Tin Tức (680)


Đại trưởng lão Lati Rinpoche viên tịch

13,277

image 

Vị Rinpoche nổi tiếng, đã an nhiên thị tịch tại nơi thường trụ của Ngài một cách bất ngờ chỉ với triệu chứng đau bụng nhẹ.  Ngài đã không phải vào bệnh viện.

 Tin cho biết rằng Ngài đã đi bộ quanh chùa Đức Đạt Lai Lạt Ma ngay trước khi viên tịch.  Hiện tại nhục thân của Rinpoche vẫn ấm và trong tình trạng thiền định (bardo-trung ấm thân).  Nhục thân của Ngà sẽ được đem về Mundgod để hỏa táng.

 Lati Rinpoche được xác nhận là tái sinh của một đại hành giả và trở thành một nhà tu vào lúc 10 tuổi.

 Ngài là Viện trưởng Danh dự của Tu viện Gaden Shartse ở Mundgod, miền Nam Ấn Độ.  Thuộc vào tầng lớp những học giả, hành giả thánh thiện cao thượng rất hiếm hoi, Ngài đã hoàn tất việc tu luyện trong một Tây Tạng độc lập, Rinpoche  tiếp tục hoằng truyền Chánh Pháp bằng việc giảng dạy tại một số tu viện và học viện khác nhau, sau khi Ngài tháp tùng cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma trên đường lưu vong năm 1959.  

 Năm 1964, Rinpoche đến Dharamsala, rồi sau đó được chỉ định làm Cố Vấn Tinh Thần cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Ngài đã phụng sự  một cách tận tụy chân thành cho đến ngày hôm nay.

 Sự cống hiến của Rinpoche đối với sự giảng dạy và quảng bá Chính Pháp được công nhận một cách rộng rãi, và được tôn kính một cách sâu xa bởi những người sùng mộ khắp thế giới.

 LƯỢC SỬ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG LATI RINPOCHE

 Đại Trưởng Lão Lati Rinpoche  sinh năm 1922, ở vùng Kham, Đông Tây Tạng.  Sau khi vị Rinpoche nổi tiếng Gongkar (tiền thân) được nhận ra và công nhận Ngài như tái sinh của một đại hành giả, do thế Rinpoche dấn thân vào con đường hoàn thiện chân giá trị của mình  bằng việc tham gia vào một tu viện địa phương ở Tây Tạng vào lúc mười tuổi.

 Vào lúc mười lăm tuổi, Rinpoche được tham dự vào Gaden Shartse Norling Học Viện (college), ở miền Trung Tây Tạng.  Đấy là một học viện uy tín nổi tiếng ở Tây Tạng, và cũng tại vào Gaden Shartse Norling Học Viện Ngài đã theo đuổi việc học hỏi kinh điển Phật giáo, và cuối cùng giành được danh dự cao nhất trong số những học giả lỗi lạc cùng thời với Ngài. Vào lúc ấy, lĩnh vực nghiên cứu của Rinpoche bao gốm Luận lý học (Pramana Vidya-logic), Tuệ Trí Toàn Thiện (Prajnaparamita ), Trung Quán Luận (Madhyamika), A Tỳ Đạt Ma (Abidharma) và Luật Tạng (Vinaya ).

 Vào năm 1959, sau mười chín năm học tập và tu tập cao độ, Rinpoche tham dự thi tuyển bằng tiến sĩ Phật học cao cấp nhất: Geshe Lharampa.  Cuộc thi quan trọng này được tổ chức tại cung điện mùa hè của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn ở kinh thành Lhasa, Tây Tạng.  Thí sinh là những học giả và học sinh hàng đầu khác nhau của ba tu viện chính, tuy thế Rinpoche vấn nổi bật trong vị trí thứ nhì đối với tất cả những thí sinh.  Năm sau, Ngài được chính thức phong tặng danh hiệu “Geshe Lharampa”, trình độ chuyên môn tương đương với bằng tiến sĩ triết học trong những trường đại học của Ấn Độ.  Và cùng năm ấy, Rinpoche tham dự học viện mật tông tantric ở Lhasa, và bắt đầu học tập mạnh mẽ về mật điển Tantra từ đấy.  Trong những năm tiếp theo, Ngài đã dạy nhiều lạt ma tái sinh trẻ tuổi, cũng như thuyết giảng ở những đám đông công cộng.  Năm 1964, Rinpoche đến Dharamsala, và sau đó được chỉ định làm Phụ tá Tâm linh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.  Ngài đã phụng sự tận tụy chân thành cho đến ngày cuối của cuộc đời.

 Năm 1976, dưới sự đề nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ đã cung thỉnh Lati Rinpoche, nơi Ngài đã ban bố những bài thuyết giảng sáng ngời chính pháp đến một cộng đồng hâm mộ.  Thêm nữa, Ngài đã giảng dạy tại Tu viện Namgyal Gomba (Tu viện của Đức Đạt Lai Lạt Ma), một học viện nghị luận, và cũng đã hướng dẫn cùng dạy dỗ nhiều cư sĩ Phật tử.  Cùng năm ấy, Rinpoche được chỉ định làm Viện trưởng  Học viện Shartse Norling của Gaden Tu viện, thuộc miền Nam Ấn Độ.  Ngài đã đảm trách nhiệm vụ này trong tám năm, bên cạnh việc trông nom luật lệ, trật tự của đoàn thể Tăng già, Rinpoche cũng đã giảng dạy với tư cách cá nhân một cách rộng rãi mọi khía cạnh của Phật Pháp.  Sự cống hiến của Ngài đối với Học viện Gaden Shartse Norling được công nhận một cách rộng rãi , và Ngài được tôn kính sâu sắc bởi nhiều người sùng mộ trên toàn thế giới.

 Từ khi về  hưu, Rinpoche hiến thân cuộc đời của Ngài cho sự thực hành Phật Pháp, cũng như truyền bá Chính Pháp, hướng dẫn mọi người trên con đường đôi khi phức tạp của Giáo Pháp.  Với những lời thỉnh cầu nhiều lần từ nhiều quốc gia Âu Mỹ, Rinpoche đã du hóa rộng rãi, làm lợi lạc những học nhân Phật Pháp ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

 Lati Rinpoche đã trước tác nhiểu quyển sách quan trọng về Phật giáo Tây Tạng, bao gồm:

 -         Chết, Trung Ấm Thân và Tái Sinh

-         Tâm trong Phật giáo Tây Tạng

-         Những Thể Trạng Thiền Định trong Phật giáo Tây Tạng.

 Giảng dạy:  Đại An Lạc và Tính Không trong truyền thống Hiền Nhân

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=409

 THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ ĐẠI TRƯỞNG LÃO LATI RINPOCHE!

 --

His Eminence Kensur Kyabje Lati Rinpoche passes away

The Buddhist Channel, April 12, 2010

Tuệ Uyển chuyển ngữ, 14/04/2010

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9076,0,0,1,0

13,277

Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn

Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn ;LUNSFORD P. YANDELL (Nói về Zen Master Suzuki)Có lẽ câu ngạn ngữ "Khi nào học trò sẵn lòng, thầy sẽ xuất

786
Nhiếp ảnh gia Daniel Doen Silberberg

The Dharma Tongue  This is my simple religion. There is no need for temples; no need for complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the philosophy is kindness.Tenzin Gyatso,

17,278
THÔNG ĐIỆP HÙNG HỒN CỦA MỘT YOGI TÂY TẠNG

THÔNG ĐIỆP HÙNG HỒN CỦA MỘT YOGI TÂY TẠNGKyabje Chatral Sangye Dorjee Rinpoche là một trong những Yogi thành tựu nhất hiện còn sống của Phật Giáo Tây Tạng. Ngài sinh vào

14,318
Tinh Thần Bồ Tát

Tinh Thần Bồ TátNhư chúng ta đã biết, Bồ tát là người khát khao và nỗ lực đạt đến giác ngộ để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Bồ đề

17,366
ĐẠI ĐỊNH TIỂU ĐỊNH - Tánh Hải Ghi

Thưa thầy, các vị Bồ Tát ngộ tánh Không này thì đại định, có bao giờ tánh Không có đại có tiểu hay không?_Thì mình chưa tới cái đó thì mình tiểu

1,392
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,342
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,761
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,672
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,442
Chùa Việt
Sách Đọc