Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Quyển Thứ 396: Hội thứ nhất Phẩm Vô Tánh Tự Tánh thứ 74-2
 

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? trong gương sáng thảy hiện ra các tượng là có thật sự khá nương gây nghiệp? Do gây ra nghiệp, hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh trong người, hoặc sanh cõi Dục, trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc sanh cõi Sắc, trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Hoặc sanh cõi Vô sắc, trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Trong gương sáng thảy hiện ra các tượng đều không thật sự, chỉ gạt trẻ nít ngu. Làm sao khá nương gây tác các nghiệp, do nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Các tượng vả có chơn thật Tướng khác đạo, nương Tướng khác đạo kia có lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Tượng gương sáng thảy đều không thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết. Tướng khác đạo hãy không, huống nương Tướng khác đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có các pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như gương thảy hiện ra tượng chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có. Quyết định không có pháp nào hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như gương thảy hiện ra tượng ấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? trong hang sâu thảy phát ra các tiếng vang là có thật sự khá nương gây nghiệp? Do gây ra nghiệp hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới. Hoặc sanh trong người, hoặc sanh cõi Dục trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc sanh cõi Sắc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Hoặc sanh cõi Vô sắc trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Trong hang sâu thảy phát ra các tiếng vang đều không thật sự, chỉ gạt đứa tai ngu. Làm sao khá nương gây tác được các nghiệp, do gây ra nghiệp hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Các vang vả có chơn thật Tướng khác đạo, nương Tướng khác đạo kia có lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vang hang sâu thảy đều không thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết. Tu đạo hãy không, huống nương Tướng khác đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có các pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vì khá được chăng?, chẳng phải như hang thảy phát ra vang chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có. Quyết định không có pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như hang thảy phát ra vang ấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! nơi ý ngươi hiểu sao? Trong các ánh nắng hiện giống như nước thảy là có thật sự khá nương gây nghiệp? Do gây ra nghiệp hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới. Hoặc sanh trong người. Hoặc sanh cõi Dục trời Bốn đại vương cúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc sanh cõi trời Sắc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Hoặc sanh cõi Vô sắc trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Trong các ánh nắng hiện như nước thảy đều không thật sự, chỉ gạt đứa mắt ngu. Làm sao khá nương gây tác các nghiệp, do gây ra nghiệp hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Nước thảy trong các ánh nắng vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Ánh nắng nước thảy dều không thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết. Tu đạo hãy không, huống nương Tướng khác đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có các pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như ánh nắng hiện nước thảy chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có. Quyết định không có pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như ánh nắng hiện nước thảy ấy

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Trong các bóng sáng hiện ra sắc tướng là có thật sự khá nương gây nghiệp? Do nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới. Hoặc sanh trong ngươi. Hoặc sanh cõi dục trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc sanh cõi Sắc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Hoặc sanh cõi Vô sắc trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Trong các bóng sáng hiện ra sắc tướng đều không thật sự, chỉ gạt đứa mắt ngu. Làm sao khá nương gây tác các nghiệp, do nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Sắc tướng trong các bóng sáng vả có chơn thật Tướng khác đạo, nương Tướng khác đạo kia có lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bóng sáng, sắc tướng đều không thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết. Tướng khác đạo hãy không, huống nương Tướng khác đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có các pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như sắc tướng bóng sáng hiện chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có. Quyết định không có pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như sắc tướng bóng sáng hiện ấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Thầy huyễn huyễn làm voi ngựa xe bộ bốn quân chúng thảy các thứ huyễn sự. Voi huyễn thảy đây là có thật sự khá nương gây nghiệp, do nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới. Hoặc sanh trong người. Hoặc sanh cõi Dục trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc sanh cõi Sắc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Hoặc sanh cõi Vô sắc trời Không vô biến xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Voi ngựa huyễn thảy đều không thật sự, chỉ gạt trẻ nít ngu. Làm sao khá nương gây tác các nghiệp, do nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Huyễn sự vả có chơn thật Tướng khác đạo, nương Tướng khác đạokia có lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳnh thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Voi ngựa huyễn thảy đều không thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết. Tu đạo hay không, huống nương Tướng khác đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả co các pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như voi thảy các huyễn sự chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có. Quyết định không có pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như voi thảy các huyễn sự ấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Phật sở hóa làm các thân biến hóa, thân biến hóa đây là có thật sự khá nương gây nghiệp? Do nghiệp dã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh. Hoặc đọa quỷ giới. Hoặc sanh trong người. Hoặc sanh cõi Dục trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc sanh cõi Sắc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Hoặc sanh cõi Vô sắc trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật.

Các thân biến hóa đều không thật sự, làm sao khá nương gây tác các nghiệp. Do nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Hóa thân vả có chân thật Tướng khác đạo, nương Tướng khác đạo kia có lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật.

Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Các thân biến hóa đều không thật sự, chẳng năng thi thiết. Tướng khác đạo hãy không, huống nương Tướng khác đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có các pháp hoạc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như thân sở làm biến hóa chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có. Quyết định không có pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như thân sở làm biến hóa ấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Trong thành tầm hương hiện ra vật loại là có thật sự khá nương gây nghiệp? Do nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới. Hoặc sanh trong người. Hoặc sanh cõi Dục trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc sanh cõi Sắc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Hoặc sanh cõi Vô sắc trời Không vô biến xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật.

Trong thành tầm hương hiện ra vãt loại đều không thật sự, làm sao khá nương gây tác các nghiệp. Do nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vật loại trong thành tần hương vả có chơn thật Tướng khác đạo, nương Tướng khác đạo kia có lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật.

Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Trong thành tầm hương hiện ra vật loại đều không thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết. Tướng khác đạo hãy không, huống nương Tướng khác đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có các pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như vật loại đã hiện trong thành tầm hương chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật.

Quyết định không có pháp hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như vật loại đã hiện trong thành tầm hương ấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Trong đây vả có thật kẻ tạp nhiễm, kẻ thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thật. Trong đây vả có thật kẻ tạp nhiễm, kẻ thanh tịnh.

Phật nói: Thiện Hiện! Như kẻ tạp nhiễm và kẻ thanh tịnh thật vô sở hữu. Do nhân duyên đây, tạp nhiễm thanh tịnh cũng chẳng thật có. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì các loại hữu tình nó trụ ngã và ngã sở, hư dối phân biệt bảo rằng có kẻ tạp nhiễm và kẻ thanh tịnh, chớ chẳng pgải kẻ thấy thật bảo là có kẻ tạp nhiễm và kẻ thanh tịnh. Như kẻ thấy thật biết không có kẻ tạp nhiễm và kẻ thanh tịnh. Như vậy cũng không có tạp nhiễm thanh tịnh.

Hội Thứ Nhất
Phẩm Thắng Nghĩa Du Già
Thứ 75 – 1

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các kẻ chẳng thấy thật vô nhiễm vô tịnh. Các kẻ chẳng thấy thật vô nhiễm vô tịnh. Các kẻ chẳng thấy thật cũng vô nhiễm vô tịnh. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh vậy.

Bạch Thế Tôn! Các pháp vô tánh vô nhiễm vô tịnh. Các pháp hữu tánh cũng vô nhiễm vô tịnh. Các pháp vô tánh hữu tánh cũng vô nhiễm vô tịnh.

Bạch Thế Tôn! Pháp vô tự tánh vô nhiễm vô tịnh. Pháp hữu tự tánh cũng vô nhiễm vô tịnh. Pháp cớ sao? Vì tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu vậy cớ sao có khi Phật nói có pháp thanh tịnh ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Tam ma địa nói tất cả pháp tánh bình đẳng là pháp thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Những gì tất cả pháp tánh bình đẳng?

Thiện Hiện! Các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, tánh tướng thường trụ, đấy gọi tất cả pháp tánh bình đẳng. Tánh bình đẳng đây gọi pháp thanh tịnh, đây nương thế tục nói là thanh tịnh, chẳng nương thắng nghĩa. Sở dĩ vì sao? Trong thắng nghĩa đế, không phân biệt, không hý luận, tuyệt tất cả đường âm thanh danh tự.

Cụ thọ Thiện Hiện! thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp như mộng được thấy, như tượng, như vang, như ánh nắng, như bóng sáng, như việc huyễn, như thân biến hóa, như thành tâm hương, tuy hiện in có mà không thật sự; Bồ tát Ma ha tát làm sao nương diệu pháp chẳng phải chân thật như thế phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tác lời nguyện này: Ta phải viên mãn bố thí Ba la mật đa; ta phải viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa.

Ta phải viên mãn bốn tĩnh lự; ta phải viên mãn bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Ta phải viên mãn bốn niệm trụ, ta phải viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Ta phải viên mãn không giải thoát môn; ta phải viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Ta phải viên mãn tám giải thoát; ta phải viên mãn tám thắng xứ, chín thứ dệ định, mười biến xứ.

Ta phải viên mãn nội không, ta phải viên mãn ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vì khá được chăng? không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Ta phải viên mãn chơn như; ta phải viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Ta phải viên mãn khổ thánh đế, ta phải viên mãn tập diệt đạo thánh đế. Ta phải viên mãn tất cả đà la ni môn, ta phải viên mãn tất cả tam ma địa môn.

Ta phải viên mãn Cực hỷ địa; ta phải viên mãn Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiện địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Ta phải viên mãn năm nhãn, ta phải viên mãn sáu thần thông.

Ta phải viên mãn Phật mười lực; tam ma địa phải viên mãn bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Ta phải viên mãn biện đà la ni. Ta phải viên mãn pháp vô vong thất, ta phải viên mãn tánh hằng trụ xả. Ta phải viên mãn nhất thiết trí; ta phải viên mãn đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Ta phải viên mãn ba mươi hai tướng Đại sĩ, ta phải viên mãn tám mươi tùy hảo.

Ta phải phát khởivô lượng quang minh soi khắp mười phương vô biên thế giới. Ta phải phát khởi một diệu âm thanh khắp nhẫy mười phương vô biên thế giới, tùy các hữu tình pháp tâm, tâm sở, ý muốn sai khác vì thuyết nhiều thứ pháp môn vì khá được chăng? diệu, khiến siêng Tướng khác học, khiến được lợi ích an vui thù thắng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Ngươi đã thuyết pháp đâu chẳng cũng như mộng được thấy, như tượng, như vang, như ánh nắng, như bóng sáng, như việc huyễn , như thân biến hóa, như thành tầm hương ư?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy Bạch Thiện Thệ! Như vậy. Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp như mộng được thấy, nói rộng cho đến như thành tầm hương, đều không thật sự, Bồ tát Ma ha tát làm sao khi Tướng khác hành Bát nhã Ba la mật đa, phát lời chắc thật: Ta phải viên mãn tất cả công đức lợi ích an vui vô lượng hữu tình?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành không, vô tướng, vô nguyện giải môn, huống nang viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành tám giải thoát, tám tháng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành nôi không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, như không giới, bất tư nghì giới, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành khổ tập diệt đạo thánh đế, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành tất cả đa la ni môn, tất cả tam ma địa môn, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành năm nhãn, sáu thần thông, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành biện đà la ni, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo, huống năng viên mãn. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng được thấy, nói rộng cho đến loài vật đã hiện trong thành tầm hương, năng hành tất cả sự nghiệp sở nguyện. Tất cả các pháp cũng ưng như thế, đều chẳng thật vậy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã thuyết. Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, huống năng viên mãn. .

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành khổ tập diệt đạo thánh đế, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành năm nhãn, sáu thần thông, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành biện đà la ni, huống năng viên mãn. Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hànhba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo, huống năng viên mãn.

Chẳng thật có pháp chẳng năng thành xong sự nghiệp sở nguyện. Chẳng thật có pháp chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Khổ tập diệt đạo thánh đế chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Năm nhãn, sáu thần thông chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Các pháp như thế, tất cả đều là suy nghĩ tạo tác. Các pháp có suy nghĩ tạo tác ra đều chẳng năng được Nhất thiết trí trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các pháp như thế đối đạo Bồ đề tuy nang dẫn phát mà với quả kia không giúp đỡ được gì. Bởi các pháp này vô sanh, vô khởi, vô thật tướng vậy.

Các Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm, tuy khởi các thứ thiện thân ngữ ý, nghĩa là hoặc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Hoặc tu hành khác hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.

Hoặc an trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế.

Hoặc tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Hoặc tu hành tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Hoặc tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Hoặc tu hành Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Hoặc tu hành năm nhãn, sáu thần thông. Hoặc tu hành Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc tu hành nhất thiết trí, đạo tướng tí, nhất thiết tướng trí, mà biết tất cả như mộng được thấy, như tượng, như vang, như ánh nắng, như bóng sáng, như việc huyễn, như thân biến hóa, như thành tầm hương, đều chẳng phải có thật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các pháp như thế tuy chẳng thật có, nếu chẳng viên mãn, quyết định chẳng năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Các Bồ tát Ma ha tát nếu chẳng viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn khổ tập diệt đạo thánh đế , quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ , quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn năm nhãn, sáu thần thông, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Nếu chẳng viên mãn nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, quyết định chẳng năng thành tục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát này khi Tướng khác hành Bát nhã Ba la mật đa, tùy chỗ Tướng khác hành tất cả thiện pháp đều như thật biết như mộng được thấy, như tượng, như vang, như ánh nắng, như bóng sáng, như việc huyễn, như thân biến hóa, như thành tầm hương. Nghĩa là hoặc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc an trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành năm nhãn, sáu thần thông, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành Phật mười lực; hoặc khiến tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám Phật bất công, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương.

Hoặc thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi phật cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng như thật biết như mộng được thấy, nói rộngcho đến như thành tầm hương. Cũng như thật biết tâm hành các loại hữu tình sai khác như mộng được thấy, nói rộng cho đến như thành tầm hương.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi Tướng khác hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp chẳng lấy là có, chẳng lấy là không. Nếu do lấy như thế nên chứng được Nhất thiết trí trí, cũng biết pháp kia như mộng được thấy, như tượng, như vang, như ánh nắng, như bóng sáng, như việc huyễn, như thân biến hóa, như thành tầm hương, chẳng lấy là có, chẳng lấy là không. Vì cớ sao? Bố thí Ba la mật đa chẳngkhá lấy vậy; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng chẳng khá lấy vậy.

Bốn niệm trụ chẳng khá lấy vậy; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng chẳng khá lấy vậy.

Nội không chẳng khá lấy vậy; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, cũng chẳng khá lấy vậy.

Khổ thánh đế chẳng khá lấy vậy, tập diệt đạo thánh đế chẳng khá lấy vậy. Bốn tĩnh lự chẳng khá lấy vậy; bốn vô lượng lự , bốn vô sắc định chẳng khá lấy vậy. Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng chẳng khá lấy vậy. Tất cả đà la ni môn chẳng khá lấy vậy, tất cả tam ma địa môn chẳng khá lấy vậy. Không giải thoát môn chẳng khá lấy vậy; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng chẳng khá lấy vậy.

Cực hỷ địa chẳng khá lấy vậy; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, chẳng khá lấy vậy. Năm nhãn chẳng khá lấy vậy; , sáu thần thông cũng chẳng khá lấy vậy.

Phật mười lực chẳng khá lấy vậy; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Phật bất cộng cũng chẳng khá lấy vậy. Pháp vô vong thất chẳng khá lấy vậy; tánh hằng trụ xả cũng chẳng khá lấy vậy. Nhất thiết trí chẳng khá lấy vậy; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng chẳng khá lấy vậy.

Pháp thế gian chẳng khá lấy vậy, pháp xuất thế gian cũng chẳng khá lấy vậy. Pháp hữu lậu chẳng khá lấy vậy, pháp vô lậu cũng chẳng khá lấy vậy. Pháp hữu vi chẳng khá lấy vậy; pháp vô vi chẳng khá lấy vậy. Bồ tát Ma ha tát này biết tất cả pháp chẳng khá lấy rồi, cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều chẳng khá lấy, đều vô thật sự, như mộng được thấy, như tượng, như vang, như ánh nắng, như bóng sáng, như việc huyễn, như thân biến hóa, như thành tầm hương, là pháp chẳng thể lấy. Nhưng các hữu tình đối pháp như thế chẳng biết chẳng thấy, Bồ tát Ma ha tát này vì độ thoát các hữu tình kia nên cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề .

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm vì muốn lợi vui các hữu tình, nên tu hành bố thí Ba la mật đa, chẳng vì thân mình, chẳng vì việc khác. Vì muốn lợi vui các hữu tình nên tu hành an nhẫn Ba la mật đa, chẳng vì thân mình, chẳng vì việc khác. Vì muốn lợi vui các hữu tình nên tu hành tinh tiến Ba la mật đa, chẳng vì thân mình, chẳng vì việc khác. Vì muốn lợi vui các hữu tình nên tu hành tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng vì thân mình, chẳng vì việc khác. Vì muốn lợi vui các hữu tình nên tu hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì thân mình, chẳng vì việc khác. Vì muốn lợi vui các hữu tình nên cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng vì thân mình, chẳng vì việc khác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi Tướng khác hành Bát nhã Ba la mật đa, thấy các ngu phu với trong phi ngã mà trụ tưởng ngã. Với trong phi hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, khiến tác giả, khởi giả, khiến khởi giả, thọ giả, khiến thọ giả, tri giả, khiến tri giả, kiến giả, khiến kiến giả, mà trụ tưởng hữu tình nói rộng cho đến khiến kiến giả. Bồ tát Ma ha tát này thấy việc đây rồi rất sanh thương xót, phương tiện giáo hoá, khiến lìa điên đảo vọng tưởng chấp trước, an để trong cõi vô tướng cam lồ. Trụ trong cõi này, chẳng hiện khởi lại tưởng ngã cho đến tưởng khiến kiến giả.

Khi ấy tất cả lay động, tán loạn, hý luận, phân biệt, chẳng hiện hành lại; tâm nhiều an trụ vắng lặng điềm đạm trong cõi vô hý luận.

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này do phương tiện đây tu hành Bát nhã Ba la mật đa, tự đối các pháp không sở chấp trước, cũng năng dạy người đối tất cả pháp không sở chấp trước. Đây nương thế tục, chẳng nương thắng nghĩa.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Khi Phật chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, sở đắc Phật pháp là nương thế tục hay nương thắng nghĩa nói là "đắc" ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Khi Phật chứng Vô thượng Chánh đẳng giác sở đắc Phật pháp nương thế tục nên gọi là "đắc" chẳng nương thắng nghĩa. Nếu nương thắng nghĩa năng đắc, sở đắc, đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu bảo người này đắc pháp như thế, bèn hữu sở đắc. Kẻ hữu sở đắc bèn chấp có hai. Kẻ chấp có hai chảng năng đắc quả, cũng không hiện quán.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu chấp có hai chẳng năng đắc quả, cũng không hiện quán. Kẻ chấp không hai là năng đắc quả, có hiện quán ư?

Phật nói: Thiện Hiện! Kẻ chấp có hai chẳng năng đắc quả, cũng không hiện quán; kẻ chấp không hai cũng lại như thế. Nếu không hai, không chẳng hai tức gọi đắc quả, cũng gọi hiện quán. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Nếu chấp do đây bèn năng đắc quả, cũng có hiện quán; và chấp do kia chẳng năng đắc quả, cũng không hiện quán, đều là hýluận. Vì chẳng phải tất cả pháp trong tánh bình đẳng có các hý luận, nếu lìa hý luận mới nên gọi là pháp tánh bình đẳng.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh mà làm tự tánh, trong đây sao gọi pháp tánh bình đẳng?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu ở chỗ này đều không có hữu tánh, cũng không có vô tánh, cũng chẳng khá nói là tánh bình đẳng, như vậy mới gọi pháp tánh bình đẳng.

Thiện Hiện phải biết: Pháp tánh bình đẳng đã chẳng khá nói, cũng chẳng khá biết; trừ tánh bình đẳng, không có pháp khá được; lìa tất cả pháp không có tánh bình đẳng.

Thiện Hiện phải biết: Pháp tánh bình đẳng dị sanh thánh giá đều chẳng năng hành, vì chẳng phải cảnh của kia vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Pháp tánh bình đẳng đâu cũng chẳng phải cảnh sở hành của Phật ư?

Phật nói Thiện Hiện! Pháp tánh bình đẳng chẳng phải cảnh sở hành của các Hiền Thánh. Nghĩa là kẻ tùy tín hành, hoặc kẻ tùy pháp hành, hoặc kẻ Đệ bát, hoặc Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc A la hán, hoặc Độc giác, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều chẳng năng đem pháp tánh bình đẳng làm cảnh sở hành.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối tất cả pháp đều được tự tại, vì sao khá nói pháp tánh bình đẳng cũng chẳng phải cảnh sở hành chư Phật ư?

Phật nói: Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối tất cả pháp tùy được tự tại, nếu tánh bình đẳng cùng Phật có khác, khá nói là cảnh sở hành của Phật. Nhưng tánh bình đẳng cùng Phật không khác, làm sao khá nói cảnh kia Phật hành?

Thiện Hiện phải biết: Nếu pháp tánh bình đẳng của các dị sanh, nếu pháp tánh bình đẳng của tùy tín hành, nếu pháp tánh bình đẳng của tùy pháp hành, nếu pháp tánh bình đẳng của các các Dự lưu, nếu pháp tánh bình đẳng của các Nhất lai, nếu pháp tánh bình đẳng của các Bất hoàn, nếu pháp tánh bình đẳng của các A la hán, nếu pháp tánh bình đẳng của các Độc giác, nếu pháp tánh bình đẳng của chúng Bồ tát Ma ha tát, nếu pháp tánh bình đẳng của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, như vậy tất cả pháp tánh bình đẳng đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng.

Nhất bình đẳng này không có hai, không có riêng, cho nên chẳng thể nói: Đây là pháp tánh bình đẳng của dị sanh, rộng nói cho đến đây là pháp tánh bình đẳng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Ở trong tánh bình đẳng nhất pháp đây, các tánh bình đẳng đã chẳng khá được; ở trong tướng sai khác của dị sanh và các Thánh giả cũng chẳng khá được.

Xem mục lục