Nay ta để lại một bài kệ mà từ biệt cùng các ông, gọi là Kệ Tự Tánh Chân Phật. Người đời sau biết được ý nghĩa bài kệ ấy thì tự thấy bản tâm, tự thành Phật đạo.
Kệ rằng:
Tự tánh Chân Như là chân Phật
Tà kiến ba độc là ma vương
Lúc mà tà mê, ma tại xá
Khi mà chánh kiến Phật trong nhà.
Trong tánh tà kiến, ba độc sanh
Tức là ma vương đến trụ xá
Chánh kiến tự trừ ba độc (trong) tâm
Ma biến thành Phật, thật không giả.
Pháp thân, báo thân cùng hóa thân
Ba thân xưa nay vốn một thân
Nếu trong tánh mình hay tự thấy
Tức là nhân thành Phật Bồ đề.
Vốn từ hóa thân sanh tánh tịnh
Tánh tịnh thường ở trong hóa thân
Tánh khiến hóa thân hành chánh đạo
Tương lai viên mãn thật không cùng.
Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh
Trừ dâm tức là thân tánh tịnh
Trong tánh mỗi tự lìa năm dục
Sát na thấy tánh tức là chân.
Đời nay nếu ngộ môn đốn giáo
Bỗng ngộ tánh mình thấy Thế Tôn
Nếu muốn tu hành tìm thành Phật
Chẳng biết chỗ nào khác tìm chân.
Nếu trong tâm tự thấy chân được
Có chân tức là nhân thành Phật
Chẳng thấy tánh mình ngoài kiếm Phật
Khởi tâm thảy là người ngu si.
Pháp môn đốn giáo nay truyền lại
Cứu độ người đời phải tự tu
Bảo các người học đạo đời sau
Chẳng theo chánh kiến lắm lù mù.
Trích “Pháp Bảo Đàn Kinh Lược Giảng”
NXB: Thiện Tri Thức
Trong Bát chánh đạo, chánh tri kiến chính là nhận thức đúng đắn. Nhờ nhận thức đúng đắn cuộc đời là vô thường, khổ, vô ngã, mọi sự vật hiện tượng đều
Bước đầu tiên để loại bỏ khổ đau là từ bỏ bám chấp vào cuộc đời này. Toàn bộ cuộc đời của chúng ta, từ ngày lọt lòng mẹ đến ngày chúng
H. Trong bài giảng, ông có nói đến cái hiện tại, tôi không biết làm sao có thể nhận thức được cái tuyệt đối thông qua sự nhận thức về một thời
Tiến Bộ Trong Sự Thực HànhBây giờ chúng ta xem xét chủ đề thứ ba : tiến bộ trong thực hành ; hai giáo huấn trước về hòa nhập và thư giãn
Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những ngưới tin theo . Ở đây , sự tin tướng thuần túy bị hạ bệ và được thay thế bởi
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt