Khi ấy, cụ tho Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có bao nhiêu pháp rất quý lạ hiếm có, Thanh văn Độc giác đều chỗ chẳng có?
Phật bảo: Thiện Hiện! Lắng nghe cho kỹ, khéo suy nghĩ lấy, Ta sẽ vì ngươi phân biệt giải nói. Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, có bao nhiêu pháp rất quý lạ hiếm có. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu trụ dị thục sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Năm diệu thần thông, ba mươi bảy phẩm Bồ đề phần pháp. Đà la ni môn, tam ma địa môn. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, bốn vô ngại giải. Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Không, vô tướng, vô nguyện tam ma địa thảy vô lượng công đức. Qua mười phương thế giới, nếu các hữu tình kẻ đáng dùng bố thí mà nhiếp ích, thời dùng bố thí nhiếp ích. Kẻ đáng dùng tịnh giới mà nhiếp ích, thời dùng tịnh giới mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng an nhẫn mà nhiếp ích, thời dùng an nhẫn mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng tinh tiến mà nhiếp ích, thời dùng tinh tiến mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng tĩnh lự mà nhiếp ích, thời dùng tĩnh lự mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng bát nhã mà nhiếp ích, thời dùng bát nhã mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng sơ tĩnh lự mà nhiếp ích, thời dùng sơ tĩnh lự mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tĩnh lự mà nhiếp ích, thời dùng đệ nhị cho đến đệ tứ tĩnh lự mà nhiếp ích. . Kẻ đáng dùng định không vô biên xứ mà nhiếp ích, thời dùng định không vô biên xứ mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng định thức vô biên xư, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ mà nhiếp ích, thời dùng định thức vô biên xứ cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng từ vô lượng mà nhiếp ích, thời từ vô lượng mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng bi hỷ xả vô lượng mà nhiếp ích, thời dùng bi hỷ xả vô lượng mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng bốn niệm trụ mà nhiếp ích, thời dùng bốn niệm trụ mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chánh đẳng giác chi, tám thánh đạo chi mà nhiếp ích thời dùng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng không tam ma địa mà nhiếp ích, thời dùng không tam ma địa mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng vô tướng, vô nguyện tam ma địa mà nhiếp ích, thời dùng dùng vô tướng, vô nguyện tam ma địa mà nhiếp ích. Kẻ đáng dùng các thứ thiện pháp khác mà nhiếp ích thời dùng các thứ thiện pháp khác mà nhiếp ích.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu trụ dị thục sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Năm diệu thần thông, ba mươi bảy phẩm Bồ đề phần pháp. Đà la ni môn, tam ma địa môn. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Bốn vô ngại giải, tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Không, vô tướng, vô nguyện tam ma địa thảy vô lượng công đức, dùng bố thí thảy nhiếp ích hữu tình?
Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thí các vật cần dùng cho hữu tình: cần cơ, cho cơm, cần nước cho nước, cần áo mặc cho áo mặc, cần xe cưỡi cho xe cưỡi, cần hương hoa cho hương hoa, cần tràng phan lọng cho tràng phan lọng; cần đồ ngồi nằm cho đồ ngồi nằm, cần chuỗi anh lạc thảy các đồ trang nghiêm cho chuỗi anh lạc thảy các đồ trang nghiêm; cần nhà cửa cho nhà cửa, cần đèn sáng cho đèn sáng, cần kỹ nhạc cho kỹ nhạc, cần thuốc uống cho thuốc uống.
Tùy các món đồ cần dùnng thảy đều thí cho, khiến không thiếu thốn. Như thí Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác các đồ cúng dường, thí các Độc giác cũng lại như vậy. Như thí Độc giác các đồ cúng dường, thí các A la hán cũng lại như vậy. Như thí A la hán các đồ cúng dường, thí các Bất hoàn cũng lại như vậy. Như thí Bất hoàn các đồ cúng dường, thí các Nhất Lai cũng lại như vậy. Như thí Nhất Lai các đồ cúng dường, thí các Dự Lưu cũng lại như vậy. Như thí Dự Lưu các đồ cúng dường, thí các chánh chí chánh hành cũng lại như vậy. Như thí các chánh chí chánh hành các đồ cúng dường, thí kẻ trì giới cũng lại như vậy. Thí kẻ trì giới các đồ cúng dường, thí kẻ phạm giới cũng lại như vây. Như thí kẻ phạm giới các đồ cúng dường, thí kẻ ngoại đạo cũng lại như vậy. Như thí ngoại đạo các đồ cúng dường, thí các nhân thú cũng lại như vậy. Như thí nhân thú các đồ cúng dường, thí các phi nhân cũng lại như vậy. Như thí phi nhân các đồ cúng dường, thí các bàng sanh cũng lại như vậy.
Đối các hữu tình nơi tâm bình đẳng không tưởng sai khác mà hành bố thí, trên từ chư Phật dưới đến bàng sanh bình đẳng bình đẳng không chỗ sai khác. Vì cớ sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát rõ thấu được các pháp và các hữu tình tự tướng đều không, đều vô sai biệt, nên không có tưởng khác, không có phân biệt mà hành bố thí. Bồ tát Ma ha tát này do không tưởng khác, không chỗ phân biệt hành bố thí, nên phải được quả vô dị vô phân biệt, nghĩa là được viên mãn Nhất thiết tướng trí và các công đức vô lượng của chư Phật .
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát thấy kẻ ăn xin bèn khởi tâm này: Nếu là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là đấng phước điền ta nên thí cho, cúnng dường cũng chẳng thấy kẻ kính. Nếu là bàng sanh thảy chẳng phải phước điền chẳng nên thí cho những đồ cằn dùng. Bồ tát Ma ha tát này khởi tâm như thế.Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát phát tâm Bồ đề, cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cần nhất tịnh tự tâm, phước điền mới tịnh. Thấy các kẻ xin chẳng nên thí chẳng làm nhiêu ích, vì trái với tâm căn bản sơ phát Bồ đề. Nghĩa là các Bồ tát phát tâm Bồ đề rằng ta vì hữu tình phải làm chỗ cổn nương dựa, nhà cửa cứu hộ.
Thấy các kẻ xin nên khởi nghĩ rằng: Nay hữu tình đây nghèo cùng cô quạnh, ta phải đem thí mà nhiếp ích đó. Kia nhờ duyên đấy cũng nên chuyển thí, ít muốn vui đủ, lìa đoạn sanh mạng, lìa lấy của không cho, lìa dục tà hạnh, lìa lời dối gạt, lìa lời chia rẽ, lìa lời thô ác, lìa lòi tạp uế, cũng lìa tham dục, giận dữ, tà kiến. Do nhân duyên đây sanh đại tộc Sát đế lợi, hoặc đại tộc Cư sĩ, hoạc tùy sanh ở một chỗ giàu sang giàu có của báu, tu các nghiệp lành. Hoặc do thí đây nhiếp ích nhân duyên, lần nương Tam thừa mà được độ thoát, nghĩa là khiến tới vào Thanh văn Độc giác và Vô thượng thừa, ba cõi Vô dư y Niết bàn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát có oán địch thừa, hoặc các hữu tình đến tới chỗ mình để làm tổn hại, hoặc vì thiếu thốn có điều cầu xin, Bồ tát Ma ha tát này trọn chẳng phát khởi tâm phân biệt kỳ thị đây nên thí cho, đây chẳng nên thí cho. Chỉ thường phát khởi tâm bình đẳnng, tùy điều cầu xin thảy đều thí cho. Vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này khắp làm lợi vui các hữu tình, cầu tới Vô thượnng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu mà phát khởi tâm phân biệt kỳ thị đây nên thí cho, đây chẳng nên thí, bèn bị Như Lau Ứnng Chánh Đẳng Giác và các Bồ tát, Độc giác, Thanh văn, thế gian, trời, người, a tố lạc thảy đồng chung quở trách rằng: Ai cầu thỉnh ngươi phát tâm Bồ đề, thí khắp lợi vui các loại hữu tình? Kẻ khônng nương về vì làm nương về, kẻ không cứu hộ vì làm cứu hộ, kẻ không cồn bãi vì làm cồn bãi, mà khiến rẽ riêng có thí chẳng thí?
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, có người phi người đến tới chỗ mình cầu xin thân phần, tay chân lóng đốt. Bồ tát Ma ha tát này chẳng khởi hai tâm là thí chẳng thí. Duy khởi nghĩ rằng: Theo điều cầu xin đều phải thí cho. Vì sao? Bồ tát Ma ha tát hằng khởi nghĩ rằng: Ta vì làm lợi vui các loài hữu tình đến xin quyết định phải cho, chẳng nên chẳng cho. Cho nên thấy kẻ xin bèn khởi tâm này: Thân ta nay đây vốn vì người thọ dụng, kia chẳng đến lấy hãy nên tự đem đi, huống là đến cầu xin mà lại chẳng cho. Khởi nghĩ này rồi vui mừnng nhảy nhót, tự cắt lóng tay mà trao cho đó, lại tự mừng rằng nay được lợi lớn. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế phải nên học.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát này thấy có kẻ xin bèn khởi nghĩ này: Nay ở trong đây ai thí ai nhận? Thí những vật gì? Do đâu mà thí? Vì đâu mà thí? Vì sao mà thí? Tự tánh các pháp đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Các pháp như thế đều rốt ráo không, chẳng phải trong pháp không có cho có nhận.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nên học các pháp đều không như thế. Nghĩa là hoặc do nội không nên không, hoặc do ngoại không nên không, hoặc do nội ngoại không nên không, hoặc do không không nên không, hoặc do đại không nên không, hoặc do thắng nghĩa không nên không, hoặc do hữu vi không nên không, hoặc do vô vi không nên không, hoặc do vô vi không nên không, hoặc do tất cánh không nên không, hoặc do tán không nên không, hoặc do vô biến dị không nên không, hoặc do bổn tánh không nên không, hoặc do tự tướng không nên không, hoặc do cộng tướng không nên không, hoặc do nhất thiết pháp không nên không, hoặc do bất khảđắc không nên không, hoặc do vô tánh tự tánh không nên không. Bồ tát Ma ha tát này trụ trong không đây mà hành bố thí hằng thời không gián đoạn, viên mãn bố thí Ba la mật đa. Do bố thí Ba la mật đa được viên mãn , nên khi vì người cắt đứt vật nội ngoại, tâm mình đều không tức giận phân biệt, chỉ khởi nghĩ này: Hữu tình và pháp tất cả đều không. Ai cắt đứt ta? Ai chịu cắt đứt? Ai lại quán không?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùnng Phật nhãn xem thấy mười phương thế giới vô lượng Căng già sa thảy, các Bồ tát Ma ha tát này vì muốn lợi vui các loại hữu tình, cớ đấy nghĩ nguyện vào đại địa ngục, vào rồi phát khởi ba pháp chỉ dẫn. Những gì là ba? Một là thần biến chỉ dẫn, hai là ghi nói chỉ dẫn, ba là răn dạy chỉ dẫn. Bồ tát Ma ha tát này đem thần biến chỉ dẫn để diệt trừ các thứ dụnng cụ khổ nước sôi, lửa, dao thảy. Đem ghi nói chỉ dẫn để ghi chỗ nghĩ nơi tâm của loài hữu tình kia mà vì nói pháp. Đem răn dạy chỉ dẫn đối kia phát khởi đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà vì nói pháp, khiến các loài hữu tình nơi địa ngục kia đối chỗ Bồ tát sanh lòng tịnh tín. Do nhân duyên này từ địa ngục ra được sanh trên trời, hoặc sanh trong ngưởi lần nương Tam bảo làm ngằn mé khổ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùnng Phật nhãn xem khắp mười phươnng thế giới vô lượng Căng già sa thảy, các Bồ tát Ma ha tát thừa sự cúng dường chư Phật Thế Tôn. Bồ tát Ma ha tát này khi thừa sự cúng dường chư Phật Thế Tôn thâm tâm vui mừng chẳng điều nào chẳng ưa muốn, thân tâm ưa muốn chẳng điều nào chẳng cung kính. Bồ tát Ma ha tát này đối các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thuyết ra chánh pháp cung kính lắng nghe, thọ trì đọc tụng cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề trọn chẳng quên mất. Tùy pháp được nghe, năng vì hữu tình giải nói không trái khiến được an vui lợi ích thù thắng, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thường không nhác bỏ.
Lai nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn xem khắp mười phương thế giới vô lượng Căng già sa thảy, các Bồ tát Ma ha tát vì muốn nhiêu ích các loài hữu tình trong thú bàng sanh nên tự xả thân mạng. Bồ tát Ma ha tát này thấy các thú bàng sanh bị các loại lửa đói ép ngặt muốn làm hại lẫn nhau, khởi tâm thương xót tự cắt thân phân, dứt các lóng đốt tung rải mười phương mặc chúng ăn nuốt. Các loại bàng sanh đứa được ăn thịt Bồ tát này đều đối Bồ tát khởi tâm kính mến và xấu hổ. Do nhân duyên đây thoát thú bàng sanh, được sanh trên trời, hoặc sanh trong người gặp gỡ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nghe thuyết chánh pháp, như lý tu hành lần nương Tam thừa mà được độ thoát, nghĩa là tùy chứng vào Thanh văn, Độc giác và Vô Thượng Thừa, ba cõi Vô dư y Niết bàn . Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát này năng vì thế gian làm việc khó làm, được nhiều nhiêu ích, nghĩa là làm lợi vui các hữu tình, nên tự phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác, cũng khiến người phát tâm nhàm lìa sanh tử cầu tâm Bồ đề, tự hành các thứ thật chánh hành, cũng khiến người hành, lần vào cõi Tam thừa Niết bàn .
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn xem khắp mười phương thế giới vô lượng Căng già sa thảy, các Bồ tát Ma ha tátvì muốn nhiêu ích các loài hữu tình trong giới quỷ đói. Do đấy nghĩ rằng nguyện sanh trong cõi kia phương tiện dứt trừ khổ đói thảy, các quỷ đói kia đã dứt nhiều khổ đói, đối Bồ tát này rất khởi tâm kính mến xấu hổ. Nhờ căn lành đây thoát thú quỷ đói, được sanh trên trời, hoặc sanh trong người, thường gặp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cung kính cúng dường nghe tiếng chánh pháp, lần lữa tu hành chánh hạnh Tam thừa, cho đến được vào ba cõi Vô dư y Niết bàn. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối loại hữu tình an trụ đại bi phát khởi vô biên phương tiện khéo léo cứu vớt khiến vào Tam thừa Niết bàn, rốt ráo an vui.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn xem khắp mười phương thế giới vô lượng Căng già sa thảy, các Bồ tát Ma ha tát hoặc làm trời Bốn đại vươnng chúng tuyên nói chánh pháp, hoặc làm trời Ba mươi ba tuyên nói chánh pháp, hoặc làm trời Dạ ma tuyên nói chánh pháp, hoặc làm trời Đổ sử đa tuyên nói chánh pháp, hoặc làm trời Đổ sử đa tuyên nói chánh pháp, hoặc làm trời Lạc biến hóa tuyên nói chánh pháp, hoặc làm trời Tha hóa tự tại tuyên nói chánh pháp. Các chúng trời này ở chỗ Bồ tát nghe chánh pháp rồi, lần nương Tam thừa siêng tu chánh hạnh tùy ứnng tới vào ba cõi Vô dư Niết bàn . Thiện Hiện! Trong chúng trời kia có các Thiên tử say đắm năm diệu dục lạc trên trời và các điện ngọc chỗ nương ở. Bồ tát Ma ha tát này thị hiện lửa dậy đốt cung điện kia khiến sanh nhàm sợ, nhân vì thuyết pháp tác lên lời này. Các Thiên tử! Nên xem xét kỹ các hạnh vô thường, khổ, không, phi ngã chẳng khá bảo đảm tin cậy, đâu phải chỗ kẻ trí nương đây mà vui đắm? Khi ấy, các Thiên tử nghe pháp âm đây, đều đối năm dục rất sanh nhàm lìa, tự xem thân mệnh hư ngụy vô thường, in như bẹ chuối, điển sáng, ánh nắng, xem các cung điện giống như lao ngục. Khởi lên ý nghĩ này rồi, liên nương Tam thừa siêng tu chánh hạnh mà lấy diệt độ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn vô ngại thanh tịnh xem khắp mười phương thế giới vô lượng Căng già sa thảy, các Bồ tát Ma ha tát thấy các Phạm thiên đắm các kiến thú, phương tiện hóa độ khiến kia xa lìa, bảo Thiên tiên rằng: Vì sao các ngươi đốitrong tất cả pháp không, vo tướng, hư dối chẳng thật, phát khởi các ác kiến thú như thế, nên mau bỏ đi, tín thọ chánh pháp, khiến ngươi được Vô thượnng cam lồ. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ đại bi, vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp.
Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát có bao pháp rất quý lạ hiếm có.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn xem khắp mười phương thế giới vô lượng Căng già sa thảy, các Bồ tát Ma ha tát đem bốn nhiếp sự nhiếp các hữu tình. Nhưng gì là bốn? Một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.
Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát năng đem bố thí nhiếp các hữu tình? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát đem hai món thí nhiếp các hữu tình. Những gì là hai? Một là tài thí, hai là pháp thí.
Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát năng đem tài thí nhiếp các hữu tình? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, năng đem nhữnng thứ vàng, bạc, ngọc, chơn châu, ma ni, san hô, ngọc phệ lưu ly, ngọc phả chi ca, kha bối, ngọc bích, đế thanh, đại thanh, thạch tàng, xử tàng, ngọc hồng liên thảy, sanh sắc khá nhuộm, thí các hữu tình. Hoặc đem các thứ áo mặc, ăn uống, điện các lầu đài, phòng nhà, đồ nằm, xe cưỡi, hương hoa, đèn sáng, kỹ nhạc, bảo tràng, phan lọng và chuỗi anh lạc thảy thí các hữu tình. Hoặc đem thân phần tay chân lóng đốt, đầu mắt tủy não thí các hữu tình. Bồ tát Ma ha tát này đem các thứ để ngã tư đường, trèo lên lầu cao xướng lời như vầy: Tất cả hữu tình có ai cần dùng mặc ý đến lấy chớ sanh nghi nan, như lấy của mình đừng nghĩ gì khác.
Bồ tát Ma ha tát này thí các hữu tình của cần dùng rồi, lại khuyên quy y Phật Pháp Tăng tam bảo, hoặc khuyên thọ trì năm giới cận sự, hoặc khuyên thọ trì tám giới cận trụ, hoặc khuyên thọ trì mười thiện nghiệp đạo, hoặc khuyên tu hành sơ tĩnh lự, hoặc khuyên tu hành từ vô lượng, hoặc khuyên tu hành bi hỷ xả vô lượng.
Hoặc khuyên tu hành định không vô biên xứ, hoặc khuyên tu hành định thứcvô biên xứ, hoặc khuyên tu hành định vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc khuyên tu hành Phật tùy niệm, hoặc khuyên tu hành Pháp tùy niệm, hoặc khuyên tu hành Tăng tùy niệm, giới tùy niệm, hoặc khuyên tu hành Tăng tùy niệm, giới tùy niệm, xả tùy niệm, thiên tùy niệm, hoặc khuyên tu hành quán bất tịnh, hoặc khuyên tu nhớ giữ hơi thở. Hoặc khuyên tu hành tướng vô thương, hoặc khuyên tu hành tưởng khổ vô thường, tưởnng khổ vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui, tưởng chết, tưởng dứt, tưởng lìa, tưởng diệt.
Hoặc khuyên tu hành bốn niệm trụ; hoặc khuyên tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Hoặc khuyên tu hành không tam am địa; hoặc khuyên tu hành vô tướng, vô nguyện tam ma địa. Hoặc khuyên tu hành không giải thoát môn; hoặc khuyên tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc khuyên tu hành tam giải thoát; hoặc khuyên tu hành tam thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Hoặc khuyên tu hành bố thí Ba la mật đa; hoặc khuyên tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện xảo, nguyện, lực, trí Ba la mật đa. Hoặc khuyên an trụ khổ thánh đế, hoặc khuyên an trụ tập diệt đạo thánh đế.
Hoặc khuyên an trụ nội không; hoặc khuyên an trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướnng khônng, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc khuyên an trụ chơn như; hoặc khuyên an trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.
Hoặc khuyên tu hành tất cả đà la ni môn, hoặc khuyên tu hành tất cả tam ma địa môn. Hoặc khuyên tu hành Cực hỷ đi; hoặc khuyên tu hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Hoặc khuyên tu hành năm nhãn, hoặc khuyên tu hành sáu thần thông.
Hoặc khuyên tu hành Như lai mười lực; hoặc khuyên tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc khuyên tu hành pháp vô vong thất, hoặc khuyên tu hành tánh hằng trụ xả. Hoặc khuyên tu hành nhất thiết trí; hoặc khuyên tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Hoặc khuyên tu hành ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc khuyên tu hành tám mươi tướng tùy hảo. Hoặc khuyên tu hành quả Dự lưu; hoặc khuyên tu hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Hoặc khuyên tu hành tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Hoặc khuyên tu hành tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Hoặc khuyên tu hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, với các hữu tình hành tài thí rồi, lại khéo an lập các loại hữu tình khiến trụ trong pháp yên ổn cho đến Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, có bao nhiêu pháp rất quý lạ hiếm có.
Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, năng đem pháp thí nhiếp các hữu tình? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này thí pháp có hai loại. Những gì là hai? Một là thế gian pháp thí, hai là xuất thế gian pháp thí.
Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát hành thế gian pháp thí? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì các hữu tình tuyên nói, khai chỉ rõ ràng phân biệt các pháp thế gian. Nghĩa là quán bất tịnh, hoặc nhớ giữ hơi thở, hoặc bốn tĩnh lự, hoặc bốn phạm trụ, hoặc bốn định vô sắc, hoặc những thế gian pháp cộng dị sanh. Như thế gọi là thế gian pháp thí. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này hành thế gian pháp thí rồi, dùng các thứ phương tiện hóa đạo hữu tình, khiến nó xa lìa các pháp thế gian, dùng các thứ phương tiện hóa đạo hữu tình, khiến nó xa lìa các pháp thế gian, dùng các thứ phương tiện giáo hóa hữu tình khiến trụ thánh pháp và thánh quả. Thiện Hiện! Sao là thánh pháp và thánh quả.
Thiện Hiện! Thánh pháp nghĩa là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Tám giải thoát, chín thứ đệ định. Đà la ni môn, tam ma địa môn, Bồ tát thập địa. Năm nhãn, sáu thần thông. Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, các pháp vô lậu. Thiện Hiện! Quả thánh pháp là quả Dự lưu. Thiện Hiện! Quả thánh pháp là quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A la hán, Độc giác Bồ đề, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát ấy là thánh pháp trí quả Dự lưu, trí quả Nhất lai, trí quả Bất hoàn, trí quả A la hán, trí Độc giác Bồ đề. Trí bốn niệm trụ; trí bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Trí không giải thoát môn; trí vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Trí bốn tĩnh lự, trí bốn vô lượng, trí bốn vô sắc định. Trí tám giải thoát; trí tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Trí bố thí Ba la mật đa; trí tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến. Tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Trí tất cả tam ma địa môn. Trí khổ thánh đế, trí tập diệt đạo thánh đế. Trí nội không; trí ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Trí chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Trí Bồ tát thập địa. Trí năm nhãn, sáu thần thông. Trí Như Lai thập lực; trí bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải,
đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Trí pháp vô vong thất, trí tánh hằng trụ xả. Trí nhất thiết trí, trí đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Trí tất cả pháp thế gian xuất thế gian nữa. Trí pháp hữu lậu vô lậu, trí pháp hữu vi vô vi. Đấy gọi là thánh pháp. Quả thánh ấy nghĩa là dứt hẳn tất cả tập khí nối nhau tất cả phiền não. Đấy gọi là Thánh pháp.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát cũng năng được Nhất thiết tướng trí ư? Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát biết, chính nhớ, trừ mọi tham ái ở đời. Trụ quán thân nhóm, trụ quán thân diệt, do kia đối thân, trụ quán khắp thân. Trụ quán thân nhóm, trụ quán thân diệt, không chỗ nương tựa. Đối các thế gian không chỗ chấp thọ. Đấy là đệ nhất.
Đối nội thọ trụ quán khắp thọ, đối ngoại thọ trụ quán khắp thọ, đối nội ngoại thọ trụ quán khắp thọ, đầy đủ chính siêng chính biết chính nhớ, trừ mọi tham ưu ở đời. Trụ quán thọ nhóm, trụ quán thọ diệt, kia đối với thọ trụ quán khắp thọ. Trụ quán thọ nhóm, trụ quán thọ diệt, không chỗ nương tựa, đối các thế gian không chỗ chấp thọ. Đấy là đệ nhị.
Đối nội tâm trụ quán khắp tâm, đối ngoại tâm trụ quán khắp tâm, đối nội ngoại tâm trụ quán khắp tâm, đầy đủ chính siêng, chính biết, chính nhớ, trừ mọi tham ái ở đời. Trụ quán tâm nhóm, trụ quán tâm diệt, kia do đối tâm trụ nhóm khắp tâm; trụ quán tâm nhóm, trụ quán tâm diệt; không chỗ nương tựa, đối các thế gian không chỗ chấp thọ. Đây là đệ tam.
Đối nội pháp trụ quán khắp pháp, đối nội ngoại pháp trụ quán khắp pháp, đầy đủ chính siêng, chính biết, chính nhớ, trừ mọi tham ưu ở đời. Trụ quán pháp nhóm, trụ quán pháp diệt, kia do đối pháp trụ quán khắp pháp; trụ quán pháp nhóm, trụ quán pháp diệt, không chỗ nương tựa, đối các thế gian không cho chấp thọ, đấy là đệ tứ. Thiện Hiện! Đấy là tên bốn niệm trụ.
Thiện Hiện! Sao là bốn chánh đoạn? Thiện Hiện! Đó là khiến các pháp ác bất thiện chưa sanh chẳng, nên khởi ý muốn phát siêng tinh tiến, giục tâm giữ tâm, đấy là đệ nhất. Vì khiến dứt các ác bất thiện pháp đã sanh nên khởi muốn phát siêng tinh tiến, giục tâm giữ tâm, đấy là đệ nhị. Vì khiến pháp thiện chưa sanh nên khởi muốn phát siêng tinh tiến, giục tâm giữ tâm, đấy là đệ tam. Vì khiến pháp thiện đãsanh bền trụ chẳng quên, tu mãn trí bồi tăng rộng lớn làm chứng, nên khởi muốn phát siêng tinh tiến, giục tâm giữ tâm, đấy là đệ tứ. Thiện Hiện! Đấy là tên bốn chánh đoạn.
Thiện Hiện! Vì sao tên bốn thần túc? Thiện Hiện! Dục tam ma địa trọn nên đoạn hành, tu tập thần túc. Nương dựa nhàm, hương dựa lìa, nương dựa diệt, hồi hướng về xả, đấy là thứ nhất. Cần tam địa trọn nên đoạn hành, tu tập thần túc, nương dựa nhàm, nương dựa lìa, nương dựa diệt, hồi hướng về xả, đấy là thứ hai. Tấn tam địa trọn nên đoạn hành, tu tập thần túc, nương dựa nhàm, nương dựa lìa, nương dựa diệt, hồi hướng về xả, đấy là thứ ba. Quán tam ma địa trọn nên đoạn hành, tu tập thần túc. Nương dựa nhàm, nương dựa lìa, hồi hướng về xả, đấy là thứ tư . Thiện Hiện! Đấy gọi là bốn thần túc.
Thiện Hiện! Vì sao gọi là năm căn? Thiện Hiện! Tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Thiện Hiện! Đấy là năm căn.
Thiện Hiện! Sao gọi là năm lực? Thiện Hiện! Tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực, huệ lực. Thiện Hiện! Đấy gọi là năm lực.
Thiện Hiện! Sao gọi là bảy nhánh đẳng giác? Thiện Hiện! Nhánh niệm đẳng giác, nhánh chọn pháp đẳng giác, nhánh tinh tiến đẳng giác, nhánh hỷ đẳng giác, nhánh nhẹ an đẳng giác, nhánh định đẳng giác, nhánh xả đẳng giác. Thiện Hiện! Đấy gọi là bảy nhánh đẳng giác.
Thiện Hiện! Vì sao gọi là tám nhánh thánh đạo? Thiện Hiện! Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Thiện Hiện! Đấy là tám nhánh thánh đạo.
Thiện Hiện! Vì sao gọi là ba giải thoát môn? Thiện Hiện! Không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn. Thiện Hiện! Đấy là ba giải thoát môn.
Thiện Hiện! Sao gọi là không giải thoát môn? Thiện Hiện! Hoặc hành tướng không, hành tướng hư ngụy, hành tướng vô ngã, hành tướng vô tự tánh, tâm tánh nhất cảnh. Thiện Hiện! Đấy là không giải thoát môn.
Thiện Hiện! Sao gọi là vô tướng giải thoát môn? Thiện Hiện! Đấy là hoặc hành tướng diệt, hành tướng vắng lặng, hành tướng xa lìa, tâm tánh nhất cảnh. Thiện Hiện! Đấy là không giải thoát môn.
Thiện Hiện! Sao gọi là vô nguyện giải thoát môn? Thiện Hiện! Đấy là hoặc hành tướng khổ, hành tướng vô thường, hành tướngđiên đảo, tâm tánh nhất cảnh. Thiện Hiện! Đấy là không giải thoát môn.
Thiện Hiện! Sao gọi là tám giải thoát? Thiện Hiện! Hữu sắc, quán các sắc, đấy là giải thoát thứ nhất. Trong tưởng vô sắc quán các sắc ngoài, đấy là giải thoát thứ hai. Tâm tịnh thắng giải làm chứng, đấy là giải thoát thứ ba. Vượt tưởng tất cả sắc, diệt tưởng hữu đối, chẳng suy nghĩ các thứ tưởng, vào định vô biên không, không vô biên xứ trụ đầy đủ, đấy là giải thoát thứ sáu. Vượt tất cả vô sở hữu xứ, vào định phi tưởng phi phi tưởng xứ trụ đầy đủ, đấy là giải thoát thứ sáu. Vượt tất cả vô sở hữu xứ, vào định phi tưởng phi phi tưởng xứ trụ đầy đủ, đấy là giải thoát thứ bảy. Vượt tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, vào định diệt tưởng thọ trụ đầy đủ, đấy là giải thoát thư tám. Thiện Hiện! Đấy là tám giải thoát.
Thiện Hiện! Vì sao gọi là chín thứ đệ định? Thiện Hiện! Nghĩa là có một thứ lìa dục pháp ác bất thiện, có tầm có tứ, lìa sanh vui mừng, trụ sơ tĩnh lự đầy đủ, đó là thứ nhất. Lại có một loại vắng lặng tầm tứ, tánh nội đẳng tịnh tâm nhất thú, không tầm không tứ, định sanh hỷ lạc trụ đệ nhị tĩnh lự đầy đủ, đó là thứ hai. Lại có một loại lìa hỷ trụ xả, chính nhớ, chính biết thân thọ vui, duy các thánh giả năng thuyết nên xả, trụ đủ niệm vui, trụ đệ tam tĩnh lự đầy đủ, đấy thứ ba. Lại có một loại dứt vui dứt khổ mất mừng buồn trước, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, trụ đệ tứ tĩnh lự đầy đủ, đấy là thứ tư. Lại có một loại vượt tưởng tất cả sắc, diệt tưởng hữu đối, chẳng suy nghĩ các thứ tưởng, vào định vô biên không, không vô biên xứ trụ đầy đủ, đấy là thứ năm. Lại có một loại vượt tất cả không vô biên xứ, vào định vô biên thức, thức vô biên xứ trụ đầy đủ, đấy là thứ sáu. Lại có một loại vượt tất cả thức vô biên xứ, vào định vô thiểu sở hữu, vô sở hữu trụ đầy đủ, đấy là thứ bảy. Lại có một loại vượt tất cả vô sở hữu xứ , vào tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ trụ đầy đủ, đấy là thứ tám. . Lại có một loại vượt tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ trụ đầy đủ xứ vào định diệt tưởng thọ đầy đủ, đấy là thứ chín. Thiện Hiện! Đấy là chín định thứ lớp.
Thiện Hiện! Vì sao gọi là bốn thánh đế trí? Thiện Hiện! Trí khổ, trí tập, trí diệt, trí đạo. Thiện Hiện! Đấy tên là bốn thánh đế trí.
Thiện Hiện! Vì sao gọi là Ba la mật đa? Thiện Hiện! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tin tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa. Thiện Hiện! Đấy gọi là Ba la mật đa .
Thiện Hiện! Vì sao gọi là trí không thảy? Thiện Hiện! Đó là trí nội không, trí ngoại không, trí nội ngoại không, trí không không, trí đại không, trí thắng nghĩa không, trí hữu vi không, trí vô vi không, trí tất cánh không, trí vô tế không, trí tán không, trí vô biến dị không, trí bổn tánh không, trí tự tướng không, trí cộng tướng không, trí nhất thiết pháp không, trí bất khả đắc không, trí vô tánh không, trí tự tánh không, trí vô tự tánh tự tánh không. Hoặc trí chơn như, trí pháp giới, trí pháp tánh, trí bất hư vọng tánh, trí bất biến dị tánh, trí bình đẳng tánh, trí ly sanh tánh, trí pháp định, trí pháp trụ, trí thật tế, trí hư không giới, trí bất tư nghì giới. Thiện Hiện! Đấy gọi là trí tất cả không thảy.
Thiện Hiện! Sao gọi là Bồ tát thập địa? Thiện Hiện! Đó là Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát thập địa.
Thiện Hiện! Sao gọi là năm nhãn? Thiện Hiện! Đó là nhục nhãn, thiên nhãn, thánh huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Thiện Hiện! Đấy gọi là năm nhãn.
Thiện Hiện! Sao gọi là sáu thần thông? Thiện Hiện! Đó là thần cảnh trí chứng thông, thiên nhãn trí chứng thông, thiên nhĩ trí chứng thông, tha tâm trí chứng thông, túc trụ tùy niệm trí chứng thông, lậu tận trí chứng thông. Thiện Hiện! Đấy là sáu thần thông.
Thiện Hiện! Sao gọi là Như Lai mười lực? Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thị xứ như thật biết thị xứ, phi xứ như thật biết phi xứ. đấy là thứ nhất. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các hữu tình các nghiệp uá khứ vị lai hiện tại và các pháp thọ xứ nhân dị thục đều như thật biết, đấy là thứ hai. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các thế gian chẳng những một cõi mà tất cả cõi đều như thật biết, đấy là thứ ba. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các thế gian chẳng những một thắng giải mà tất cả thắng giải đều như thật, biết, đấy là thứ tư. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều như thật biết đối các hữu tình, bổ đặc già la, các căn thắng liệt đều như thật biết, đấy là thứ năm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối tất cả biến thú hành đều như thật biết, đấy là thứ sáu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối tất cả các căn lực nhánh giác, nhánh đạo, tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, tạp nhiễm, thanh tịnh đều như thật biết, đấy là thứ bảy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng tịnh thiên nhãn vượt quá hơn người, thấy các hữu tình khi chết khi sanh các việc thiện ác, hữu tình như thế bởi thân ngữ ý ba món ác hành, bớt các tà kiến, bởi các việc phỉ báng Hiền thánh đọa các ác thú. Hữu tình như thế nhờ ba món diệu hạnh thân ngữ ý, nhờ các chánh kiến, nhờ khen Hiền thánh thăng các thiện thú, sanh trong các trời. Lại dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn người, thấy các hữu tình khi chết khi sanh, sắc tốt sắc xấu, từ đây sanh lại thiện thú ác thú. Đối các hữu tình theo nghiệp thế lực sanh thú thiện ác đều như thật biết, đấy là thứ tám. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các hữu tình quá khứ vô lượng các việc đời trước, hoặc một đời, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, hoặc trăm ngàn đời, hoặc một trăm ức đời, hoặc trăm trăm ức đời, hoặc ngàn trăm ức đời, hoặc trăm ngàn ức trăm ức muôn ức đời; hoặc một kiếp, hoặc trăm kiếp, hoặc ngàn kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp ; hoặc ức kiếp, hoặc trăm ức kiếp, hoặc trăm trăm ức kiếp, hoặc trăm ngàn ức kiếp, hoặc trăm ngàn trăm ức kiếp, hoặc trăm ngàn trăm muôn ức kiếp, cho đến ngằn mé đời trước có bao nhiêu các hành, các thuyết, các tướng đều như thật biết, đấy là thứ chín. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các lậu tận, vô lậu tâm giải thoát, vô lậu huệ giải thoát đều như thật biết. Đối tự lậu tận pháp chơn giải thoát đều như thật biết. Đối tự lậu tận pháp chơn giải thoát tự chứng thông huệ, đầy đủ mà trụ, như thật giác thọ. Ta sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã làm xong, chẳng thọ thân sau, đấy là thứ mười. Thiện Hiện! Đấy gọi là Như Lai thập lực.