Tên thường gọi: Niệm Phật.
Địa chỉ: 146, tổ 8, khu A, ấp Phú Hưng, xã An Sơn, huyện Thuật An, Bình Dương.
ĐT: 0650 726262.
Chùa toạ lạc số 146, tổ 8, khu A, ấp Phú Hưng, xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 726262. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.
Chùa được Hoà thượng Thích Thiện Huê khai sơn vào năm 1951 và tổ chức trùng tu vào năm 1993. Hoà thượng sanh năm 1925 tại xã Phú Cường, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, thuở nhỏ tu học ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen, Tấy Ninh), thọ giới Sa di năm 1942 tại Đại giới Cụ túc năm 1948. Ngoài ngôi chùa Niệm Phật được xây dựng tại quê nhà, Hoà thượng còn xây dựng nhiều ngôi chùa như: Liên Trì Tịnh xá (núi Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu), Niết Bàn Tịnh xá (TP.Vũng Tàu), chùa Tánh Hải (Di Linh, Lâm Đồng), tu viện Bát Nhã (Phú Mỹ Bà Rịa - Vũng Tàu)… Hoà thượng viên tịch năm Nhâm Ngọ(2002) tại chùa Đạic Giác (Phú Nhuận, TP.HCM).
Chùa toạ lạc trên một diện tích 2 hecta, được kiến trúc quy mô to lớn. Từ cổng vào, có tháp mộ Hoà thượng khai sơn và hai Phật đài thờ tượng đức Phật A Di Đà và tượng Bồ tát Di Lặc. Tượng Bồ tát Di Lặc là một tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ quý, cao 6,3m. Trước sân chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Hộ Pháp.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Điên Phật tầng 1 tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, hai bên có tượng Ca Diếp, A Nan, trước có tượng Bồ tát Đản sanh. Chung quanh Phật điện, nhiều phù điêu đắp nổi do nhóm thợ Huế thực hiện về sự tích đức Phật như: Hoàng hậu Ma Gia nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà, Thái tử Đản sanh, Thái tử Xuất gia, Thái tử Thành đạo, đức Phật nhập Niết bàn… và nhiều tượng khác như: tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Tổ sư Đạt Ma… Điện Phật tầng 2 tôn trí pho tượng đức Phật A Di Đà lớn, tượng bằng gỗ, cao 5,5m. Hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Di Lặc…
Chùa ngày nay là điểm tham quan, lễ bái của nhiều du khách, Phật tử.
Nguồn phatam.org
QUÁN TÁNH KHÔNGTHEO TRUNG QUÁN LUẬN1. Tại sao phải quán?Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song
Tripitaka là một từ Sanskrit, có nghĩa là “Tam tạng”. Tam tạng bao gồm những lời dạy của đức Phật, (Kinh tạng), giới luật và những thích nghĩa về giới luật của
Tham ThiềnNhững điều kiện tiên quyết khi tham thiềnMục đích của tham thiền là minh tâm kiến tánh, tức quét trừ tự tâm ô nhiễm, để chân thật thấy rõ bổn lai
Tu Bát NhãMắt xích đầu tiên trong sợi xích mười hai khoen trói buộc chúng ta là Vô Minh. Từ Vô Minh, chúng ta bị lôi kéo trong sinh tử luân hồi,
Ít tham muốn có nghĩa là ít đau khổ THAM MUỐN LÀ ĐAU KHỔKHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt