Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Tất cả chứng ta đều muốn có những tình cảm tích cực với người khác. Chúng ta biết tình thương là chìa khóa của hòa bìĩứi thế giới. Tình thương là gì và làm sao phát triển nó? Đâu là sự khác biệt giữa thương yêu và bị bám luyến?

Tình thương, đó là mong ước rằng mọi người biết được hạnh phúc và những nguyên nhân của hạnh phúc. Đã biết một cách hiện thực những phẩm tính và những khuyết điểm của đồng loại/ tình thương của chúng ta tập trung vào sự phúc lợi của họ. Chúng ta không tìm kiếm những thích thú riêng tư và chúng ta thương yêu họ, đơn giản bởi vì họ hiện hữu.

Về phần bám luyến, nó phóng đại những phẩm tính của một người đến nỗi chúng ta chỉ có một tham muốn: ở cùng với người đó. Khi ở cạnh họ chúng ta vui sướng, khi xa cách họ chúng ta khổ sở. Bám luyến liên kết với sự trông chờ những người khác phải là hoặc phải làm như vậy.

Chúng ta hãy xem kỹ hơn người ta trở thành bạn bè như thế nào. Cái kéo chúng ta đến với họ, đó là họ có những tính cách mà chúng ta thích hoặc họ giúp đỡ chúng ta. Nếu chúng ta quan sát biểu đồ tư tưởng của chúng ta, chúng ta thây rằng chúng ta tìm những phẩm tính quý giá nơi họ, những cái chúng ta thích hoặc cha mẹ hay xã hội cho là có giá trị. Mỗi chúng ta tìm kiếm những phẩm tính khác nhau, với những chuẩn mực đánh giá khác nhau, và lơ là những cái khác.

Nếu ai có những phẩm tính trong "danh sách" của chúng ta, chúng ta tán thán và biệt đãi họ. Chúng ta có xúc cảm rằng họ tốt, một cách tự thân, không có thành kiến nào về phần chúng ta. Nhưng vì chúng ta có những ý nghĩ thành kiến về những tính chất đáng yêu và những tính chất không phải như vậy, thực ra chính chúng ta sáng tạo giá trị ra cho những người khác

Hơn nữa chúng ta có khuynh hướng đánh giá những người khác theo thái độ của họ đốì với chúng ta. Nếu họ giúp đỡ, khen ngợi, làm vững lòng chúng ta, nghe chúng ta và chăm lo cho chúng ta khi chúng ta bệnh hay 'xuống cấp', chúng ta yêu thích họ. Điều đó không khách quan cho lắm, vì chỉ căn cứ vào thái độ nhất thời của họ với chúng ta, như thể chúng ta là nhân vật quan trọng nhất của thế giới này.

Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng ai giúp đỡ ta chắc chắn là người tốt, khỏi bàn cãi, và ai làm cái gì sai trái cho chúng ta ắt phải là người chẳng có giá trị. Những người khuyến khích chúng ta có vẻ tuyệt vời, còn những người nâng đỡ cho những đối thủ của chúng ta thật là xấu xí. Vậy thì không phải phẩm tính của sự khuyến khích của họ làm ta quan tâm, mà là sự kiện khuýến khích đó là dành cho chúng ta. Cũng thế, chúng ta cho rằng những người phê bình chúng ta là phạm sai lầm. Ngược lại, nếu họ phê bình rigười nào chúng ta không thích, họ có lý. Không phải lập trường và cách phê bình làm chúng ta quan tâm, mà là chính những chỉ trích với chúng ta là chủ yếu.

Tiến trình nhờ đó chúng ta thiết lập một sự phân biệt giữa những con người không được căn cứ trên những tiêu chuẩn khách quan. Nó được xác định bởi những thành kiến và bởi thái độ của người ta đối với chúng ta. Ý ngầm bên dưới là chúng ta thì rất quan ữọng và nếu ai giúp đỡ và hành động theo thành kiến của chúng ta về cái gì là tốt, thì họ là tốt, tuyệt vời, tự thân họ không còn gì để bàn cãi.

Từ khi chúng ta cho rằng những người nào đó là rộng lượng cao cả, mỗi khi chúng ta gặp họ, chúng ta có cảm tưởng thấy tất cả sự tốt đẹp phát ra từ họ.

Vậy thì, nếu chúng ta ỷ thức hơn, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta chỉ phóng chiếu sự tốt đẹp này lên họ

Vì đã phóng chiếu sự tốt đẹp lên hình ảnh của họ, chúng ta có một ý nghĩ thành hình cố định là họ thế nào và chúng ta biểu lộ sự bám luyến với họ. Một sô" trong họ đối với chúng ta hoàn hảo đến nỗi chúng ta mong muôn đến chết được phải ở bên cạnh họ Khi họ tỏ ra không ở tầm cao chúng ta đã gán cho họ, chúng ta thất vọng hay giận dữ, Chúng ta muốn họ thay đổi cho phù hợp với hình ảnh chúng ta đã có về họ Vậy thì/ những phóng chiếu và những chờ đợi của chúng ta đến từ trí óc của chúng ta, chứ không từ tâm thức của họ Vấn nạn của chúng ta, không phải là những người khác không như chúng ta tin tưởng, mà chúng ta đã tin sai lầm họ là cái gì mà thực ra họ không phải như vậy.

Chẳng hạn, sau vài năm kết hôn, Jim nói về Sue: "Sue không còn là người đàn bà tôi đã cưới. Khi chứng tôi lấy nhau, nàng quan tạm đến tôi nhiều hơn. Bây giờ nàng lãnh đạm." cái gì đã xảy ra?

Để bắt đầu, nhân cách của Sue không phải là bất biến. Nó biến đổi thường trực theo môi trường bên ngoài và những cảm xúc bên trong. Nghĩ rằng nàng là thế mãi mãi thì không thực tế Chúng ta không ngừng tiến bộ và đổi thay, trải qua thăng trầm lên xuống.

Thứ hai, người ta cộ thể thực sự biết người khác là gì chăng? Khi Jim và Sue quen nhau trước khi cưới, mỗi người tạo khuôn một hình ảnh của người khác. Nhưng ý nghĩ này chỉ là một quan niệm, không phải là thực tại của người kia. Ý nghĩ mà Jim có về Sue không phải là Sue. Vì Jim không ý thức, anh ngạc nhiên khi thấy một trong nhũng khía cạnh khác của nhân cách Sue xuất hiện. Ý nghĩ mà anh ta tạo ra càng lớn, anh càng khổ đau khi không giống với những chờ đợi của anh.

Tin rằng người ta có thể hiểu người khác một cách hoàn toàn là ảo tưởng! Người ta còn không hiểu chính mình cũng như không hiểu những biến đổi mà người ta trải qua. Người ta không hiểu nổi một hạt bụi, huống gì người khác. Ý niệm sai lầm khi tin rằng người khác là thế này hay thế kia làm cho rối rắm; cuộc đời chúng ta. Ngược lại, người ta ý thức rằng đó chỉ là một ý kiến, người ta sẽ mềm dẻo hơn.

Khi những người khác hành dộng theo một cách không như ý nghĩ có trong đầu chúng ta, chúng ta thất vọng hay tức giận. Có lẽ chúng ta sẽ tìm cách uốn nắn họ cho vừa với sự chờ đợi của chúng ta, đến độ luôn luôn chúng ta vặn cổ họ, chỉ trích họ, muôn chỉ huy họ hay kết tội họ. Một thái độ như vậy chỉ làm trầm trọng thêm tình huống và bản năng thích kết án của chúng ta.

Nguồn gốc của khổ đau và mê lầm nằm trong những phóng chiếu của chúng ta và những trông chờ ích kỷ của chúng ta về những người khác, chúng là những nền móng của sự bám luyến. Sự bám luyến đánh giá cao những bạn bè, người thân cận của chúng ta, nó kết dính với họ và chính nó tạo thuận lợi cho tức giận khởi lên. Khi người ta xa cách những người họ yêu thích, họ cảm thấy đơn côi; nếu họ khó chịu, vì điều đó ngược lại họ. Nếu người ta không có điều họ muôn, họ cảm thấy bị phản bội.

Để tránh những khổ sở do bám luyến gây ra, phải nhận biết sự vận hành của nó. Bấy giờ chúng ta có thể sửa chữa những quan niệm sai lầm của chúng ta về những người khác và tránh phóng chiếu những hình ảnh của chúng ta. Chúng ta nhớ rằng mọi người đều biến chuyển không ngừng và họ không có một nhân cách cố định. Biết rằng chúng ta không ở mãi với người mình yêu thương, chúng ta không phải sợ xa họ nữa. Sự kiện không được cùng nhau sẽ không làm chúng ta bất hạnh, và chúng ta biết hân thưởng thời gian dành cho chúng ta để chia xẻ với nhau.

  1. Tâi thương yều bạn nếu...

Thương yêu, đó không phải là tạo ra những "danh sách kê khai những điều kiện của thương yêu", vì như vậy ngườỉ ta sẽ chỉ tạo ra sự bám luyến. Ngứời ta nghĩ: "Tôi thương yêu bạn nếu...", với một bản danh sách những đòi hỏi của mình. Chúng ta khó mà thương yêu thành thật những người khác nếu chúng ta muôn họ phải hợp với những trông đợi của chúng ta. Hơn thế nữa, những trông đợi của chúng ta cũng rất đổi thay, hôm nay chúng ta muốn thế này, mai muốn thế nọ.

Cái chúng ta gọi là tình thương thường chỉ là sự bám luyến, một yếu tô" gây xáo trộn vôn chỉ tô hồng những phẩm tính của người khác. Chúng ta trở nên 'dính' vào người khác, tưởng rằng hanh phúc của chúng ta tùy thuộc vào họ Trái lại, tình thương là một thái độ thư giãn và mở rộng ữống ừải. Người ta muốn hạnh phúc của người khác, đơn giản vì người ấy hiện hữu.

Nếu bám luyến thì không kiểm soát và xúc cảm, tình thương thì trực tiếp và mạnh mẽ và quyềrt lực. Bám luyến làm tối ám sự phán đoán và làm cho thiên lệch: chúng ta giúp đỡ những người chúng ta yêu và làm hại những ngưới chúng ta không yêu. Trái lạf tình thương cho chúng ta đánh giá mỗi tình huống khi tính đến sự lợi ích của mỗi người. Bám luyến đặt nền trên ích kỷ bao nhiêu thì tình thương chỉ nghĩ đến thương yêu người khác

Bám luyến lấy những phẩm tính bề ngoài của những người khác làm quan ữọng: hình dáng, trí thông minh, tài năng, dịa vị... của họ. Tình thương nhìn vượt qua những hình tướng bề ngoài này và xem những người khác giống như chúng ta: họ muốn hạnh phúc và sợ khổ đau. Khi chúng ta thây những người ít hấp dẫn, dơ bẩn và kém thông minh, chúng ta cảm thấy ghê sợ bởi vì tâm thức ích kỷ của chúng ta chỉ muốn gặp những người hấp dẫn sạch sẽ, đầy tài năng. Tình thương không đánh giá người ta theo những tiêu chuẩn bề ngoài này; nó nhìn sâu xa hơn. Tình thương nhận biết qua những hình thức rằng mọi người, mọi sinh vật sống cùng một điều như chúng ta: họ mong được hạnh phúc và muôn tránh những khó khăn, rắc rối.

Rõ ràng, người ta không cảm thấy gần gũi những người khác khi người ta để cho những tư tưởng tiêu cực tìm kiếm những khuyết điểm của họ: anh ta thế này, có những cái xấu thế này... Khi người ta thôi nói xấu, người ta có thể nghĩ một chút và nhìn cũng những người xấu với cặp mắt khác: "Những người này đều sông kinh nghiệm bên trong riêng của'họ. Họ đều muốn hạnh phúc. Tôi biết điều đó như thế nào, vì tôi cũng như họ. Mọi người đều muôn những lời khuyên khích, một ít lòng tốt và thậm chí một nụ cười. Không ai thích chỉ trích và sự thiếu tôn trọng. Những người khác đúng là như tôi!" Từ những tư tưởng ấy làm nảy sinh tình thương, đến độ thay vì cảm thấy xa cách người khác thì người ta cảm thấy nối kết, cảm thông với họ.

Bám luyến làm chúng ta muôn sở hữu người khác gần gũi mình Chồng tôi, vợ tôi, con tôi, cha mẹ tôi:thì hiện hữu tự chính họ. Thế mà đôi khi chúng ta hành động như những người khác thuộc về chúng ta và chúng ta có quyền nói họ phải sông đời họ như thế nào. Nhận ra rằng người ta không bao giờ sở hữu những người khác làm giảm bớt sự bám luyến của chứng ta vào họ, để cho tình thương trở nên có thể,

 

một tình thương thành thật cho những sinh thể sông. Điều đó không ngăn cản chúng ta tiếp tục cho họ những lời khuyên và nói với họ những hành động của họ ảnh hưởng lên chúng ta như thế nào, nhưng trong một thái độ tôn trọng cái toàn bộ của họ như là những cá nhân.

  1. Thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta

Bám luyến ngăn cản chúng ta được tự do về mặt xúc cảm. Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào những người khác để lấp đầy những nhu cầu tình cảm của chúng ta, chúng ta sợ mất họ, tin rằng không có họ chúng ta sẽ bất toàn Quan niệm cá nhân của chúng ta được thiết lập trên một tương quan riêng biệt: "Tôi là chồng, vợ, cha, con của..." Vì sự tùy thuộc này, chúng ta không cho phép mình phát triển những phẩm tính cá nhân. Ngoài ra, sự tùy thuộc này có nguy cơ dẫn chúng ta đến suy sụp, vì không có một tương quan nào kéo dài mãi. Bởi vì, quả thật, chúng ta sẽ từ giã cuộc sống này, sớm hay muộn.

Sự thiếu tự do trong lãnh vực tình cảm do bám luyến cũng có thể cho chúng ta cảm tưởng bị bắt buộc phải thương yêu người khác hơn là dám mất người đó. Trường hợp này, sự thương yêu của chúng ta thiếu thành thật, vì nó thiết lập trên sự sợ hãi. Hay khi chúng ta làm mọi sự để giúp đỡ người mình thượng hầu kiếm lấy sự thương yêu của họ. Bấy giờ chứng ta là nhà bảo trợ, luôn luôn sợ xảy đến cho người kia một điều gì, thậm chí ghen tương với sự thương mến của những người khác dành cho người đó

Tình thương ít ích kỷ hơn. Thay vì tự hỏi: "Mối tương quan này đáp ứng cho những nhu cầu của tôi như thế nào?" Người ta tự nhủ: "Tôi cổ thể cho người khác cáỉ gì?" Người ta chấp nhận rằng những người khác khống thể làm biến mất những cảm giác thiếu thốn và bất an toong lòng. Vẫh đề không phải là những người khác có lấp đầy cho những nhu cầu tình cảm của chúng ta hay không, mà là chúng ta quá đặt nặng những nhu cầu của chúng ta bằng cách nuôi quá nhiều hy vọng.

Vấn đề chánh là người ta muốn được thương yêu hơn là mình phải thương yêu. Chúng ta muôn được thông cảm hơn là thông cảm những người khác. Cảm giác bất an về tình cảm đến từ vô minh và từ sự Ích kỷ che ám tâm trí chúng ta. Chúng ta cần nuôi dưỡng sự tự tin khi biết rằng chúng ta có thể sông không lệ thuộc, trọn vẹn và thỏa mãn. Từ lúc chúng ta tiếp xúc được với tiềm năng bên trong của chính chúng ta, cái khiến cho chúng ta có thể trở thành một người thức tỉnh, có những phẩm tính tuyệt vời, chúng tạ triển khai một tình cảm tự tin đích thật. Tiếp theo, chúng ta thử làm nảy sinh trong chúng ta tình thương, lòng bi, sự rộng lượng, kiên nhẫn, sự tập trung và trí huệ, và rồi chia xẻ những phẩm tính này với những người khác.

Sự bất an tình cảm khiến chúng ta lệ thuộc những người khác. Tình thương của chúng ta cho họ bị nhiễm ô bởi những động cơ tối hậu là được cái gì đó. đền trả. Nhưng nếu chúng ta nhận ra tất cả những cái gì chúng ta đã nhận được từ họ, chúng ta muôn đền đáp sự thương yêu của họ, và lòng ta sẽ ngập đầy tình thương. Tình thương, đó đúng ra là cái gì cho đi hơn là cái nhận được. Nếu chúng ta không do những nhu cầu và những trông chờ của mình mà nối kết với những người khác, chúng ta sẽ mở rộng rỗng rang hơn, chú ý hơn và đáng yêu hơn, mà vẫn giữ cảm giác về sự toàn vẹn và độc lập cá nhân của mình.

Bám luyến là muốn hạnh phúc cho những người khác bằng cách bắt họ làm điều mà theo con mắt của chúng ta sẽ đem lại cho họ hanh phúc. Chứng ta không cho họ quyền lựa chọn, nghĩ rằng mình biết cái gì là tốt nhất cho họ. Chúng ta không để cho họ làm cái đem lại cho họ hạnh phúc và cũng không chấp nhận đôi khi họ có bất hanh Loại khó khăn này là rất thường trong những mối tương quan trong gia đình.

Tình thương, đó là mong muốn bằng tất cả lòng mình sự hạnh phúc của người khác. Nhưng mong muôn này thấm đẫm trí tuệ, vì hạnh phúc hay vì bất hạnh của những người khác cũng tùy thuộc vào chính họ. Chúng ta có thể hướng dẫn họ, không đưa cái ta của mình vào đó. Tôn trọng họ, chúng ta cho họ quyền chọn lựa chấp nhận hay không sự giúp đỡ và những lời khuyển của chúng ta. Hãy nhớ rằng người ta càng ít thúc ép người khác thèo lời khuyên của mình, họ càng sẵn sàng để nghe.

Vì bám luyến, chúng ta liên hệ với người khác bằng những phản ứng tình cảm. Họ tốt với chúng ta, chúng ta vui sướng. Họ không biết đến chúng ta hay nói với chúng ta bằng lời cứng rắn, chúng ta khổ. Làm bình lặng bám luyến sẽ cho chúng ta không gian trong lòng mình để một sự thương mến đích thực và vô tư với người khác có thể bừng nở.

Giảm bám luyến không ngăn cản chúng ta tiếp tục có những người bạn. Những tình bạn càng ngày càng phong phú hơn, vì chúng thiết lập trên tự do và tôn trọng. Chúng ta cảrri thấy mình liên quan đến hạnh phúc và khổ đau của tất cả chúng sanh theo cùng một cách, chỉ vì tất cả chúng ta đều muôn hạnh phúc và không muôn khổ đau. Ngoài ra cách sông và những giá trị của chúng ta phù hợp rất nhiều với một số người. Vì những liên hệ chặt chẽ chúng ta đã có trong những đời quá khứ, sự tương thông dễ dàng hơn trong đời này. Dù gì, tình bạn của chúng ta được thiết lập trên một cộng thông những quan tâm và ước muôn giúp đỡ lẫn nhau đạt đến Giác Ngộ.

  1. Khi một tương quan chấm dứt

Bám luyến cột chặt với ý nghĩ thành kiến rằng những tương quan sẽ kéo đài mãi. Một -cách ý thức, chúng ta quá biết điều đó không có được, nhưng sâu xa chúng ta cứ mong mỏi chẳng bao giờ xa lìa những người chúng ta yêu mến. Chính sự chiếm giữ này làm cho mọi sự chia ly thành rất khó khăn, như một phần bản thân chúng ta phải mất.

Chắc hẳn, người ta có thể có buồn, nhưng người ta phải nhận biết rằng bám luyến thường là nguồn buồn bã và tuyệt vọng. Khi chúng ta nghĩ rằng mình quá liên hệ với người nào, chắc chắn sự sụp đổ sẽ có trong trường hợp chia ly Từ chối không chấp nhận tự đáy lòng cuộc đời này là vô thường, chúng ta đang tự chuẩn bị cho những khổ đau lớn lao khi cái chết của những người thân yêu xảy đến.

Vào thời đức Phật, có một người đàn bà khổ đau điên cuồng vì vừa mất một đứa con, đã đem xác đứa con đến đức Phật để ngài làm cho nó sống lại. Đức Phật nói bà hãy trở lại khi đã mang về những hạt cải của một căn nhà không có người chết.

Ở Ấn Độ, nhà nào cũng có hạt cải, nhưng bà không tìm ra một căn nhà nào không từng có người chết. Thấy vậy, cuối cùng bà chấp nhận trong lòng rằng tất cả mọi người rồi phải chết, điều đó làm nhẹ lòng bà.

Từ khi sự thông hiểu về vô thường đi từ đầu qua tim chúng ta, chúng ta thưởng thức được nhiều hơn thời gian mà chúng ta chia xẻ với những người khác. Thay vì than vãn có ít thời gian để sông cùng nhau, chúng ta thọ hưởng điều chúng ta đang sống trong giây phút này. Từ bỏ được bám luyến chỉ làm giàu có cho tương quan của chúng ta

Xem mục lục