Tin Tức (680)


NGƯỜI QUAN SÁT

900

I

Thiền trong đời sống hằng ngày là như thế nào? Tu trong đời sống hằng ngày như thế nào? Thì mình hay thấy trong kinh điển hay nói là xa lìa, xa lìa là sao? Xa lìa không có nghĩa là mình bỏ công việc, nhưng nếu mình chánh niệm tỉnh giác một chút thì mình luôn luôn thấy, mình đứng về phía người quan sát, mình đang làm gì? Đó là Vipassana, cái thân mình đang làm gì, mình ngồi ở đâu, luôn luôn có một cái anh đứng đó, anh quan sát, phải hông? Đó, cái anh đó là chánh niệm tỉnh giác đó. Anh đó không dính dáng gì tới chuyện cái nghiệp của tôi hết. Nghiệp của tôi là thầy thì tôi phải làm việc ông thầy, nghiệp các bạn làm việc là nghiệp làm việc của các bạn, đó là chuyện nghiệp. Nhưng mà luôn luôn có người quan sát, có người xa lìa những cái đó, mà cái đó nó luôn luôn có sẵn nơi đây chớ không có chạy đâu hết đâu. Không đợi đi đâu mới xa lìa hết á, luôn luôn mình có một cái biết mình đang làm gì, có một cái biết mình đang còn rối loạn, một cái biết mình đang còn bận rộn lắm, nhưng mà cái biết đó nó xa lìa cái kia.
Bận rộn là cái nghiệp của mình, chớ không phải nói bây giờ làm cho tôi bớt bận rộn, bởi vì cái nghiệp mình vậy mà phải hông? Như nghiệp thầy thì nó ít bận rộn hơn, còn người lo làm việc thì bận rộn không hà. Mình để ý, trong bất kỳ hành động gì của mình, trong bất kỳ nói năng gì của mình luôn luôn có một người đứng xa lìa cái nói năng đó, phải hông? Thầy nói nói vậy chớ thầy biết thầy có một cái không nói năng gì hết á, nói năng là chuyện của cái thân, và của cái ý này, nhưng mà có một cái anh, anh không dính dáng gì tới chuyện này hết, thành ra cái sự giải thoát luôn luôn nó nằm bên mình, luôn luôn nó nằm sát với mình.
Mình bây giờ mình phải để ý một chút, mình phải xa lìa nó, bằng cách là mình sống với cái người quan sát nhiều hơn. Đó, mình sống cho tới một lúc nào đó, mình sẽ thấy cái người quan sát đó là thật, còn cái anh kia, như ngày hôm qua mình nói tùy duyên thôi. Cái người quan sát, người biết đó đó, cái đó mới là thật, cái đó mới là bất biến, còn cái anh này thì anh phải tùy duyên thôi, gặp biểu nói pháp thì nó nói pháp, biểu nó im thì nó ngồi im.
Như vậy, luôn luôn có người xa lìa cái sanh tử, cái này là tùy duyên của mình thôi, luôn luôn có người đó, thì mình phải nhận ra cái người đó.
Mà nó luôn luôn có!

Như thầy đang nói đây, thì có một người tách lìa với thầy, cái nói năng của thầy, bởi vậy mấy vị thiền sư mới nói, nói cả ngày mà không có dính tới môi mép gì đó, ăn cả ngày không bể hạt gạo là vậy. Cái người đó không ăn nhằm gì, thành ra tu hành là mình phải xa lìa để mình sống với người kia nhiều hơn. Cho tới khi hoàn toàn là người kia thì đó là giải thoát. Chớ cái thân này làm sao giải thoát được, phải hông?

Chánh niệm tỉnh giác là chánh niệm tỉnh giác về cái người mà nó không dính dáng gì tới ai, thành ra mình bận rộn mà vấn đề của mình luôn luôn có người đứng ngoài, luôn luôn có người quan sát người đó đứng ngoài, người đó luôn luôn xa lìa.
Tu hành là mình thấy cuộc đời sanh tử của mình nó bận rộn vậy đó, nếu mình cứ nói là tất cả cuộc đời của tôi chỉ là sự bận rộn đó thôi thì đời tui, đời sau lại bận rộn tiếp, còn tu hành bao giờ trong cái bận rộn đó bao giờ cũng có một người khán giả, khản giả vô tư, mà người đó luôn luôn có mặt ở đây chớ không phải đợi ngồi thiền rồi mới có mặt.

Khán giả vô tư đó nó chỉ nhìn thôi, cái đó chính là tánh thấy đó. Nó chỉ thấy thôi chớ nó không nói cái này xấu cái này tốt, chuyện anh làm xấu làm tốt là chuyện của anh bắt buộc là anh sinh ra như vậy thì anh phải làm như vậy, cái đó là cái tùy duyên, còn cái bất biến, cái người quan sát, là người thản nhiên đứng đó.
Mình sống xuất gia, tu hành là để làm sao trở lại với cái người đó, người đó mới thật sự là người trước khi cha mẹ mình sanh ra nơi mình. Còn cha mẹ mình sanh ra cái này, cái này là cái nghiệp rồi phải hông? Nó đã đinh đoạt rồi, anh phải loay quay vậy thôi. Nhưng mà cái người đó có trước khi cái chuyện này xảy ra, bây giờ mình trở lại với cái người đó, thì đó là giải thoát. Mà giải thoát đó không phải đợi khi nào đâu, khi nào cũng như khi này thôi.

_Thưa thầy, mình tìm người đó mình đâu cần suy nghĩ gì, như bây giờ con nói là có người đó chứng kiến con đang nói, nó đang có đây chớ đâu cần suy nghĩ gì.
_Vì vậy, mình chỉ là người chứng kiến đó thôi. Thành ra từ trước tới giờ mình cứ tưởng có cái anh bận rộn đó thôi, bây giờ mình phân đôi ra mình sẽ thấy có một cái không bận rộn. Anh đó mình dùng ngôn ngữ kêu là cái tánh gì đó, ông chủ hay gì đó, nhưng mà mình phải sống thường trực với nó, cho đến khi nó là thật, chớ không cần cái khoảng hở của tâm, anh cứ bận rộn đi, có nhiều người khoảng hở không nổi rồi sao? Anh cứ bận rộn đi, mà luôn luôn có cái anh đứng ngoài, anh trọng tài. Đánh lộn là cuộc đời mình luôn luôn đánh lộn rồi, nhưng mà có cái anh trọng tài đó. Mình sống từ cái anh đánh nhau đó, mình qua cái anh trọng tài đó nó luôn vậy, thản nhiên.

Thì ngày hôm qua mình bàn tới cái chết là vậy, cái chết có nghĩa là mình đưa mình qua cái anh đó, anh đó chết là vì sao, vì anh đó vô tâm. Anh đó không có tâm thích cái này, ghét cái kia, tôi chỉ đứng làm người quan sát thôi. Thì cái đó chính là tánh thấy, chính là tánh nghe. Nghe chỉ là nghe là vậy. Thấy chỉ là thấy là vậy, đó là người quan sát thôi, còn thấy cái gì đó anh này mới bị nè. Anh này thấy cái gì, còn nó thấy là thấy thôi, mà nó thấy là thấy cả anh, nó thấy mọi cái.
Thì mình sống như vậy đó là thiền, đó là thiền định, đó là hậu thiền định. Và mình sống như vậy, nó thuần thục rồi mình thấy rõ ràng là cái anh kia mới chính là cuộc đời của mình, mới chính là sự giải thoát của mình, anh kia không có sanh tử, bởi vì anh cứ dòm anh có làm gì đâu mà sanh tử. Còn cái anh này bắt buộc phải có sanh tử.

Mình sống với anh kia lần lần mình sẽ thấy như vậy. Có một cái bất biến nơi mình, cái này chỉ là tùy duyên thôi. Không ai giống ai trong cái tùy duyên hết, phải hông? Nhưng mà mình phải lần lần mình sống với cái bất biến đó, cho đến khi thu nhiếp được cái tùy duyên của mình, lúc đó mới thiệt sự là tùy duyên. Chớ bây giờ mình bị nó hành hạ chớ tùy duyên gì?

II

Hồi nãy có nghe thầy nói, có hiểu thầy nói không? Đấng tối cao hay là nền tảng gì đó nó luôn luôn nó ở nơi mình, đó là cái người quan sát thấy cả cuộc đời mình, cả cuộc đời mình lăng xăng tùy theo nghiệp của mình chớ đừng có nói là tôi lập gia đình là tôi phải hạnh phúc như ông Bill Gates hay ai đó, chưa chắc! Cái thân tâm của mình, tâm ý của mình đây, nó tùy duyên theo nghiệp, mình để ý mình thấy luôn luôn có người quan sát đứng tách hẳn trong đó. Mình muốn gọi là đấng tối cao hay là nền tảng cũng được. Anh đó luôn luôn đứng ở ngoài, anh đó luôn luôn viễn ly, xa lìa anh không dính dáng gì hết, đó thì mình trong đời sống bình thường mình phải sống với anh đó nhiều lên, lần lần mình sẽ có hạnh phúc. Và trên nền tảng đó cuộc đời anh múa may như thế nào là cái nghiệp của anh, còn luôn luôn có một cái bất biến nó luôn luôn có đó, như thầy nói cụ thể vậy đó, nhưng mà ở nơi thầy có một người không nói, nhìn cái ông thầy này nói, chớ không phải nói là toàn bộ con người mình đâu, ông nói bằng cái miệng, bằng cái ý ông thôi, còn cái người đó, ngoài cái miệng cái ý đó đang nhìn ông nói.
Đó là tánh thấy, tánh nghe, thành ra thấy chỉ là thấy là vậy đó.
Mình thấy đủ thứ hết đó là cái nghiệp của mình, còn người đó thấy chỉ là thấy thôi. Nó không dính dáng gì ông thầy này hết, thì đó chính là giải thoát. Đó chính là xa lìa. Chớ xa sao nổi mà xa? Mà cái xa lìa đó hiện giờ nó đang có nơi mình đây nè.
Nếu nói cho đúng thì nó là trạng thái tâm thức sâu nhất của mình. Không có cái gì đụng chạm tới nó được hết, còn dĩ nhiên ở cái này là nó phải đụng chạm liên tục.
Đó, mình sống chánh niệm tỉnh giác là chánh niệm tỉnh giác cái người quan sát đó.
Thành ra bây giờ nói rằng Vipassana nói thân niệm xứ, là cái người đó luôn luôn biết mình đang ngồi ở đâu, cái thân mình làm gì, luôn luôn nó vậy, cái người đó là cái người giải thoát đó.
Người đó có trước khi cha mẹ sinh mình ra bằng cái thân này, người đó cũng trước cái đó nữa. Thành ra người đó vốn giải thoát trong suốt cái dòng sanh tử của mình, trong suốt cả cuộc đời mình luôn luôn có một người đứng ngoài cho nên ngài Bàng Uẩn hỏi ngài Mã Tổ: “Không cùng muôn vật làm bạn lứa”, là vậy. Đây tất cả là muôn vật, nhưng mà có một cái người không cùng dính dáng với những cái này. Mà cái đó là không phải tìm kiếm gì hết á, mình phái sống ngay bây giờ với nó thôi. Bởi vì nó là giải thoát. Không phải đợi ngày may ngày mốt gì, bởi vì nó có dính dáng gì đâu?
Có một cái người quan sát đang quan sát ông thầy nói năng đây, nói đúng nói sai chưa biết nhưng mà có cái đó. Thành ra ông Krishnamurty nói mình đừng tự đồng hóa. Nếu như mà thầy đồng hóa với cái thân này với những cái kiến thức của thầy, với cái sự tu tập của thầy, mình đồng hóa với cái thân này là mình chết.
Còn anh quan sát, cái người quan sát đó nó không có đồng hóa với ai hết. Còn mình là chuyên gia đồng hóa, mà đồng hóa với cái gì thì cái sanh diệt đó là mình chết, phải hông? Có một anh không đồng hóa, cái đó mình có thể gọi là cái tánh hay cái gì gì đó, nhưng mà cái đó luôn luôn có, mình để ý một chút xíu là mình thấy, có một người luôn luôn quan sát cuộc đời của ông Đăng, ông Đăng có thể ông làm bậy hay gì đó nhưng mà cái anh đó luôn luôn đứng quan sát.
Thì mình nhận ra người đó rồi thì mình cứ ôm người đó thôi, vì người đó chính là giải thoát. Giải thoát tại đây chớ đợi chết chóc gì, giải thoát ngay tại đây bởi vì người đó luôn luôn có mặt ở đây. Người đó quan sát mình ngày hôm qua tôi làm cái gì, ngày hôm nay tôi làm cái gì, nhưng mà người đó thản nhiên nhìn ông Đăng làm cái gì. Và ông Đăng, buồn, ông Đăng khóc, ông Đăng cười nó cứ đứng nó nhìn vậy thôi.
Nó chính là cái nền tảng, và nó cũng chính là tại đây và bây giờ. Nó không tương lai, không quá khứ gì đó cứ đứng nó dòm, ông muốn nghĩ tương lai quá khứ là chuyện của ông. Còn tôi cứ đứng tôi dòm thôi.
Thì tu hành là vậy, nó không có gì khó hết á, thầy thấy vậy đó, cho nên là có nhiều người khi họ lao động mệt quá, họ nằm dài họ dòm, tự nhiên lúc đó, y như là nó trở lại với cái người đó, nó mệt quá y như cái thân này nó muốn tắt thở, lúc đó mình mới thấy cái người mà nó không dính dáng gì đến cái cuộc trần ai này hết. Thì mình ngồi thiền là để làm gì là để mà mình tiếp cận, mình làm quen với cái người đó đó, cái người mà nó thấy mình ngồi thiền, nó thấy hết, anh không ngồi thiền nó cũng thấy, nó cứ nhìn chớ nó không cần thấy để xét đoán gì hết, nó cứ nhìn vậy thôi.
Đó chính là kinh điển nói là tánh thấy. Thấy chỉ là thấy thôi, nó thấy, nhưng mà nó không phán đoán. Còn khổ vui là sao, khổ vui là cái ông này, còn nó nhìn thấy khổ vui của ông này rồi, thì cái đó là cái giải thoát, cái đó là cái tâm nguyên sơ của mình, cái tánh của mình, muốn dùng chữ gì đó tùy.
Cái đó là người trước khi một niệm sanh ra, trước khi một ý tưởng sanh ra là người đó. Và nếu như ngon lành hơn nữa là khi niệm sanh ra cũng là người nhìn thấy niệm đó.
Thành ra mình phải hiểu câu của ngài Lục Tổ Huệ Năng: “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác đó là cái bản lai diện mục của ông”, phải hông? Thì cái bản lai diện mục cùa mình chỉ là cái anh quan sát thiện ác thôi, chớ cái thằng này làm sao mình cấm nghĩ thiện nghĩ ác được, nhưng mà mầy nghĩ thiện thì mầy được quả thiện, mầy nghĩ ác thì mầy được quả ác, nhưng mà tao dòm, cái anh đó mới không nghĩ thiện, không nghĩ ác đó.
_Thưa thầy ngay lúc này con cảm thấy không có nghiệp.
_Thì cái anh đó đâu có nghiệp. Chỉ có cái anh này mới không có nghiệp thôi, mà mình sống với anh kia mình sống không có nghiệp, còn cái anh lăng xăng này thì phải lăng xăng, bệnh thì phải lo chữa đi, đó, còn cái anh đó anh đứng anh nhìn vậy thôi. Mầy bệnh tao cứ đứng tao nhìn mầy thôi, tao có bệnh đâu mà tao lo, nhưng mà nó cứ đứng vậy thôi, không có thiện không có ác. Còn đây là có thiện có ác, thành ra đây là cái tùy duyên mình theo thiện theo ác rồi mình lãnh cái nghiệp thiện nghiệp ác gì đó. Cái đó là tùy duyên, còn cái anh đó là không tùy duyên anh đó bất biến, phải hông? Còn mình sống ở đời cái thân này nó phải tùy duyên chớ. Về Cần Thơ thì phải ra Cần Thơ, lên Sài Gòn thì phải ra Sài Gòn. Đó là tùy duyên, còn có cái anh không do cái duyên nào hết, thì anh đó chính là giải thoát vì anh đó không do cái duyên nào tạo ra hết á, thì cái anh đó hôm qua mình dùng cái chữ vô sanh đó.
Anh đó vô sanh, còn mình sanh thì mình lãnh.

_Thưa thầy chương trình bảy giờ mình đi tụng kinh.
_Chương trình thì bảy giờ mình đi, nó không thay đổi, nhưng mà có một cái nó không có không gian không có thời gian, cái ông mà mình phải sống với ông đó, là mình giải thoát ngay tức khắc. ông Đăng này phải chịu cái nghiệp người ta sai bảy giờ phải đi nè, nhưng mà ngay cái bận rộn của mình làm việc đó, vẫn có một cái không thời gian, không không gian mà nó luôn luôn có ở đó, rồi mình đi sâu hơn nữa. Bảy giờ nó sinh ra từ đâu? Sinh ra từ cái không có không gian, không có thời gian đó. Và tất cả những cái ở đây là hiện tướng của cái vô sanh chớ không có gì hết. Bảy giờ nó sinh ra từ cái không có không gian, không có thời gian nền tảng đó, chớ bảy giờ không phải anh dựng đứng lên được đâu.
Nó sinh ra từ đó, tất cả nó sinh ra từ đó, thành ra mình trở về nguồn là trở về cái người quan sát cái người nghe mà chẳng có ý kiến gì trong này hết, chẳng có thiện ác, chẳng có vui buồn, nghe chỉ là nghe thôi, thì nghe là nghe khắp hết. Bởi vì nó trung tính nó không có màu mè gì trong này, khắp hết, nó không có đặt tính đặt tướng gì hết.
Nên nhớ cái con người sanh tử giới hạn của mình nó thiết lập trên cái nền tảng, trên cái không có không gian không có thời gian, trên cái anh mà nãy giờ thầy nói là người quan sát đó. Quan sát một cách vô tư thời gian thì cứ diễn tiến của thời gian còn cái anh đó chỉ quan sát vậy thôi, cái anh đó chẳng ngày nay tốt ngày nay xấu gì hết. Còn tuổi tui ngày tốt ngày xấu là tùy duyên, là cái phận người, sinh ra làm cái này thì nó có tốt có xấu rồi, và anh đó thản nhiên, và chính vì anh thản nhiên như vậy đó chính là cái vô tâm đó.
Thì anh đó không có không gian không có thời gian, bởi vì anh đó vô tâm thôi. Thì mình tu hành mình thiền định là mình trở lai cái nguồn đó của mình, có một cái anh anh vẫn sống nhăn răng ra đó, anh không bao giờ chết được mà anh có từ trước khi cha mẹ mình sinh ra cái thân này, mà nó cứ luôn luôn ở với mình suốt vậy đó, mà bởi mình lo lăng xăng quá nhiều khi mình quên đi. Anh đó chính là giải thoát, bởi vì anh không có thời gian, không có không gian, không có màu sắc gì hết.
Nói theo chữ nghĩa một chút là như ngài Huệ Năng nói: Vô niệm làm tông, vô tướng là thể, vô trụ làm gốc. Thì chính là cái anh đó đó. Cái anh mà mình đang sống đây, anh vô niệm, ông thầy này ông có nghĩ lăng xăng gì đi nữa thì anh đó vẫn vô niệm. Rồi vô tướng, anh không có một cái gì hết, anh không có hình tướng gì hết nhưng mà anh luôn luôn ở đây, như cái tại đây bây giờ có hình tướng gì? Và cuối cùng là vô trụ, vô trụ là không trụ vào chỗ nào hết. Còn anh này, cái thân tâm này nó trụ chỗ nào nó dính thì kệ nó, nó gây nghiệp kệ nó, nhưng mà anh đó anh không gây nghiệp, anh có trụ đâu mà biểu gây nghiệp!
Cái điều giải thoát là vậy, cái anh quan sát đó, cái người vô tư đó, cái người vô tâm đó luôn luôn ở đây, mà mình lo không biết nó, mình không chánh niệm tỉnh giác nó thì mình quên nó đi. Chớ mình cứ ngồi mình nói nền tảng với cội nguồn, chớ cội nguồn nó nằm đây chớ đâu.

_Thưa thầy, cái năng lượng của người quan sát đó ở mỗi người một khác phải không thầy?
_Không có đâu, khác thì anh giải thoát khác, tôi giải thoát khác. Mấy trămg triệu tín đồ là mấy trăm triệu tông phái làm sao chịu nổi đây.

Đi đứng nằm ngồi gì đó luôn luôn người đó thấy nghe hết, mà mình chẳng qua mình đồng hóa mình vô cái tâm ý hữu hạn, cái thân xác hữu hạn này thôi. Cái hữu hạn đó là do nghiệp nó sanh ra cái thân này, mà mình cứ đồng hóa với nó thì mình tiếp tục gây ra nghiệp. Còn bây giờ mình biết lại cái anh thường thấy, thường nghe thường quan sát mình tất cả những hành động cử chỉ của mình, mình sống với anh đó thì mình giải thoát vậy thôi, bởi vì anh đó có dính dáng gì tới ai đâu mà không giải thoát.
Anh đó mới thật sự là cái gì đó. “Chưa từng nhiễm ô đó”. Còn anh này nhiễm ô thì kệ anh chớ, anh nhiễm thiện thì anh được thiện, anh nhiễm ác thì anh bị ác thôi chớ. Còn anh đó anh không kêu la gì bởi vì anh có dính dáng gì với anh này đâu?
Thành ra cái sự giải thoát không phải là tìm kiếm đâu xa hết mà nó nằm ở đây, ví dụ như mấy vị Tây Tạng nói nó nằm giữa hai tư tưởng phải hông, nhưng mà bây giờ mình nhìn rộng hơn nữa, không phải nó nằm ở giữa hai tư tưởng mà nó nằm ở ngoài tất cả mọi tư tưởng của mình. Ngoài mọi thân khẩu ý của mình, anh đó luôn luôn giải thoát. Cái đó mình có thể chứng nghiệm xác nhận ở đây, bởi vì thầy đã nói rất rõ là nhiều khi thầy nói vậy, vẫn có cái anh anh không nói gì hết, anh coi thầy nói thử coi ông Đăng này ông nói làm sao, ngày nay cà phê ngon nhiều khi ông nói hay, còn dỡ thì ông nói dỡ ra. Đó là chuyện của ông Đăng, nó thì cứ nhìn vậy thôi. Nhìn biết, thấy, nghe, hay biết, bởi vậy nói thấy chỉ là thấy là vậy. Chỉ có anh đó mới thấy chỉ là thấy thôi, còn mình thấy là sanh sự liền.
_Chắc phải làm sao mà gỡ cái thói quen đồng hóa với cái người sanh tử này.
_Thì đó mình tu hành là gỡ cái thói quen đó thôi.
Khi mình bắt đầu tụng kinh là gì? “Tôi nghe như vầy”, khi mà mình tụng kinh tôi nghe như vầy là mình đứng trong cái anh vô tư, vô tâm đó. Chớ đâu phải là ông Đăng nghe như vầy đâu. Tôi nghe như vầy, nó khách quan một cách hoàn toàn, như vầy nó cũng không nói là hay hay dỡ, chỉ như vầy thôi.
Thành ra mình biết tụng kinh, vô là nó nhập vô cái anh đó liền. Anh đó tụng chớ không phải tôi tụng đâu, mà tụng là anh nhắc nhỡ tôi chớ anh cũng chẳng cần tụng nữa.

III

Thầy nói luôn luôn nơi mình có người quan sát thấy tất cả những cử chỉ hành động của mình, trong Vipassana gọi là thân niệm xứ đó, mình đứng mình biết mình đứng, mình ngồi mình biết mình ngồi, người mà biết tất cả mọi thứ đó, nghe tất cả mọi thứ đó, người đó chính là người giải thoát, bởi vì người đó không ô nhiễm gì hết, luôn luôn có người đó nơi mình, bây giờ thầy đang nói đây này, luôn luôn có một người không nói và luôn luôn có một người coi nhìn thấy ông Đăng nói như thế nào? Nếu mình đừng có đồng hóa với ông Đăng nữa, mặc dầu ông Đăng ở đời này cũng khá lắm rồi nhưng mà mình đừng đồng hóa nó nữa, mình biết cái người kia, biết cái người đang còn quan sát ông Đăng đó. Ông Đăng đời ông có xấu có tốt gì đó, nhưng mà người đó luôn luôn đứng ngoài quan sát, thấy, biết, nghe, nhưng mà người đó không dính dáng gì tới ông Đăng hết, người đó là người giải thoát.
Người đó đang ở đây, không những người đó nằm giữa hai tư tưởng, mà ngay khi ông Đăng khởi niệm tùm lum túa lua, vui buồn gì đó khởi lung tung hết á, thì người đó cũng đứng ở ngoài để quan sát. Người đó chính là trong nhà thiền gọi là: “Chưa từng ô nhiễm”.
Người đó có trước khi cha mẹ sanh ra cái thân mình, cái thân mình đây chỉ là tùy duyên thôi. Do cái duyên nghiệp mình nó ra vậy đó. Nhưng mà người đó không có tùy duyên, người đó là bất biến.
Người đó đứng ngoài tất cả mọi cái hết, và cái đó trong kinh điển hay nói là viễn ly, xa lìa đó. Người đó nó ở ngoài mọi sự hết, sao không xa lìa được, phải hông? Người đó chính là giải thoát.
Mình phải sống với người đó hiện giờ đây này. Ai đang quan sát ông Đăng nói, ông Đăng yên lặng nó cũng biết, nó cũng quan sát nó thấy ông Đăng im lặng, còn cái chuyện ông Đăng, cái chuyện của nghiệp thì kệ ổng. Nó không dính dáng gì hết, nghiệp tốt thì ông Đăng hưởng, nghiệp xấu thì ông Đăng lãnh. Nhưng mà cái người đó không dính dáng gì tới ông Đăng hết, nó chỉ nhìn thấy ông Đăng thôi. Nó thấy ông Đăng, nó nghe ông Đăng, nó biết ông Đăng. Nhưng nó không phê phán gì hết, không nói ông Đăng tốt xấu gì hết cái đó chính là không nghĩ thiện không nghĩ ác, đó chính là bản lai diện mục.
Cái bản lai diện mục đó nó không nghĩ thiện nghĩ ác, còn đằng này nghĩ thiện nghĩ ác gì nó lãnh.
Thành ra mình thấy, tại sao mình không sống tức thời với cái đó liền, cái đó chính là cái tại đây và bây giờ đó, tức thời với cái đó liền, không ô nhiễm, mà mình cứ lận đận, nói theo như Kiều: “Cứ tìm cái chốn đoạn trường mà đi”.
Anh đó anh đứng ngoài, anh đó là vô tư, anh đó là khách quan tuyệt đối. Mà cái chuyện đó không phải đợi khi nào, mà ngay bây giờ đây nè. Có một người đang thấy mình đây, đang thấy toàn thể đây, đang nghe toàn thể đây, nhưng mà người đó không dính dáng gì với đây hết. Ông nào làm việc gì ông đó hưởng, còn người đó không dính dáng gì tới cái đây hết.
Cái sai lầm của mình là mình đồng hóa mình với nhân vật, trong cái cuộc phim đời này, đồng hóa với một nhân vật đó rồi mình gắn bó nó đến độ mà cuồn phim đó, nhân vật đó sắp lọt xuống vực, thì tim mình hồi hợp, nhân vật đó sắp lấy được công chúa mình thích thú vui sướng. Bởi vì mình đồng hóa vậy, chớ mình là tất cả bộ phim đó, mình là người quan sát tất cả bộ phim đó, người quan sát có dính dáng gì tới bộ phim đó không? Không. Ai biểu mình đồng hóa với một nhân vật trong đó làm chi?
Thành ra ngay khi bộ phim đời nó diễn ra đây, mình tách lìa ra làm một anh khán giả khách quan, không phải là khán giả một đời đâu mà vĩnh viễn luôn như vậy, đó là giải thoát. Luôn luôn nơi mình có cái anh khách quan, anh thấy anh nghe, anh biết, anh có đóng phim đâu?
Thành ra cái đó ông Krishnamurty ông nói mình tự đồng hóa mình với cái gì đó. Mình khổ. Nói theo kinh Kim Cương mình trụ vào chỗ nào đó, còn cái đó nó không có trụ. Nó chỉ nhìn quan sát thấy vậy thôi, nó không có trụ chỗ nào hết á. Khi bắt đầu phê phán thích cái này ghét cái kia là có trụ rồi, thành ra mới sanh sự.
Thường thường thầy nói, như thầy nhéo thì thấy đau, có cái anh nào không đau anh mới biết cái đau đó chớ. Luôn luôn có một anh đứng ngoài tất cả mọi vui sướng, mọi đau buồn, luôn luôn có một anh đứng đó, phải hông? Chớ toàn thân anh đau thì anh có biết đau nữa đâu. Luôn luôn có một anh khách quan đứng ngoài mà anh đó hiện giờ đang nằm đây này.
Như thầy nói xong cô Ngọc cô nói: “anh đó không có nghiệp”, nhưng mà càng đồng hóa với anh này thì nghiệp càng đeo mang hết, còn cái anh kia không dính dáng gì, nên không có nghiệp. Thì đó chính là cái chữ viễn ly, xa lìa đó. Xa lìa là xa lìa ngay tại đây, bởi vì anh đó không dính dáng cái gì hết.
Ngài Bàng Uẩn hỏi ngài Mã Tổ, không cùng muôn pháp làm bạn lứa, anh đó không dính dáng tới ai.
Thành ra giải thoát là giải thoát ngay tại đây, nếu mình chấp nhận mình là anh đó là mình giải thoát liền. Còn mình cứ lò mò với cái anh này, dan díu với cái anh này thì mình chịu khổ miết thôi. Anh này chỉ là một nhân vật trong bộ phim thôi chớ có gì đâu.
Tụi Tây nó dịch cuộc đời mình chỉ là một câu chuyện, cuộc đời mình chỉ là một câu chuyện do mình viết ra thôi. Nhưng mà bây giờ mình không đứng là người viết câu chuyện đó ra nữa, mà mình đứng là người khách quan mà nhìn, thì mình có dính dáng gì tới câu chuyện đó đâu.
Mà cái người thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe đó luôn luôn có nơi đây, thành ra cái sự giải thoát nó luôn luôn có nơi đây, vấn đề là mình có chịu hay không. Hay muốn vừa làm người biết chuyện, rồi vừa đóng phim luôn tùm lum hết. Luôn luôn có cái anh biết đúng bảy giờ đi tụng kinh.
Thành ra người xưa hay nói, biết mà không chịu nhận là vậy, không chịu là khán giả khách quan mà cứ nhảy vô đấm đá túi bụi, khóc lóc tùm lum túa lua.

Rồi khi mình làm quen với người khách quan đó, mình thấy là mình đóng mà không đóng, như ngày hôm qua thầy hỏi cô Sáu, sáng giờ cô nhớ cái câu nào của thầy, cô nói là nhớ “nền tảng”, thầy nói cái câu mà “đang sanh tức chẳng sanh” thầy thích hơn. Anh đóng mà chẳng phải đóng, thì ngay đó là giải thoát, còn đóng mà đóng thiệt là chết.
Người ta biểu mình đóng là mình phải đóng nhưng đang đóng mà chẳng đóng. Chớ ngay đời này đừng có nói người ta không bắt anh đóng phim đâu. Nhưng mà đóng chẳng phải đóng, đang sanh tức chẳng sanh. Thì ngay khi đóng đó anh giải thoát.
Còn đóng hay đóng dỡ đó là chuyện không cần biết.
Tánh Hải Kính ghi

900

CƠ SỞ TƯ TƯỞNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG Qua các huyền nghĩa của Đại thần chú OṀ MAṆI PADME HŪṀ

1. MÃNH LỰC CỦA NGÔN THUYẾT & MA LỰC CỦA NGÔN TỪNgôn từ là những dấu ấn của tâm, những kết quả – hay đúng hơn, những trạm dừng – của một

1,665
BỒ TÁT NGUYỆN - H.H The Dalai Lama XIV

Bồ Đề Tâm, một bi nguyện đạt thành Phật quả vì sự lợi ích của tha nhân là ngõ vào của con đường Đại Thừa. Khi phát Bồ Đề Tâm; trên lộ

1,703
NHỮNG BÀ MẸ PHẬT - Thị Giới

NHỮNG BÀ MẸ PHẬT - Thị GiớiỞ một mức độ nào đó, Mẹ đã là vị Bồ tát trong ý nghĩa ban cho và dạy chúng ta tình thương không điều kiện.

977
Về minh triết phương Đông - Nguyễn Khắc Thạch, Văn Hóa

Niệm thức hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt đã được “ám định” từ bao đời trong câu châm ngôn Nhất tự vi sư, bán tự vi

1,185
CON ĐƯỜNG TU HÀNH LÀ SỰ THỰC HÀNH CỦA CHÍNH MÌNH CHỚ KHÔNG PHẢI HỌC THEO BẤT CỨ AI.

- ...Điều thứ ba là ở đây mình có một cái nhân duyên là mình, tập họp được với nhau như thế này để mà kích động lẫn nhau, kích thích lẫn

548
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc