Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Tây Tạng trong thời cực thịnh khoảng cuối thế kỷ thứ bảy là một quốc gia hùng mạnh. Dòng họ Gampo sau khi đánh dẹp các lãnh chúa đã thống nhất xứ này thành một vương quốc, đặt căn bản cai trị dựa trên quân sự và tôn giáo. Tôn giáo Tây Tạng khi đó là một thứ tôn giáo chú trọng về huyền thuật và các hiện tượng siêu hình gọi là Bon Pa hay Bon.

Triều đại Choegats mở mang bờ cõi và bành trướng ảnh hưởng khắp nơi, phía bắc họ tiến vào lãnh thổ của người Mông cổ, phía tây họ thâu gồm nhiều địa hạt của Ba tư (A Phú Hãn ngày nay) và phía đông họ bắt đầu dòm ngó những thửa đất mầu mỡ của Trung Hoa.

Trước sự đe doạ của Tây Tạng, vua Đường Thái Tông của Trung Hoa đã phải áp dụng chính sách hòa hoãn là gả công chúa cho vương quốc Tây Tạng Songtsen Gampo, để kết tình thông hiếu hai bên.

Công chúa Văn Thành của Trung Hoa đã đem vào “xứ tuyết” một tượng Phật Thích Ca và rất nhiều kinh điển Phật giáo. Có nhiều truyền thuyết về bức tượng này. Cuốn Tây Tạng Sử Ký (Pag-sam-Jon-zang) chép rằng bức tượng này được khắc từ khi đức Phật còn tái thế nhưng học giả lại cho rằng bức tượng được tạc bởi môn đại đệ tử của đức Phật khoảng một trăm năm sau khi ngài phân diệt. Người Tây Tạng tin rằng bức tượng này vô cùng linh ứng và đã có rất nhiều thuyết về sự mầu nhiệm của pho tượng mà họ gọi là “Jovo Rinpoche” này.

Vua Songsten Gampo cho xây chùa Jokhang để an vị pho tượng Phật và chứa đựng kinh điển mà công chúa Văn Thành mang qua. Để làm vui lòng vợ, vua còn cho mời một số tăng sĩ Trung Hoa đến trụ trì và đạo Phật được truyền vào Tây Tạng lúc đó. Jokhang được coi như ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng.

(Ghi chú của tác giả: Năm 1932, quốc vương xứ Bhutan thân hành sang Lhassa xin phép thỉnh một pho tượng phỏng theo pho tượng Jovơ Rinpoche này. Vì lý do đặc biệt nào đó, đức Đạt lai Lạt Ma lại cho tạc đến hai pho tượng giống y hệt pho tượng chính. Một pho được đem về xứ Bhutan, pho tượng kia được trao tặng cho một ngôi chùa ở Samath. Một phái đoàn gồm nhiều nhân viên cao cấp trong nội cát và các Lạt Ma trưởng lão đặt dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Tomo đã rước pho tượng này qua Ấn Độ. Như tôi đã đề cập ở chương trước, phái đoàn được đón tiếp vô cùng nồng nhiệt và lễ an vị Phật đã diễn ra hết sức trang trọng. Tại sao đức Đại Lai Lạt Ma cho tạc đến hai pho tượng? Tại sao lại cử một phái đoàn gồm những nhân vật quan trọng, những trưởng lão dầy công đức tu hành hộ tống pho tượng qua Ấn Độ? Ngoài ra tôi được biết Hòa thượng Tomo còn đem theo rất nhiều kinh sách rất qúy báu chất trong những rương gỗ đến gửi ở ngôi chùa quanh miền Sarnath. Dĩ nhiên lúc đó không mấy ai để ý đến chi tiết này, phần tôi tuy thắc mắc nhưng cũng không tìm được câu trả lời. Mãi cho đến khi cuộc cách mạng văn hóa bùng nổ, tô kinh hoàng hay tin Trung cộng đã đặt mìn phá tan chùa Jokhang. Tất cả kinh điển chất chứa nơi đây đều bị thiêu hủy hoàn toàn và rồi những tin dữ dồn dập xảy đến, hơn 2000 ngôi chùa bị thiêu hủy, hầu hết những pho tượng Phật đúc bằng vàng đều bị nấu chảy mang về Trung cộng. Tất cả kinh điển Tây Tạng đều bị thay thế bởi cuốn Hồng Thư của Mao. Đến khi đó tôi mới nhận thức rằng đã có sự chuẩn bị thu xếp từ trước để duy trì kho tàng văn hóa xứ này khỏi bị hủy diệt).

Lịch sử chép rằng sau khi xây cất chùa Jokhang được ít lâu, vua Songsten đã xin quy y Tam Bảo và khuyến khích dân chúng tu học Phật pháp. Sự kiện này khiến các giáo sĩ đạo Bon không hài lòng chút nào nhưng khi đó ảnh hưởng Phật giáo chỉ giới hạn trong triều đình chứ không lan rộng ra được khắp nơi.

Theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ lý do chính mà Phật giáo không thịnh hành lúc đó vì tư tưởng Phật giáo phát xuất từ Trung Hoa không thích hợp với phong tục tập quán của người Tây Tạng. Dân chúng xứ này quen thuộc với đạo Bon, một tôn giáo đề cao huyền thuật với những quan niệm siêu hình, không chấp nhận một quan niệm thực tiễn như tư tưởng Phật giáo Trung Hoa. Phải đợi đến cuối thế kỷ thứ tám dưới triều đại vua Trisong Detsen, Phật giáo mới bắt đầu phát triển. Là một vị vua tri thức, Trisong thường khuyến khích dân chúng học hỏi, cho mời các bậc học giả khắp nơi đến mở trường truyền bá tư tưởng mới lạ. Xã hội Tây Tạng lúc đó phát triển rất cao. Các bộ môn nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, kiến trúc cũng như các tư tưởng xã hội của Trung Hoa, Ấn Độ được dịp truyền bá rộng rãi. Một trong những công trình kiến trúc vĩ đại là điện Potala cũng được xây cất trong thời gian này.

Trong những học giả được vua Trisong mời qua Tây Tạng có một vị tăng xuất thân từ đại học Nalanda tên là Santarakrista. Không như những vị tăng đến từ Trung Hoa chỉ giới hạn tầm hoạt động trôing khuôn viên chùa Jokhang, Santarakrista muốn truyền bá Phật giáo một cách rộng khắp nơi. Ông kêu gọi thành lập những đại học Phật giáo để đào tạo tăng sĩ bản xứ. Chương trình của ông được sự ủng hộ của vua Trisong nhưng gặp sự phản đối kịch liệt của các pháp sư đạo Bon. Họ sợ rằng nếu Phật giáo phát triển thì tôn giáo của họ sẽ lu mờ nên họ đã tìm đủ mọi cách quấy phá. Một mặt họ sử dụng huyền thuật tạo những trận mưa đá. Sấm sét để át tiếng đọc kinh của chư tăng, hoặc hiện hình thành các loài ma quỷ dọa nạt dân chúng. Mặt khác họ tạo liên kết với Mazhang một tướng lãnh chỉ huy quân đội tạo áp lực với triều đình. Mazhang yêu cầu vua Trisong phải trục xuất Santarakrista và các tu sĩ Phật giáo, nếu không sẽ tấn công vào Lhassta. Tình nguyện trở về Ấn Độ nhưng vua Trisong cứ nài nỉ ông ở lại truyền bá đạo Phật. Cảm động về lòng thành của vua, Santarakrista hứa sẽ mời một tu sĩ giỏi hơn đến thay ông trong việc hoằng pháp lợi sinh.

Sau khi Santarakrista rời Tây Tạng, Mazhang vẫn kéo quân bao vây Lhassa, đòi vua phong cho hắn chức tể tướng nắm hết binh quyền nhưng một số tưỡng lãnh khác không phục, đã nổi dậy giết chết Mazhang và dẹp tan nhóm phản loạn.

Trở về Ấn Độ, Santarakrista đã tìm đến Padmasamhata, một tu sĩ Mật Tông nổi tiếng có định lực kiên cố, và khẩn khoản nhờ ông này thay mình qua Tây Tặng truyền bá Phật pháp. Padmasamhata nhận lời, một mình một gậy vượt núi vào Tây Tạng.

Huyền thoại Tây Tạng đã nói rất nhiều về cuộc so tài pháp thuật giữa Padmasamhata cũng cảm hoá được các hung thần, yêu quái mà nhóm pháp sư Bon gửi đến để quấy phá. Các trận mưa đá biến thành mưa hoa, sấm sét biến thành âm nhạc, các loài ma quỷ sau khi nghe thuyết pháp đã chắp tay xin quy y Tam Bảo. Vào đến triều đình, Padmasambhata đã sang sảng thuyết pháp, đánh đổ tất cả mọi lý luận của các pháp sư đạo Bon. Vua Trisong hết sức khâm phục và công nhận rằng Phật giáo mới thật là một chân lý cao thượng xứng đáng được coi là quốc giáo.

Vua yêu cầu Padmasamhata ở lại Tây Tạng giữ chức Quốc sư để truyền bá Phật pháp. Padmasamhata thành lập đạo viện Samye, thu nhận học trò và khởi xướng nên dòng tu Cổ Mật (Nyingmapa). Thay vì phủ nhận truyền thống tôn giáo xứ này, Padmasamhata đã giảng giải kinh điển dưới hình thức mà dân chúng tại đây có thể chấp nhận được. Ông đã cảm hoá các thần linh mà dân chúng xứ này thờ phụng thành các vị hộ pháp và đem lại một nét đặc thù cho Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay hình ảnh của Padmasamhata vẫn thường được thờ phụng trong chùa chiền Tây Tạng như vị tổ đầu tiên đã truyền bá Phật giáo Mật Tông vào đây.

Vua Trisong Detsen đặt căn bản luật pháp theo giáo lý đức Phật, lấy từ bi, hỷ xa làm nòng cốt của hiến pháp. Thay vì đặt ngôi vị hoàng đế lên địa vị cao tột như tại Trung Hoa, vua đã đặt ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng lên địa vị cao nhất.

Dưới triều đại Trisong Detsen, Phật giáo phát triển rất nhanh, hàng trăm ngôi chùa được xây cất, rất nhiều kinh điển Phật giáo được phiên dịch ra Tạng ngữ.

Sự phát triển qúa nhanh của Phật giáo đã gặp sự chống đối của các pháp sư đạo Bon. Sau khi vua Trisong qua đời, một số tướng lãnh, quan lại chịu ảnh hưởng đạo Bon đã nổi loạn giết chết người con của vua Trisong rồi đưa Lang Darma, một người cháu ngoại họ xa của vua lên ngôi.

Lang Darma ban hành ngay một chính sách tiêu diệt Phật giáo. Ông ra lệnh phá hủy mọi chùa chiền, đốt tất cả kinh sách, giết sạch các tăng sĩ và Phật giáo bị cấm đoán triệt để.

Lịch sử Tây Tạng chép rằng một tu sĩ tên Paljor Dorje đang tu thiền trong động đá thuộc dẫy Tuyết Sơn bõng thấy tâm xao xuyến không định được nữa. Tu sĩ quán xét và thấy sự tàn ác của Lang Darma đang đưa Tây Tạng vào một thời kỳ đen tối, Paljor bèn mặc quần áo thụng, đội nón lá màu đen như các pháp sư đạo Bon rồi lên ngựa vào thủ đô Lhassa. Để gây sự chú ý của nhà vua, Paljor đã đứng trước cung điện biểu diễn một điệu múa đặc biệt khiến dân chúng xúm vào xem. Lang Darma nghe ồn ào cũng ra trước bao lơn cung điện nhìn xuống Paljor bèn rút một chiếc cung nhỏ vẫn dấu trong áo bắn một phát xuyên qua tim vua rồi nhảy lên ngựa tẩu thoát. Mặc dù Lang Darma chỉ cai trị có ba năm nhưng ông đã hủy diệt tất cả mọi tu viện, kinh sách đến nỗi sau khi ông chết, khắp Tây Tạng không còn một ngôi chùa, kinh sách hay tăng sĩ nào đủ tài đức có thể phục hồi Phật giáo.

Cái chết của Lang Darma chấm dứt triều đại của dòng họ Gampo vì sau đó các tướng lãnh, tộc trưởng trong triều đình không ai phục ai mà tự động đem quân đội chiếm cứ các vùng đất xưng hùng xưng bá. Giai đoạn phong kiến tự trị này kéo dài cho đến năm 1642 sau Tây lịch mới chấm dứt.

Lịch sử Tây Tạng chép rằng lãnh chúa Khore sau một thời gian trị vì xứ Guge (miền tây nam, giáp ranh với A Phú Hãn ngày nay) đã nhường ngôi cho con trai để xuất gia đầu Phật lấy pháp danh là Yeshe-o. Lạt Ma Yeshe nhận thức rằng nếu không có kinh điển hay các vị cao tăng đạo hành hướng dẫn thì Phật giáo khó có thể phục hồi. Ông cho gởi người vào Ấn Độ học chữ Phạn (Sanskrit) để dịch thuật kinh điển ra Tạng ngữ, ngoài ra ông còn viết thư mời các vị cao tăng Ấn Độ hết sức gian nan và khó khăn vì các chướng ngại thiên nhiên nên rất ít người sống sót. Trong số hàn trăm người gửi đi Ấn Độ chỉ một vài người trở về và chỉ có Rinchen Zangpo lãnh hội được tinh hoa Phật giáo để truyền bá nơi đây.

Rincchen Zangpo là một học giả uyên thâm đã phiên dịch rất nhiều bộ kinh quý giá ra Tạng ngữ, trong đó có bộ Kyangur, hiện được coi như bộ kinh nòng cốt của Phật giáo Tây Tạng.

Ông còn là một hoạ sĩ đại tài, ngoài việc thuyết pháp, dịch kinh để truyền bá tư tưởng Phật học, ông còn vẽ rất nhiều tranh Phật và sáng lập nên một môn phái hội hoạ hết sức đặc biệt. Dưới sự khuyến khích của ông, các bộ môn nghệ thuật Tây Tạng phát triển rất mạnh. Ngoài ra Rinchen Zangpo còn là một kiến trúc sư có tài. Ông đã vẽ kiểu và đích thân trông nóm việc xây cất hơn 108 ngôi chùa tại xứ Guge. Hai ngôi quốc tự Tsaparang và Tholing cũng do chính tay ông đốc thúc xây cất và được coi như những trung tâm Phật giáo quan trọng nhất miền Guge.

Khi đó Phật giáo phát triển rất mạnh ở Ấn Độ, có hàng trăm đại học Phật giáo được mở ra để giảng dạy kinh điển. Đại học nổi tiếng đào tạo được rất nhiều tăng sĩ tài giỏi, giới đức nghiêm mình và Vrikamasila. Sở dĩ đại học này nổi tiếng là nhờ sự hướng dẫn của Đại sư Dipankara Sri Jnan hay còn gọi là Atisha, một học giả vô cùng uyên bác.

Danh tiếng Atisha vang lừng qua đến Tây Tạng. Yeshe-o tin rằng nếu vị này chịu ghé Guge ít lâu để giảng dạy và đào tạo tài năng thì đạo Phật có thể phục hồi được. Ông đã gửi thư mời nhiều lần nhưng lần nào Atisha cũng chối từ vì trách nhiệm trông coi một viện đại học như Vrikamasila rất nặng nề.

Phong tục Tây Tạng thường được chú trọng đến việc dân cúng lễ vật để cầu đạo. Yeshe-i tin rằng nếu có đủ số lễ quý giá thì Atisha có thể chấp nhận lời cầu xin của ông. Do đó Yeshe – o đã kêu gọi dân chúng quyên góp tiền bạc để thỉnh vị caoi tăng này qua đây truyền đạo. Lời kêu gọi của ông được dân chúng xứ Guge hưởng ứng rất đông nên chỉ ít lâu sau họ đã thu góp được một số vàng rất lớn. Lãnh chúa xứ Garloa lần đó nghe tin bèn lừa Yeshe – o đi quyên góp rồi bắt sống ông này đòi tiền chuộc mạng. Con trai của Yeshe-o là Changchub-o định đem số vàng quyên góp để chuộc cha nhưng Yeshe-o gửi thư khuyên con trai nên đem vàng qua Ấn độ để cầu đại sư Atisha vì “Tây Tạng cần Phật pháp chứ không cần một kẻ già vô dụng chẳng còn sống được bao lâu”. Changchub-a nghe lời cha, cử sứ giả đem vàng đến Vrikamasila ra mắt đại sư Atisha một lần nữa, lãnh chúa Garlog hay tin nổi giận mang Yeshe-o ra chém. Lịch sử chép rằng Atisha đã từ chối lần nữa nhưng khi nghe kể về sự hy sinh của Yeshe-o không tiếc mạng sống mà chỉ lo cho dân chúng Tây Tạng, Atisha đã cảm động tuyên bố: “Ta không thể từ chối lời mời của một bậc Bồ Tát như Yeshe-o được. Nếu xứ Tây Tạng có những người như Yeshe-o thì xứ đó xứng đáng được hưởng những tinh hoa Phật Pháp”. Ông truyền cho sứ giả mang vàng ra bố thí cho dân chúng khắp nơi rồi một mình chống gậy đạp tuyết qua Tây Tạng.

Năm 1042, Atisha đến Tholing vào yết kiến Changchub-o. Khi đó những tăng sĩ như Rinchen Zangpo cậy mình lớn tuổi lại có nhiều công lao nên đã không đứng dậy tiếp kiến Atisha. Nhà vua yêu cầu Atisha ban cho một bài Pháp đầu tiên và ông này đã giảng về kinh Bát Nhã La Mật, lời giảng rõ ràng và sang sảng như tiếng chuông của Atisha đã khiến Rinchen Zangpo phải đứng bật dạy mà bạch rằng: “Nhờ có ngài mà Tây Tạng đã tìm lại được tinh thần vô uý của Phật giáo…”.

Atisha lưu lại Tholing một thời gian đào tạo tăng tài, giảng giải Phật pháp rồi một mình một gậy đi khắp Tây Tạng để tiếp tục truyền bá đạo Phật. Nhờ có ông mà Phật giáo bắt đầu phát triển trở lại, lúc đầu còn ở những miền xa xôi nhưng về sau lan đến tận Lhassa. Ông thành lập phái Kadampa, một tông phái chính mà ảnh hưởng còn tồn tại đến ngày nay.

Năm 1075, vua Tsede cho lập một đại hội Phật giáo tại chùa Tholing. Hàng ngày học giả các nơi kéo về học hỏi, nghiên cứu, đánh dấu một giai đoạn quan trọng cho việc phục hưng Phật giáo tại đây. Trong suốt mấy trăm năm quan trọng cho việc phục hưng Phật giáo tại đây. Trong suốt mấy trăm năm, xứ Guge vẫn được coi là trung tâm Phật giáo quan trọng nhất của Tây Tạng mặc dù theo thời gian Lhassa đã bắt đầu khôi phục lại uy tín một phần nào.

Năm 1625, một giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Padre Andralle theo chân đoàn khách thương Á Rập đến yết kiến vua Tsarag xin truyền giáo tại đây. Vua Tsarag đón tiếp Padre Andralle rất trọng hậu và tuyên bố: “Một người đã đi hàng ngàn dặm để truyền bá giáo lý thì chắc chắn giáo lý đó phải có giá trị, xứng đáng được nghe. Một sự thật không thể làm hại một sự thật khác mà chỉ có thể làm chân lý thêm sáng tỏ. Nếu phương Tây có những vị Bồ tát hoá sinh giảng dậy chân lý mà dân xứ Guge chưa hề biết đến thì thật là một điều đáng tiếc lắm…”

Vua viết một lá thư gửi cho toà thánh La Mã khen ngợi việc làm của tu sĩ Andralle nội dung như sau: “Vua Tsarag xứ Guge chân thành cảm ơn quý quốc đã gửi qua xứ chúng tôi một vị đại lạt ma để giảng dạy chân lý của những bậc bồ tát phương Tây. Vua Tsarag xứ Guge đã chấp phát cho tu sĩ Andralle mưòi mẫu ruộng, hai trăm thoi vàng nén, ba ngàn viên đá quý để vị đại lạt ma xây cất chùa thờ các bậc bồ tát phương Tây. Chúng tối rất hân hạnh được tiếp đón thêm nhiều bậc lạt ma như thế nữa trong tương lai…”

Khi nội dung lá thư được công bố, những món quà quý giá đã làm các con buôn Bồ Đào Nha động lòng tham. Họ lập tức kéo nhau đến Guge mua bán, trao đổi. (Chú thích: Sử liệu về Con Đường Gấm (Silk Road) đãc ghi chép rất rõ về giai đoạn này).

Lúc đầu người ngoại quốc được đón tiếp trọng thể vì dân xứ Guge tin rằng những người đến từ phương Tây đều là những bậc chân tu, đạo hạnh như “Lạt ma Andralle” nhưng chỉ một thời gian ngắn, những con buôn tham lam quỷ quyệt đã gây xáo trộn lên tình hình xứ này. Sự đụng chạm giữa người dân hìên lành chất phác và những con buôn lợi dụng thời cơ ngày thêm trầm trọng nhưng nhờ sự can thiệp của Padre Andralle. mọi việc lúc đầu còn được giải quyết một cách ổn thoả. Năm 1635, Padre Andralle đưa một phái đoàn đi Lhassa truyền giáo Lợi dụng cơ hội, các con buôn Bồ Đào Nha cậy súng đạn đã cướp phá quốc khố. Vua Tsarag với chủ trương mở rộng biên giới để đón nhận những “điều mới lạ” phương Tây đã trở thành nạn nhân đầu tiên. Cái chết của vua Tsarg gây xúc động lớn trong dân chúng, phong trào bài ngoại được đề xướng, cuộc chiến giữa người dân xứ Guge và người ngoại quốc đã xảy ra. Quân đội xứ Guge cũng chia làm hai phe, nhóm ủng hộ “Lạt ma Andralle” muốn bảo vệ người ngoại quốc và nhóm khác chủ trương chống đối những tư tươỉng Tây Phương. Cuộc nội chiến kéo dài mấy chục năm làm hai bên đều kiệt quệ. Nhờ sự tiếp tế võ khí, phe ủng hộ Tây Phương đã bắn phá tan hoang thủ đô Tholing, biến nơi này thành bình địa, dân chúng tránh chiến tranh kéo dài bỏ đi hết và cuối cùng thì xứ Guge cũng biến mất trên bản đồ.

Năm 1765, một tu sĩ khác tên Padre Desideri được khích lệ bởi những lá thư của Padre Andrlle đã tìm đến nơi đây để truyền giáo nhưng ông chỉ thấy một thành phố bỏ hoang, điêu tàn. Khắp miền Guge không một bóng người, cung điện đổ nát đầy những dấu vết tang thương ngôi chùa Tsaparang trên đỉnh đồi tương đối còn nguyên vẹn. Ông ghi nhận rằng tuy chánh diện bị rêu phong phủ đầy nhưng đa số các pho tượng Phật và tranh không bị hư hại nhiều.

Trong cuộc du hành vượt qua Chang Tang vào Tây Tạng, tôi đã mang về được khá nhiều kinh điển và hoạ lại bộ tranh tám mươi bốn vị thánh Tây Tạng (Sidhas) nhưng cuộc khảo cứu cho thấy gia tài văn hoá quan trọng của Tây Tạng vẫn còn được lưu trữ trong những ngôi chùa bỏ hoang tại Guge. Mặc dù hơn ba trăm năm nay, trung tâm Phật giáo Tây Tạng đã dời về Lhassa nhưng chắc chắn vẫn còn rất nhiều kinh điển quan trọng lưu lại miền Guge.

Hơn sáu trăm năm đã trôi qua kể từ ngày tôi chiêm ngưỡng linh ảnh đức Di Lặc tại Thạch Tự miền Chang Thang. Tôi ý thức được tầm quan trọng của việc quán ciếu các tranh ảnh, chủng tử huyết bí khắc trên vách đá. Đối với những người không biết gì, đó chỉ là những bức tranh ảnh nghệ thuật nhưng đối với tôi nó đã là những chìa khoá mầu nhiệm, mở đường vào những pháp môn huyền bí mật truyền gọi là Mandala. Tôi dự định sẽ làm một chuyến du hành thứ hai vào Tây Tạng nhưng chưa chuẩn bị kịp thì thế chiến thứ hai đã bùng nổ. Tất cả mọi sự di chuyển đều bị hạn chế tối đa nên tôi đành đặt hết tâm trí vào việc nghiên cứu, tu học và soạn thảo tài liệu về công trình hoằng dương Phật pháp của đại sư Rinchen Zangpo.

Mặc dù đức Phật đã giảng dạy rất nhiều pháp môn khác nhau nhưng phật giáo thường được chia ra làm ba con đường chính: Nam Tông (Hinayana) Bắc Tông (Mahayana) và Mật Tông (Vajrayana). Tuy chia làm ba nhưng thật ra tất cả chỉ là con đường duy nhất, con đường thoát khổ. Theo sách vở Mật Tông thì nếu đi theo con đường Bắc Tông một người cần phải trải qua vô lượng, vô số kiếp tu hành mới có thể đạt đến quả vị Phật ngay trong một kiếp. Đó cũng là lý do nhiều người gọi Mật Tông là con đường ngắn nhất. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa ai cũng có thể đi theo con đường này mà thật ra đây là con đường vô cùng khó khăn chỉ dành cho các bậc bồ tát, các vị tổ mà công phu tu hành hết sức tinh tấn, đã phát những hạnh nguyện vô cùng lớn lao, đã khai mở lòng từ bi, phát triển trí tuệ đến chỗ rốt ráo.

Mật tông là một con đường hết sức linh thiêng và bí mật. Các vị tổ nếu nhấn mạnh đến việc trì tụng thần chú như phương tiện đạt đến giác ngộ. Truyền thống Mật tông xây dựng trên căn bản truyền khẩu quyết giữ thầy và trò. Các khẩu quyết này được giữ vô cùng bí mật nhưng danh từ “bí mật” không thể hiểu như một sự giấu diếm, không muốn cho ai biết. Hoà thượng Tomo cho biết những khẩu quyết đó sở dĩ bí mật vì chỉ có những vị thầy, vốn biết rất rõ căn cơ, trình độ học trò, nên phương tiện chỉ dạy một phương pháp tu hành thích hợp nhất và chỉ riêng cho học trò đó thôi. Khẩu quyết này có thể ví như một “thiên tông công án” một chìa khoá giúp cho người trì tụng, quán chiếu, tu hành phá vỡ được màn vô minh.

Cũng giống như Thiền, tu theo Mật Tông đòi hỏi phải có một vị thầy chỉ dẫn chứ không thể đọc một vài câu thần chú, nghiên cứu ít sách vở, lý thuyết mà có thể hiểu được. Việc hành trì Mật Tông vô cùng khó khăn, đòi hỏi người tu phải có một thânt thể cường tráng, ý chí cương quyết, tập trung tư tưởng, khai mở trí tuệ để nhìn xuyên qua màn vô minh, thẳng vào thực tướng của sự vật. Tu theo Mật Tông có nhiều nguy hiểm vì nếu không được hướng dẫn đứng đắn, người tu có thể trở nên điên loạn, mắc vào những ma chương, đi vào con đường tà muội lúc nào không hay. Do đó, trước khi tu theo Mật Tông, các vị thấy khuyến khích học trò phải nghiên cứu kinh điển giữ giới luật thật nghiêm minh. Chỉ đã nghiêm trì giới luật mới bắt đầu phát những hạnh nguyện rộng lớn như một kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời mình. Khi lòng từ bi khai mở lại phải biết quan chiếu về tánh không, giữ tâm vô sở cầu thì mới được mong có thể bước vào Mật Tông mà không sợ nguy hiểm.

Trong giai đoạn tu hành đầu tiên, người tu thường vào những nơi vắng lặng cô tịnh để tu hành, gìn giữ cho thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Nhờ trì tụng những bài thần chú khẩu truyền, nhờ được sức gia trì của các vị tổ, chư Phật, chư Bồ Tát, dần dần tâm thức người tu trở nên trang nghiêm, tĩnh nặng có thể đón nhận những luồng thần lực gia trì để làm gia tăng nguyện lực của mình.

Sau khi tu hành thuần thục, tâm thức tĩnh lặng không còn một vọng niệm nào thì người tu mới bước vào giai đoạn hợp nhất, bước vào những cảnh giới “không vô biên xứ định” không còn phân biệt chúng sinh hay pháp giới, quán triệt được tánh không.

Chỉ khi đó, người tu hành mới có thể nhập pháp giới giúp đỡ chúng sinh vì lúc đó tất cả những cử chỉ, ý nghĩ người tu đều trang nghiêm thanh tịnh, không còn ô nhiễm, Mỗi cử chỉ đều là những Ấn quyết “Mudras”, lời nói đều là những chân ngôn (Mantra), nói theo danh từ Thiền là có thể “thõng tay đi vào chợ”.

Dự định tu hành vào Tây Tạng lần thứ hai của tôi phải tạm hoãn lại vì cuộc thế chiến nhưng trong thời gian chờ đợi một cơ hội thuận tiện khác, tôi có dịp quen biết Li Gotami, một sinh viên mĩ thuật tại Đại học Santiniketal, tỉnh Bengal, Li Gontami đã giới thiệu tôi với những học giả nổi tiếng của Ấn Độ khi đó như Nandalai Bose, Rabrindanatha Tagore và Mahatma Gandhi. Sự giao thiệp giữa tôi và những người này bị chính quyền Anh nghi ngờ nên họ bắt giữ tôi để điều tra một thời gian. Sau cùng vì không tìm được bằng chứng gì, họ đưa tôi đến Chumbi, một làng nhỏ gần biên giới Ấn Tạng và yêu cầu tôi không nên rời khỏi đây cho đến khi có lệnh mới.

Lúc đầu tôi rất nản chí vì tình trạng quản thúc này nhưng trong cái rủi lại có cái may, tôi lằm quen được Hoà Thượng Ajo, một vị lạt ma nổi tiếng trú ngụ gần đó. Không như đa số tăng sĩ thường mặc tăng bào màu âu, xám hay vàng, Hoà thượng Ajo chỉ mặc một chiếc áo mỏng được vá bằng hàng trăm mảnh vải khác nhau vì ngài tu theo tôn chỉ Repas của vị thánh Tây Tạng Milarepa (Vị hành giả mặc áo rách).

Cuộc đời của Hoà thượng Ajo cũng rất đặc biệt mà tôi đã nghe kể lại như sau: có hai vị lạt ma là Ajo và Reto cùng theo học một thầy. Reto là một học giả tinh thông kinh điển, có thể giảng giải, trích dẫn hầu như tất cả sách vở một cách dễ dàng trong khi Ajo chỉ chuyên tâm lễ bái thiền định. Lạt ma Reto ghi danh vào đại học Drepung, tốt nghiệp thủ khoa, trở nên một pháp sư nổi tiếng của Tây Tạng trong khi Lạt ma Ajo vẫn ẩn tu tại làng Chumbi. Sau nhiều năm không gặp nhau, một hôm pháp sư Reto có dịp công du qua làng cũ. Nhớ đến người huynh đệ đồng môn, ghé lại ngôi chùa xưa thăm hỏi. Gặp nhau cả hai đều mừng rõ chuyện trò vui vẻ. Reto bèn hỏi Ajo đã tu học đến đâu. Lạt ma Ajo thành thật thưa rằng bao năm nay chỉ chuyên tụng một bộ kinh A Di Đà mà thôi. Pháp sư Reto lắc đầu than cho chú em quê mùa hủ lậu, kinh điển thiên kinh vạn quyền không đọc mà chỉ đọc tụng có một bộ kinh tầm thường mà gần như ai cũng biết. Reto bèn giảng giải cho Ajo một hồi về những pháp môn cao siêu cho đến tận khuya mới đi ngủ. Vừa chợp mắt ít lâu, ông đã giật mình tỉnh giấc vì thấy ánh sáng ở đâu chói loà cả một vùng. Ánh sáng này phát ra từ phía chánh diện ngôi chùa nên ông ngạc nhiên rời trú phòng bước ra xem thế nào. Ông thấy Lạt ma Ajo đang chắp tay đảnh lễ, tri tụng hồng danh đức phật A Di Đà nhưng quanh ông này hào quang sáng rực cả chánh điện. Ông thấy trong hào quang đó có một ao sen lớn bằng các thứ ngọc báu với những lâu đài, dinh thự toàn bằng vàng. Ngoài ra còn có những giống chim lạ cất tấu lên những điệu nhạc hoà nhã, vi diệu, nghe như tiếng giảng kinh rồi trời đổi mưa hoa, những bông Mạn Đà La rơi xuống ao báu toả sáng khắp nơi.

Pháp sư Reto nín thở theo dõi cho đến khi Lạt Ma Ajo trí tụng xong bộ kinh A Di đà thì linh ảnh đó mới biến mất. Quá xúc động, Reto vội bước vào hỏi lằm sao Ajo lại có được thần thông như vậy. Lạt ma Ajo cho biết không hề có thần thông gì cả mà chỉ chuyên tâm trì tụng sáu chữ hồng danh mà thôi.

– Nhưng làm sao ta thấy hào quang sáng ngời trong chánh điện và những linh ảnh lạ lùng. Chắc chắn chú phải có những phương pháp tu luyện gì nữa chứ?

– Lạt ma Ajo cho biết ông không hề áp dụng một phương pháp gì ngoài việc gìn giữ thân, khẩu, ý cho thật thanh tịnh, trang nghiêm để trì tụng hồng danh Phật A Di Đà mà thôi.

– Làm sao có thể như vậy được? Như ta đây lầu thông kinh điển, tu tập bao năm nay mà đâu đã có kết quả gì?

– Có lẽ huynh chỉ đọc văn giải nghĩa để thoả mãn trình độ trí thức, giỏi biện luận như một nhà thông thái mà thiếu hành trì, không chí thành cung kính, đọc kinh còn nghi ngờ, chỉ trọng về lý tánh mà không chuộng sự tu dưỡng thân tâm chăng? Như em đây thì chuyên tâm tin tưởng vào lời khuyên dậỵ của chư Phật tin rằng có cõi Tây phương Cực Lạc, tin vào đại nguyện của Phật A Di ĐÀ và tha lực tiếp dân của ngài rồi chí thành nguyện cầu sẽ được sinh sang cõi nước cực Lạc (Tín, Nguyện, Hạnh).

Pháp sư Reto bừng tỉnh vội vã chắp tay đảnh lễ người em đã khai ngộ cho mình. Ông trở về Lhassa trình sự việc cho đức Đại Lạt ma rồi xin từ chức pháp sư về nhập khẩu thất tu thiền trong dẫy Tuyết Sơn. Đức Đại lai Lạt ma truyền lệnh cho xây một ngôi chùa nguy nga rộng lớn để xứng đáng với công đức tu hành của một vị cao tăng và phong cho Lạt Ma Ajo chức Hòa thượng (Rinpoche). Tuy nhiên Hòa thượng Ajo không thích việc có một ngôi chùa riêng như vậy, ông chỉ muốn tiếp tục sống trong ngôi chùa nhỏ bé nơi thung lũng Chumbi mà thôi. Vị quan trông coi việc xây cất lấy làm lạ bèn hỏi tại sao thì ngài cho biết dù chùa cao to đẹp đẽ, dù cung vàng điện ngọc cũng chỉ là những hình thức bề ngoài, hữu sinh hữu hoại, nay còn mai mất, không thể so sánh với cảnh giới của cõi Cực Lạc được. Sau cùng người ta đành mời ngài vè trụ trì Tse Cholin, một ngôi chùa lớn trong vùng vì vị trụ trì tại đây đã qua đời trước đó ít lâu. Hòa thượng Ajo nhận lời quản trị ngôi chùa này nhưng ông vẫn tiếp tục sống tại ngôi chùa nhỏ bé cũ gần đó vì ông biết rằng vị trụ trì Tse Cholin sẽ hóa thân trở lại đây trong một thời gian không lâu nữa.

Sự tiếp xúc với Hòa thượng Ajo đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu thêm về Phật giáo Tomo Geshe. Theo Hòa thượng Ajo thì đức Phật đã chỉ dẫn rất nhiều pháp môn khác nhau, các đệ tử tùy theo căn cơ trình độ lãnh hội mà tu hành được giải thoát. Tuy nhiên vì biết vào thời Mạt Pháp (Kali Yuga), chúng sinh nghiệp sâu, trí mỏng khó có thể trông cậy vào tự lực cá nhân mà giải thoát nên đức Phật đã truyền dạy riêng một phương pháp giản dị là pháp môn niệm Phật cầu vãng sinh. Pháp môn này tuy giản dị mà công năng vô cùng mầu nhiệm, bất khả tư nghi vì ngay như đức Di Lặc chỉ còn một kiếp nữa sẽ thành Phật mà ngày đêm sáu thời còn đảnh lễ, trì niệm hồng danh chư Phật.

Hòa thượng Ajo cho biết sáu chữ hồng danh A Di Đà Phật có một oai lực vô cùng rộng lớn với những mật nghĩa sâu xa mà chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ cùng tận mà thôi. Phật A Di Đà là pháp giới tàng thân, bao nhiêu công đức của chư Phật trong mười phương pháp giới, nơi một đức Phật A Di đà đều đầy đủ cả. A Di Đà còn có nghĩa là nguồn sáng vô tận (Vô Lượng Quang) và tuổi thọ vô lượng (Vô Lượng Thọ) hay nói theo nghĩa khác là bao gồm toàn thể không gian (ánh sáng) và thời gian (tuổi thọ) tượng trưng cho chân lý tuyệt đối bất khả tư nghì.

Như tôi đã trình bày trước đây, Mật Tông là một pháp môn bí mật không thể sử dụng lời nói, ngôn ngữ mà diễn trình được. Pháp môn này đề cao việc sử dụng thần chú (Mantra) như một hình thức nhiếp tâm và trong các thần chú thì Chân Ngôn (Dharani) hay ngôn ngữ của chư Phật là tinh hoa của tất cả. Đến đây cần phải phân biệt thần chú (Mantra) vốn là những âm thanh có công hiệu huyền bí và Chân Ngôn (Dharani) là những tinh hoa của Phật lý, những ý tưởng ẩn kín trong tâm Phật mà chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu được toàn vẹn. Một số tôn giáo khác nhau như Ấn Độ giáo cũng thường sử dụng thần chú (Mantra) nhưng Chân ngôn (Dharani) thì hoàn toàn là của Phật giáo. Nguyên văn chân ngôn thường được chép bằng tiếng Phạn (Sanscrit) nhưng người ta không dịch ra vì ngôn ngữ hiện nay không thể diễn tả hết các mật nghĩa. Ngoài ra chân ngôn thường nói rất nhiều ý nghĩa huyền diệu, nếu dịch nghĩa này thì mất nghĩa kia, không thể dịch một cách toàn vẹn vì ngôn ngữ tự nó đã vốn giới hạn. Người trì tụng chỉ cần tĩnh tâm, chí thành, tin tưởng thì tâm ý người đó sẽ kết hợp với chân tâm của chư Phật mà được cảm ứng. Nếu dịch nghĩa thì người trì tụng dễ sinh lòng phân biệt suy diễn nghĩa lý này nọ, phát sinh các vọng tưởng.

Ngoài việc trì tụng chân ngôn, Mật Tông còn đề cao việc thiết lập những đàn tràng Mandala với những nghi thức vô cùng đặc biệt, để chiêu cảm năng lực gia trì của chư Phật. Hòa thượng Ajo chỉ dẫn cho tôi cách thiết lập những đàn tràng, công dụng cũng như chi tiết của từng phần trong đó. Nơi lập đàn tràng phải được lau chùi sạch sẽ, thanh tịnh trang nghiêm và thời gian cầu nguyện phải được giữ thật đúng theo các vận chuyển của tinh tú và thời khắc. Trước khi nhập đàn phải kết giới theo các nguyên tắc đã ghi nhận từ trước. Vì các chi tiết không thích hợp trong cuốn sách nhỏ này nên tôi chỉ ghi nhận một cách sơ lược, chi tiết được ghi rõ hơn trong cuốn The Foundation of Tibetlan Mystichlsm.

Theo Hòa thượng Ajo thì cách trì tụng hồng danh phải đặt căn bản trên sự chí thành, khẩn thiết thì mới được cảm ứng. Dù làm đúng các nghi thức nhưng tâm không thành thì khó có kết quả gì, tóm lại vấn đề trọng yếu vẫn là ở tâm. Ngài còn chỉ cho tôi phương pháp quán tưởng, lúc nào cũng giữ trong tâm hình ảnh đức Phật A Di Đà và cảnh giới cõi Cực Lạc mà trong đó bất cứ thứ gì cũng phát ra hào quang sáng chói, nơi mà tiếng gió thổi, chim hót, lá cây rụng cũng phát ra những điệu âm. Ngài cho biết làm sao để lúc đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều chú tâm vào hình ảnh đức Phật A Di Đà cho đến lúc thật thuần thục, không thấy có mình là người niệm Phật và Phật là một vị mình niệm, chỉ có một ánh sáng vô tận, vô lượng chiếu soi. Niệm đến chỗ vô niệm, cho đến nhất tâm bất loạn thì sẽ đạt được cảnh giới bất khả tự nghì.

Chính nhờ sự chỉ dẫn tường trận của ngài mà về sau tôi hiểu được những mật nghĩa ghi khắc trên hình ảnh, chủng tự tại các tu viện Tây Tạng.

Đã có người theo hỏi tôi tại sao đã thụ gió với Đại đức Nyanatiloka Mahathera lại còn theo học thiền định với Hòa thượng Tomo và sau này lại theo Hòa thượng Ajo Rinpoche. Tôi chỉ có thể trả lời rằng mỗi vị thầy đều có những điều hay để học, và bất cứ điều gì có thể giúp ta đạt đến cứu cánh là giải thoát cũng đều là những cơ hội cần thiết. Ngoài ra tôi không hề thấy có sự mâu thuẫn giữa những điều dậy bảo của Đại đức Nyanatiloka, Hòa thượng Tomo hay Hòa thượng Ajo. Trái lại, những điều này giống như những mảnh nhỏ ráp lại để trở thành một Mandala hoàn hảo, tròn đầy.

Mặc dù Hòa thượng Tomo luôn luôn chiếm một chỗ quan trọng trong tâm thức của tôi nhưng điều này không ngăn cản tôi học hỏi thêm với các vị thầy khác vì mỗi vị thầy chỉ có thể truyền dạy những gì mà họ nghiệm được và điều này có thể giải thích qua sự điểm đạo truyền pháp của Mật Tông như sau:

Lễ điểm đạo truyền pháp (Initiation) có một tính cách thiêng liêng, quan trọng. Nó là món quà vô giá, cao cả nhất mà một vị thầy có thể truyền cho học trò. Điều này khác với việc truyền giới (Ordination), thu nhận vào dòng tu như nhiều người đã hiểu lầm. Truyền giới dựa theo những nghi thức, giới luật đã được ghi chép rõ ràng trong các bộ luật. Vì là những giới luật công truyền có tính cách bên ngoài nên bất cứ tu sĩ nào cũng có thể thu nhập học trò, miễn là họ đã đạt đến một trình độ và thời gian tu hành nào đó. Phần học trò cũng thế, họ có thể được nhận nếu đồng ý tuân theo các giới luật, tôn chỉ của dòng tu mà họ muốn theo.

Việc điểm đạo truyền pháp thuộc về giáo lý bí truyền nên khó diễn tả thật chính xác. Một vị thầy chỉ có thể truyền dạy những gì ông ta đã nghiệm được mà thôi và để truyền dạy điều này, ông ta phải có khả năng tạo ra hoàn cảnh, kinh ghiệm đã giúp ông ta chứng nghiệm điều đó. Dĩ nhiên điều này không dễ nên nó đòi hỏi một thời gian chuẩn bị vô cùng công phu. Việc chuẩn bị này không giống như việc thầy giáo soạn sách giáo khoa tại trường học, thu tập những dữ kiện, tài liệu và xếp đặt nó một cách thứ tự từ dễ đến khó để giảng dạy mà là một sự chuẩn bị tư tưởng, tâm ý để lấy “tâm truyền tâm”.

Một vị thầy điểm đạo truyền pháp phải chứng nghiệm cái kinh nghiệm tâm linh cao quý mà ông nghiệm được bằng cách đặt mình vào cái nguồn thần lực huyền bí uyên nguyên mà ông đã ngộ được để trở thành một phần của nó rồi hướng dẫn cái nguồn thần lực đó rót vào tâm trí học trò. Dĩ nhiên nếu thầy đã công phu chuẩn bị thì học trò cũng phải chuẩn bị hết sức công phu để tiếp nhận cái kinh nghệm cao cả phát sinh từ nguồn thần lực đó. Cũng vì thế mà các vị thầy Mật tông tuyển lựa học trò vô cùng kỹ lưỡng và thường thử thách gắt gao xem học trò có xứng đáng nhận lãnh cái gia tài tâm linh cao quý đó hay không. Sau khi thu nhận học trò, vị thầy còn phải thường xuyên theo dõi xem học trò đã đủ sức để tiếp nhận cái kinh nghiệm đó chưa? Không vị thầy nào lại điểm đạo cho những học trò chưa sẵn sàng vì nếu không có sự chuẩn bị của cả hai bên thì tất cả chỉ là một điều vô ích, không có kết quả gì cả.

Vì truyền thống Mật Tông Tây Tạng hoàn toàn đặt căn bản trên sự điểm đạo truyền pháp này nên tôi không khỏi ngạc nhiên khi nghe nói rằng thời gian gần đây (1966), nhiều người tự xưng đã được điểm đạo bởi các danh sự Tây Tạng và đã đạt được những quả vị vô cùng lớn lao. Tôi không có ý phê bình nhưng thấy vẫn có một cái gì không ổn trong vấn đề này.

Theo sự hiểu biết của tôi thì truyền thống Mật Tông được gìn giữ vô cùng cẩn thận, các đạo quả chỉ có thầy và trò biết, không phải một nhãn hiệu để dán lên người, không phải một bằng cấp, chứng chỉ để mang ra khoe khoang trước quần chúng. Hành trì Mật Tông phải biết giữ ba nghiệp thanh tịnh để tiêu trừ vọng tưởng, dùng công đức và năng lực của chân gôn hay niệm Phật để cầu đạt quả Bồ Đề. Phần lớn các người tu Mật đều lánh mình trong chốn cô tịch để hồi quang tự kỷ trong nhiều năm nay hay cả đời cũng chưa chắc đạt được kết quả mà tại sao nhiều người chỉ qua Tây Tạng ít lâu đã được điểm đạo rồi đắc đạo thì quả là điều khó tin.

Về sau tôi mới biết xã hội Tây Tạng có rầt nhiều bang hội hành khất, sống nhờ lòng bố thì của dân chúng. Họ thường tụ tập quanh các chùa chiền trong dịp lễ lớn để xin tiền khách hành hương. Khi người Âu Mỹ hiếu kỳ, tò mò tìm đến Tây Tạng để tìm hiểu về tôn giáo xứ này thì những kẻ hành khất hiểu biết thời cơ đã vội vã “đổi nghề” tự xưng là những vị này, đấng nọ sẵn sàng “điểm đạo truyền pháp” cho bất cứ ai, dĩ nhiên là với một giá biểu nào đó. Một người thiếu hiểu biết, ham mê những điều huyền hoặc dĩ nhiên rất dễ bị lung lạc. Điều đáng tiếc là họ đã khoe khoang ầm ĩ rằng họ đã đạt được quả vị này nọ làm nhiều người đâm ra hiểu lầm và có một thái độ không đứng đắn về Mật Tông.

Cuộc xâm lăng của Trung cộng cũng đã phá hoại truyền thống tâm linh tại đây. Phần lớn tu sĩ Tây Tạng đều bị ngược đãi, tù đầy, giết hại nên những người sống sót đã phải bỏ trốn ra xứ ngoài. Với nhiệt tâm bảo vệ truyền thống tôn giáo cho khỏi thất truyền họ vội vã thu nhận đệ tử mà không lựa chọn cẩn thận. Thiếu căn cơ, những người này không nắm vững tinh túy Mật Tông, không nghiệm được những triết lý bí mật nên về sau việc điểm đạo truyền pháp chỉ còn là những nghi thức bên ngoài, có hình thức mà thiếu nội dung và hậu quả là giáo lý Mật tông đã được truyền dạy cẩu thả và sai lạc rất nhiều.

Trong thời gian sống tại Tse Cholinh, tôi đã chứng kiến sự trắc nghiệm và huấn luyện một vị Hóa thân (Tuiku) như sau:

Saraha sinh tại làng Dungkar, thung lũng Tomo. Ngay từ nhỏ, cậu bé đã cõn dấu hiệu khác thường nên người ta tin rằng cậu phải là một nhân vật đặc biệt. Khi lên bốn, cậu bé cho biết đã từng sống ở một ngôi chùa trên đỉnh núi mà mọi người đều nghĩ là chùa Dungkar gần đó. Cậu bé phủ nhận điều này, nói rằng ngôi chùa kia to lớn hơn nhiều. Tin đồn đến tai hội đồng trưởng lão tu viện Tsê Cholin. Vị trụ trì tại đây trước khi qua đời đã để lại một bài kệ nói rằng ông sẽ hóa thân trở lại nhưng đã lâu mà chưa được thêm tin tức gì. Một nhóm trưởng lão bèn đến Dungkar tìm đứa nhỏ và mang theo một số đồ vật để thử nghiệm. Họ bày ra bàn mấy chục cái chuông đồng giống nhau như đúc và cậu bé đã chọn đúng cái chuông mà vị trụ trì khi xưa thường sử dụng.

– Tại sao em lại chọn quả chuông cũ này.

– Tại vì đó là quả chuông tôi vẫn thường sử dụng.

– Tại sao em biết đó là quả chuông của em?

– Tại vì một hôm tôi đánh rơi nên nó bị mẻ một miếng nhỏ đây này.

Cậu bé lật cái chuông lên, chỉ vào một vết mẻ nhỏ mà rất ít ai nhìn thấy. Các vị Lạt Ma thu hồi những cái chuông và bầy nhiều xâu chuỗi trang hạt lên bàn, cậu bé cầm lấy một chuỗi:

– Đây đúng là chuỗi tràng hạt của tôi.

– Tại sao em biết?

– Tại vì hạt 108 bị bể nên tôi thay vào đó bằng một miếng đá tròn.

Người ta đưa ra nhiều thứ khác và thứ nào cậu bé cũng chọn đúng đồ vật của mình trong kiếp trước. Các vị Lạt Ma bắt đầu đọc lên một bài kệ ngắn nhưng thiếu nhiều câu và cậu bé phản đối:

– Như vậy không đúng. Bài kệ đó phải được đọc như thế này…

Cậu ngâm trọn vẹn bài kệ, không thiếu sót một chữ nào và giải thích những ý nghĩa trong bài kệ. Khi đó các vị Lạt Ma mới xé một phong thư của vị trụ trì khi trước để lại và ở trong ngài đã chú giải cặn kẽ từng câu và lời giải đáp hoàn toàn phù hợp với sự giải thích của cậu bé. Đến đây người ta không còn nghi ngờ gì nữa, quả đúng Saraha là hóa thân của vị trụ trì chùa Tse Cholin. Một đám rước vĩ đại được cử hành để đưa Saraha trở về.

Khi đến nơi, người ta đưa cậu bé vào căn phòng dành riêng cho vị trụ trì nhưng cậu lắc đầu:

– Đây không phải căn phòng cũ của tôi.

– Đây là phòng dành riêng cho vị trụ trì kia mà!

– Không đâu. Căn phòng cũ của tôi không phải ở trong chùa mà ở tận đỉnh núi sau chùa.

Cậu bé đã nói đúng vì vị trụ trì ngày trước không thích sự ồn ào nên cất riêng cho mình một am thất nhỏ ở sau chùa. Sau khi ông từ trần người ta đã dùng nó làm nơi chứa củi và vì bất cẩn, nhân viên làm bếp đã làm cháy rụi nó. Người ta không còn nghi ngờ gì nữa, Saraha đã vượt qua được sự thử thách cuối cùng.

Không phải vị hóa thân nào cũng nhớ được hết những kinh nghiệm tiền kiếp mà đôi khi họ cần sự huấn luyện đặc biệt để thức động ký ức. Trường hợp của Saraha cũng như vậy có khi cậu bé nhớ rất rõ các chi tiết nhưng cũng có khi cậu tỏ ra phân vân, ngập ngừng và xúc động trước những điều mà cậu không biết rõ. Có khi cậu nghiêm trang như một ông lão nhưng lúc khác cậu lại có những cử chỉ ngây thơ, hồn nhiên của một đứa bé. Dĩ nhiên việc huấn luyện đòi hỏi thời gian để Saraha hoàn toàn phục hồi ký ức.

Trong các khóa lễ Saraha thường tỏ ra chững chạc, trang nghiêm như một vị sư trưởng. Khi tiếp chúng tôi, cậu bé cũng rất nghiêm nghị như một vị trưởng thượng nhưng đôi khi cậu cũng ham chơi, thích nghe những câu chuyện ngụ ngôn mà tôi kể hay say mê những tranh ảnh mà Li Gotami vẽ. Có khi cậu giảng giải cặn kẽ một đoạn kinh khó hiểu nhưng có lúc cậu lại hỏi những câu ngây thơ như một đứa nhỏ lên bốn.

Mỗi buổi sáng tôi thường thấy Hòa thượng Ajo và Saraha thong thả đi dạo quanh chùa, Saraha vừa đi vừa ôn lại những điều đã học hôm trước nhưng ký ức cậu bé chưa hoàn toàn phục hồi nên đôi lúc cậu lơ đãng theo dõi những con chim nhỏ thoăn thoắt chuyền trên cành mà quên cả việc đọc tụng những câu kinh hay trả lời một câu hỏi của Hòa thượng Ajo. Khi đó Hòa thượng quay lại khẽ nhắc những điều cậu bé phải làm, ngài có thái độ ôn tồn và kiên nhẫn như cha đối với con, nghiêm nghị nhưng không khắt khe, dịu dàng nhưng không dễ dãi.

Một buổi sáng mùa đông, tôi giật mình nhìn qua cửa sổ thấy mấy cái bóng di động. Tôi thấy ba đứa trẻ khoảng bốn năm tuổi đang đùa giỡn và một đứa chính là Saraha. Những đứa trẻ khác mặc áo ấm nhưng riêng Saraha thì mình trần chỉ mặc một chiếc quần mỏng, cậu bé lăn mình trên đám tuyết đùa nghịch nhưng trên mình không hề dính tuyết. Hình như bao nhiều tuyết dính vào người cậu đều tan ngay. Tôi thấy rõ những luồng khói thoát ra quanh thân thể Saraha và ý thức rằng cậu bé đã sử dụng lửa Tam Muội (tummo), một phương pháp chuyển nhiệt trong mình của các đạo sĩ Tây Tạng. Nhờ biết cách dẫn nhiệt đi khắp thân thể mà họ có thể ngồi thiền trên băng tuyết ngoài trời mà không hề hấn gì.

Trong các vị thánh Tây Tạng, Miarepa là người nổi tiếng về công phu luyện lửa Tam Muội. Ông đã tu nhiều năm trên đỉnh núi tuyết với số lương thực tối thiểu, trên mình chỉ có một mảnh vải mỏng (repas) vừa đủ che thân. Mỗi khi chứng nghiêm được điều gì, ông thường xuất khẩu làm những bài thơ, bài hát mà đến nay vẫn còn được truyền tụng.

Trong thời gian trú ngụ tại Tse Cholin, tôi có nhiều dịp nghiên cứu những kinh điển lưu trữ nơi đây, kể cả những bộ kinh đặc biệt gọi là Mật Điển (Termas) được cất riêng trong một căn phòng nhỏ sau chánh điện. Cuốn Tử Thư (Bardo Thodol) là một trong những Mật Điển quan trọng của Mật Tông Tây Tạng mới được truyền bá qua Âu Mỹ qua sự phiên dịch của giáo sư Evans Wenz. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tôi, người ta khó có thể hiểu được ý nghĩa của các Mật Điển nếu không có một căn bản vững chắc và được chỉ dẫn tường tận bởi các danh sư Tây Tạng.

Năm 1947, chính quyền trao trả lại cho tôi giấy tờ thông hành nên tôi lập tức chuẩn bị làm một chuyến du hành đến Dungkar. Tôi hy vọng sẽ gặp được hóa thân của Hòa thượng Tomo, khi đó ngài cũng trạc tuổi với Saraha nhưng tôi được biết ngài đã đi Sera. Tình hình Tây Tạng lúc đó đang bước vào một chuyển biến mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba đã qua đời, quyền hành tập trung trong tay một hội đồng trưởng lão. Trải qua nhiều năm, người ta chưa tìm được hóa thân của ngài mặc dù chính quyền đã truyền lệnh cho dân chúng khắp nơi để ý tìm một dứa trẻ với những dấu hiệu đặc biệt. Khắp Tây Tạng người ta đều nói đến biến chuyển lớn lao mà đức Đạt Lai Lạt Ma trước khi từ trần đã tiên đoán. Người ta nói về một thảm họa lớn sắp xảy ra mặc dù không ai đoán biết thảm họa đó sẽ xảy ra như thế nào? Người ta bàn tán đủ các tin đồn thất thiệt về việc các trưởng lão tham quyền cố vị, không muốn tìm đức Đạt Lai Lạt Ma để nắm quyền hành. Người ta nói đến sự đe doạ của Trung Hoa, vẫn không công nhận Tây Tạng như một quốc gia có chủ quyền. Tin đồn về cuộc thế chiến bên ngoài cũng gây nhiều sôi nổi trong nước và người ta đồn sẽ có việc quân đội Anh trở lại Tây Tạng, hoặc quân Nhật sẽ xâm lăng xứ này v.v…

Khi Hòa thượng Reting, vị đứng đầu hội đồng trưởng lão, tuyên bố đã tìm được hóa thân của đức Đạt Lai Lạt Ma thì cả nước mở hội ăn mừng nhưng trong sự mừng vui vẫn xen lẫn những âu lo vì những bất an và đe dọa từ bên ngoài.

Khi đó đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười bốn còn qúa nhỏ, chưa thể cai trị nên quyền hành vẫn tập trung trong tay các vị trưởng lão. Nhiều thế lực ngoại bang đã lợi dụng cơ hội này tạo các mâu thuẫn chính trị nhằm chia rẽ các trưởng lão. Họ đã dành nhiều quyền lợi cho các tông phái tôn giáo mà các vị trưởng lão đại diện. Mỗi nước ngoại bang lại ủng hộ một vị trưởng lão để mưu cầu việc chính quyền Tây Tạng ký những hiệp ước có lợi cho họ. Tình hình chính trị ngày thêm rối ren khi đức Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật số hai của Tây Tạng đòi giải tán hội đồng trưởng lão để nắm quyền và khi không được, ông đã bỏ qua Trung Hoa để tỵ nạn chính trị.

Vì những chia rẽ trầm trọng này, Hòa thượng Reting phải từ chức nhường chỗ cho một trưởng lão khác nhưng chỉ ít lâu sau vị này đã chết hụt vì một quả bom nổ chậm. Cuộc ám sát bất thành này khiến tình hình Tây Tạng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Các trưởng lão đồng loạt tố cáo Hòa thượng Reting thông đồng với Trung Hoa chủ mưu việc này.

Hòa thượng Reting bất chấp lời khuyên của các tăng sĩ hầu cận, đến thẳng điện Potala để đối chất với hội đồng trưởng lão và bị quản thúc tại đây. Vài hôm sau, hội đồng trưởng lão loan tin ngài đã qua đời vì những lý do hết sức mơ hồ. Tôi được nghe kể rằng xác ngài ngồi yên trong tư thế liên hoa, thân thể không có một dấu vết gì chứng tỏ rằng ngài bị ám hại. Các vị y sĩ nổi tiếng của Tây Tạng cũng không tìm ra nguyên nhân cái chết. Điều lạ lùng nhất là cái tách uống trà của ngài được ghim sâu vào trong cái cột bằng gỗ cứng trên vách. Làm sao một chiếc ly bằng sứ lại được ghim sâu vào trong cây cột gỗ lim như có người tạc vào đó mà không vỡ? Người ta đã đặt ra đủ các lời đồn đại về cái chết bí mật này cũng như về hiện tượng lạ lùng kia nhưng không ai đi đến một kết luận nào rõ rệt.

Đối với người dân Tây Tạng, một vị trưởng lão đã chỉ huy xứ này trong nhiều năm, đã tìm ra hóa thân của đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười ba, đã từ chức để ẩn tu sau khi hoàn tất nhiệm vụ, không thể bị kết tội như một kẻ tội phạm bị gọi về để đối chất được: Khi tin này truyền ra, dân chúng đã nổi lên phản đối và quân đội được gọi đến để giữ trật tự.

Hòa thượng Reting tốt nghiệp tại đại học Sera, đã từng giảng dạy rất nhiều tu sĩ tại đây nên các sinh viên Sera đã biểu tình đòi phục hồi danh dự cho ngài. Cuộc tranh đấu pha nhiều màu sắc chính trị hơn là tôn giáo vì các yêu sách của sinh viên. Một lần nữa, quân đội được gửi đến và sau nhiều trận giao tranh dữ dội, trật tự mới được vãn hồi…

Những biến chuyển này đã giúp tôi nhận thức rõ rệt rằng tôn giáo không thể đi đôi với chính trị. Căn bản xã hội Tây Tạng dựa trên tôn giáo nhưng chính sự tổ chức hết sức quy củ, tập đoàn qua hệ thống các tu viện, các tông phái, các hội đồng trưởng lão đã vô tình đưa tôn giáo vào con đường chính trị. Từ đó nó đã trở nên một thứ quyền lực và quyền lực nào cũng dễ làm cho người ta trở nên mù quáng. Hơn lúc nào hết, tôi mới nhận thấy chân giá trị của nếp sống cô tịch, lắng mình nơi hang sâu núi thẳm để phản quang tự kỷ như vị thánh Milarepa đã ca tụng trong các bài ca bất hủ của ngài.

Mặc dù thời tiết đã chuyển qua mùa lạnh, tuyết bắt đầu rơi trên những đèo cao nhưng tôi vẫn quyết định du hành vào Tây Tạng. Tôi linh cảm rằng nếu không tiếp tục việc sưu tầm và sắp đặt các tài liệu thành hệ thống để nghiên cứu thì cái kho tàng văn hóa phong phú này có thể bị thất lạc hoặc hủy hoại với thời gian. Không bao giờ tôi ngờ rằng thời gian chưa hành động thì chính con người đã làm nhiệm vụ đó. Dựa trên những mỹ từ tốt đẹp như “giải phóng”, “san bằng bất công giai cấp”, Trung cộng đã đem quân xâm lăng Tây Tạng, thiết lập một nền cai trị hà khắc, áp bức người dân xứ này phải tuân theo những luật lệ man rợ, trái ngược với truyền thống hiền hòa nơi đây. Dưới chiêu bài cách mạng văn hóa, chính quyền Trung cộng ra lệnh đốt các kinh điển, phá hủy chùa chiền, tượng Phật và tất cả những di sản văn hóa được gìn giữ trong suốt mấy chục thế kỷ nay. Họ hy vọng nếu xóa sạch những thứ này. Tây Tạng sẽ trở thành một quốc gia không còn truyền thống, không còn qúa khứ và sẽ dễ dàng bị đồng hóa vào nền văn hóa của họ. Có thể Trung cộng đã thành công phần nào trong việc tiêu diệt những cơ cấu tổ chức hành chánh của Tây Tạng như tu viện, chùa chiền và hội đồng tôn giáo. Tuy nhiên họ đã thất bại trong việc tiêu diệt tinh thần tôn giáo của người dân xứ vì tinh túy Mật Tông vốn dựa trên việc truyền khẩu quyết giữa thầy và trò, giữa những người ẩn tu nơi hang sâu núi thẳm, lánh mình chốn cô tịch hoang vu. Đối với những người đã làm chủ được chính mình này thì không một sức mạnh bên ngoài nào có thể khuất phục được họ nữa. Họ là những người lãnh nhiệm vụ duy trì truyền thống Mật Tông cho đến thời gian khi Tây Tạng khôi phục được chủ quyền nhưng đó là chuyện về sau.

Mùa đông năm đó, chúng tôi đến viếng tu viện Kumbum ở Gyantse. Đây là một tu viện lớn và nổi tiếng với hơn một trăm ngàn pho tượng Phật, có pho đúc bằng vàng khối, có pho tạc bằng đá và có pho đắp bằng đất nung. Tu viện Kumbum còn có hàng ngàn bức họa vẽ trên vách và rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khác từ những lư hương, chân nến đến những cái đỉnh đúc bằng đồng với hình chạm nổi hết sức công phu. Chúng tôi có cảm tưởng như hầu hết các kho tàng nghệ thuật Tây Tạng đều tập trung ở đây. Lúc đầu chúng tôi chỉ định ghé đây vài hôm rồi lên đường đi Sera nhưng rồi chúng tôi say mê nghiên cứu quên cả ngày tháng. Ít lâu sau tôi nghe đồn rằng Hòa thượng Tomo sẽ rời Sera trở về Dungkar và lộ trình phải đi ngang Gyantse. Tôi không biết tin này có đúng không vì phương tiện giao thông khó khăn, tin đồn rất khó kiểm chứng.

Hôm đó thời tiết hết sức lạnh, mặc dù đã quấn lên mình mấy tấm áo nỉ dầy nhưng tôi vẫn còn thấy rét. Chúng tôi đang đi. Cả hai đều thu mình trong tấm áo choàng dầy như để tránh làn gió bấc rét căm căm.

Khi đi ngang chúng tôi, đứa bé bỗng ngồi thẳng người lên chăm chú nhìn tôi một cách ngạc nhiên như vừa nhận ra một người quen nào đó. Vì đi ngược chiều, cặp kính đeo trên mắt lại phủ đầy tuyết nên tôi không nhận ra đứa nhỏ mà chỉ loáng thoáng thấy nó cứ chăm chú nhìn tôi cho đến khi đi khuất. Một rung động lạ lùng nổi lên trong tâm trí tôi như một tia chớp, tôi có cảm tưởng rằng đứa nhỏ đó không phải ai khác hơn là hóa thân của Hòa thượng Tomo. Tôi đứng lại không biết phải làm thế nào. Chạy đuổi theo hai vị tăng ư? Nhưng khi tôi quay lại thì họ đã đi khuất rồi. Tôi ngập ngừng suy nghĩ rồi nhủ thầm rằng nếu quả đó là Hòa thượng Tomo thì chắc ngài sẽ ghé vào ngôi chùa nào đó để tạm trú chứ không ai lại di chuyển giữa trời thuyết như thế này. Tuy rất muốn gặp lại ngài, dù hiện nay ngài chỉ là một đứa bé lên tám, nhưng tôi muốn gặp ngài trong một căn phòng yên tĩnh để tôi có thể thực hành các nghi thức trịnh trọng ra mắt ngài.

Khi trở về Kumbum, tôi được biết chính Hòa thượng Tomo vừa ghé đây lễ Phật và tiếp tục lên đường trở về Dungkar bất chấp thời tiết giá lanh. Tôi tự nhủ nếu ngài lưu lại Dungkar thì sớm muộn gì tôi cũng có dịp gặp lại ngài vì Dungkar không xa Kumbum là bao, nhưng ít lâu sau, khi chúng tôi trở lại Dungkar thì Hòa thượng Tomo đã trở lại Sera tiếp tục việc học. Tôi thất vọng và tự trách mình đã không đuổi theo ngài, nhưng hôm đó trong cơn thiền định, một tư tưởng đã nẩy sinh trong đầu óc tôi: vấn đề không phải là gặp ngài để tỏ lòng kính ngưỡng mà nếu biết ơn ngài thì lại càng phải tinh tấn thực hành những lời chỉ dẫn của ngài.

Trong thời gian lưu trú tại Kumbum, tôi có dịp thưởng thức những vở kịch Tây Tạng mà tôi thấy cần phải ghi chép lại đây.

Xem mục lục