Ngài Tu Bồ Đề nói: "Nầy chư Thiên Tử! Các Ngài bảo Tu Bồ Đề là Phật tử, tùy Phật sanh?
Thế nào là tùy Phật sanh?
Vì tướng như nên Tu Bồ Đề tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì đức Như Lai tướng như chẳng lai, chẳng khứ, Tu Bồ Đề tướng như cũng chẳng lai, chẳng khứ, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.
Lại Tu Bồ Đề từ nào đến giờ vẫn tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì đức Như Lai tướng như tức là tất cả pháp tướng như, tất cả pháp tướng như tức như nầy cũng không có tướng như. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.
Lại đức Như Lai như là tướng thường trụ, Tu Bồ Đề như cũng là tướng thường trụ. Đức Như Lai như tướng không dị, không biệt,
Tu Bồ Đề như tướng cũng không dị biệt. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.
Đức Như Lai như tướng không có chỗ ngại, tất cả pháp như tướng cũng không có chỗ ngại, đây là Như Lai như tướng cùng nhứt thiết pháp như tướng là một như, không hai, không khác. Như tướng nầy vô tác trọn không chẳng nhứt, không hai, không khác. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.
Đức Như Lai như tướng tất cả chỗ vô niệm, vô biệt, Tu Bồ Đề như tướng cũng tất cả chỗ vô niệm, vô biệt. Đức Như Lai như tướng chẳng dị biệt, chẳng thể được, Tu Bồ Đề cũng vậy. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.
Đức Như Lai như tướng chẳng xa rời các pháp như tướng, như nầy trọn không chẳng như, vì chẳng khác nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh, mà cũng không chỗ tùy.
Lại Đức Như Lai như tướng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, các pháp như tướng cũng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.
Lại Đức Như Lai như chẳng có ở trong như quá khứ, chẳng ở trong như vị lai, chẳng ở trong như hiện tại. Quá khứ như, vị lai như, hiện tại như cũng chẳng ở trong Như Lai như, là một như, không hai, không khác.
Sắc như, Như Lai như, thọ, tưởng, hành, thức như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.
Ngã như nhẫn đến tri giả như, kiến giả như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.
Đàn ba la mật như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.
Đại Bồ Tát do được như vậy nên gọi là Như Lai".
Nếu có vị Bồ-tátỞ trong đời ác sauLòng không hề sợ sệtMuốn nói Kinh pháp nàyNên trụ vào "Hành-xứ"Và trụ "Thân cận xứ".Thường xa rời quốc vươngVà con của quốc vươngQuan đại
Patrul Rinpoche:Phần nhất, sự tố cáo buồn rầu của ta về những cách thức của thời đại suy đồi này,Là một sự khiển trách ta có ý định giành cho chính ta.Sự
Phật ân rộng lớn, trọn khắp chẳng cùng tận vậy thay! Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Chỉ vì mê
LỢI ÍCH VÔ LƯỢNG KHI TRÌ TỤNG KINH PHỔ HIỀN QUẢNG NGUYỆN VƯƠNGNếu có Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân dùng bảy món báu thượng diệu và đồ bảo châu an lạc
Từ genjõkõan hình như xuất hiện lần đầu vào thế kỷ thứ chín ở Trung Hoa và thường được dùng trong Thiền Tào Động Nhật Bản để ám chỉ cái hiện tiền
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt