Bài Viết (701)


Sự Trao Truyền Cổ Xưa Của Nyingmapa

20,850

 

SỰ TRAO TRUYỀN CỔ SƯ CỦA DÒNG NYINGMA

Sogyal Rinpoche

 

Giáo lý Nyingma được chia thành sự trao truyền dài của Kama và trao truyền ngắn của Terma; những giáo lý khác được thọ nhận bởi các bậc Đạo sư trực tiếp trong linh kiến thanh tịnh từ Bổn tôn hay Chư Đạo sư, trong các kinh nghiệm hay trong giấc mơ.
Giáo lý Kama được trao truyền theo một dòng truyền thừa không gián đoạn từ Phật Nguyên thủy Phổ Hiền xuống đến ngày nay. Xưa kia, chúng được duy trì ở Tây Tạng bởi các đệ tử của Đức Liên Hoa Sinh, Nyak Jnanakumara và Nubchen Sangye Yeshe và sau đó (từ thế kỷ mười một trở đi) bởi các bậc Đạo sư của gia đình Zur. Như thế hai dòng truyền thừa kama đã phát triển ở Tây Tạng, dòng Rong ở miền Trung Tây Tạng và dòng Kham ở miền Đông, sau đó hợp lại bởi ngài Terdak Lingpa (1646 – 1714) ở cuối thế kỷ mười bảy. Giáo lý kama được kết tập bởi ngài Terdak Lingpa và em trai ngài, Lochen Dharmashri (1654 – 1717/8) sau đó được phát triển ở khắp các tu viện Dzogchen và Palyul, và cuối cùng được xuất bản thành bốn mươi tập bởi Pháp vương Dudjom Rinpoche.


Ba nội Mât điển được phân loại trong truyền thống kama dưới ba đề tựa: Do Gyu Sem. Những điều này liên quan đến Anuyoga Do Gongpa, Mahayoga Gyu Sangwa Nyingpo và bộ về tâm, Semde của Atiyoga.
Terma là giáo lý được cất giấu chủ yếu bởi ngài Liên Hoa Sinh và Yeshe Tsogyal, để được tìm thấy vào thời điểm thích hợp bởi các Khai tạng mật (terton), một chuỗi liên tục các hóa thân của Liên Hoa Sinh và hai mươi lăm đệ tử của ngài. Rất nhiều các kho tàng này được kết tập bởi Jamgon Kongtrul và Jamyang Khyentse Wangpo thành hơn sáu mươi tập, Rinchen Terdzo, Kho tàng các terma quý giá. Terma có thể được phân chia thành terma đất (sa ter), thứ chứa đựng những đồ vật vật lý, và terma tâm (gong ter), được phát lộ trong dòng tâm thức của vị terton.


Bên cạnh ba sự trao truyền kể trên (tâm trực tiếp, dấu hiệu và khẩu truyền), còn tồn tại ba trao truyền terma đặc biệt: xác thực qua tiên đoán, trao truyền nhờ khẩn nguyện, và giao phó cho chư Dakini. Văn học tercho có thể gồm ba phần: Lama, Dzogchen, và Tukje Chenpo, ví dụ các nghi quỹ bổn tôn an bình và phẫn nộ về Đạo sư, giáo lý về Dzogchen và bộ nghi quỹ về Đức Avalokiteshvara. Một kiểu phân chia khác là thành Kagye, Gongdu và Phurba.


Những ví dụ về gongter là: Bảy kho tàng của Longchenpa, Namcho của Mingyur Dorje, Longchen Nyingtik của Jigme Lingpa và các terma của ngài Dudjom Rinpoche. Những ví dụ về linh kiến thanh tịnh là Yuthok Nyingtik của Yothok Yonten Gonpo, Rigdzin Sokdrup của Lhatsun Namkha Jigme và Gyachen Nyer Nga của ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm.


Bắt đầu với vị terton đầu tiên, Sangye Lama (1000 – 1080) và Drapa Ngonshe (1012-90), bậc tìm ra Bốn Mật điển Chữa lành, có hàng trăm Đạo sư, chuyên về tìm kiếm, tiếp tục cho đến tận ngày nay với Pháp vương Dudjom Rinpoche và Pháp vương Dilgo Khyentse Rinpoche. Người ta nói rằng có một trăm đại terton và một nghìn vị terton, năm vị trong đó đặc biệt được gọi là “Năm vị Khai tạng mật vương”: Nyang Ral Nyima Ozer (1124 – 1192), Guru Chowang (1212-70), Dorje Lingpa (1346 – 1405), Pema Lingpa (1450-?), và Jamyang Khyentse Wangpo (1820-92).


Các vị Đạo sư terma nổi tiếng khác là Bà Jomo Menmo (1248-83), vị phối ngẫu tâm linh của Guru Chowang; Orgyen Lingpa, bậc tìm ra tiểu sử của Guru Rinpoche, Sheldrakma và Kathang De Nga; Rigdzin Godem, bậc tìm ra Kho tàng Phương Bắc; Sangye Lingpa, bậc tìm ra bộ Lama Gongdu; Karma Lingpa, bậc tìm ra Shyi Tro Gongpa Rang Drol, từ đó hình thành giáo lý về sáu giai đoạn trung ấm và Bardo Thodrol; Ratna Lingpa, người kết tập Nyingma Gyubum; Tangtong Gyalpo, bậc thầy phi thường đã sống đến 125 tuổi; Jatson Nyingpo, người phát lộ Konchok Chidu; Lhatsun Namkha Jigme, với kho tàng Rigdzin Sokdrup; Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, bậc thọ nhận hai mươi lăm giáo lý Sangwa Gyachen trong linh kiến thanh tịnh; và đệ tử cũng là vị thầy của ngài, Đức Terdak Lingpa.

 

http://www.rigpawiki.org/images/9/92/Longchenpa_from_12.jpgNgài Longchen Rabjam (1308 – 1363) vẫn là một trong những bậc Đạo sư Dzogchen vĩ đại nhất của truyền thống Nyingma, và là một trong những tác gia vĩ đại nhất của văn học Phật giáo Tạng. Ngài là tác giả của hơn 200 tác phẩm, trong đó chỉ hai mươi lăm tác phẩm còn lại đến nay, và trong đó, Bảy kho tàng và Ba Tác phẩm Bộ Ba là nổi tiếng nhất. Chính ngài là người tạo ra một hệ thống kết nối giáo lý Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik, với việc viết tác phẩm Ba Yangtik hay Tinh yếu bên trong.
Như ngài Nyoshul Khen Rinpoche giải thích rằng: “Bảy kho tàng của Kunkhyen Longchenpa được viết nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa thâm sâu của mười bảy mật điển chính của Dzogpachenpo cũng như giáo lý của cả chín thừa. Với mục đích của thực hành  Dzogchen thực sự theo những mật điển này, ngài Longchenpa kết tập các terma của bản thân cũng như của Chetsun Senge Wangchuk (người sau đó tái sinh thành Jamyang Khyentse Wangpo) và Pema Ledrel Tsal (hóa thân trước đó của Longchenpa) dưới một bộ mười ba tập gọi là Nyingtik Yabshyi. Yabshyi này là khía cạnh thực hành trong các trước tác của ngài, và nền tảng của Nyingtik cổ. Trong đó ngài tổng hợp Vima Nyingtik của Đức Vimalamitra và Khandro Nyingtik của Guru Rinpoche và giải thích mọi chi tiết thực hành bằng sự chứng ngộ của ngài.”

 

http://www.vietnalanda.org/images/Jigme%20Lingpa.jpgNhờ sự gia trì của ngài, nhận được trong những linh kiến thanh tịnh, Đức Jigme Lingpa (1730-98), đã rút ra tinh túy giáo lý của ngài Longchenpa trong chính terma tâm của ngài, bộ Longchen Nyingtik, được phổ biến rộng rãi khắp Tây Tạng. Bậc trì giữ cơ bản của Longchen Nyingtik là ngài Dodrupchen Rinpoche đệ nhất, Jigme Trinle Ozer (1745-1821). Những học giả Nyingma vĩ đại khác bao gồm Rongzom Chokyi Zangpo (1012-88), người đầu tiên biên soạn những luận giải chính yếu của truyền thống Nyingma; Ngari Panchen Pema Wangyal (1487-1543); Patrul Rinpoche (1800-87), Mipham Rinpoche (1848-1912), người viết ba mươi hai tập; ngài Dodrupchen đệ tam (1865-1926), tác giả của sáu cuốn; Shechen Gyaltsap, người biên soạn trên mười ba cuốn, Khenpo Shyenga (1871-1927), với mười lăm cuốn sách, và Pháp vương Dudjom Rinpoche (1904-87).


Truyền thống Nyingma nhấn mạnh việc nghiên cứu cũng như thực hành. Trong thế kỷ này, về nghiên cứu Kinh thừa, “Mười ba bản văn vĩ đại” được nhấn mạnh, cùng với những luận giải của chúng do Patrul Rinpoche, Mipham Rinpoche và Khenpo Shyenga biên soạn. Chúng gồm:
1. Sosor Tarpe Do (Pratimokshasutra) của Phật Thích Ca Mâu Ni.
2. Dulwa Do Tsawa (Vinayasutra) của ngài Gunaprabha.
3. Ngonpa Kuntu (Abhidharmasamuccaya) của ngài Asanga.
4. Ngonpa Dzo (Abhidharmakosha) của ngài Vasubandhu.
5. Uma Tsawa Sherab (Prajnanamamulamadhyamika) của ngài Nagarjuna.
6. Uma La Jukpa (Madhyamikavatara) của ngài Chandrakirti.
7. Uma Shyi Gyapa (Catuhsatakasastra) của ngài Aryadeva.
8. Changchub Sempe Chopa la Jukpa (Bodhicaryavatara) của ngài Shantideva.
9. Parchin Ngon Tok Gyen (Abhisamayalankara nama Prajnaparamita) của ngài Asanga.
10. Tekpa Chenpo Do de Gyen (Mahayanasutralankara) của ngài Asanga.
11. U Ta Namche (Madhyantavibhanga) của ngài Asanga.
12. Cho dang Chonyi Namche (Dharmadharmatavibhanga) của ngài Asanga.
13. Tekpa Chenpo Gyu Lame Tencho (Mahayanottaratantrashastra) của ngài Asanga.


Các bản văn Mật thừa chính gồm: Mật điển Guhyagarbha với những luận giải, Dzo Dun của ngài Longchenpa, Dom Sum của ngài Ngari Panchen, và các bản văn về kama và terma của ngài Minling Terchen, Lochen Dharmashri và nhiều vị khác.
Trong truyền thống Nyingma, có hai Tăng đoàn: cộng đồng tu sĩ và yogi. Truyền thống giới luật Vinaya của dòng Nyingma, khởi nguồn từ trưởng tử của Đức Phật, ngài Rahula, theo dòng truyền thừa Mahamulasarvastivadin, được mang đến Tây Tạng bởi Đức Shantarakshita. Truyền thống Vinaya của dòng Nyingma chạm đến đỉnh cao vào thế kỷ mười tám với nhà cải cách Dzogchen Gyalse Taye, người củng cố những chuẩn mực tu sĩ của giới luật và sự nghiên cứu.


Có hơn một nghìn tu viện Nyingma ở Tây Tạng, và truyền thống Nyingma phát triển khắp Tây Tạng và vùng Hi Mã Lạp Sơn, như Bhutan, Sikkim, Nepal và Ladakh. Ở miền trung Tây Tạng, quan trọng nhất là Orgyen Mindrolling, được xây dựng bởi ngài Minling Terchen Gyurme Dorje (Terdak Lingpa) vào năm 1676, và Tubten Dorje Drak, được thành lập bởi Rigdzin Ngak gi Wangpo (1580 – 1639) vào năm 1610. Ở Kham, miền Đông Tây Tạng, Kathok được thành lập bởi ngài Kadampa Deshek năm 1159, và Palyul bởi ngài Rigdzin Kunzang Sherab năm 1665. Năm 1685, tu viện Dzogchen, tương lai là tu viện lớn nhất và một trong số những tu viện có tầm ảnh hưởng nhất của Nyingma ở miền đông Tây Tạng, được thành lập bởi Đức Pema Rigdzin, vị đầu tiên trong dòng truyền của Dzogchen Rinpoche. Tu viện Shechen được thành lập năm 1735 bởi Shechen Rabjam Rinpoche thứ hai, Gyurme Kunzang Namgyal. Có rất nhiều tu viện Nyingma ở Golok và Amdo, ví dụ như tu viện Dodrupchen và Tarthang.


Lịch sử gần đây
Trong thế kỷ trước, rất nhiều công việc đã được thực hiện để củng cố giáo lý dòng Nyingma trong thời kỳ phục hưng tâm linh và văn hóa được khởi xướng bởi các bậc Đạo sư Rime như Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgon Kongtrul đệ nhất, và Terton Chogyur Lingpa (1829-70) – “Khyen Kong Chok Sum.” Giai đoạn này cũng xuất hiện các Đạo sư terma lỗi lạc như Dudjom Lingpa (1835-1904) và Lerab Lingpa, Terton Sogyal.
Khi người Tạng sống lưu vong sau sự kiện 1959, Pháp vương Dudjom Rinpoche trở thành vị trưởng dòng tối cao của truyền thống Nyingma. Sinh năm 1904 ở tỉnh miền Đông Nam Tây Tạng, Pemako, một trong bốn vùng đất bí ẩn của Đức Liên Hoa Sinh, ngài được công nhận là hóa thân của Terton Dudjom Lingpa vĩ đại.


http://www.lamadawa.com/images/dudjom-rinpoche-1.jpgNgười ta kể rằng lên năm tuổi ngài đã bắt đầu tìm thấy các terma. Mười bốn tuổi, ngài ban quán đảnh đầy đủ và khẩu truyền Rinchen Terdzo, và mười bảy tuổi biên soạn tác phẩm nổi tiếng đầu tiên về Dzogchen. Một tác giả cẩn trọng và học giả uyên bác, ngài viết hơn hai mươi ba cuốn về gongter và luận giải, nổi tiếng nhất là tác phẩm “Những nguyên tắc và Lịch sử truyền thừa Nyingma.” Theo lời thỉnh cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài biên soạn Lịch sử chính trị của Tây Tạng. Những trước tác của ngài cho thấy kiến thức tổng hợp về mọi nhánh của nghiên cứu, bao gồm thi ca, lịch sử, y học, chiêm tinh và triết học. Như ngài Jamgon Kongtrul đã kết tập các giáo lý terma, Dudjom Rinpoche đã kết tập và xuất bản giáo lý kama.
Dudjom Rinpoche được xem là đại diện chân chính của Đức Liên Hoa Sinh. Ngài là vị terton và đạo sư Dzogchen vĩ đại nhất trong thời đại của ngài, và là bậc trì giữ mọi truyền thừa Nyingma. Đạo sư của các đạo sư, ngài được công nhận bởi mọi vị lạt ma Tây Tạng cao cấp nhất là sở hữu sức mạnh và sự gia trì vĩ đại trong việc kết nối với bản tánh của tâm, và các vị này thường gửi học trò đến ngài khi chuẩn bị cho việc tâm truyền trực tiếp. Sau khi rời Tây Tạng năm 1958, ngài định cư ở Ấn Độ và sau đó ở Nepal, nơi ngài trở thành một nhân vật chủ chốt trong việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng trong cộng đồng lưu vong. Trong vùng Hi Mã Lạp Sơn, ngài có hàng nghìn đệ tử. Ngài đến phương Đông và Tây để thiết lập giáo lý Nyingma, thành lập các trung tâm ở Hồng Kông, Mỹ và Pháp.


Pháp vương Dilgo Khyentse Rinpoche, Đạo sư Dzogchen xuất chúng, đóng vai trò quan trọng trong việc trao truyền giáo lý Nyingma, du hành không mệt mỏi để giảng dạy cho hàng nghìn đệ tử ở Bhutan, Nepal, Ấn Độ và phương Tây. Ngài là một trong các đệ tử chính của ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, hóa thân của cả Vimalamitra và Vua Trisong Detsen, và là nhân vật quan trọng trong trao truyền Nyingma, người đã thị tịch ở Sikkim năm 1959. Trụ xứ chính của ngài là Shechen Tennyi Dargye Ling ở Boudhanath, Kathmandu, Nepal.
Đức Dodrupchen đời thứ tư, bậc trì giữ truyền thừa Longchen Nyingtik, đã thọ nhận giáo lý từ rất nhiều bậc Đạo sư, bao gồm Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và Yokhok Chatralwa, đệ tử của ngài Adzom Drukpa. Ngài vô cùng tích cực trong việc ấn tống, đặc biệt là các trước tác của Đức Longchenpa, và điều hành các tu viện và trung tâm ở Gangtok, Sikkim, ở Bhutan, và ở Mỹ. Tulku Urgyen Rinpoche, cháu trai của Chogyur Lingpa, là bậc Đạo sư của cả Dzogchen và Mahamudra. Là thầy của Đức Gyalwa Karmapa và những bậc nhiếp chính của truyền thừa Karma Kagyu, ngài đã thành lập rất nhiều tu viện và trung tâm nhập thất ở Nepal. Nyoshul Khen Rinpoche, là bậc lỗi lạc trong thực hành Dzogchen, và có rất nhiều đệ tử ở Bhutan, Nepal, Ấn Độ và phương Tây.


Ở miền Đông, các bậc đạo sư vĩ đại khác tiếp tục trì giữ truyền thừa Nyingma: Kyabje Minling Trichen Rinpoche, bậc trì giữ Pháp tòa Mindrolling, một trong những lãnh đạo xuất sắc của Nyingma, và có trụ xứ ở Dehra Dun; Penor Rinpoche, người đóng vai trò chủ chốt trong thành công của trao truyền Nyingma và lãnh đạo cộng đồng phát triển với trường tu và trung tâm nhập thất quan trọng ở tu viện Thekchok Namdrol Shedrub Dargye Ling, miền nam Ấn Độ; Đạo sư Dzogchen nổi tiếng, Chatral Rinpoche; Trulshik Rinpoche, một bậc Đạo sư vô cùng đáng kính của truyền thống Nyingma; Taklung Tsetrul Rinpoche; Dzogchen Rinpoche đời thứ bảy; Shechen Rabjam Rinpoche đời thứ bảy, Choling Rinpoche, Chokyi Nyima Rinpoche và Garje Khamtrul Rinpoche.
http://www.songtsen.org/site/images/img_ktr_por.jpgỞ Mỹ, các bậc đạo sư như Chagdud Tulku Rinpoche, Gyatrul Rinpoche và Gonpo Tseten đã đóng góp rất nhiều trong việc hoằng dương giáo lý Nyingma. Đặc biệt phải đề cập đến những đóng góp của Tarthang Tulku Rinpoche, bậc sáng lập trung tâm thiền định Nyingma, học viện Nyingma và trung tâm văn hóa Nyingma ở Mỹ. Khenpo Palden Sherab, Khenpo Tsewang Dongyal và Khenpo Tubten đã giảng dạy rộng rãi ở Mỹ, xiển dương giáo lý Nyingma, những giáo lý này đến với công chúng nhiều hơn nhờ sự chuyển dịch và biên soạn của Tulku Thondup Rinpoche, một học giả chứng ngộ.


Một điểm nhấn của dòng Nyingma ở phương Tây là vùng Dordogne, miền Tây Nam nước Pháp, nơi mà Pháp vương Dudjom Rinpoche đã thành lập một trong những trung tâm quan trọng nhất của ngài, và nơi mà ngài thị tịch năm 1987. Truyền thống của ngài được tiếp tục bởi con trai cũng là tâm tử, Nhiếp chính Shenphen Rinpoche. Để hoàn thành những nguyện ước của Kangyur Rinpoche, một bậc đạo sư vĩ đại khác, người đóng vai trò quan trọng trong việc hoằng dương giáo lý Nyingma ở phương Tây, cả Dudjom Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche đã ban các giáo lý ở Dordogne, đặc biệt là cho những đệ tử đang thực hành nhập thất ba năm, được chỉ dẫn bởi con trai của Kangyur Rinpoche, Đức Tulku Pema Wangyal Rinpoche, một trong những vị lạt ma xuất chúng của dòng Nyingma.

Trích: Dzogchen and Padmasambhava, Sogyal Rinpoche.

20,850

Tìm hiểu Tôn giả Shantideva (Tịch Thiên)

PHẠM CHÁNH CẦNNgài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của

1,370
KINH HOA NGHIÊM TẬP 2 – PHẨM THẬP HỒI HƯỚNG THỨ HAI MƯƠI LĂM

Bồ tát đem thiện căn bố thí lưỡi này hồi hướng như vầy:Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi cùng khắp, có thể tuyên nói các lời, các pháp.Nguyện tất cả chúng

1,559
Bốn Pháp Ấn Của Đạo Phật - Vietrigpasangha

Bốn pháp ấn của Đạo Phật hay những chân lý hình thành nên một bộ phận quan trọng của giáo huấn tôn giáo của chúng ta. Liên hệ đến thời đại của

695
PHẬT TÂM – LONGCHEN RABJAM

NHỮNG TRÍCH DẪN TỪ KINH ĐIỂN HIỂN BÀY PHẬT TÁNHKinh Arya-atyayjnana nói:Nước ở trong đấtVẫn trong sạch nguyên vẹn.Trong những nhiễm ô phiền não, trí huệ bổn nguyênVẫn không nhiễm ô cũng

1,010
Khái quát về tình hình triết học liên văn hóa: Một trải nghiệm tự thân - Tác giả: Thái Kim Lan

Chính văn hoá và triết học có một tương quan nội tại nền tảng, đến nỗi có thể nói nền tảng của văn hoá là triết học, và ngược lại, nền tảng

17,609
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc