Bài Viết (701)


TU HỌC THEO KINH LĂNG GIÀ

550

Đại Huệ! Lại có sa môn, bà la môn, quán thấy tất cả pháp đều vô tự tánh, như mây giữa hư không, như vòng lửa quay, như thành Càn thát bà, như huyễn, như dợn nắng, như trăng trong nước, như thấy trong mộng, chẳng lìa tự tâm, do hư vọng thấy từ vô thủy đến nay mà bám giữ cho là bên ngoài. Quán như thế rồi, cắt đứt duyên phân biệt, cũng lìa sự bám giữ danh và nghĩa của vọng tâm, biết thân, tài sản, chỗ ở, tất cả đều là cảnh giới của tạng thức, không có gì là năng sở bám giữ và sanh trụ diệt, tư duy như vậy thường xuyên không bỏ.

Đại Huệ! Các Đại Bồ tát ấy không lâu sẽ đắc sanh tử và Niết bàn cả hai bình đẳng, đại bi phương tiện vô công dụng hạnh, quán thấy chúng sanh như huyễn như ảnh theo duyên mà khởi, biết tất cả cảnh giới lìa tâm thì không thể đắc. Hành đạo vô tướng, dần lên các địa, trụ trong tam muội, thấu rõ ba cõi đều duy tự tâm, đắc như huyễn định, tuyệt hết tất cả ảnh tượng, thành tựu trí huệ, chứng vô sanh nhẫn, nhập định như kim cương, sẽ đắc Phật thân, hằng trụ như như, khởi các lực thần thông biến hóa tự tại. Đại Huệ! Các vị ấy có phương tiện để trang nghiêm, du hý các cõi nước Phật, lìa các ngoại đạo và tâm, ý, thức, lần lượt chuyển y thành thân Như Lai.

Đại Huệ! Đại Bồ tát muốn đắc thân Phật, phải nên xa lìa uẩn giới xứ do tâm nhân duyên tạo ra, các pháp sanh trụ diệt, các phân biệt hý luận. Chỉ trụ tâm lượng quán sát ba cõi từ vô thủy đến nay đều do hư vọng tích tập mà khởi. Tư duy Phật địa vốn vô tướng vô sanh, tự chứng thánh pháp, được tâm tự tại vô công dụng hạnh, như ngọc như ý tùy nghi hiện thân, khiến đạt duy tâm, dần vào các địa.

Thế nên, Đại Huệ! Đại Bồ tát nên khéo tu học chân lý tự chứng này.

Trích “Kinh Nhập Lăng Già” - NXB: T. T. T

550

CHO VÀ NHẬN (Tonglen) - Chogyam Trungpa

Gởi cho và nhận lấy cần được thực hành lần lượtHai cái ấy cần cỡi trên hơi thở-------🍀🍀🍀-------Cho và nhận là một thực hành rất quan trọng của con đường Bồ tát.

1,299
ĐỨC PHẬT LÀ BẬC NHẤT THIẾT TRÍ Giác Dũng

ĐỨC PHẬT LÀ BẬC NHẤT THIẾT TRÍ Giác DũngĐức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí,

13,449
Nguồn Gốc Của Câu Chú ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། – Karmapa Chenno

“Karmapa Chenno” có thể được tạm dịch là “hiện thân của lòng bi mẫn của tất cả chư Phật, xin hãy nghĩ đến con”. Ở Trung Tây Tạng, Sikkim và Bhutan, câu chú

685
Bổ Đề Tâm Ly Tướng Luận - Tác-giả: Long-thọ Bồ-tát. Hán-dịch: Ngài Thí-hộ - Việt-dịch: Thích-tâm-châu

Con xin quy mệnh kính lễ hết thảy chư Phật.Nay con xin nói qua về nghĩa “bồ-đề-tâm”.Con cũng xin chí thành đỉnh lễ bồ-đề-tâmNghĩa của bồ-đề-tâm cũng như một đạo quân dũng

1,024
Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

SỐNG TRONG BỒN NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ   PHẬT DI ĐÀ  (Amitabha)Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng

15,802
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc