Tin Tức (680)


THẦY TỊCH DIỆT VÀ VÔ THƯỜNG NỞ HOA - Pháp Hiền cư sỹ

1,005

Theo kinh, khi đức Phật thị tịch, thì tất cả Trời người đều đau xót, đại địa rúng động nhiều lần, mọi để tử Ngài ai cũng “xót xa”, còn A Nan thì “than thở”, “thế gian đi vào tăm tối, đôi mắt thế gian đã không còn nữa…”
Bất chấp mọi huyền ngôn ẩn ngữ về Ngài, rằng Phật vẫn đang thuyết pháp ở Linh Thứu Sơn, rằng, Phật thân tuy diệt, nhưng TAM THÂN PHẬTvẫn luôn thường tại; rằng, Phật đi vào tâm tưởng chúng sinh cho những ai nhất tâm niệm Phật. Tuy nhiên với hiện thực của ngũ quan, của lục căn sáu thức, đối với chư Thiên, chư đệ tử Ngài và hiện thực A Nan than thở, đó là, đôi mắt thế gian đã khép. Nếu như sự, trạng thái “chết” của đức Phật là một Phép ẩn dụ, thì ngôn pháp (phương pháp ẩn dụ) đó cho biết rằng, đức Phật đã từ bỏ chúng ta (theo nghĩa bóng) - một sự thật nan ngôn – cho dù Ngài dạy rằng, pháp tức là Phật, giáo pháp là ánh sáng, là con đường, ngộ pháp tức kiến Phật… Song, đức Phật đã thật sự viên tịch và, quả thật đôi mắt thế gian đã khép trong thế giới tương đối và hữu hạn của chúng ta.

Cũng thế, thầy tôi đã ra đi vào một sáng mà vầng dương vừa ban phát ánh sáng của mình cho vạn hữu sau rặng đại thọ của chùa Tây Tạng.
Thầy ra đi, dù ở mọi góc độ nào, thì đó vẫn là một “bi tín” cho khắp trời người, nói chung và cho toàn bộ quyến tử, đồ tôn của Thầy.

Trên mặt cảm niệm, để tự an ủi với lòng, ta có thể vin vào triết học để giảm cảm thương, ta có thể luôn tự vổ về rằng, mình chỉ tạm chia tay thầy mình thôi và ta có thể viện dẫn đến đức tin tôn giáo rằng, thầy tuy đi xa, nhưng giáo huấn thầy vẫn luôn hằng cửu…Thế nhưng, Phật đã viễn ly, thầy thì khuất bóng. Một phối cảnh khiến cho ngay cả Thiền môn còn cảm thấy “u hoài”. Huống chi đối với hạng phàm phu căn bạc là chúng ta mất thầy như thể “mất cha nhà không nóc”.
Còn, như ta biết, Thánh chúng của Phật là những bậc đại sĩ, những bậc mà cả hai phiền não, và các phiền não trọng chướng đều đã bị diệt trừ, thế thì sao cớ sao A Nan than khóc, cảnh lan-nhã “u hoài”?
Những trạng thái đó biện chứng như thế nào trong tinh thần Ba La Mật?
Vậy phần còn lại sau cảm thương hoài niệm là gì?
Chắc hẳn rằng, sau những trạng thái hoài niệm, tự an sẽ là những hồi ức – hồi ức giáo các giáo huấn của Thầy và những cam go “sinh thái”, như thể một trường đấu tranh giữa sống và chết, giữa an vui và phiền luỵ, giữa giả tạm của một kiếp đời và niệm niệm kiêu hãnh về ‎lý tưởng bất diệt của chính ngay trong Phật giáo…tuy vậy, ở đây, người ta phải chấp nhận một chân lý‎ là, “sinh là khổ, tử là khổ”. Chân lý này tàn nhẫn chẳng chừa một ai.
Nếu vậy thì, mọi tư tưởng về giác ngộ, về sự vĩnh ly đau khổ, về sự nghiệm chứng tối hậu của thân kim cang và việc vượt qua sinh lão bệnh tử chỉ là khái niệm thôi sao? Một “ru ngủ tôn giáo” thôi sao? Và niệm Phật vãng sinh cũng chỉ là bề mặt của một thiên đường ước lệ?
Sinh tử sự đại, rốt lại cũng chỉ là một thông điệp cảnh tỉnh, để rồi mọi việc sẽ hoàn không? Sẽ lại đâu vào đó.
Có tiếc thương, có hoài vọng, thì cũng đã tử biệt “ngàn trùng”.
Để rồi, một hôm ta thấy, “có” với những thân ái cận kề, với những dựa nương dìu dắt, còn hơn là “không” với cảnh tử biệt sinh ly.
Có nên chăng, khi bám víu “vô thường”, còn hơn là tin vào cái “chân thường” mà hàng vạn đại chắc gì thấy được?
Vậy đâu là chân ngôn yếu ngữ (của) Phật để giúp ta ra khỏi biển khổ tử biệt này, để ta có thể đoàn viên nơi Niết-Bàn không là ẩn dụ?
Khi nghiệm chứng về hiện tượng vật l‎ý của thân, đức Phật dạy là có sinh tất có tử…Ngay cả vũ trụ tưởng như là vô cùng tận kia, hoá ra cũng hữu tận từ các cuộc săn lùng, đổ xô chia tay của những thiên hà.
Einstein trong tác phẩm Thế Giới Như Tôi Thấy, ông cho rằng, cái thế giới ấy chỉ là loại hình hay sản phẩm của kinh nghiệm, nói chính xác, nó chỉ là hình ảnh của tư duy thường nghiệm từ ngủ quan và thực tại chỉ là hình ảnh quy ước do đối chiếu cảm quan. Chừng nào mà mọi thứ thân và tâm được thanh lọc, thì lúc ấy, thực tại mới hiển bày. Hơn thế, hoà thượng Trí Quang, còn cho rằng, thế giới mà ta đang sống, đang thấy, thực ra các cảnh trí ấy đều thuộc về nghiệp cảm mà thôi.
Chính “cái Nghiệp” đó mà ta thấy, ta cảm thụ, ta tư duy phân tích, cụ thể hoá, thậm chí ta sống trong nó như thể là ta sống trong một mạng nhện và sau cùng là những sợi tơ ấy buộc chặc, bu bám đời ta đến vô cùng biên tế. Thế giới như tôi thấy, cũng là nơi đã, đang và sẽ làm thành nấm mồ chôn nhân loại này, là nơi mà ta cố vẫy vùng để thoát ra mà bất hạnh thay, cái mạng nhện đó lại do chính mình “tôn tạo”, càng lúc càng dầy. Và loài nhện độc, không “ai” khác hơn, cũng chính là tham-sân-si của ta mà thôi!
Vũ trụ do chính chúng ta tạo nên là như thế đấy!
Nghiệp, như Phật dạy, như hoà thượng Trí Quang nói và như Einstein tuyên bố, là lời giải thấu thị cho một bài toán hốc búa và thậm chí, khi quán và chứng thực được NGHIỆP, thì đó là một “hàng không mẫu hạm” đưa ta vượt sinh tử khổ đau, là những tia cực tím thiêu rụi hoàn toàn mạng nhện vốn được đan dệt thành cõi đời này.
Vậy, sinh tử mà ta thấy, chỉ là cái thấy của Nghiệp. Trạng thái “chết” của đức Phật, của thầy mình, của tất cả, hoá ra chỉ là cái thấy, cái cảm thụ của Nghiệp từ nơi kinh nghiệm cảm quan của ta.
Đã thế thì, tại sao A Nan than thở, chư Thiên khổ đau?
Giáo pháp Phật tạm thời chia ra làm hai phạm trù: CHÂN, TỤC.
TỤC được lý‎ giải theo cách quy định, hợp lý‎ tương đối dưới sự khảo xét và thừa nhận của thế gian, của thường nghiệm theo từng cụm di truyền…
Và CHÂN là những gì được Phật nghiệm chứng, được truyền thừa từ chư Thánh đệ tử Ngài, tinh chế thành hệ thống được gọi là “pháp tu” để chúng sinh tuỳ căn tính của mình mà lĩnh thọ, thực hành.
Người ta nói là có đến 84.000 chuỗi pháp tu mà chuỗi nào cũng giúp ta diện kiến được Chân như, thực tại thường tồn, và trên hết là vĩnh trừ nghiệp cảm vốn là báo chướng nơi ba cõi này.
Do vậy, “chết” cũng có CHÂN có TỤC. “Tử Tục” là cái chết trong khổ đau, cái chết của điềm báo sinh tử luân hồi; còn cái “Chân Tử” là cái chết trong thảnh thơi, cái chết của nhàn du, cái chết trong an vui giải thoát và, hơn thế, đó là cái “CHÂN TỬ” vì giáo đạo, vì thị giáo cho chúng sinh về lẽ vô thường – không thị hiện sống chết, thì làm sao chúng sinh, học trò mình có thể tu hành tinh tấn và rốt ráo?

Thánh giả luôn là bậc chừa lại một chút luỵ phiền để chúng sinh dễ dàng thân cận và gieo trồng cội phước. Tôn giả Long Thọ đã dạy như thế.

Nói cách khác, phiền não của thánh nhân là ruộng phước của chúng sinh.

Nói theo văn chương, tôi chỉ là, được gọi là một Phật tử vì được thầy thụ lễ QUY Y. Tôi đến với Tây Tạng Tự có thể rất đơn giản như những đóa hoa ai đó đã trang nghiêm nơi chánh điện hoặc nở dại trong sân chùa, chẳng ai để mắt. Và đời sống tôi rồi cũng vô thường như chúng - nở, khoe sắc, tàn phai và lại tái sinh. Thế nhưng, nét đẹp ở đó, tính khách quan của chúng đã, và mãi mãi trang nghiêm và “mật nghiêm” ở đâu đó, nơi sân cỏ của chùa hay tại một phần khuất nào đó trong tôi hay trong tất cả chúng ta… bằng chính sự vô thường của mình.
Tôi tuy là một Phật tử Quy Y của Tây Tạng Tự, nhưng phải là một Phật tử thuần thành và cũng ít khi tiếp cận thầy để được thầy từ bi giáo dưỡng. Nếu như yếu chỉ Phật mà tinh hoa là chỗ nhân duyên, thì tôi đến đây bằng những đoá hoa duyên, những chiếc là héo tàn, một chút bụi đi theo cõi đời và theo tôi sự tịch diệt của thầy không chỉ làm cho những cánh hoa của riêng tôi, mà còn làm cho mọi hương hoa, mọi chiếc lá, mọi cảnh đời bụi bặm - của chúng sinh nào quy ngưỡng thầy đều luôn được an lành và thường tại nơi cảnh Phật – được làm chút bụi dưới chân thầy, nếu có thể là trọn một kiếp cũng đủ an vui. Và, trong một phút giây khổ đau nào đó, hoặc - thậm chí cho đến trọn đời - về sự lặng bóng của thầy mình – sự lặng bóng, có nghĩa rằng, thầy vẫn an nhiên ở đó mà ta không thấy, trạng thái ấy hoàn toàn không liên hệ gì đến việc “khuất bóng” cả - thì một thời khắc như vậy, sự cộng sinh của thời lượng đó sẽ là giáo tướng về sinh tử biệt ly nơi cõi dục mà thầy đã hiện ra như huyễn để dạy cho chính tôi và riêng cho tri giác tôi - một pháp tu – trang nghiêm cảnh Phật bằng những cánh tâm hoa, chiếc là úa, những cảnh đời bụi bám… của mình từ đại dương sầu tư muôn thuở này.

Pháp Hiền cư sỹ, 10 âm lịch / 06 / năm Bính Thân, Buôn mê Thuộc.

1,005

CHÂN LÝ: TƯƠNG ĐỐI HAY TUYỆT ĐỐI?

CHÂN LÝ: TƯƠNG ĐỐI HAY TUYỆT ĐỐI?Ngoại trừ những dữ kiện đơn giản và có thể dễ dàng được xác minh, thì thái độ quá chắc chắn rằng “Tôi đúng, anh sai”

591
DÒNG SÔNG NHÌN THẤY DÒNG SÔNG

DÒNG SÔNG NHÌN THẤY DÒNG SÔNGThiền Sư John Daido Loori Thị Giới dịch Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên) viết trong Kinh Núi Và Sông:  “Dòng sông không mạnh cũng không yếu,

12,867
Nhật Bản: Khánh Thành chùa Việt Nam

Nhật Bản: Khánh Thành chùa Việt NamNgày mùng 4 tháng 11 năm 2012 vừa qua, tại Nhật Bản chùa Việt Nam đã được khánh thành. Hòa thượng Thích Minh Tuyền, trụ trì

13,289
GỐC GÁC CỦA MỖI CHÚNG TA

Bây giờ mình bàn vô cái chủ đề là Bản tâm tự nhiên, như ngày hôm qua thầy gợi ý, đó là bản tâm, là cái tâm căn bản của mình; và

539
CÂY CẦU ĐÁ CỦA TRIỆU CHÂU - AKIHISA KONDO

Trong Bích nham lục, một trong những trước tác quan trọng của văn học Thiền, có mẩu chuyện sau:Một vị tăng hỏi Triệu Châu: "Cây cầu đá của Triệu Châu lừng danh

1,006
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc