Other (439)


CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

921

Xưa nay thầy chúng ta không dạy cụ thể một pháp tu nào, chỉ tùy theo bệnh mà cho thuốc. Ai tu pháp nào khi đến gặp thầy thì thầy chỉ cho người đó thực hiện đúng và tốt hơn cách thức mà họ đang tu tập. Thầy không bắt Phật tử phải tu hành theo cách nào của thầy mà thầy chỉ sữa những cái sai, chỉ ra cái đúng cụ thể cho mỗi đương sự mà thôi.
Thầy săn sóc một đệ tử thật gần gũi, kiên nhẫn, tận tụy, chu đáo; nếu bạn có thực hành tu tập, mỗi lần bạn tiến bộ là mỗi lần thầy vui và thầy ban cho bạn một cách thức thực hành mới vừa sức bạn để cho bạn cảm thấy đủ hân hoan và nhiệt huyết mà thực hành ngày càng tốt hơn. Thầy nói: “Là thầy phải tạo được cảm hứng cho đệ tử, nếu không tạo được cảm hứng thì thầy về hưu cho rồi”. Với thầy cúng dường pháp là cúng dường cao nhất, cho nên bạn muốn làm thầy vui lòng chính là bạn tu hành ngon lành.
Có phước được biết thầy, bạn an tâm về thực hành pháp và cảm thấy cuộc đời bạn gắn bó với thầy trong quá trình tu tập của mình, không chỉ một đời mà duyên này sẽ diễn ra trong nhiều đời; cho nên, chúng ta càng quý kính thầy bao nhiêu thì càng cố gắng tu tập để có những thay đổi mình thật tốt bấy nhiêu. Có như vậy thầy mới đỡ tốn công sức dạy dỗ chúng ta.
Thầy dạy, vì muốn đào tạo cho lớp trẻ biết tu nên thầy tìm cách để hướng dẫn chúng ta thực hành tu tập. Nhưng có một trở ngại, trong số đệ tử của thầy có người tu trước có người tu sau, có người thành thạo có người chưa biết gì, có người tham Thiền, người Niệm Phật, người Trì chú; và trong đó có cả người lớn tuổi nữa. Cho nên thầy trăn trở, cuối cùng thầy chỉ ra một pháp tu mà có thể đáp ứng với mọi tầng lớp, đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Tầm quan trọng của Chánh Niệm Tỉnh Giác như thế nào mà có thể đáp ứng cho mọi tầng lớp tu hành từ thấp đến cao? Có thể hẹn các bạn ở các bài viết kế tiếp.
Bây giờ chúng ta hãy xem tại sao phải có Chánh Niệm Tỉnh Giác?
Thầy dạy, chúng ta có đau khổ vì chúng ta có thân và tâm. Mà muốn thoát khổ thì phải Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Như thế nào là Chánh Niệm Tỉnh Giác? Trong Kinh Tứ Niệm Xứ Chánh Niệm Tỉnh Giác Quán Tâm Trên Tâm như sau:
“Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo “với tâm có tham, biết rằng tâm có tham”; hay “với tâm không tham, biết rằng tâm không tham”; hay “với tâm có sân, biết rằng tâm có sân”; hay “Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân” hay “với tâm có si, biết rằng tâm có si”; hay “Với tâm không si, biết rằng tâm không si”; hay “Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm thâu nhiếp”; hay “Với tâm tán loạn, biết rằng tâm tán loạn”; hay “Với tâm quảng đại, biết rằng tâm quảng đại”; hay “Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không quảng đại”; hay “Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn”; hay “Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng”; hay “Với tâm có định, biết rằng tâm có định”; hay “Với tâm không định, biết rằng tâm không định”; hay “Với tâm giải thoát, biết rằng tâm giải thoát”; hay “Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát”.
Như vậy, vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. “Có tâm đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm” (trích: Tứ Niệm Xứ, hòa thượng Minh Châu dịch)
Đoạn kinh quán tâm ở trên, diễn tả tâm ở mọi hình thái biểu hiện, nhưng dù tâm có biểu hiện như thế nào thì cũng có biết (chánh niệm tỉnh giác) tâm ở ngay đó. Đó là nơi thoát khổ mà chúng ta ai ai cũng luôn luôn có cơ hội, chỉ cần nhận ra cái biết khi các trạng thái tâm xảy ra là chúng ta có tỉnh giác.
Khi ở trong cái biết (không nương tựa, không chấp trước một vật gì) là chúng ta đã làm chủ đựợc khổ đau do thân tâm tạo ra.
Chúng ta luôn luôn sống bằng thân và tâm cho nên chúng ta luôn luôn có chánh niệm tỉnh giác hiện hữu đồng thời cùng với thân và tâm. Vì vậy chúng ta phải thực hành chánh niệm tỉnh giác, chỉ có thực hành mới thay đổi cục diện của cuộc đời đau khổ vì thân tâm của chúng ta mà thôi.
Chúng ta không còn con đường nào khác hơn là phải thực hành phát hiện ra tỉnh giác và thường nhớ cho đến an trú được từng khắc, từng khắc trong chánh niệm tỉnh giác.
Một vị thiền sư Việt Nam là vua Trần Nhân Tông dạy rằng: “Các ông, suốt ngày ăn cơm ăn cháo tại sao lại không rành việc bát việc đũa”đây là lời cảnh tỉnh hết sức đau đớn nếu chúng ta biết suy nghĩ. Tại sao chúng ta có thân tâm đây, chúng ta mang thân và tâm này sống với nó hằng ngày mà không rành về nó?
Cho nên, nếu không phụ lòng kỳ vọng của thầy về lớp trẻ, chúng ta phải thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác sao cho khi hỏi đến việc cơm cháo thì chúng ta phải thật rành việc bát việc đũa.
Sau cùng, Ngay Tại Đây và Bây Giờ mong muốn các bạn có dự khóa tu mà thầy đã tổ chức, các bạn tham khảo bài viết này của Ngay Tại Đây và Bây Giờ, chia sẽ những ý kiến của các bạn, bổ xung những thiếu xót, cùng ban tổ chức để chúng ta hiểu mục đích tu tập và ứng dụng nó tốt hơn.
Chánh Niệm Tỉnh Giác như thầy dạy: “Chúng ta thực hành cả đời cũng không thể hết được”; bởi vì, thầy dạy chánh niệm tỉnh giác để thể nhập tánh giác có sẵn, cho nên Chánh Niệm Tỉnh Giác là chủ đề sẽ có nhiều bài viết ngắn về nó ở mọi mặt được Ngay Tại Đây và Bây Giờ đăng lên. Mong các bạn nhiệt tình hưởng ứng đóng góp để việc tu hành của chúng ta tốt hơn.

Tánh Hải                                                                       ----------------------------------------------------------------------------------

PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC ĐÍCH
Khóa tu một ngày lần thứ hai thầy cũng đọc lại cho chúng ta biết đoạn nói về quán thân và quán tâm trong kinh Tứ Niệm Xứ.
Nhưng phần trọng tâm ở câu khẳng định. “Có tâm đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm.”
Thầy dạy chúng ta thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác: “Ngay khi Chánh Niệm Tỉnh Giác chính là chánh trí”, chớ không phải qua một thời gian và quá trình nào nữa để nhận biết chánh trí.
Chánh trí chính là tỉnh giác ngay tại đây và bây giờ.
Chúng ta biết Chánh Niệm Tỉnh Giác trong Phật giáo nguyên thủy được dùng để quán bốn đối tượng: thân, thọ, tâm, pháp và bốn đối tượng này là toàn cảnh của cuộc sống. Điều này cho chúng ta thấy: Chánh Niệm Tỉnh Giác là sự hiện hữu đồng hiện với vạn pháp. Ở đâu có pháp là ở đó có Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Nhưng từ cái nhìn của Đại thừa, các pháp đều từ Tâm sanh (Tâm ở đây được dùng thay cho Tánh giác). Hay trong kinh Lăng Nghiêm: “Như Lai Tạng thì trùm khắp pháp giới, tùy theo nghiệp của chúng sanh mà ứng hiện ra các pháp, cho nên các pháp chính là Như Lai Tạng”.
Các pháp từ Tâm sanh cho nên cả thân tâm đều từ Tâm sanh và cả Chánh Niệm Tỉnh Giác cũng từ Tâm sanh.
Chánh Niệm tỉnh giác là pháp thực hành gần với Tánh giác, chính nó là biểu hiện gần nhất của Tánh giác. Chính nó là Tánh giác. Vì vậy, thầy dạy hãy thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác cho đến lúc nào đó mình sẽ hiểu ngài Lục Tổ Huệ Năng nói: “Tự tánh tự tịnh tự định, như thế nào”
Bởi chính nó là Tánh giác cho nên bài trước chúng ta nói Chánh Niệm Tỉnh Giác có thể đáp ứng cho mọi tầng lớp tu hành từ thấp đến cao. Ngay ở Phật giáo nguyên thủy cũng thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, các tông phái Đại thừa cũng thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Ở Phật giáo nguyên thủy, thực hành nhằm ly dục, ly ác pháp. Chúng ta khi thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, có Chánh Niệm Tỉnh Giác là chúng ta đã
ly được dục và ác pháp. Chúng ta thoát khổ.
Cao hơn, khi bạn nhận ra Tự tánh tự tịnh tự định, bạn sẽ thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác ở mức độ Tỉnh giác nhưng Tỉnh giác thanh tịnh không cố gắng. Bạn chỉ cần nhớ lại là bạn có thể an trú trong tâm tỉnh giác thanh tịnh này.
Hơn nữa, khi bạn đã thuần thục trong tự tánh, bạn đã sống được với sự không hai của Tâm (Tự tánh và khởi dụng là một); bạn sẽ Tỉnh Giác như là Tánh tỉnh giác, mọi biểu hiện chỉ là một vị của Tánh giác. Chánh Niệm Tỉnh giác là thanh tịnh và sống động trôi chảy.
Bạn rất dễ hòa nhập vào mọi thời khóa, như thầy đã nói chuyện với chúng ta về “Đẳng cấp”, khi tâm bạn đã phát sáng phần nào rồi thì ở đâu việc gì nó cũng là sự phát sáng đó không lay chuyển. Bạn không cần phải nhớ lại vì tất cả các pháp đều là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Buổi sáng lần thực hành kỳ trước thầy dạy: “Không gian, cây cỏ nó đang lớn lên từng phút, từng ngày. Đó! Tất cả đều đang Chánh Niệm Tỉnh Giác chứ đâu phải chỉ có mình mới Chánh Niệm Tỉnh Giác”. Vạn pháp đang Chánh Niệm Tỉnh Giác, chúng ta chỉ cần “thấy” mà thôi.
Tuy có thứ lớp như vậy nhưng thực hành trở về cũng không phải qua thứ lớp. Mức thâm nhập tùy thuộc vào sự khát khao thực hành pháp, thể hiện như duy trì sự thực hành thường ngày pháp môn này, sự nghiêm túc học hỏi. Và trong một ngày tu với biết bao tình huống, hoàn cảnh, chúng ta có cảm nhận được, có kinh nghiệm về nó trong ngồi thiền, đọc kinh, kinh hành, ăn trưa, khi uống cà phê, khi nói chuyện về chính chủ đề này hay không. Chủ yếu như thầy dạy: “Quan trọng nhất là thái độ nghiêm túc”. Khi chúng ta nghiêm túc thực hành dù tình huống có dồn ép, siết chặt; hay tình huống nới lỏng, thư giãn; chúng ta luôn luôn không rời Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Cuối cùng, Chánh Niệm Tỉnh Giác của Phật là toàn giác. Con đường thực hành của chúng ta là ở đây! Tuy nhiên, dù bạn có Tỉnh giác ở cấp độ nào trong các bước nêu trên, bạn cũng đã đứng trên quả khi bạn thực hành; vì vậy, phương pháp ngay tại đó đã nói lên mục đích, mục đích hay đích đến chính là phương pháp.
Chúng ta thấy được tầm quan trọng của lời dạy này (Chánh Niệm Tỉnh Giác chính là chánh trí) mà yên tâm thực hành càng thực hành nhiều chừng nào thì mục đích càng hiện rõ đến chừng đó, không chờ đợi tới mai kia nào nữa, chúng ta đang đứng trên và trong giải thoát; biểu hiện rõ ràng nhất là chúng ta có thể nhập được một niệm Chánh Niệm Tỉnh Giác chính là tánh giác hay không mà thôi.
Tánh Hải                                                                                         ----------------------------------------------------------------

BẠN HIỆN DIỆN NHƯ THẾ NÀO
TRONG CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC?

Xưa nay các pháp đã, đang Chánh Niệm Tỉnh Giác; vấn đề tu học của chúng ta là làm sao thể nhập nó, chúng ta nhận biết chúng ta hiện diện như chính nó đã có sẵn.
Cho nên, việc tu hành Chánh Niệm Tỉnh Giác không có nghĩa là ta tạo nên một “cái biết” khi mọi thứ tâm, mọi việc xảy ra; mà chúng ta chỉ nhận biết rằng xưa nay chúng ta đã có sự hiện diện của Chánh Niệm Tỉnh Giác này rồi. Chính bạn là Chánh Niệm Tỉnh Giác chứ không phải ai khác. Chúng ta chỉ phát hiện và khám phá ra nó thôi.
Tâm thì sanh diệt, hết tư tưởng này đến tư tưởng khác, hết thái độ này đến thái độ khác. Với thân, khi chợt có đau bụng bạn mới biết rằng có cái bụng đang đau, bình thường bạn đâu biết là bạn có cái bụng? Tuy nhiên, cái biết thân tâm và thế giới thì không bao giờ vắng mặt, tại sao chúng ta lại không quán xét để trực tiếp nhận thấy điều đó? Bạn có khi nào chưa hiện diện theo kiểu này đâu mà bạn không nhận ra điều đó? Chánh Niệm Tỉnh Giác có xa lạ với chúng ta đâu mà chúng ta cứ chạy theo mọi thứ hình tướng hư vọng để quên chính nó?
Thử bình tâm mà nghĩ xem! Bạn có khi nào không “biết” hay không?
Thầy dạy: “Con cá nó sống trong nước, sáng trong nước, trưa trong nước, chiều trong nước nhưng nó chẳng biết nước là gì?”
Chúng ta sống trong tánh biết, sáng biết, trưa biết, chiều biết, nhưng chúng ta chẳng biết “biết” là gì?
Thử phát hiện xem!

Chúng ta cùng nhau trắc nghiệm Chánh Niệm Tỉnh Giác như thế nào là đúng?

Thầy nhắc lời của một vị đạo sư Tây Tạng: “khi con nhìn thấy vật là nhìn thấy tâm, khi con nhìn vào tâm, tâm là Không”
Chúng ta hay quen thấy, quen biết: một là chúng ta chạy theo vật bị biết mà quên mình đang biết, hai là chúng ta thấy biết có một trung tâm đằng sau cái thấy biết này (cái thấy bị che chướng bởi nghiệp). Hãy cẩn thận!
Một lời dạy khác của Tulku Urgyen Rinpoche:
“Tâm tương tự như hư không, trong đó nó thì không có tự tánh, không phải vật chất gì.
Không phải tuyệt diệu sao, khi một cái không tự tánh, không thực thể gì cả, vậy mà cũng có khả năng để kinh nghiệm?”

Chữ “kinh nghiệm” ở đây chính là sự hiện diện của bạn: Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Cũng một lời dạy khác thầy nhắc trong kinh: “Khi mở ra thì trùm khắp pháp giới, khi thu lại chỉ bằng đầu mũi kim”
Bạn hãy khám phá cái “biết” miễn sao thỏa mãn những yếu tố nêu trên thì đó chính là Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Thực tế, nếu tâm bạn chưa quen với điều này, nói đến sự hiện diện của cái “biết” cũng rất khó cho những người mới tiếp cận; bởi vì, cái biết lúc này so với những hiện tượng và diễn biến của tâm; cái biết này rất yếu ớt, mỏng manh, thoạt thấy thoạt mất. Chúng ta phải nhận thấy dù cái biết mỏng manh nhưng đây là cơ hội, và chúng ta phải thực hành thường ở trong cái biết này cho đến khi nào nó vững mạnh, chúng ta không phải bận tâm nó có phải là Chánh Niệm Tỉnh Giác thật sự hay chưa, chỉ một mực thường nhận ra nó.
“Khi tâm có tham, biết tâm có tham; hay khi tâm không tham, biết tâm không tham; hay khi tâm có si, biết tâm có si…”
Thử chiêm nghiệm và thực hành xem! Khi có biết là chúng ta đã làm chủ được thân và tâm rồi. Dù nó có khởi lên bao nhiêu thứ tâm đi nữa thì cái biết mọi thứ khởi lên đó luôn luôn hiện diện. Chỉ cần nhận ra mình đang biết, thực tập như vậy cái biết này sẽ dạy chúng ta sáng lên trên đường tu tập.
Nếu chúng ta không phát hiện ra cái biết này, chúng ta mãi quên nó, thậm chí chúng ta chẳng biết gì về nó nhưng nó vẫn âm thầm hiện diện ở bên ta trong mọi mặt của cuộc sống. Khi đã nhận ra nó rồi dù mỏng manh, yếu ớt so với các tướng mà nó biết (vì theo thói quen hay chạy theo cái bị biết, quên rằng mình đang biết). Chúng ta cũng tu hành nó để dần dần nhận ra nó thường hơn, rõ hơn và đến khi chúng ta phát hiện ra nó hiện diện như xưa nay nó từng hiện diện, nó có trước khi tâm có tư tưởng, nó là nền cho mọi thứ tâm, nó là nền cho mọi hình tướng biểu hiện, đó chính thật là Chánh Niệm Tỉnh Giác (hay Tánh Giác).
Tánh Hải

921

SỰ HIỆN HỮU CỦA NHỮNG HẠT SƠ CẤP LƯỢNG TỬ VÀ HOA SEN 2000 - MATTHIEU RICARD VÀ TRỊNH XUÂN THUẬN

NHỮNG ẢO ẢNH CỦA CÁI THỰC -SỰ HIỆN HỮU CỦA NHỮNG HẠT SƠ CẤP LƯỢNG TỬ VÀ HOA SEN 2000 -MATTHIEU RICARD VÀ TRỊNH XUÂN THUẬN Tại sao Phật giáo quan tâm đến

576
BÌNH THẢN TRONG TỈNH THỨC - Tác giả Mirka Knaster - Nguyễn Thượng Chánh, chuyển ngữ

BÌNH THẢN TRONG TỈNH THỨC (Be simple and easy, just rest in awareness) Tác phẩm: Living this life fully- Stories and teachings of Munindra Tác giả Mirka Knaster Nguyễn Thượng Chánh, chuyển

17,930
ĐỐI THOẠI

Một đối thoại dẫn đến kết nối, rồi dẫn đến tin cậy và rồi dấn thân._Seth Godin💫 Đối thoại không thể hiện hữu nếu không có khiêm tốn._Paulo Freire💫 Trong một cuốn

959
Khuyến phát Bồ đề tâm - Trần Thái Tông

Khuyến phát Bồ đề tâm“Đã nghe lời này,phải nên chăm học,chớ có chần chừ.Kinh nói : ‘Một phen mất thân người, muôn kiếp khó được lại.’Cho nên Khổng tử nói :‘Người không

1,434
Nobel vật lý soi rọi hạt neutrino

Nhà khoa học Canada Arthur B. McDonald và vợ sau khi hay tin thắng giải Nobel - Ảnh: Reuters Theo trang web Nobelprize.org, Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển (RSAC)

1,535
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc