Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Phương diện chánh thứ nhất của con đường là ý chí vượt thoát khỏi vấn nạn và mọi bất toại nguyện. Để được như vậy phải bắt đầu bằng nhận biết rằng hoàn cảnh hiện thời của chúng ta hoàn toàn không toại nguyện và có thể hạnh phúc hơn. Do đó chúng ta quyết tâm thoát khỏi một hoàn cảnh xấu và biết một đời sông tốt đẹp.

Người ta thường nói đến "từ bỏ" để chỉ ý chí thoát khỏi sanh tử này, nhưng từ này không thích hợp, bởi vì nó khiến nghĩ đến một loại hành xác và khổ hạnh không hợp với nghĩa của từ dù bằng tiếng sanskrit hay paliế

Ý chí vượt thoát là một trạng thái tâm thức. Nó không có nghĩa phải từ bỏ nhà và việc làm để sống trong hang động và ăn rau tầm ma! Ý chí vượt thoát sanh tử là một nguyện vọng thay đổi trạng thái tâm thức. Cách sông mà người ta chọn lựa là một vấn đề khác.

Nói cách khác, cái chính không phải là bề ngoài của chúng ta mà là cái thực sự của chúng ta ở bên ữong. Vấn đề không phải là sở hữu vật chất và những cái khác mà là sự tương quan của chúng ta với chúng.

Có hai mức độ trong quyết tâm được tự do. Mức độ thứ nhất là thoát khỏi những khổ đau ữong những đời tới và có những tái sanh tốt đẹp. Cái thứ hai là thoát khỏi những tái sanh bắt buộc và đạt giác ngộ.

  • Nếu chúng ta sửa soạn cho những đời tới, cuộc đời hiện tại của chúng ta tự động sung sướng hơn Để tạo ra những nguyên nhân của hạnh phúc trong những đời tương lai, phải sống theo đạo đức. Tránh mười hành động xấu, người ta tự nhiên trở nên một người tốt. Người ta .thông cảm hơn với những người khác: họ thương mến và tin cậy chúng ta hơn, vì chúng ta thôi làm hại họ. Bấy giờ chúng ta sẽ thoát khỏi mọi hối hận và mặc cảm phạm tội, và điều đó sẽ làm mạnh cảm thức về mục đích bên trong.
  • Chuẩn bị cho những đời khác không phải là; cái gì quen thuộc. Tự chụẩn bị sống những cuộc đời khác không phải là vô ích, vì tâm thức chúng ta tiếp tục sau cái chết.
  • Có thể cuộc đời hiện tại của chúng ta không kéo dài lâu và cuộc đời tới bắt đầu sớm, vì chúng ta không biết còn sông bao lâu. Hơn nữa, xét sự ngắn ngủi của cuộc đời hiện tại của chúng ta so với độ dài của tất cả những đời tới, chúng ta có mọi lý do để sửa soạn cho tương lai.
  1. Những tai hại của tham luyến

Tham luyến, thái độ này là tô điểm thêm những phẩm tính của một người hay một vật và dính mắc vào đó, là chướng ngại chánh cho sự làm vững chắc ý chí muốn thoát khỏi sanh tử. Chúng ta quan tâm trước hết là làm sao được sung sướng trong đời hiện tại, nhưng chúng ta tìm kiếm hạnh phúc chỉ bằng các giác quan. Chúng ta không ngừng phân chia thế giới thành cái thích và cái không thích. Chúng ta tham luyến cái chúng ta cho là đáng ưa và ác cảm với cái chúng ta cho là khó chịu. Vì cái nhìn hạn hẹp này, tâm thức chúng ta không có không gian cần thiết để nghĩ đến hạnh phúc của những đời tương lai hay niềm vui tối thượng của giải thoát.

Vậy thì, sự tìm kiếm hạnh phúc trong đời này đem đến hậu quả ngược lại. Để giữ chắc những đối tượng chúng ta tham luyến và giải thoát mình khỏi những cái chúng ta ác cảm, chúng ta hành động theo cách ích kỷ và tiêu cực. Những hành động xấu này tức thời tạo ra những rắc rốì và để lại những dấu in trong dòng tương tục của tâm thức, chúng sẽ phát sanh khổ trong những đời tương lai.

Chẳng hạn, tại sao chúng ta mau mắn chỉ trích như vậy? Tham luyến sự vui sướng riêng của mình, chúng ta gây hấn với những ai ngăn cản điều đó. Tức khắc, chúng ta bất kể làm tổn thương họ thế nào. Chúng ta chỉ trích người khác để cảm thây mạnh mẽ hay để trả thù. Nếu thành công trong việc thọc đúng vào họ, chúng ta sung sướng: "Tôi đã làm họ tiêu tùng. Bây giờ họ dang đau khổ." Nhưng chúng ta là ai khi sung sướng vì sự bất hạnh của người khác?

Khi làm điều xấu, người ta không còn yên ổn, luôn luôn cảm thấy khó ở. Ngoài những vấn nạn mà những hành động ấy tạo ra ngay lúc này, chúng còn để lại những dấu in trong dòng tương tục của tâm thức, điều sẽ làm cho chúng ta sống trong những hoàn cảnh bất hạnh trong tương lai.

Khi quá tham luyến vào sự sung sướng trong đời này, người ta có khuynh hướng thổi phồng sự quan trọng của một sô" sự vật Chẳng hạn người ta tin có được một sô" tiền lớn như vậy thì cuối cùng người ta sẽ sung sướng, thế thì người ta sẽ bất hạnh khi không được như vậy. Người ta đánh giá quá cao sự quan trọng của tiền bạc mà không biết những thứ tốt đẹp khác của đời sống. Sự lo toan duy nhất của chúng ta là có thêm. Và thậm chí đạt được mục đích, cái tham của chúng ta đẻ thêm những vấn nạn khác: chúng ta sợ mất trộm hay bạn bè chỉ đến với chúng ta vì điều kia. Nếu chứng khoán sụt xuống, thì đây là chán đời.

Nói về những tai hại của tham luyến, chúng ta đã giải thích trong chương II Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng đức Phật không nói những đối tượng giác quan tự thân là xâu Ngài chỉ mời chúng ta xem xét cuộc sông thực nghiệm của chúng ta để thấy những lạc thú của giác quan có đem lại hạnh phúc như ý hay không. Đối với ngài vấn đề không ở trong những đốì tượng giác quan, mà trong sự tham luyến vào chúng.

Thiếu một thấu hiểu thật sự, người ta có thể tin rằng dễ từ sự bỏ tham luyến vào những lạc thú giác quan và vào những cá nhân, nhưng khi thử ữánh tham muôn một sự vật, một con người, người ta thấy mình ở trong cuộc nội chiến bên trong. Cuộc chiến bên trong này là vô ích. Thay vì vậy, chúng ta có thể dừng lại để khảo sát đời mình và thấy ra tham luyến làm cho chúng ta bất toại nguyên và bất hanh. Một bằng chứng không thể bác bỏ về những bất lợi của tham muốn chỉ có thể dẫn chúng ta không còn quỵ lụy nó nữa.

  1. Hạnh phúc, bây giờ và mai sau

Từ khi chúng ta hiểu những khuyết điểm của tham luyến, chúng ta quyết tâm giải thoát khỏi tham luyến vào hạnh phúc của cuộc đời này và mọi khổ đau nó kéo theo. Hẳn nhiên chúng ta tiếp tục muốn Vũi sướng bây giờ, nhưng không còn bị ám ảnh bởi ỷ nghĩ phải có toàn bộ cái chứng ta tin rằng mình muốn hay mình cần. Chúng ta cũng biết sự quan trọng của việc chuẩn bị cho những đời tới.

Phương pháp chánh để sửa soạn cho những đời sắp tới và loại trừ những khổ sở của đời hiện tại là quan sát nhân quả - nghiệp - bằng cách không làm những hành động xấu và thực hành những điều lợi lạc.

Để được như vậy, phải thực hành những kỹ thuật làm tan rã sự tham luyến thô, tức giận, ghen tỵ, vô minh, nghi ngờ nảy sanh từ những ảo tưởng và kiêu mạn. Dù trí tuệ chứng ngộ tánh Không là phương tiện tối hậu để đoạn trừ phiền não, sự thiền định về vô thường vẫn là một đối trị tổng quát tốt đẹp cho những người mới học chúng ta.

Thiền định về vô thường cốt ở nhớ rằng mọi cá nhân, mọi đối tượng và mọi hoàn cảnh biến đổi thường trực. Không bao giờ chúng như cũ, đồng nhất. Nhớ sự vô thường giúp chúng ta thấy cái gì xảy đến với mình thì tương đối. Chẳng hạn, nếu chúng ta tham luyến một chiếc xe mới và chúng ta giận dữ vì có ai làm hư nó, chúng ta tự nhủ: "Chiếc xe này không ngừng đổi thay. Nó đâu có vĩnh viln kéo dài. Từ ngày nó được chế tạo, nó tự phân hóa. Bản chất của nó la thay đổi, nhutig sự thay dổi của nó đâu có đặt tôi vaõ một trạng thái tệ hại đâu."

Có người thấy cách suy nghĩ này là cái nhìn bi quan về cuộc đời. Đó chỉ là thực tế chúng ta đang sống: không có người nào, sở hữu nào, hoàn cảnh nào là mãi mãi. Vô thường cũng có nghĩa là những diều mới có thể đến. Nhờ vô thường mà mỗi đứa trẻ mới sinh có thể lớn lên và thành người lớn. Vô thường nghĩa là tình thương, lòng bi, trí huệ và những khả năng của chúng ta có thể tăng trưởng.

Mỗi thái độ tiêu cực có một đốì trị đặc biệt. Đối với tham luyến, chúng ta có thể xem xét những khía cạnh không đáng ưa của đối tượng để quân bình cái nhìn quá đáng những phẩm tính của nó. Với tức giận, chúng ta có thể nhớ rằng những người khác cũng muốn được hanh phúc và trốn thoát khỏi khổ đau như chúng ta. Không biết làm sao đạt đến đó, họ làm khổ những đồng loại. Khi hiểu những người khác sống với cái gì và nhớ lòng tốt của họ, ngườỉ ta trau dồi nhẫn nhục và tình thương để đáp trả cho sự đau đớn mà họ gây cho chúng ta.

Phương thuốc cho ganh tỵ là vui theo hạnh phúc của những người khác, những phẩm tính tốt và những hành động đức hanh của họ. Nghiên cứu và tham thiền về pháp sẽ chữa trị vô minh. Thiền đinh về hơi thở giải thoát chúng ta khỏi những móng vuốt của nghi ngờ sanh từ ảo tưởng. Chúng ta chữa lành sự khoe khoang bằng cách tham thiền một đề mục cực kỳ phức tạp, điều này cho chúng ta ý thức rằng chúng ta biết quá ít. Một đối trị khác cho kiêu mạn là nhớ rằng mọi hiểu biết và tài sản của chúng ta đến từ những người khác, bởi thế không có gì hãnh diện khi lấy được như vậy.

Trau dồi sự không bám giữ không có nghĩa là phân phát hết tiền bạc của chúng ta và trở thành người ăn xin. Chúng ta phải có tiền để sống trong xã hội. Trong tiền bạc/ tự thân nó không có gì xấu Chính thái độ của chúng ta mới quyết định, thế nên tốt hơn là có một cái nhìn quân bình về nó. Nếu chúng ta có những lợi tức khá, điều đó rất tốt, nếu không như vậy, điều này không ngăn cản chúng ta được hạnh phúc. Khi chúng ta có tiền, chúng ta có sự vui thích chia xẻ nó. Chúng ta không tìm cách mua bạn bè cũng không khoe khoang về lợi tức, chúng ta không nghi ngờ những động cơ của người khác. Không bị ám ảnh bởi ý tưởng có số tiền nào đó, chúng ta không tìm cách dôi gạt đồng loại để tăng thêm tài sản. Những người khác tin cậy chúng ta, và chúng ta không hổ thẹn về những hành vi của mình.

Cũng thế, không có gì xấu trong việc nghiên cứu hay có một hoàn cảnh tốt. Điều đó lợi lạc hay không tùy vào động cơ của chúng ta. Nếu học hành để có thể giúp đỡ người khác, chúng ta có tâm thức bình an, và sự học hành trở thành hành động đức hạnh, kể oả kết quả thành công của việc học hành.                                                                                               «

Phật giáo không chống lại tiến bộ vật chất và ky thuật Sự tiến bộ có thể cải thiện cuộc sống của rất nhiều người Nhưng Phật giáo nhấn mạnh sự cần thiet quân bình những lo toan vật chất và tâm linh, chỉ riêng tiến bộ bên ngoài không đủ làm cho thế giới hạnh phúc hơn. Nếu chúng ta sống trong một xã hội giàu có, đủ tất cả kỹ thuật mới nhưng chúng ta làm. nô lệ cho tham và sân, chúng ta không hưởng thụ được những giàu có ấy, và có khi chúng ta còn hủy diệt nhau bằng những phương tiện khoa học hiện đại.

Thế nên Phật giáo nói rằng tiến bộ bên ngoài phải phôi hợp với phát triển bên trong. Chúng ta cần những giá trị đạo đức làm người và một cảm thức trách nhiệm với hạnh phúc của mọi người. Ngoài lòng bi và khoan dung dồi dào, chúng ta cần trí tuệ. Bấy giờ chúng ta có thể hưởng thụ những kỹ thuật tiến bộ má không phải chịu mọi hậu quả phụ của chúng.

Điều này có vẻ nghịch lý, nhưng chúng ta càng ít bám luyến vào những lạc thú hữu hạn của đời này, cuộc đời chúng ta càng vui sướng và bình an! Không bám luyến không cố nghĩa là cắt đứt tất cả và không hân thưởng đời sống. Trái lại, với sự không bám luyến chúng ta thư giãn hơn, ít lo âu hơn, đến độ tự nhiên chúng ta chú tâm hơn đến môi trường chung quanh và những người khác. Thôi bám níu một cách điên cuồng vào hạnh phúc hiện thời, chúng ta có thể hân thưởng tốt hơn tất cả đời sông vôn dàn bày ra đó.

  1. Làm sao ra khỏi bánh xe lớn

Quyết tâm được tự do, đó là mức độ đầu tiên muốn giải thoát khỏi những tái sanh bất hanh và những hành động xấu gốc rễ của những tái sanh ây. Nhưng bảo đảm cho mình một tái sanh tốt có phải đã giải quyết mọi vấn nạn? Người ta có nên tìm một hanh phúc hoàn hảo và trường cửu trong tất cả các tái sanh này?

Nếu xét những gì sẽ xảy đến cho chúng ta trong những đời khác, chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả một tái sanh trong hình thức con người hay một vị trời với đủ lạc thú giác quan cũng không thể kéo dài. Chúng ta sẽ gặp những vấn nạn trong các cuộc đời ấy. Bảo đảm một tái sanh tốt chỉ là một giải pháp tích cực tạm thời để thoát khỏi một khổ đau lớn hơn, vì chẳng có hạnh phúc trường cửu nào có thể tìm thấy khi còn phải tái sanh trong sanh tử luân hồi.

Đấy như thể chúng ta bị cuốn vào một bánh xe lớn không bao giờ ngừng: chúng ta phải trải qua thời gian của mình để quay, để lên cao và xuống thấp. Bao giờ chúng ta còn ảnh hưởng của vô minh và những phiền não, chúng ta không có tự do. Chúng ta là tù nhân của bánh xe lớn này, không còn lựa chọn nào khác ngoài sự đi hết đời này sang đời khác.

Thấy thế, cuối cùng chúng ta cũng phải kết luận: "Có thể có những sự vật đẹp đẽ trong bánh xe lớn này, nhưng về lâu về dài, chỉ có buồn phiền." Chúng ta hiểu không có cái gì trong toàn bộ cuộc sống đáng để bám víu. Mọi niềm vui đều thoáng qua, vô thường là cái không thể thay đổi chừng nào chúng ta còn tiếp tục với sự sanh ra và với cái chết.

Thấy sự việc đó, chúng ta đi đến mức độ thứ hai của ý chí giải thoát. Chúng ta muôn tìm một trạng thái an vui trường cửu, vắng mặt mọi hoàn cảnh, điều kiện trái nghịch. Thấy rằng mọi khôn khổ của vòng sanh tử là do vô minh, phiền não và những hành động ây gây ra, chúng ta tìm một phương pháp để vượt khỏi sanh tử và an trụ trong Niết bàn, một trạng thái tự do và phúc lạc. Thế nên đại lama Tsongkhapa đã nói trong Cuốn Sách Lớn của sự Tiến Bộ đến Giác Ngộ:

Không có thỏa mãn nào được chờ đợi trong những vui thích thế gian. Những vui thích đó là cánh cửa mở vào mọi bất hạnh. Hiểu rằng khuyết điểm của những vui thích của vòng sanh tử nằm ở chẽ người ta không thể tin cậy chúng, hãy cho tôi hứng khởi quyết tâm biết được giải thoát!

Phương pháp loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc và thái độ tiêu cực là trau dồi ba thực hành cao cấp: giới, định, tuệ. Trên nền tảng này, chúng ta thực hành tập trung hay nhập định để hàng phục những phiền não thô, bằng những nỗ lực hướng tâm thức đến một đối tượng thiền định thời gian lâu theo ý muốn. Phối hợp tập trung với trí tuệ, chúng ta thâm nhập ý nghĩa của thực tại, như vậy loại bỏ vô minh, phiền não và những cặn bã của nghiệp làm phát sanh khổ đau.

Bây giờ chúng ta xem giới hay hạnh kiểm đạo đức là gì, nó là nền tảng cho những thực hành cao hơn.

Xem mục lục