Bài Viết (701)


KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT - TÂM ẤY QUÁN TƯỞNG PHẬT, TÂM ẤY LÀ PHẬT

745

Đức Phật bảo bà Vi Đề Hy rằng:

Nếu người nào muốn quán tưởng Đức Phật A Di Đà, thì phải sanh ra tưởng niệm như vầy: ở trên đất lưu ly đủ cả bảy món báu, lại tưởng ra tòa hoa sen, khiến tòa hoa sen kia, ở trên mỗi mỗi cành, làm ra sắc trăm thứ báu, và có tám vạn bốn ngàn đường gân ở trong mỗi cành, cũng giống như trong nét vẽ tuyệt diệu của cõi trời. Mỗi đường gân lại có tám vạn bốn ngàn tia sáng rất phân minh rõ rang đều khiến cho thấy được. Những cành bông thứ nhỏ, bề dài rộng bằng hai trăm năm mươi do tuần; mỗi hoa sen như vậy, có đến tám vạn bốn ngàn cành; trong mỗi một cành, lại có trăm ức ngọc ma ni châu vương, làm sáng chói trang sức rất đẹp; cứ mỗi một viên ngọc ma ni, lại phóng ra ngàn hào quang, những hào quang đó hình như lọng báu. Những tòa hoa sen ấy là bảy món báu hỗn hợp thành ra, trùm khắp trên mặt đất lưu ly.

Lại lấy thứ ngọc Thích Ca Tỳ Lăng Già làm cái đài kia, cái đài hoa sen như thế lại có đến tám vạn viên ngọc kim cương, chân thúc ca, và ngọc báu Phạm ma ni, cùng thứ lưới ngọc chơn châu khéo tuyệt diệu để làm đồ trang sức, ở trên đài đó tự nhiên có bốn trụ cờ báu, cứ mỗi một cây trụ cờ rất báu kia, lớn bằng trăm ngàn vạn ức núi Tu Di.

Trên trụ cờ lại có bức màn báu, cũng như trên cung Trời Dạ Ma; lại còn có năm trăm ức viên ngọc bửu châu rất mầu nhiệm, để làm đồ trau giồi chiếu sáng rực rỡ; mỗi một viên ngọc bửu châu, lại có tám vạn bốn ngàn hào quang, cứ mỗi một hào quang lại phóng ra đến tám vạn bốn ngàn sắc vàng, mỗi thứ khác nhau. Cứ mỗi một sắc vàng cũng chiếu sáng khắp trong cõi báu Cực Lạc, và biến hóa đủ khắp xứ, khắp nơi, cũng đều hiện ra đủ tướng rất lạ lung, hoặc là làm đài kim cương, hoặc là làm lưới ngọc chơn châu, hoặc biến ra thứ mây giống như hoa, xen nhiều sắc đẹp. Hoặc ở ngoài mười phương, theo ý muốn mà biến hiện ra, để bố thí làm đủ các Phật sự. Như thế là quán tưởng tòa hoa sen, gọi là pháp quán thứ bảy vậy.

Đức Phật bảo ngài A Nan rằng:

Cái tòa hoa sen rất tốt màu như thế, là do sức thệ nguyện của Đức Pháp Tạng Tỳ Kheo xưa kia mà thành.

Nếu như các người muốn tưởng niệm Đức Phật Di Đà, thì trước hết phải tưởng tòa hoa sen, trong khi đang tưởng toà sen, thì không được quán tưởng lộn xộn, đều phải mỗi mỗi tưởng cho rõ ràng.

Như mỗi một cái cành hoa, mỗi một viên ngọc, mỗi một hào quang, mỗi đài kim cương, mỗi trụ kim tràng, phải quán tưởng cho phân minh, cũng như soi trong gương tự thấy rõ mặt và hình dạng của mình; cái tưởng đó thành được rồi, thì trừ diệt hết những tội trong đường sanh tử năm vạn ức kiếp. Và chắn chắn sẽ được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, những người tu pháp quán như thế, thì gọi là chánh quán, nếu ai tưởng sai khác gọi là tà quán vậy.

Phật lại bảo ngài A Nan, và bà Vi Đề Hy rằng:

Trong khi quán tưởng thấy được như thế rồi, thời kế theo đó phải quán tưởng Phật. Vì sao thế? Bởi vì chư Phật Như Lai chính là pháp giới thân, nhập vào trong tâm tưởng của hết thảy chúng sanh, thế nên trong khi tâm các người tưởng Phật, thì tâm ấy tức là ba mươi hai tướng, tám mươi món đẹp của thân tướng Phật. Cái tâm ấy quán tưởng Phật, tâm ấy là Phật. Biển chánh biến tri của chư Phật, đều từ nơi tâm tưởng mà sanh ra, vì thế, nên các người phải chăm lòng buộc niệm lại, quán tưởng được cho rõ ràng Đức Phật A Di Đà: Như Lai, Ứng Cúng và Chánh Biến Tri…

Những người quán tưởng Đức Phật Di Đà kia, thì trước phải tưởng về hình tượng Phật; khi nhắm mắt cũng như khi mở mắt, đều thấy một hình tượng Phật toàn bằng châu báu, sáng chói như sắc vàng Diêm phù đàn, ngồi trên toàn sen kia; khi tưởng thấy tượng Phật ngồi rồi, thì tâm trí đặng mở thông, mỗi việc mỗi việc thấy rõ ràng, nên lấy được cõi nước Cực Lạc bảy món báu rất trang nghiêm, nào là đất lưu ly báu, nào bảy lớp hàng cây báu, nào là tám ao nước công đức, và những màn báu trên các cung trời, phủ giăng khắp trên các cảnh giới kia, cùng các thứ lưới báu, giăng đầy trong hư không.

Đã tưởng thấy những việc như thế rồi, phải quán tưởng cho rõ ràng hết sức, cũng như xem chỉ trong bàn tay.

Trích “ Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật”

745

Tìm hiểu về Bát Nhã Không Tuệ Học - Nguyễn Thế Đăng

I.-Tánh không là tính cách duyên sanh của tất cả các pháp.Tính cách duyên sanh của tất cả các pháp được nói rõ trong đoạn đối thoại sau đây  của kinh Na

20,550
PHẬT ÂN RỘNG LỚN - ẤN QUANG ĐẠI SƯ (Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông Trung Hoa)

Phật ân rộng lớn, trọn khắp chẳng cùng tận vậy thay! Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Chỉ vì mê

910
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA DẠY CÁCH VƯỢT QUA CĂNG THẲNG - Đức Đạt Lai Lạt Ma

Dharmsala, Ấn Độ - Ở mức độ cơ bản, là người thì ai cũng giống nhau, đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Đây là lý do tại sao bất

11,943
Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật - Tuệ Sỹ

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật I. NHÂN CÁCH HUYỀN THOẠIVaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân

17,301
DZOGCHEN ATIYOGA - Chogyal Namkhai Norbu - Adriano Clemente

Với atiyoga chúng ta đến đỉnh điểm của những con đường chứng ngộ: Dzogchen, hay “toàn thiện toàn thể”, con đường đặc trưng của nó đặt nền trên hiểu biết của tự

1,090
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,341
Chùa Việt
Sách Đọc