Bồ tát đem thiện căn bố thí lưỡi này hồi hướng như vầy:
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi cùng khắp, có thể tuyên nói các lời, các pháp.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi trùm cả mặt, lời nói trọn chơn thiệt, không hai lời.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi trùm khắp tất cả Phật độ, thị hiện thần thông tự tại của Phật.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi mền mỏng, luôn hưởng vị ngon lành thanh tịnh.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi biện tài, dứt được tất cả lưới nghi thế gian.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi sáng chói, có thể phóng vô lượng quang minh.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi quyết định, biện nói các pháp không cùng tận.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi điều phục khắp cả, có thể khéo khai thị tất cả bí yếu, lời nói ra khiến người tin nhận.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi thông đạt khắp cả, khéo vào tất cả biển ngôn ngữ.
Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi khéo nói tất cả những pháp môn, nơi trí ngữ ngôn đều đến bỉ ngạn.
Ðây là đại Bồ tát lúc bố thí cái lưỡi đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh đều được viên mãn trí vô ngại.
Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh đến tất cả các tôn giáo khác. Nó tác động rất lớn đến Ấn Độ giáo, một tôn giáo có mặt trước thời kỳ Phật
Mười Pháp giới Thánh phàm, chúng sinh Phật, cao thấp bất đồng, khổ vui thật khác biệt, nhưng bản thể của cái tâm đều tịch chiếu thường hằng, chẳng sinh, chẳng diệt,
HỌC TẬP BA PHÁP TU CỦA KINH VIÊN GIÁC Kinh nói tất cả chúng ta đang ở trong pháp tánh, hay tánh Không, Chân Như, tánh Giác… dù chúng ta có biết
Vị chiến thắng không bại,Vị bước đi trên đời,Không dấu tích chiến thắng,Phật giới rộng mênh mông,Ai dùng chân theo dõiBậc không để dấu tích ?🙏 Ai giải tỏa lưới tham,Ái phược
Con nói với cư sĩ: “Hội Pháp thí là thế nào?”Cư sĩ đáp: “Hội Pháp thí thì không trước không sau, nhất thời mà cúng dường tất cả chúng sanh. Đó là
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt