì chính là cái hạnh của mấy vị. Nên nhớ cái trí huệ như cái nền tảng, có trí huệ y như có đất mà mình không trồng cây trồng cỏ gì hết thì không có tác dụng. Hơn nhau cái chỗ là đất đó có trồng cây, thành ra có địa từ Sơ Địa tới Thập Địa đó phải lập hạnh Bồ Tát. Dựa trên nền tảng trí huệ nhưng mà phải làm việc.
Tánh Hải Kính ghi
BUDDHAGHOSA và LEV TOLSTOYNhững người đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời Chắc rằng, những người có tâm hồn bình thường như chúng ta, không nhiều thì ít, khi có được một vị
Lễ hưng công xây dựng Đài Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát Sáng ngày 28/5 Ban quản lý công trình tượng đài Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát đã làm lễ
Đạt Lai Lạt Ma truyền Đại giớiDharamsala, India, March 15th 2010 – Hôm 15/03 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã truyền giới cho một số sư thầy như những tu sĩ cụ
CHÂN LÝ: TƯƠNG ĐỐI HAY TUYỆT ĐỐI?Ngoại trừ những dữ kiện đơn giản và có thể dễ dàng được xác minh, thì thái độ quá chắc chắn rằng “Tôi đúng, anh sai”
Mình thấy như anh Thịnh nói là mọi người đều đầy đủ mọi cơ hội, phải hông? Tất cả đều đầy đủ, bởi vì người nào mà hông có: đất, nước, lửa
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt