Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Tất cả pháp thanh tịnh nên thanh tịnh nầy thanh tịnh!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Tại sao tất cả pháp thanh tịnh nên thanh tịnh nầy thanh tịnh?”
Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp bất khả đắc nên tất cả pháp thanh tịnh mà thanh tịnh nầy thanh tịnh”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật nầy đối với nhứt thiết trí không làm thêm, không làm bớt!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! tại sao đối với nhứt thiết trí, Bát nhã ba la mật nầy không làm thêm, không làm bớt?”
Đức Phật nói: “Vì pháp thường trụ, nên đối với nhứt thiết trí, Bát nhã ba la mật nầy không làm thêm, không làm bớt.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật thanh tịnh nầy đối với các pháp không chỗ thọ nhận!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Tại sao Bát nhã ba la mật thanh tịnh đối với các pháp không chỗ thọ nhận?”
Đức Phật nói: “Vì pháp tánh bất động nên Bát nhã ba la mật thanh tịnh nầy không chỗ thọ nhận đối với các pháp”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sắc thanh tịnh?”
Đức Phật nói: “Vì ngã vô sở hữu nên sắc vô sở hữu mà rốt ráo thanh tịnh”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Do cớ gì ngã thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh mà rốt ráo thanh tịnh?”
Đức Phật nói: “Vì ngã vô sở hữu nên thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu mà rốt ráo thanh tịnh”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sáu ba la mật, tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng thanh tịnh!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
Tại sao vậy?
Vì ngã vô sở hữu nên sáu ba la mật nhẫn đến mười tám pháp bất cộng vô sở hữu mà rốt ráo thanh tịnh”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến Phật đạo thanh tịnh!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
Tại sao vậy?
Vì tự tướng không vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên nhứt thiết trí thanh tịnh!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
Tại sao vậy?
Vì vô tướng vô niệm vậy”
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Do hai thanh tịnh nên vô đắc, vô trước là thanh tịnh!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
Tại sao vậy?
Vì vô cấu, vô tịnh vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
Tại sao vậy?
Vì rốt ráo không và vô thỉ không vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát có thể biết như vậy thời gọi là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật!”
Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
Tại sao vậy?
Vì biết đạo chủng vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, do sức phương tiện nên nghĩ rằng sắc chẳng biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng biết thọ, tưởng, hành, thức, pháp quá khứ chẳng biết pháp quá khứ, pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai, pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại”.
Đức Phật nói: “Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, do sức phương tiện nên chẳng nghĩ tôi bố thí cho người, cũng chẳng nghĩ rằng tôi trì giới, trì giới như vậy, tôi nhẫn nhục, tu nhẫn nhục như vậy, tôi tinh tấn, tinh tấn như vậy, tôi nhập thiền, nhập thiền như vậy, tôi tu trí huệ, tu trí huệ như vậy, tôi được phước đức, được phước đức như vậy.
Đại Bồ Tát nầy cũng chẳng nghĩ rằng tôi sẽ vào trong bực Bồ Tát, tôi sẽ thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, tôi sẽ được nhứt thiết chủng trí.
Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nầy thật hành Bát nhã ba la mật, do phương tiện lực nên không có những nhớ tưởng phân biệt, vì là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhứt nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, chư pháp không, tự tướng không vậy.
Nầy Tu Bồ Đề! Đây gọi là đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, do phương tiện lực nên được vô ngại”.
Danh từ "6 căn thanh tịnh", đối với người không biết Phật pháp, thì xem ra rất nông cạn dễ hiểu, thậm chí cho rằng đáng buồn cười nữa. Họ cho rằng,
Padmakara, Đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây Tạng. Ngài ban nhiều lợi dạy cho vua, các lãnh chúa và các thiện nam tín nữ
TÌM NƠI NƯƠNG TỰA BÊN TRONGTác giả: ĐỨC DALAI LAMA MỤC ĐÍCH CỦA PHẬT GIÁOTheo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi
Thiên Thai Tông Trí Khải Ðại Sư TỊNH ĐỘ THẬP NGHI LUẬN Bảy Trăm Câu Kệ Tụng Từ Hoa biên soạnI Vấn Ðại bi làm đạo nghiệp Hằng sa Phật xưa nay
Cái thấy đúng đắn, chân thật là cái thấy về sự hợp nhất không phân ly giữa tánh không và từ bi. Sự điên đảo khởi lên khi lầm lẫn một sợi
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt