QUÁN SÁT ĐIÊN ĐẢO
1
從憶想分別
生於貪恚癡
淨不淨顛倒
皆從眾緣生
23.1
Nương theo ký ức, tư tưởng, phân biệt đối đãi,
Khởi sinh ra ham muốn (Tham-貪), giận dữ (Nhuể-恚), mê muội (Si-癡)...
Điên đảo trong tính cách nhị phân giữa: trong sạch và không trong sạch...
Tất cả đều khởi sinh ra từ những điều kiện tạo tác (Duyên-緣)
2
若因淨不淨
顛倒生三毒
三毒即無性
故煩惱無實
23.2
Nếu do từ tính nhị phân_ Trong sạch và không trong sạch,
Mà điên đảo sinh ra ba mầm độc (Tham, Nhuể, Si).
Thì ba mầm độc ấy vốn không có tự tính,
Vì vậy, phiền não là cái gì không thật có.
3
我法有以無
是事終不成
無我諸煩惱
有無亦不成
23.3
Những gì hiện hữu trong cái Tôi, dù tồn tại hay không tồn tại,
Cũng không thể thành lập cái Tôi được.
Không có cái Tôi, thì mọi phiền não,
Dù tồn tại hay không tồn tại, cũng không thành lập được.
4
誰有此煩惱
是即為不成
若離是而有
煩惱則無屬
23.4
"Ai"_chủ thể nào có những phiền não ấy?
_Hẳn nhiên không thể thành lập một chủ thể nào như thế được.
Nếu không có chủ thể mà vẫn tồn tại,
Thì những phiền não ấy hẳn chẳng thuộc vào đâu cả.
5
如身見五種
求之不可得
煩惱於垢心
五求亦不得
23.5
Cũng như không thể truy tìm chủ thể ấy,
Trong năm loại định kiến về "bản thân".
Truy tìm trong năm loại định kiến về "bản thân",
Cũng không thể nào có được những những cấu nhiễm của phiền não.
_____*"Trong năm loại định kiến về "bản thân"_Thân Kiến-身見: 1. Cái Tôi tách rời khỏi điều kiện nhận thức (Ngũ Ấm-), 2. Cái Tôi chính là điều kiện nhận thức, 3. Cái Tôi tồn tại trong điều kiện nhận thức, 4. Điều kiện nhận thức tồn tại trong cái Tôi, 5. Điều kiện nhận thức thuộc về cái Tôi).
6
淨不淨顛倒
是則無自性
云何因此二
而生諸煩惱
23.6
Dù điên đảo trong nhị phân giữa: Trong sạch và không trong sạch
Thì cả hai cái nhị phân này đều không có tự tính.
Vậy thì làm sao từ hai tính cách nhị phân này,
Lại có thể sinh khởi ra mọi phiền não?
7
色聲香味觸
及法為六種
如是之六種
是三毒根本
23.7
Màu sắc (Sắc-色), âm thanh (Thanh-聲), mùi (Hương-香), vị (Vị-味), cảm giác xúc giác (Xúc-觸) và những thuộc tính phân biệt (Pháp-法) do chúng đem lại,*
Như là sáu dạng thức nhận tri (Lục trần-六塵).
Sáu dạng thức nhận tri này,
Là nguồn gốc của ba mầm độc.
_______*"Màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác, và những khái niệm do chúng đem lại". Hán văn: "Sắc thanh hương vị xúc cập pháp vi lục trần-色聲香味觸及法為六種", dụng ngữ "Pháp-法" được sử dụng đồng nghĩa với "Pháp thể-法體" (ở 8b): cái nội hàm ở trong "Pháp" (với chữ "Thể-體": những tính chất vốn nội hàm bên trong một cái gì đó, tương phản với chữ "Dụng-用": những tính cách năng động biểu hiện ra ngoài của một cái gì đó). Như thế, về mặt Ý Nghĩa luận (Semiology) chúng ta có thể thấy thuật ngữ "Pháp-法" trong Lục trần-六塵 (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) dùng để chỉ những tính chất phân biệt ra từ ngũ giác quan (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc)_Ví dụ: con mắt (thuộc Lục Căn: Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ý) phân biệt từ nguồn màu sắc (Sắc-色) ra thành: xanh, đỏ...Thì "xanh", ""đỏ" là những "Pháp" phân biệt ra từ nguồn "Sắc"). Theo nghĩa này, thì "Pháp" của "Lục Trần do "Ý" của lục căn phân biệt ra. Như thế, ý nghĩa của "Pháp-法" này tương đương với nghĩa "những thuộc tính của sự vật mà ý thức có thể phân biệt được thông qua ngũ giác quan". Trong Kinh điển Phật giáo được dịch ra Hán văn nói chung, ý nghĩa này thường được dùng lẫn lộn trong cả 3 khái niệm "Pháp-法", "Tướng-相" và "Tính-性". Điều này gây ra những tính chất mơ hồ, khó hiểu rất không cần thiết, nếu không nói là cản trở người đọc hiểu chính xác điều văn bản muốn nói. Có lẽ cũng chính vì điều này, mà Cưu Ma La Thập phải bổ sung thêm chữ "Thể-體" ở 8b, để xác định nghĩa của nó chính xác hơn. Nhưng cũng chẳng "cứu" được gì nhiều, bởi bản thân cấu tạo của Hán văn, nhất là chữ Hán cổ, tự nó cũng đã "mơ hồ" rồi.
8
色聲香味觸
及法體六種
皆空如炎夢
如乾闥婆城
23.8
Màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác, và những thuộc tính phân biệt do chúng đem lại,
Như là sáu dạng thức tri nhận, như quáng nắng, như giấc mộng,
Đều không thật, như quáng nắng, như giấc mộng,
Như lầu các giữa không trung.*
_____*"Như lầu các giữa không trung", bản Hán văn: "Như Càn Thát Bà thành-如乾闥婆城": Càn Thát Bà phiên âm từ Gandhabha, tên một trong các vị thần, an trú trong mùi hương của thảo mộc, hương hoa. Niềm tin này được củng cố trong tín ngưỡng của Ấn độ giáo qua tập tục: Dâng cúng các loại hoa quả, với tin tưởng rằng các vị thần sẽ hưởng mùi hương mà chứng giám cho lòng thành ấy. "Thành Càn Thát Bà" còn được dịch ra Hán văn là: thành "Tầm Hương" (Đi tìm Mùi hương). Thuật ngữ này thường được sử dụng trong kinh điển Phật giáo để chỉ những tính cách không có thật, huyễn hoặc...
9
如是六種中
何有淨不淨
猶如幻化人
亦如鏡中像
23.9
Trong sáu loại mầm ấy làm sao có được
Cái gì tự nó trong sạch hay không trong sạch?
Sự phân biệt ấy cũng giống như người huyễn hóa,*___(xem 31,32, 33, Phẩm 17)
Như ảnh tượng phản chiếu qua gương.__Một vật phản chiếu qua gương cho một ảnh ảo đảo ngược lại với nó. (từ ý này suy diễn ra kệ 10, 11, 12,13)
10
不因於淨相
則無有不淨
因淨有不淨
是故無不淨
23.10
Nếu không phân biệt ra cái gì "Trong sạch"_như là một thuộc tính
Thì cũng không có cái gì "Không trong sạch"_như là một thuộc tính ngược lại, như ảnh ảo của một vật phản chiếu qua gương (liên kết ý 9d)
Vì có cái gì "Trong sạch" nên mới có cái "Không trong sạch",
Vì vậy: Chẳng có cái gì "không trong sạch" cả._Vì đó chỉ là "ảnh ảo, đảo ngược lại"
11
不因於不淨
則亦無有淨
因不淨有淨
是故無有淨
23.11
Nếu không phân biệt ra cái gì "Không trong sạch",
Thì cũng không có cái gì "Trong sạch",
Vì có cái gì "Không trong sạch" nên mới có cái "Trong sạch"
Vậy thì: Chẳng có cái gì "trong sạch" cả.
12
若無有淨者
何由而有貪
若無有不淨
何由而有恚
23.12
Nếu chẳng có cái gì "trong sạch",
Thì làm sao có lý do để ham muốn (Tham-貪) được "trong sạch"?
Nếu chẳng có cái gì "không trong sạch",
Thì làm sao có lý do đề úy kỵ (Nhuể-恚) cái "không trong sạch"?
13
於無常著常
是則名顛倒
空中無有常
何處有常倒
23.13 (Cũng như thế;)
Trong "Vô Thường", con người ta cố bám lấy cái "Thường"
Cho nên gọi là Điên (-顛:ngã nghiêng), là Đảo (倒-đảo ngược).
Trong không hư chẳng có cái gì "thường"cả,
Thì có ở đâu ra cái gì đảo ngược lại của "Thường"_tức "Vô Thường"*
______*"Thì có ở đâu ra cái gì đảo ngược lại của "Thường"", bản Hán văn: "Hà xứ hữu thường đảo-倒", ở đây chúng ta bắt gặp cái thiên tài của Nagarjuna qua cái thiên tài của Cưu Ma La Thập: dụng ngữ "Đảo-倒": đảo ngược, được sử dụng như động từ như là một tác vi tạo tác năng động, để dẫn kết quả tạo tác tất nhiên của nó là "Điên Đảo-顛倒", danh từ: sự ngã nghiêng đảo ngược, điên đảo. Đồng thời, dụng ngữ "Đảo-倒" bám sát với ý "Một vật phản chiếu qua gương cho một ảnh ảo đảo ngược lại với nó" mà Nagarjuna đề ra từ kệ 9 và suy diễn suốt các kệ 10, 11, 12, và 13. Dụng ngữ của Cưu Ma La Thập vừa dịch chính xác theo mạch luận lý của Nagarjuna, vừa gợi lên một quá trình tất nhiên của tác vi tác tạo "Đảo-倒"và kết quả tạo tác "Điên Đảo-顛倒" diễn ra trong tâm thức con người, cụ thể biểu trưng bằng chính khái niệm ngôn ngữ do tâm thức tạo ra! Dụng ngữ của Cưu Ma La Thập vừa đưa ra tiền đề vừa minh chứng cụ thể, một cách tự nhiên và hiển nhiên (evident), đến nỗi khi đọc lên, chúng ta cảm thây mọi sự diễn ra cực kỳ đơn giản như đang có ở trước mắt...(mà thường khi chúng ta quên mất rằng: những cái cực kỳ đơn giản như thế lại là một dụng công rất thâm sâu của thiên tài...)
_______
14
若於無常中
著無常非倒
空中無無常
何有非顛倒
23.14
Nếu cho rằng:Trong "Vô thường" mà cố bám lấy cái "Vô Thường",
Là tự nhiên, không có cái gì đảo ngược cả.
Trong không hư vốn chẳng có gì "Vô Thường", mà cứ cố bám như thế,
Sao lại chẳng "Đảo" chẳng "Điên"?
15
可著著者著
及所用著法
是皆寂滅相
云何而有著
23.15
Kẻ bám vào - bám vào - cái được bám vào,
Cùng với cách bám vào nữa,
Tất cả chúng đều rỗng không thinh lặng,
Sao lại cứ cố bám vào bám mãi?
______*Bản Hán văn: "Hà trưởc trước giả trước, cập sở dụng trước pháp, thị giai tịch diệt tướng, vân hà nhi hữu trước?". Đọc lên, chúng ta có cảm giác như có ai cứ lấy buâ gõ đều đều vào đầu mình mà nói: "Này, sao lại cứ cố bám hoài bám mãi, cái bám, bám, cái bị bám, cách bám, đều rỗng không, mà sao cứ cố bám không không như thế?". Dụng ngữ "Trước-著" (bám vào, chấp trước...) ở đây, có lẽ cũng có khả năng "gõ" như thế.______
16
若無有著法
言邪是顛倒
言正不顛倒
誰有如是事
23.16
Nếu không có kẻ bám, bám, cái bị bám, cách bám,*
Nói "sai" thì là có Điên, có Đảo,
Nói "đúng" thì là không Đảo, không Điên,
Vậy thì "Ai" là chủ thể của cái Đảo, Điên - Điên, Đảo này?
_______*"Nếu không có kẻ bám, bám, cái bị bám, cách bám", bản Hán văn: "Nhược vô hữu trước pháp-若無有著法" với "Trưỡc Pháp-著法": tương quan bám víu nhau, là từ tổng hợp những yếu tố của kệ 17, gồm: Cái bị bám, cái có thể bám vào (Khả trước-可著), bám (Trước-著), kẻ bám (Trước giả-者著) và cách thức bám (Sở dụng trước pháp-所用著法). Trong tương quan này là những yếu tố tạo nên quá trình tích lũy tạo tác: Chủ thể, tác vi, đối tượng, cách thức tạo tác. Trong đó cách thức tạo tác được Nagarjuna phân làm 7 loại, như ở kệ 4, Phẩm 17: Về Tích lũy Tạo tác và Kết quả Tạo tác.______
17
有倒不生倒
無倒不生倒
倒者不生倒
不倒亦不生
23.17
Có Đảo ngược rồi thì không thể Đảo ngược nữa,_vì đảo ngược nữa thì không còn đảo ngược
Không Đảo ngược thì cũng không thể Đảo ngược được,
Cái gì Đảo ngược thì không còn Đảo ngược được nữa,
Cái gì không Đảo ngược thì cũng không Đảo ngược.
18
若於顛倒時
亦不生顛倒
汝可自觀察
誰生於顛倒
23.18
Ngay cả lúc đang Điên đang Đảo,
Cũng chẳng sinh ra cái gì Đảo, cái gì Điên.
Vậy hãy tự quán sát chính mình:
"Ai" là chủ thể gây ra Điên, Đảo ấy?
19
諸顛倒不生
云何有此義
無有顛倒故
何有顛倒者
23.19
Mọi Điên, Đảo không tự nó khởi sinh ra,
Thì làm sao có ý nghĩa "Điên" hay "Đảo"?
Đã không có gì "Điên" hay "Đảo",
Thì làm sao có chủ thể "Đảo", "Điên"?
20
若常我樂淨
而是實有者
是常我樂淨
則非是顛倒
23.20
Nếu bốn tính cách của Niết bàn, (1.Thường-常: thường hằng, Lạc-樂: An vui, Ngã-我: tự bản thể vốn như thế, Tịnh-淨: trong sạch, thanh khiết)
Đều là những gì thật có,
Thì Thường, Lạc, Ngã, Tịnh,
Hẳn đều không phải là Điên, Đảo.
21
若常我樂淨
而實無有者
無常苦不淨
是則亦應無
23.21
Nếu Thường, Lạc, Ngã, Tịnh,
Vốn không thực sự có,
Thì Vô Thường,Khổ, Vô ngã, Bất tịnh_đảo ngược của bốn tính chất trên, thuộc về Điên-Đảo
Cũng không hề thực sự có.
22
如是顛倒滅
無明則亦滅
以無明滅故
諸行等亦滅
23.22
Như vậy Điên, Đảo không cũng không tồn tại,
Vô Minh tất nhiên cũng không tồn tại,
Bởi vì Vô Minh không tồn tại,
Những tác vi tạo tác và những tương quan không tồn tại.
23
若煩惱性實
而有所屬者
云何當可斷
誰能斷其性
23.23
Nếu Phiền Não có tự tính thật sự của nó,
Thì nó có những thuộc tính riêng của nó.
Vậy thì làm sao có thể cắt đứt được nó?
"Ai"-Chủ thể nào có khả năng cắt đứt tự tính của nó được?
24
若煩惱虛妄
無性無屬者
云何當可斷
誰能斷無性
23.24
Nếu Phiền Não chỉ là ảo tưởng rỗng không,
Không có tự tính, không có tính chất nào riêng của nó,
Vậy thì làm sao có thể cắt đứt được nó?
"Ai"-Chủ thể nào có khả năng cắt đứt một cái gì vốn không có tính chất?