Tin Tức (680)


Cần có sự đột phá về công tác xây dựng đội ngũ kế thừa

12,566

Cần có sự đột phá về công tác xây dựng đội ngũ kế thừa

Giác Ngộ - Sau đêm khai mạc khá hoành tráng tại Sân vận động Bình Dương, sáng nay 11-3, tại hội trường công viên văn hóa Thanh Lễ, thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương, HT. Thích Thiện Nhân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS và  HT. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban KTTC TƯGH đã có buổi nói chuyện chuyên đề về công tác Hoằng pháp cho hơn 1000 Tăng Ni, đại biểu.

 Mởi đầu bài thuyết trình, HT. Thích Thiện Nhân đã nhắc nhở chư Tăng Ni những người kế thừa mạng mạch Phật pháp sau này bằng những lời huấn dụ sâu sắc và ý nghĩa. Theo Hòa thượng muốn thành công trên con đường hoằng pháp thì các hoằng pháp viên trước tiên phải thành tựu Giới - Định - Tuệ thực hành hạnh ly tham, ly sân …

 

aaat (6).JPG

Toàn cảnh phiên thuyết trình chính sáng nay 11-3 - Ảnh: Bảo Toàn

aaat (2).JPG

Sau khi điểm qua tình hình Phật giáo ở nước ngoài, Hòa thượng nhấn mạnh “nhu cầu học Phật, tu Phật của đông đảo quần chúng nhân dân trong nước cũng như nước ngoài hiện nay rất lớn do đó đòi hỏi Tăng - Ni phải trang bị cho mình kiến thức nội điển cũng như am hiểu về ngoại điển để phục vụ tốt công tác hoằng pháp”.

aaat (1).JPG

HT. Thích Thiện Nhơn  - Ảnh: Bảo Toàn

Trăn trở, ưu tư về sự nghiệp hoằng pháp HT. Thích Giác Toàn cũng chia sẻ rằng: “Thử thách lớn nhất của công tác hoằng pháp thời hiện đại để vươn lên tầm cao mới là phải nhận thức rõ những bước phát triển của văn minh khoa học, nhận thức rõ những vấn đề, nguyên nhân gây nên sự suy thoái đạo đức tâm linh của con người. Đây không chỉ là một thách thức lớn lao mà còn là cơ duyên tốt để thẩm định ý chí và đạo lực của sứ giả Như Lai và sứ giả hoằng pháp trước cuộc sống muôn màu muôn sắc thời hiện tại”.

aaat (4).JPG

HT. Thích Giác Toàn  - Ảnh: Bảo Toàn

Qua đây, có thể thấy rằng hoằng pháp là một công việc dài lâu đòi hỏi tính liên tiếp, cập nhật. Ngoài việc trang bị cho mình kiến thức nội điển – sự uyên thâm về giáo lý của Phật giáo thì các kiến thức ngoại điển như ngoại ngữ, văn học, lịch sử, địa lý, y khoa ...đặc biệt là công nghệ thông tin là điều rất cần thiết. Việc các hãng sản xuất công nghệ số tiên tiến hiện nay trên thế giới đã cho ra đời hàng loạt sán phẩm được mang tên điện thoại thông minh - Smart Phone đã giúp cho mọi người có thể mọi lúc, mọi nơi dễ dàng nối kết và học, đọc, xem, nghe các sản phẩm Phật giáo trên Mobilet mà không cần phải tốn nhiều thời gian đến chùa chiền; thiết nghĩ đây cũng là một mảng hoằng pháp mà chúng ta nên có sự đầu tư trí tuệ, thời gian, nhân lực... để bất cứ quần chúng nhân dân nào cũng đều có thể học Phật, tu Phật thông qua các sản phẩm công nghệ số. Tuy nhiên, để các sản phẩm Phật giáo đến được với đại bộ phận quần chúng nhân dân thì chúng ta cần xây dựng, đào tạo được đội ngũ Tăng - Ni tài, đức có kiến thức thế học, Phật học uyên thâm giỏi nắm bắt và làm chủ về công nghệ thông tin. Muốn được như vậy các giảng viên hoằng pháp ngoài việc có tố chất tốt như nền tảng học vấn đã nêu ở trên thì điều kiện cần phải có là phẩm hạnh thanh tịnh, khả năng thích ứng, tinh thần diệu dụng tùy duyên, kiến thức xã hội, khả năng giao tiếp công chúng và đặc biệt là phải nắm vững được những điều cốt yếu của một nhà hoằng pháp là: Pháp vô ngại biện (Đối với pháp Phật dạy, thông suốt hết không còn nghi ngờ gì cả), nghĩa vô ngại biện (Nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm mà Phật dạy trong kinh đều thâm nhập, thấu triệt không còn gì nghi ngại), từ vô ngại biện (Những ngôn ngữ của từng địa phương đều nói thông suốt không trở ngại), nhạo thuyết vô ngại biện (Thông suốt nghĩa lý Phật pháp và ngôn ngữ từng địa phương. Khi giảng nói Phật pháp cho người nghe, đều khế hợp với căn cơ trình độ khiến họ vui nghe, không chán ngán.... )

aaat (3).JPG

Cung nghinh HT. Thích Giác Toàn vào hội trường  - Ảnh: Bảo Toàn

Muốn giáo hóa người, phải thâm hiểu giáo lý Phật dạy, phải thông thạo ngôn ngữ, sau đó tùy căn cơ tùy hoàn cảnh, mà giảng dạy hướng dẫn đưa người từ chỗ tối tăm đau khổ đến chỗ sáng suốt an vui có như vậy quần chúng nhân dân cùng tín đồ Phật tử mới có sự say mê, lôi cuốn khi tìm hiểu, tu học Phật pháp và vững vàng trước những luận điệu lôi kéo, ru ngủ, mua chuộc của ngoại đạo, tà giáo.

aaat (5).JPG

Đại biểu dự Hội thảo  - Ảnh: Bảo Toàn

Theo chư tôn giáo phẩm diễn giả chính, đây là lần thứ năm một cuộc hội thảo hoằng pháp quy mô được tổ chức tại Bình Dương, trước đó bốn cuộc hội thảo lần lượt được tổ chức trên khắp ba miền đất nước: Hà Nội, Đà Nẵng, Daklak, Kiên Giang ...những việc cần nói đã nói, những kế hoạch lâu dài mang tính vĩ mô chúng ta đã hoạch định. Mong rằng, tại Hội thảo lần này cần có sự đột phá về phương thức tổ chức cũng như việc xây dựng kế hoạch đội ngũ kế thừa. Tăng – Ni trẻ có tài, có tâm đang rất cần được góp sức mình cho tiền đồ Phật pháp nhưng lại chưa có được cơ chế, cơ hội để phát huy, phát triển.

Linh Thuần (lược ghi)

(Theo:) Giác Ngộ Online sẽ tiếp tục lược ghi các buổi thuyết trình chính của Hội thảo đến chư Tăng Ni và quý độc giả.

12,566

Lễ Quán Đảnh: Ý Nghĩa và Thực Chất

Lễ Quán Đảnh: Ý Nghĩa và Thực ChấtĐại sĩ Liên Hoa Sanh – Sơ tổ Mật tông Tây tạng(VHPGO) Trong Mật giáo có nói rằng cần phải được quán đảnh trước khi thực

20,167
ĐỔNG MÔNG CHỈ QUÁN

ĐỔNG MÔNG CHỈ QUÁN Trí Giả Đại Sư Trước Tác  Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Dịch Và Tóm Tắt  Phật Lịch 2546 - Chùa Linh Mụ HuếLỜI CỦA DỊCH GIẢTrong các bản Chỉ Quán hiện

15,454
Mật tông Tây Tạng tại Việt Nam

Một vài nhân vật tiêu biểu hành trì Mật tông Tây Tạng tại Việt NamMật tông Tây Tạng đặc biệt chú trọng về nghi thức Quán đảnh (wang) và hành giả phải

19,722
Vài suy nghĩ trong một chuyến về quê - Nguyên Hảo

Nói như Verner Z. Reed, mỗi thành phố đều có một cái hồn*. Điều này không ngoại lệ  đối với Saigon. Và trong cái hồn của Saigon đó, phải kể đến 2

1,492
Phật Tánh

Phật Tánh(Đã đăng trên Văn Hóa Phật Giáo) Phật Tánh không phải là một danh hiệu. Nó không phải là một tính chất dành riêng cho đức Phật lịch sử hay những

28,286
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc