Bài Viết (701)


THIỀN CHỈ VÀ QUÁN (MINH SÁT) - THIỀN SƯ PA-AUK SAYADAW

1,099

Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy:
“Yo ca vassasatam jive,
Dussilo asamahito,
Ekaham jivitam seyyo,
Silavantassa jhayino.”

Dầu sống trong cả trăm năm
Không giới, không thiền định,
Cuộc đời người như vậy
Không có gì đáng khen.
Tốt hơn sống chỉ một ngày
Mà biết hành giới, tu thiền định tâm.

Vì sao? Vì tâm khi được tu tập sung mãn qua thiền định có thể phát sinh trí tuệ thâm sâu, tức có thể thấy Niết Bàn, chấm dứt vòng sanh tử luân hồi, hủy diệt mọi phiền não và khổ đau.
Vì thế chúng ta phải hành thiền chỉ và thiền quán dựa trên giới. Khi hành chỉ - quán, chúng ta phải hành Tứ Niệm Xứ (Cattaro satipatthana):

1. Niệm thân (Kayanupassana satipatthana)

2. Niệm thọ (Vedananupassana satipatthana)

3. Niệm tâm (Cittanupassana satipatthana)

4. Niệm pháp (Dhammanupassana satipatthana)

Cái gì lần “thân” (kaya)? Trong thiền minh sát có hai loại thân: sắc than (rupa-kaya) và danh thân (nama-kaya). Sắc thân là một tổng hợp hai mươi tám loại sắc. Danh thân là một nhóm các tâm và tâm sở của chúng. Nói cách khác, hai thân ở đây là năm uẩn (khandha)- sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Nhưng những đối tượng của thiền chỉ (samatha) như là hơi thở, ba mươi hai thể trược (asubha) và tứ đại cũng được gọi là thân. Vì sao? Chúng cũng là nguyên khối sắc. Chẳng hạn. hơi thở là một nhóm các tổng hợp sắc do tâm tạo. Nếu phân tích các tổng hợp sắc ấy, chúng ta sẽ thấy có chín loại sắc trong mỗi tổng hợp: đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất và (âm) thanh (sắc cảnh thinh). Bộ xương cũng là nguyên khối của các tổng hợp sắc. Nếu là một cơ thể sống thì có tổng cộng năm loại tổng hợp sắc. Nếu phân tích các tổng hợp sắc ấy, chúng ta thấy có bốn mươi loại sắc.

Trong phần niệm thân, đức Phật dạy hai loại thiền: Chỉ và Quán. Trong mục quán thân, Ngài gồm luôn niệm hơi thở (anapanasati) và ba mươi hai thể trược v.v… Vì thế, nếu hành giả đang hành niệm hơi thở, hành giả cũng đang hành quán thân. Tất cả những pháp thiền chỉ ấy đều đi vào phần quán thân. Sau khi hành giả đã thành công trong việc hành thiền chỉ, hành giả chuyển sang thiền minh sát và thấy hai mươi tám loại sắc.

Như thế cũng đang hành quán thân. Vào lúc hành phân biệt danh (namakammatthana), khi hành giả phân biệt các cảm thọ, thì đó là quán thọ; là quán pháp. Nhưng chỉ phân biệt thọ, tâm và xúc thôi thì chưa đủ để đắc các tuệ minh sát. Vì thế, chúng ta phải phân biệt các tâm sở còn lại. Sau khi đã phân biệt xong danh và sắc, chúng ta còn phải phân biệt các nhân của chúng trong quá khứ, hiện tại và vị lại. Đây là tuệ phân biệt Nhân Duyên (paccaya-pariggaha nana). Sau tuệ phân biệt Nhân Duyên, tức là khi hành giả đã đạt đến giai đoạn minh sát (vipassana), hành giả có thể nhấn mành vào sắc, hoặc thọ, tâm hay xúc. “Nhấn mạnh” ở đây không có nghĩa là hành giả chỉ phân biệt duy nhất một trạng thái. Hành giả có thể nhấn mạnh sắc nhưng cũng không bỏ quên danh. Tức là, hành giả cũng phải phân biệt thọ, tâm và pháp nữa.

Hành giả có thể nhấn mạnh các cảm thọ. Nhưng các cảm họ thôi chưa đủ. Hành giả còn phải ppha6n biệt các tâm hành đồng sanh với chúng, các căn của chúng và các đối tượng của chúng. Năm căn và các đối tượng của chúng là sắc. Đối với các tâm và pháp cũng như vậy.

Vì thế ở đây, Vipassana là quán tính vô thường, khổ, vô ngã của danh sắc và các nhân của chúng. Các pháp ấy diệt ngay khi chúng vừa sanh lên, đó là vô thường. Chúng bị đàn áp bởi sự sanh diệt liên tục, đó là khổ. Trong các pháp ấy không có tự ngã, không có gì bền vững, thường hằng và bất tử, đó là vô ngã. Sự phân biệt tính vô thường, khổ và vô ngã của danh-sắc và các nhân, các quả của chúng được gọi là thiền minh sát. Khi một hành giả hành thiền chỉ và quán, có thể nói hành giả ấy đang hành Tứ Niệm Xứ.

Khi hành Tứ Niệm Xứ, hành giả phải đề khởi đủ Tứ Chánh Cần. Đó là

1. Tinh tấn ngăn không cho những bất thiện pháp khởi sanh

2. Tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh

3. Tinh tấn phát khởi những thiện pháp chưa sanh (định thiện pháp, minh sát thiện pháp, Thánh đạo thiện pháp v.v…)

4. Tinh tấn tu tập các thiện pháp cho đến A la hán Thánh quả.

Trích “Biết và Thấy”
Thiền sư PA-AUK SAYADAW
Pháp Thông dịch
NXB: TÔN GIÁO, 2006

1,099

MƯỜI TRÍCH DẪN ĐỂ NHỚ KHI BẠN CÓ MỘT TÂM TRẠNG XẤU. - Google Quotes

Đến một điểm nào bạn phải từ bỏ điều bạn nghĩ cần xảy ra và sống trong cái đang xảy ra.👉 Chớ phán xét. Bạn không biết những bão tố nào mà

882
TÍNH KHÔNG VÀ THIỀN ĐỊNH - Lama Dudjom Dorjee

Lama Dudjom Dorjee – ngài trưởng thành tại Ấn Độ và nhận bằng giáo thụ kiệt xuất từ ĐH Sanskrit ở Varanasi. Năm 1981, theo yêu cầu của Pháp vương thứ 16

784
NHỮNG GIÁO HUẤN CỦA GAMPOPA - MƯỜI BỐN THẤT BẠI TRẦM TRỌNG

(1) Đã sanh ra làm một con người mà người ta không thu góp Chánh Pháp, thì cũng giống như một người đến một xứ sở đầy ngọc quý lại trở về

632
NHỮNG GIÁO HUẤN CỦA MILAREPA VỀ LẤY NHỮNG HÌNH TƯỚNG LÀM CON ĐƯỜNG

Khi tôi đi, tôi lấy những hình tướng xuất hiện làm con đườngĐi với sáu thức đều giải thoát bởi tự chúngKhi tôi dừng nghỉ, tôi dừng nghỉ trong tánh tự nhiên

891
Làm việc tốt sẽ có nhiều thiện hạnh - Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Pháp Vương Gyalwang DrukpaLÀM VIỆC TỐT SẼ CÓ NHIỀU THIỆN HẠNH Sáng 5/4, hàng trăm phật tử đã có mặt tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội để cung nghinh Đức Pháp

21,974
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc