Tin Tức (680)


KHÓ KHĂN KHI THIỀN ĐỊNH CHUYỂN QUA HẬU THIỀN ĐỊNH

609

Thưa thầy con thấy, về thiền định và hậu thiền định, tức là một người thực hành công phu mà thấy được thiền định rồi, thì từ thiền định chuyển qua hậu thiền định, con thấy trong những truyền thống Đại thừa, tức là người ta tu trong một chúng hay được một vị thầy chỉ dạy chuyện đó thì nó dễ, còn những người thực hành riêng lẻ và không có thầy hướng dẫn thì họ chuyển qua rất khó.
_Khó hả?
_Khó, tại vì cái Bồ Đề tâm và lòng từ bi nó không có nên khó chuyển cái thấy nó rộng ra.
_Nó khó bởi vì cái nhìn thấy của họ về ông chủ cũng còn bị giới hạn, thì đơn giản một điều là khi mình ngồi thiền, dù có im lặng trời gì thì cũng mình ngồi, rồi mình đứng dậy, đi tới đi lui, đi ra chợ ra phố thì cũng là mình thôi. Chẳng qua cái nhìn của mình giới hạn mình tưởng mình chỉ ngồi thôi. Còn khi mà anh khám phá ra được “cái mình” đó thì anh có lên trời xuống biển gì thì cũng là mình đó thôi, phải hông? Chớ đừng có nói hậu thiền định gì, mai sau có lên cõi trời hay có rớt xuống nữa thì cũng mình đó thôi, chớ có ai khác nữa đâu? Chẳng qua người ngồi thiền họ tin vào cái ông chủ này, chính mình này, nó chỉ nằm giới hạn trong thiền định thôi, và họ không khám phá ra thêm nữa. Mình mà ngồi yên một cục thì cũng mình mà mình dơ tay múa chân thì cũng là mình vậy thôi, chớ có ai khác nữa đâu? Thành ra trong kinh Lăng Nghiêm mới nói là: Có mấy Văn Thù? Thì có một Văn Thù thôi chớ làm gì có Văn Thù nào khác!
Thành ra vấn đề mình khám phá cho nó sâu, và nếu như mình bị kẹt thì mình phải nhờ người nào họ vượt qua được cái đó nhiều hơn, thì họ sẽ giúp mình vượt qua. Chớ chỉ có một Văn T hù thôi, mắt tai mũi lưỡi thân ý gì cũng một Văn Thù thôi, chớ đâu phải mắt là Quán Thế Âm thức là Văn Thù đâu. Mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là Văn Thù thôi, nhưng mà cái sự biến hóa của Văn Thù đó nó khác nhau, nó khác nhau ở cái sự biến hóa chớ không phải khác nhau không phải ông Văn Thù hay là ông Văn Thù nào khác.

_Bạch thầy con xin hỏi, trong lúc ngồi thiền, lúc đầu họ lắng đọng tâm, họ nghĩ đó là ông chủ, thì ra hậu thiền định nó hông còn. Như vậy khi thiền định là xác định ông chủ rồi làm sao hậu thiền định có lúc nào nó bị che lấp ông chủ không?

_Như hồi nãy thầy nói rồi, nếu như ngồi thiền mình thấy ông chủ, mà ra khỏi thời thiền mình mất ông chủ đó đi, thì theo thầy nghĩ thiền định của mình nó cũng chưa đạt tới ông chủ đầy đủ để mà mình khám phá ra ông chủ.
Bởi vì đơn giản một điều, bây giờ nước, im lặng là nước, rồi lấy cây mình đánh nó thì nó vẫn là nước thôi, nó văng lung tung nhưng nó vẫn là nước thôi, phải hông? Khi tĩnh nó là nước dòm dễ thấy, còn khi động lắc rung gì đó nó không còn êm nữa nhưng mà nó vẫn là nước thôi.
Chẳng qua là mình chưa khám phá ra cái tánh nước đó trọn vẹn, rồi mình tưởng nước là phải im lặng vậy mới nước, còn khi mình khám phá ra cái trọn vẹn thì mình có đánh hay xin lỗi mình có đổ xuống đất thì nó cũng là nước thôi, không thể nào khác được hết. Khi mình khám phá ra trọn vẹn là vậy, thành ra ví dụ đơn giản như hồi nãy thầy nói: thấy được bản tánh của tâm khi không có tư tưởng, khi tư tưởng yên lặng, và khám phá bản tánh của tâm khi tư tưởng chuyển động. Khi mình ngồi thiền mình im lặng, đây là ông chủ rồi, thì lúc đó mình thử khởi vài tư tưởng coi nó có còn ông chủ hay không? Ông sẽ mặc đồ khác đi, không ở trần nữa, ông mặc đồ vô, nhưng vẫn là ông chủ đó thôi hà. Và lúc đó mới ông chủ thiệt. Chớ còn mà mình nói tôi khám phá ông chủ rồi, mà mình thấy ông mới mặc áo là nó biến thành cái ông nào khác thì mình cũng thấy đó chưa thiệt. Thiệt là nó phải luôn luôn, thành ra cái thiệt đó nói là “Bất biến tùy duyên” đó. Tùy duyên là cái tư tưởng mình động cũng tùy duyên, mà không động cũng là tùy duyên nhưng mà ông chủ thì bất biến. Dầu động hay không động, động hay không động đó là chuyện sinh hoạt của cái tư tưởng, cái ý tưởng mình, nhưng mà ông chủ, dầu động hay không động ông vẫn là ông chủ thôi.
Thành ra mình thiền định, sau thiền định mình ra mình thấy lung tung mình thấy ông chủ của mình sao mà nó mờ mờ nó biến đâu mất rồi thì mình phải lo khám phá mạnh hơn nữa, bởi vì ông chủ ông không thể biến được. Còn nếu như mà ông biến thì coi chừng cái ông chủ của mình nó chưa trọn vẹn. Nó chỉ một mặt yên tĩnh thì nó có, còn bắt đầu lôi thôi là ông biến đâu mất.
Chính vì vậy mà mình thấy những vị Thiền sư hay Lạt Ma họ làm việc rất nhiều, phải hông? Họ làm việc hơn người thường nhiều lắm chớ đừng có nói là ở đời này mình làm việc nhiều hơn đâu. Họ làm việc nhiều hơn mình, nhưng mà họ vẫn vậy, vẫn là chủ.

Tánh Hải
Kính ghi

609

QUẢN LÝ THỜI GIAN

Có rất nhiều kỹ năng quản lý thời gian mà bạn trẻ nên rèn luyện để đạt kết quả học tập và làm việc tốt hơn.⏰ Ưu tiên công việcTrước tiên, điều

883
ĐẠI ĐỊNH TIỂU ĐỊNH - Tánh Hải Ghi

Thưa thầy, các vị Bồ Tát ngộ tánh Không này thì đại định, có bao giờ tánh Không có đại có tiểu hay không?_Thì mình chưa tới cái đó thì mình tiểu

1,421
Tâm Ấn Chư Phật

Tâm Ấn Chư Phật   Bài kệ của Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền cho đệ tử Pháp Hiền vào thế kỷ thứ 6 là bài kệ truyền dòng đầu tiên

19,959
MÓN ĂN PHÒNG, TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

MÓN ĂN PHÒNG TRỊ TĂNG HUYẾT ÁPCÀ CHUA SỐNG TRỘN ĐƯỜNG  - Cách dùng: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1-2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thêm chút

16,168
CÂU HỎI VỀ CÚNG DƯỜNG

_Thưa thầy, con thắc mắc cái chất lượng của việc cúng dường có ảnh hưởng tới thái độ của người cúng dường đó nghiêm túc chân thật, vậy là nó tăng chất

632
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,491
Chùa Việt
Sách Đọc