Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Một hiểu biết tổng quát về ba thành tựu của con đường cho chúng ta một căn bản tuyệt hảo để quy y chư Phật, Pháp và Tăng. Nếu người ta quyết định giải thoát khỏi những khó khăn, người ta sẽ tìm người nào hướng dẫn cho Nếu người ta thực sự yêu thương tất cả chúng sanh, người ta sẽ tìm người nào để chỉ cho phương tiện hiệu quả nhất để giúp đỡ họ. Biết rằng cái thây tánh Không là chìa khóa để giải thoát mình và người khác, người ta sẽ tìm cách nhận những giáo huấn để thiền đinh tốt về tánh Không.

Chư Phật, Pháp và Tăng là Tam Bảo chúng ta quy y. Chư Phật là những chúng sanh đã đạt Giác Ngộ; Pháp là những chứng ngộ và lời dạy đưa chúng ta đến giải thoát; Tăng theo nghĩa chặt chẽ, ám chỉ tất cả những ai đã thực hiện trí tuệ giải thoát này bằng cách chứng ngộ trực tiếp tánh Không.

Quy y chư Phật, Pháp và Tăng là một cánh cửa để dấn thân vào con đường. Quy y, nhận sự nương dựa, đó là nhận những trách nhiệm về những kinh nghiệm của riêng mình Hạnh phúc và khổ đau của chúng ta đến từ những thái'độ và hành vi của chúng ta. Nếu chúng ta không làm gì cả để thay đổi chúng, hoàn cảnh của chúng ta sẽ không thay đổi. Tuy nhiên chúng ta cần học làm sao để thay đổi những thái độ và hành vi của mình; chúng ta cần những người khác, để chỉ cho con đường và ữau dồi những khuynh hướng tốt. Những người khác không thể luôn luôn làm thay chúng ta, vì chỉ chúng ta là có thể thay đổi tâm thức chúng ta. Quy y nghĩa là tìm kiếm sự khuyên bảo từ chư Phật, từ Pháp và Tăng, đồng thời tự tin vào khả năng của chúng ta để thay đổi và biết rằng các vị sẽ hướng dẫn chúng ta đúng hướng.

Chúng ta sẽ khảo sát ở đây những phẩm tính của Tam Bảo, và chúng ta sẽ thấy những lý do của sự nương dựa và ý nghĩa của lòng tin. Điều mà Tam Bảo có thể đem đến cho chúng ta sẽ được giải thích bằng thí dụ giống như bác sĩ, thuốc men và y tá, rồi chúng ta sẽ thấy lễ quy y gồm những gì.

  1. Ba Châu Báu (Tam Bảo)

Chư Phật đã hoàn thành toàn bộ con đường giác ngộ, các ngài có thể chỉ cho chúng ta con đường. Con đường đến giác ngộ thì rất tinh vi, thiết yếu là những người hướng dẫn cho chúng ta đã tự mình trải nghiệm trọn vẹn nó. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã sống cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Có những vị khác trước ngài cũng đã đạt đến Phật quả. "Đức Phật" thường để chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng phải tín rằng ngài không tách biệt với những vị Phật khác, vì các vị đã hoàn thành cùng những chứng ngộ.

Chư Phật thì toàn giác, thế nên các ngài biết làm thế nào hướng dẫn khéo léo mỗi chúng sanh đến giác ngộ. Người ta thấy trong kinh điển nhiều câu chuyện đức Phật đã hướng dẫn cho những người kém hơn chúng ta nhiều.

Chẳng hạn có một người kém trí đến độ không nhớ nổi hai chữ mà thầy dạy cho. Chán nản, vị thầy phải trả về. Bấy giờ người này gặp đức Phật. Ngài giao cho ông công việc quét sân trước phòng nơi các tăng tụ hội. Đức Phật dạy ông ta nói: "Tôi làm sạch dơ bẩn, tôi làm sạch ô nhiễm", khi quét. Sau một thời gian, người này hiểu rằng dơ bẩn và những ô nhiễm đức Phật đã nói không phải là những cái bình thường: dơ bẩn là những che chướng với giải thoát, những ô nhiễm là những che chướng đối với giác ngộ hoàn toàn. Chính như vậy mà người này hiểu con đường và cuối cùng đã trở thành một vị A la hán hay người giải thoát. Nếu đức Phật có khả năng giúp đỡ những người như vậy thì ngài hướng dẫn chúng ta tốt đến chừng nào!

Chư Phật có một lòng bi vô hạn và vô tư với tất cả chúng sanh, chúng ta có thể chắc chắn chúng ta không bao giờ bị bỏ rơi. Chư Phật thấy vượt qua những khác biệt và những yếu kém bên ngoài và các ngài có lòng mong muốn thường trực đến giúp đỡ mỗi người trong chúng ta. Như mặt trời chiếu sáng khắp nơi không phân biệt không ngăn ngại, chư Phật giúp đỡ chúng sanh như vậy. Những tia sáng mặt trời tuy nhiên không đi vào trong một bình chứa lật úp. Nếu bình chứa đặt xéo qua một bên, chỉ một ánh sáng di vào, nếu nó ở trong hướng đúng, nó sẽ tràn ngập ánh sáng.

Cũng thế, do những thái độ và hành vi của chúng ta, chúng ta phản ứng khác với ảnh hưởng giác ngộ của chư Phật. Một vị Phật giúp đỡ chúng sanh không

Cố gắng và tự phát, nhưng cái mà chúng ta nhận được tùy thuộc vào chúng ta. Nếu chúng ta không sửa chữa tham luyến, tức giận và hẹp hòi của chúng ta, chúng ta không thể nhận sự cảm ứng của chư Phật. Ngược lại càng theo con đường, tâm thức chứng ta sẽ tự nhiên sẵn sàng đón nhận sự cảm ứng và giúp đỡ của các ngài.

Tâm thức chúng ta bị những cảm xúc tiêu cực và nghiệp che ngăn, chúng ta khống thể trực tiếp truyền thông với tâm thức toàn giác của một vị Phật. Thế nên chư Phật tự biểu lộ thành vô sô" hình thức để dẫn dắt chúng ta, do lòng đại bi của các ngài. Một trong những hình thức này gọi là Báo thân. Đó là thân vi tế mà một vị Phật dùng để chỉ dạy ở Tịnh độ cho những vị Bồ tát. Những Tịnh độ là những thế giới được các vị Phật khác nhau lập ra, nơi đó những người thực hành cao cấp có thể thực hành không có chướng ngại. Nhưng lúc này tâm thức chúng ta có những bận rộn về vật chất nên chúng ta còn chưa tạo ra những nguyên nhân để sanh về những Tinh độ. Thế nên, bởi lòng bi, chư Phật tự biểu lộ trong những thân thể thô hđn và xuất hiện ữong thế giới chúng ta để liên lạc với chúng ta. Chẳng hạn một vị Phật có thể biểu lộ trong một vị thầy hay trong một người bạn pháp của chúng ta. Ngài có thể xuất hiện dưới hình thức một cây cầu, một con vật hay một người chỉ trích chúng ta để chúng ta đối mặt với cơn giận của mình. Nhưng chư Phật không loan báo, và hiếm khi chúng ta nhận biết ngài.

Nói đến những phẩm tính huy hoàng của Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài đã sông cách đây 2500 năm ở Ấn Độ, các Phật tử ca ngợi ngài:

Ngài, mà thân được tạo thành bằng triệu đức hạnh hoàn hảo,

Lời ngài lấp đầy hy vọng cho tất cả chúng sanh.

Tâm ngài biết tất cả cái gì có thể biết được,

Hoàng tử của dòng Thích Ca, chúng con xin đảnh lễ.

  1. Pháp và Tăng

Pháp ám chỉ hai điều:

  • những chứng đắc của con đường, nhất là trí tuệ chứng ngộ trực tiếp tánh Không;
  • sự diệt dứt mọi khổ đau và nguyên nhân của khổ đàu, kết quả của những chứng đắc.

Pháp là sự che chở đích thật của chúng ta. Từ khi tâm thức chúng ta trở thành con đường và đạt được những sự diệt dứt, không có kẻ thù bên trong hay bên ngoài nào có thể hại chúng ta. Trong một nghĩa tổng quát, pháp để chỉ những lời dạy của đức Phật chỉ bày cho chúng ta con đường để thực hiện những chứng đắc và những diệt dứt.

Tăng gồm tất cả những người đã chứng ngộ trực tiếp tánh Không. Chúng ta có như vậy những người bạn đáng tin cậy nâng đỡ chúng ta và cùng đi với chúng ta trên con đường. Nói một cách chặt chẽ, từ "tăng" để chỉ tất cả những người đã chứng ngộ trực tiếp tánh Không, dù người đó có xuất gia hay không. Những vị A la hán, đã giải thoát khỏi vòng sanh tử, là thành phần của tăng đoàn, cũng như những Bồ tát, những vị đã trực tiếp chứng ngộ tánh Không. Những vị cao cả này kiểm soát đứỢc tiến trình tái sanh của họ. Vì lòng đại bi, các vị trở lại một cách chủ ý trong thế giới này để hướng dẫn chúng ta.

Thông thường hơn, tăng để chỉ cộng đồng những tăng và ni, những vị để trọn đời mình thực hiện pháp, dù có thể họ chưa đạt được giải thoát.

  1. Những người Phật giáo có tin Thượng Đế không?

Những người từ nguồn Do Thái-Thiên Chúa giáo thường tự hỏi những người Phật giáo có tin Thượng Đế không? Tất cả tùy thộc vào cái mà người ta hiểu là "Thượng Đế", vì ngay cả trong thế giới Do Thải- Thiên Chúa giáo những ý kiến cũng bất đồng về Thượng Đế là ai và Thượng Đế là gì.

Nếu danh từ "Thượng Đế" để chỉ nguyên lý tình thương và lòng bi, thì vâng, Phật giáo chấp nhận những nguyên lý này Tình thương và lòng bi nằm ở chính trái tim của những lời Phật dạy. về mặt này có nhiều điểm tương tự giữa những lời dạy của Jesus và của Phật.

Nếu "Thượng Đế" dùng để chỉ người hiện thân cho tình thương và trí tuệ vô biên, thoát khỏi thù hận và thiên chấp, thì vâng, những người Phật giáo chấp nhận điều đó. Tình thương, ữí tuệ, nhẫn nhục và bình đẳng là những phẩm tính mà tất cả chư Phật đều có.

Nếu "Thượng Đế" ám chỉ một đấng sáng tạo, bấy giờ những người Phật giáo thấy sự việc một cách khác. Từ một quan điểm Phật giáo, không có sự bắt đầu đối với những tương tục của vật chất và tâm thức (xem đoạn về tái sanh ở chương IỊI). Việc chấp nhận sự hiện hữu của một đấng sáng tạo làm phát sanh đủ loại khó khăn về luận lý, và những người Phật giáo đề nghị một giải thích khác. Bởi thế, người Phật giáo không chấp nhận những ý tưởng về tội lỗi nguyên thủy và sự phán xét vĩnh cửu, họ cũng không cho lòng tin là đủ để dạt đến bình an.

Ngoài ra Gần ghi nhận rằng những người Phật giáo xem sự đa thù của những niềm tin và những thực hành tôn giáo là một điều tốt lành. Con người không suy nghĩ cùng một cách, sự khác biệt trong những niềm tin cho phép mỗi người chọn lựa hệ thông nào giúp họ sống tốt nhất. Thế nên những người Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết của sự khoan dung tôn giáo.

  1. Tại sao quy y?

Hai lý do chánh đưa chúng ta quay về với Tam Bảo như đối tượng của sự nương dựa và làm sâu xa sự quy y của chúng ta theo dòng thời gian, đó là:

  • Sự Sợ hãi tiếp tục như chúng ta hiện giờ;
  • niềm tin vào khả năng hướng dẫn của Tam Bảo.

Thấy những xúc cảm tiêu cực thường lấn lướt nơi chúng ta như thế nào, chúng ta sợ bị thúc đẩy đến bất hạnh ngay từ lúc này, và đến một tái sanh không may mắn trong một đời tương lai Nhìn xa hơn, chúng ta sợ bị nhốt mãi. trong guồng máy sanh tử luân hồi, đi từ một tái sanh không tự chủ này đến một tái sanh không thể chọn lựa khác. Chúng ta biết rằng dù chỗ tái sanh ở đâu, nó cũng không có hạnh phúc lâu dài.

Không biết làm sao giải quyết những tiến thối lưỡng nan này, chúng ta quay về với những người biết. Nhưng phải chọn lựa cẩn thận vị chỉ dạy cho mình, bởi vì nếu vị ấy không đủ lòng bĩ, trí tuệ và những phương tiện thiện xảo để hướng dẫn chúng ta, chúng ta không thể tự cải thiện. Vậy thì thiết yếu là chọn lựa những phẩm tính của những người có thể giúp đỡ chúng ta. Nếu chúng ta tin vào những khả năng giúp đỡ chúng ta của các vị, bấy giờ chúng ta sẽ nghe những giáo huấn của các vị và thực hành điều chúng ta đã hiểu.

  1. Tin hay đức tin mù quáng?

Từ "tin, tin cậy" của những bản văn Phật giáo thường được dịch là "đức tin". Danh từ "đức tin" luôn luôn mang ý nghĩa người nào tin vào cái gì mà không biết tại sao. Không phải là loại niềm tin mù quáng này được trau dồi trong Phật giáo. Từ "tin cậy7' thì đúng hơn: chúng ta biết chư Phật, pháp và tăng và chúng ta tin vào khả năng của Tam Bảo giúp chúng ta. Ba loại tin hay tin cậy tích cực được phát triển trong thực hành Phật giáo:

  • niềm tin của người được thuyết phục;
  • niềm tin của người mong ước;
  • niềm tin rõ ràng hay tin cậy của người ngưỡng mộ.

Niềm tin phát sanh từ sự tin chắc đến từ hiểu biết. Chẳng hạn, chúng ta nghe nói những tai hại của những thái độ phiền não và những kỹ thuật để thoát khỏi chúng/ rồi chúng ta xem xét cuộc đời chúng ta để thấy những thái độ đó có gây cho chúng ta những vấn nạn và những kỹ thuật có cho phép chống lại chứng một cách hữu hiệu hay không. Chính như vậy mà người ta có sự tin chắc rằng cần thiết và có thể đoạn trừ những thái độ tiêu cực. Lý trí và kinh nghiêm làm cho chúng ta tin chắc rằng sự tham thiền về vô thường sẽ giảm bớt những bám luyến vô lý của chúng ta. Loại niềm tin này đặt nền ữên hiểu biết, nó hoàn toàn có giá trị.

Chúng ta có thể đi đến chỗ xác tín rằng Tam Bảo có thể đưa chúng ta ra khỏi mê lầm. Chúng ta không tin vào sự vĩ đại của Tam Bảo chỉ bởi vì người ta bảo chúng ta nên tin, điều này giông như mua một gói bột giặt vì quảng cáo bảo chúng ta nó tốt. Trái lại, khi suy nghĩ về những phẩm tính của Tam Bảo mà chúng ta có thể hiểu và được thuyết phục về sự giúp đỡ mà Tam Bảo có thể mang lại cho chúng ta. Một tin chắc như vậy cho chúng ta cảm giác gần gũi với chư Phật, pháp và tăng.

Niềm tin sanh từ mong ước là loại thứ hai. Nếu chúng ta học trong sách những lợi lạc của một tấm lòng thiện lành và quan sát ảnh hưởng kỳ diệu của những con người vị tha trong thế giới, chúng ta ước ao có Phật tánh và biết những phẩm tánh của Tam Bảo. Chúng ta muôn thành một vị Phật. Lpại niềm tin này rất phấn khích, gây cảm hứng, vì nó cho chúng ta nhiệt tình để thực hành pháp.

Niềm tin rõ ràng hay ngưỡng mộ làm cho lòng chúng ta vui vẻ. Chẳng hạn, chúng ta đã nghe đến những phẩm tính của những Bồ tát và của chư Phật - lòng bi bình đẳng và trí tuệ thấu suốt của các ngài - và chúng ta ngưỡng mộ, đầy khoan khoái. Nếu chúng ta vui theo (tùy hỷ) những phẩm tính tốt của người khác, niềm tin ngưỡng mộ sẽ biểu lộ nơi chúng ta. Tin Phật, Pháp và Tăng đem đến cho chúng ta sự thanh tĩnh và một hướng đi của cuộc đời. Như đức Phật đã nói trong Kinh Pháp Cú\

Những ngiỉời trí lấy niềm tin và trí thông minh

Như là sự an toàn trong đời họ;

ĐÓ là Sự giàu CÓ lớn lao nhất của họ.

Hình thức giàu có khác là tiền bạc thông đụng.

Trong Phật giáo niềm tin hay sự tin cậy được khai triển từ từ, bởi hiểu biết và thông hiểu. Khi nương dựa vào Tam Bảo, sự thông hiểu của chúng ta về ba phương diện chánh của con' đường lớn lên. Một cách hỗ tương, việc làm sâu sự thông hiểu bên trong và chuyển hóa tâm thức làm tăng trưởng niềm tin vào Tam Bảo bởi vì chúng ta tự mình thấy rõ hướng đi theo Tam Bảo chỉ sẽ chấm dứt những hoàn cảnh bất toại nguyện của chúng ta. Theo nghĩa này, quy y nghĩa là người ta trách nhiệm với kinh nghiệm riêng của mình và người ta nương dựa vào những lời khuyên, những giáo huấn và cảm ứng của những vị có khả năng chỉ bày cho chúng ta làm sao chuyển hóa tâm thức.

  1. Bác sĩ, thuốc men và y tá

Người ta so sánh sự quy y với bác sĩ/ thuốc men và y tá giúp một người bệnh được lành. Chúng ta giống như một người bệnh, vì những hoàn cảnh bất toại nguyện sẽ kéo dài mãi mãi. Đi tìm những giải pháp/chúng ta khám bệnh.ở một bác sĩ giỏi là đức Phật. Đức Phật định nguyên nhân của bệnh chúng ta: những say mê độc hại và những hành động xấu do ảnh hưởng của chúng. Rồi ngài biên toa thuốc là pháp, những lời dạy chỉ cho chúng ta làm sao đi đến những chứng ngộ và những diệt dứt dẫn đến giác ngộ.

Để chữa lành phải thực hành những lời dạy và không chỉ nghe pháp. Phải áp dụng nó sông động trong đời sông hàng ngày của chúng ta, trong những tương quan với người khác, đồng thời ý thức những phiền não biểu lộ ữong chúng ta. Rồi người ta áp dụng những phương thuốc cho phép chứng ta thấy hoàn cảnh một cách rõ ràng Nếu một người bệnh có một món thuốc nhưng nó không dùng, nó sẽ không lành bệnh. Cũng vậy, người ta có thể có ở nhà mình một bặn thờ rất đẹp và một thư viện những cuốn sách pháp, nếu ngườỉ ta không áp dụng sự nhẫn nhục trước một người chọc giận ta, người đó sẽ mất một cơ hội thực hành.

Tăng có thể ví với người y tá giúp chúng ta dùng thuốc. Nếu chúng ta không biết viên thuấc nào, uống lúc nào, y tá ở đó nhắc chứng ta Cũng Ihố những người đã đạt được những chứng ngộ trên con đường tạo thành tăng đoàn chân thật giúp chúng ta thực hành pháp một cách tốt đẹp khi chúng ta không biết việc làm cụ thể là thế nào. Tăng và ni cho chúng ta một tấm gương tốt, và chúng ta có thể tìm thấy ở đó một giúp đỡ nơi những người thực hành cao cấp. Những người bạn pháp của chúng ta rất quan trọng, vì chúng ta dễ dàng chịu ảnh hưởng. Nếu chúng ta muốn tự cải thiện, quan trọng là có chung quanh những người nâng đỡ chúng ta trong con đường này. Nếu chúng ta thường lui tới những người có khuynh hướng nói xấu và chỉ trích người khác, chơi với họ chúng ta sẽ làm theo họ. Ngược lại, nếu những người thân cận của chúng ta tinh tấn trau dồi bên trong, tấm gương và những khuyên khích của họ ảnh hưởng tích cực đến chúng ta. Chính vì lý do này mà đức Phật đã nói trong Kinh Pháp Cú:

Chớ làm bạn với những ngitài xấu hoặc có tâm hồn thấp kém. Hãy làm bạn với những ngườí tốt, tìm kiếm tình bạn của những nguời tốt nhất giữa mọi ngứờỉ,

Làm sao nối kết lời khuyên này với ỷ chí làm nảy sinh tình thương và lòng bi bình đẳng đốì với tất cả chúng sanh của chúng ta? Trong tâm, chúng ta nhìn qua khỏi những phẩm tính bên ngoài của những cá nhân và thương yêu họ như nhau. Nhưng chưa là những vị Phật, chúng ta còn dễ dàng bị ảnh hưởng. Bởi thế, được khuyên rằng trong sự quan tâm với tất cả, cần kết chặt tình bạn với những người có một cảm thức đạo đức và đặt sự tự hoàn thiện lên hàng đầu. Dù trong tâm người ta có thể có từ bi bình đẳng với tất cả, nhưng trong một quan điểm vật chất, người ta phải được bao bọc bởi những người bạn ảnh hưởng tích cực đến chúng ta. Khi tâm thức chúng ta mạnh mẽ hơn, chúng ta cổ thể chơi với tất cả mà không bị ảnh hưởng bởi những tính xấu của ai cả.

g) Lễ quy ỵ

Dù sự quy y xảy ra trong lòng chúng ta và một nghi thức thoạt nhìn thì không phải là yếu tô" quyết định tất cả, nhưng lễ quy y cho phép chúng ta nhận sự cảm ứng từ một dòng truyền không gián đoạn những người thực hành từ đức Phật. Và nhờ đó người ta chính thức gắn liền với Tam Bảo.

Bằng cách quy Ỵ, người ta cương quyết dấn thân vào một đường hướng tích cực của đời sống, trước chính mình và sự chứng kiến của những vị thánh. Chúng ta quyết tâm không để cho ích kỷ và vô minh làm cho chúng ta tin vào những cuộc tìm kiếm không có hồi chấm dứt. Thay vì chạy lăng xăng hết đời này qua đời khác mà rốt cuộc chẳng được gì, chúng ta tiếp xúc, chạm mặt với trí tuệ bên trong và; lòng bi của mình. Một quyết định như vậy là một giây phút rất quý báu trong đời chúng ta, một dấn thân, đầu tư vào con đường giác ngộ

Trong truyền thống Tây Tạng, chúng ta đọc tụng những câu kệ quy y và phát tâm vị tha vào buổi sáng lúc thức dậy và trước mỗi thời thiền định:

Nơi đức Phật, Pháp và Tăng,

Con quy y cho đến khi giác ngộ.

Nguyện do những công đức của sáu ba la mật con đang tích tập,

  Khiến con có thể đạt đến Phật quả vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

Xem mục lục