Bản tánh của sự thanh tịnh bổn nguyên là tự nhiên thành tựu. Cõi giới tối hậu của nó thoát khỏi thường kiến vì không có sự khẳng định rằng nó là sự sáng tỏ thô bên ngoài đang phóng chiếu. Nó thoát khỏi đoạn kiến vì nó được xác định như là sự sáng tỏ vi tế bên trong. Như thế, trí huệ bổn nguyên tự nhiên khởi lên, thoát khỏi những cực đoan, là không hiện hữu vì nó là tánh không trong tinh túy, và nó là những xuất hiện không ngừng vì nó là sự sáng tỏ trong bản tánh. Đây là nền tảng của mọi hiện khởi vì nó là không dứt trong năng lực lòng bi của nó. Đây là cách thế của thật tánh của nền tảng.
NỀN TẢNG (gZhi) : CÁI TINH TÚY (Ngo-Bo) THANH TỊNH BỔN NGUYÊN (Ka-Dag)
Cái thanh tịnh bổn nguyên của nền tảng nguyên sơ siêu vượt khỏi những cực đoan của hiện hữu (có) và không hiện hữu (không), khỏi mọi ý niệm và diễn tả. Vì tinh túy (Ngo-Bo) của nền tảng là thanh tịnh một cách bổn nguyên, nó siêu việt cực đoan hiện hữu, thường kiến và nó không kiến lập như một hiện tượng sự vật hay có những đặc tính. Vì bản tánh (của nền tảng) là thành tựu tự nhiên, nó siêu việt khỏi cực đoan không hiện hữu, đoạn kiến, và nó hiện diện như là cái thanh tịnh, bản tánh tối hậu của sự sáng tỏ trống không, như là bản tánh của Phật bổn nguyên như trạng thái của thân tối hậu bất biến, như không phải sanh tử hay niết bàn, và như đại trí huệ bổn nguyên tự-khởi lên vốn hiện tiền từ vô thủy như hư không.
Tantra Rang-Shar nói : “Cái thanh tịnh bổn nguyên, cái nền tảng, hiện diện (trong cách thế) tinh túy [thực thể], bản tánh [tính cách] và lòng bi [năng lực]. Tinh túy là sự không dứt của trí huệ bổn nguyên bất biến, và được gọi là bản tánh của “thân thể cái bình trẻ trung”. Bản tánh là những xuất hiện không dứt của năm ánh sáng. Những xuất hiện của lòng bi là (tỏa khắp) như bầu trời không mây. Những cái ấy được gọi là bản tánh của thanh tịnh bổn nguyên vì chúng không rơi vào những cực biên nào của những phương diện hay những thiên chấp.”
NHỮNG XUẤT HIỆN CỦA NỀN TẢNG KHỞI LÊN NHƯ THẾ NÀO
Phá vỡ cái vỏ của “thân thể cái bình trẻ trung”, nền tảng bổn nguyên của cõi giới tối hậu bên trong thanh tịnh nguyên sơ, do dòng chảy của năng lực/khí trí huệ bổn nguyên, những tự-xuất hiện của tánh giác bổn nguyên lóe ra từ nền tảng như là “tám cửa thành tựu tự nhiên.” [1]
Vì mọi sự (niết bàn và sanh tử) thì tự nhiên khởi lên từ những xuất hiện của “tám cửa thành tựu tự nhiên”, nó được gọi là “sự khởi lên đồng thời vĩ đại của những xuất hiện của sanh tử và niết bàn.” Khi những xuất hiện khởi lên tự nhiên từ sự sáng tỏ bên trong như là sự sáng tỏ bên ngoài, những xuất hiện của tinh túy là sự tự-sáng tỏ, nó là không gian của sự không chướng ngại, những xuất hiện của bản tánh là vầng sáng nguyên thủy (hay tự nhiên) như là năm ánh sáng, và những xuất hiện của lòng bi là phương diện không gian cung cấp như bầu trời không mây. (Đây là sự khởi lên của những xuất hiện của nền tảng từ nền tảng.)
Khi (những xuất hiện của nền tảng) khởi lên, những hiện hữu hiện tượng khởi lên như những ánh sáng và những thân (Phật). Đó được gọi là những xuất hiện của mọi sự như là cõi Phật thành tựu tự nhiên. Từ năng lực của tinh túy của cõi ấy khởi lên những xuất hiện của Báo thân, từ năng lực của những phẩm tính của chúng khởi lên những xuất hiện của Tự Tánh Hóa thân (Svabhavanirmanakaya), và từ năng lực lòng bi của chúng khởi lên cửa (những mặt) của sanh tử, như những giấc mộng.
NỀN TẢNG
Nền Tảng Bổn Nguyên : Tinh túy của nó vốn thanh tịnh như một pha lê vô nhiễm. Nó không hiện hữu như sự vật hay tính cách. Bản tánh của nó là tự nhiên thành tựu, và mặc dù trong sự bạch tịnh (của bản tánh như pha lê) tự-ánh sáng hiện diện như là sự sáng tỏ sâu xa (hay bên trong), nó không xuất hiện ra ngoài vì không có những điều kiện. Thế nên nền tảng hiện diện trong cách thế “thân thể cái bình trẻ trung” bởi vì vỏ bao bên ngoài còn chưa vỡ. Tinh túy của nền tảng bổn nguyên là tánh không vì nó vốn hằng hằng thanh tịnh và không có sự vật trong đó. Nhưng tánh giác bổn nguyên, tự ánh sáng vốn thành tựu tự nhiên không chướng ngại. Thế nên nó tự hiện diện như là “nền tảng của sự khởi lên” của mọi xuất hiện hình tướng. Tuy nhiên tinh túy của nó không xuất hiện bên ngoài trong những đặc tính ánh sáng, hình thể hay màu sắc. Trong pháp giới bao la của tinh túy, sự thanh tịnh bổn nguyên, hiện hữu tự-ánh sáng tự nhiên thành tựu của sự sáng tỏ vi tế và sâu xa và trí huệ bổn nhiên. Chúng không phải là một, khác hay phân cách, mà hiện diện như sự sáng tỏ tối thượng, như lõi của thành tựu tự nhiên quý báu, và như bản tánh của tinh túy, bản tánh của lòng bi. Vì tinh túy của nó là tánh không, nó không hiện hữu như sự vật hay tính cách. Vì bản tánh của nó là sáng tỏ, nó không bao giờ từ bỏ tự tánh của những xuất hiện của vầng sáng bổn nguyên. Vì lòng bi của nó là tánh giác bổn nhiên, nó hiện diện như là nền tảng không dứt của sự khởi lên của hiểu biết như là trí huệ bổn nguyên.
Bản tánh của sự thanh tịnh bổn nguyên là tự nhiên thành tựu. Cõi giới tối hậu của nó thoát khỏi thường kiến vì không có sự khẳng định rằng nó là sự sáng tỏ thô bên ngoài đang phóng chiếu. Nó thoát khỏi đoạn kiến vì nó được xác định như là sự sáng tỏ vi tế bên trong. Như thế, trí huệ bổn nguyên tự nhiên khởi lên, thoát khỏi những cực đoan, là không hiện hữu vì nó là tánh không trong tinh túy, và nó là những xuất hiện không ngừng vì nó là sự sáng tỏ trong bản tánh. Đây là nền tảng của mọi hiện khởi vì nó là không dứt trong năng lực lòng bi của nó. Đây là cách thế của thật tánh của nền tảng.
NHỮNG XUẤT HIỆN CỦA NỀN TẢNG KHỞI LÊN NHƯ THẾ NÀO
Trong cõi giới bổn nguyên tối hậu, “thân thể cái bình trẻ trung” hiện diện trong tinh túy của nó như thân Phật, trong bản tánh như là ngữ và trong lòng bi như là tâm. Bằng sự xuất lộ ra bên ngoài của vầng sáng của năm năng lực, năng lực-đời sống với bốn nhánh của nó, vốn ở trong tánh giác bổn nhiên như trái tim, phá vỡ cái vỏ bọc của “thân thể cái bình trẻ trung”. Bấy giờ từ vầng sáng của sự thành tựu tự nhiên khởi lên những xuất hiện của năm ánh sáng. Đồng thời vầng sáng của lòng bi, tánh giác bổn nhiên, khởi lên như nhận thức, nó phân tích những cách thức (của những xuất hiện). Vào lúc đó, phương diện không thấu hiểu tự-tinh túy (hay tự tánh) (của nhận thức và những xuất hiện) khởi động vận hành như là cái gọi là không giác ngộ (Ma-Rig-Pa, vô minh), thiết lập liên hệ với giác ngộ. Lúc ấy, mặc dù nền tảng không thay đổi, nó có vẻ như bị biến đổi bởi vì những xuất hiện hình tướng của tánh giác bổn nhiên. Bấy giờ, từ trạng thái những xuất hiện như bầu trời không mây của sự thanh tịnh bổn nguyên, khởi lên “tám cách khởi lên của sự thành tựu tự nhiên” như là những “tự-xuất hiện”.
SỰ KHỞI LÊN CỦA MÊ LẦM
Trong “nền tảng bổn nguyên” không có mê lầm. Nhưng khi “những xuất hiện của nền tảng” khởi lên, cũng khởi lên nhận thức, nhận thức này nếu không thấu hiểu tự-tinh túy (hay tự tánh), và đó là một nhận thức trung tính cắm rễ vào vô minh, nó xem “những xuất hiện của nền tảng” như là (những thực thể) tách biệt, và do đó người ta trở nên mê lầm như một chúng sanh.
Do phương diện không thấu hiểu tinh túy của “những xuất hiện của nền tảng” (như chúng thật sự là), người ta trở nên phóng dật vào những mê lầm…. Khi những hiện tượng xuất hiện như “những xuất hiện của nền tảng”, khởi lên nhận thức đó là năng lực của lòng bi khởi lên tự nhiên (trong bản tánh của) sự sáng tỏ và tánh giác với khả năng phân tích những đối tượng. Lúc đó, do không thấu hiểu chính nó, nó trở thành phối hợp với ba cái không giác ngộ (Ma-Rig-Pa, vô minh) : (a) Không biết bản thân nhận thức khởi lên là sự thanh tịnh bổn nguyên, đó là sự không giác ngộ tự thể đơn nhất, cái nguyên nhân. (b) Sự đồng khởi lên của nhận thức và sự không biết tự-tinh túy (xem những xuất hiện tự nhiên thành tựu mà không biết chúng là những tự-xuất hiện vô tự tánh) là “không giác ngộ bẩm sanh”. (c) Sự phân tích những tự-xuất hiện như là những cái khác là không giác ngộ những vọng tưởng.
Ba cái này là một trong tinh túy và có những phương diện khác nhau. Thế nên, khi người ta phân tích những tự-xuất hiện, vì không thấu hiểu “nền tảng” và “những xuất hiện của nền tảng”, rằng “nền tảng” là tinh túy, bản tánh và năng lực lòng bi và phương thức của những thành tựu tự nhiên chính là “những xuất hiện của nền tảng”, và bởi vì nắm bắt những tự-xuất hiện như là những cái khác, người ta trở nên phóng dật vào những mê lầm. Khi do nguyên nhân, tức là ba cái không giác ngộ và vì bốn duyên,[2] những ý niệm bất tịnh, những xuất hiện (của nền tảng), người ta mê lầm theo những xuất hiện của nền tảng như là những nhận thức của cái được nắm hiểu và người nắm hiểu, bấy giờ sáu loại tư tưởng khởi lên như là những người nắm hiểu không ngừng dứt ; và sáu phiền não căn bản khởi lên trong trạng thái thùy miên ; chúng trói buộc tánh giác bổn nhiên và người ta trở nên mê lầm theo những xuất hiện của sáu đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Đó là quá trình của vòng mười hai nhân duyên khiến người ta bỏ quên tánh giác mà lang thang trong sanh tử. Mười hai nhân duyên là : (1) Khi “những xuất hiện của nền tảng” khởi lên từ “nền tảng”, nhận thức thuộc tâm thức khởi lên từ năng lực của tánh giác bổn nhiên, và nhận thức này được đi kèm với sự không thấu hiểu tinh túy của chính nó, đó là không giác ngộ (Ma-Rig-Pa, vô minh). (2) Từ sự không giác ngộ này khởi lên những mê lầm, và đó là yếu tố cấu tạo (hành : sự tạo thành nghiệp). (3) Từ đây khởi lên những phân tích những kiểu cách của những đối tượng, và chúng là thức. (4) Từ đây khởi lên sự phân biệt bằng cách chỉ định như “đây là một đối tượng” và đây là một “hình tướng xuất hiện”, và rồi thức nắm hiểu những đối tượng được đặt tên như là những hình sắc. Đó là sự mê lầm ban đầu theo sanh tử, đó là danh sắc. (5) Từ đây khởi lên những giác quan và những phóng chiếu về những đối tượng, và đó là sáu nguồn (lục căn). (6) Từ đây khởi lên sự nắm bắt những đối tượng, và đó là sự tiếp xúc (giữa những đối tượng, những khả năng và những thức) (xúc). (7) Từ đây khởi lên tham bám, ghét bỏ và trung tính, và từ đó là cảm giác (thọ). (8) Từ đây khởi lên tham luyến những đối tượng, đó là khao khát (ái). (9) Từ đây khởi lên người nắm bắt và hành động nắm bắt những đối tượng, và đó là nắm bắt (thủ). (10) Từ đây khởi lên sự hình thành những hình tướng xuất hiện không chắc chắn và những kinh nghiệm của nhiều mê lầm, và đó là sự trở thành (hữu). (11) Từ đây khởi lên sự sanh vào dục giới, sắc giới và vô sắc giới, đó là sanh. (12) Từ đây khởi lên già, bịnh, chết.
Chính sự khởi lên đầu tiên của sợi xích mười hai duyên sanh, nguyên nhân của sanh tử, là từ “những xuất hiện của nền tảng”. Khi những vòng xích mười hai duyên sanh xảy ra nối tiếp nhau, người ta lang thang trong nhiều hiện hữu khác nhau của sanh tử không dứt.
Như thế, những hình tướng xuất hiện huyễn ảo biểu lộ như sanh tử do sức mạnh của những dấu vết tập khí của sự không biết (bản tánh thực sự của những xuất hiện), và do sự nắm bắt chúng như là cái ngã. Bởi đó những xuất hiện trở thành được thiết lập như năm uẩn, mười tám yếu tố (xứ) và mười hai nguồn (thập nhị nhập) của thân xác cá nhân, y lang thang qua những đời tương tục và ở mãi trong sanh tử.
Phật tánh thì hiện tiền và tràn ngập khắp bản tánh của mọi chúng sanh…. Tantra nói : “Trong mọi chúng sanh của thế giới, Phật tánh hiện diện và tràn ngập khắp như dầu trong những hạt mè.”
VÀI ĐIỂM CỐT YẾU CỦA QUAN ĐIỂM ĐẠI TOÀN THIỆN :
Sự Phân Biệt giữa Nền Tảng Phổ Quát và Pháp Thân
Vì nền tảng phổ quát (Kun-gZhi) là gốc của sanh tử, nó là nền tảng của mọi dấu vết, như một cái ao. Vì Pháp thân là (thân tối hậu) là gốc của niết bàn, nó là sự giải thoát khỏi hết mọi dấu vết, và nó là sự cạn kiệt của tất cả mọi ô nhiễm….
Trong trạng thái Pháp thân như đại dương trong suốt, thường trụ ở căn bản, nền tảng phổ quát như con tàu chở đầy hành khách – tâm và thức, và nhiều ghe thuyền, những nghiệp và dấu vết – ra đi trên con đường giác ngộ, băng qua trạng thái của tánh giác bổn nhiên, Pháp thân.
Trong một số kinh và tantra, phương diện “căn bản” được gọi là nền tảng phổ quát. Ở đây một số người không hiểu nghĩa thực cho là căn bản và nền tảng phổ quát là như nhau. Đó là một sai lầm trầm trọng. Nếu chúng là như nhau, bấy giờ sẽ có nhiều lỗi : vì nền tảng phổ quát có những dấu vết, Pháp thân cũng có dấu vết : vì nền tảng phổ quát thay đổi, Pháp thân cũng thay đổi, và vì nền tảng phổ quát tạm thời, Pháp thân cũng tạm thời.
Nền Tảng Phổ Quát
Thực thể : Nó là trạng thái không giác ngộ và trung tính, thuộc về (phạm trù) tâm và những biến cố tâm thức, và nó đã trở thành nền của mọi nghiệp và dấu vết của sanh tử và niết bàn….
Định nghĩa : Nó được gọi là nền tảng phổ quát (Kun-gZhi) vì nó là căn bản của những khối lượng dấu vết.
Phân chia : Có bốn thứ. (a) Phương diện (không giác ngộ, sự không biết tánh giác bổn nhiên) đồng thời khởi lên cùng tánh giác bổn nhiên, như vàng và oxit vàng từ thời gian nguyên thủy, đó là “nền tảng phổ quát bổn nguyên tối hậu”. Sự không giác ngộ này được định nghĩa như vậy trong tương quan với giác ngộ. Đây là nền móng ban đầu cốt yếu cho tất cả những hiện tượng sanh tử. (b) Một trạng thái trung tính nó là nền móng của phương diện hành động (nghiệp) và là nền móng gốc nối kết người ta với sanh tử và với niết bàn qua những hành vi khác nhau là “nền tảng phổ quát tối hậu của hợp nhất”. (c) Một trạng thái trung tính nó là phương diện của những nghiệp còn ngủ yên của tâm và những biến cố tâm thức chúng tạo ra những tái sanh trong sanh tử là “nền tảng phổ quát của những dấu vết khác nhau”. (d) Phương diện của sự không giác ngộ, nó là nền móng của sự khởi lên của ba phương diện khác nhau của những xuất hiện thân thể : những xuất hiện trong thân thô với thân thể, tay chân, làm bằng nguyên tử (của cõi dục) ; thân tịnh quang (của cõi sắc), và thân xuất hiện khi nhập định (của cõi vô sắc) là “nền tảng phổ quát của thân của những dấu vết”.
Pháp Thân (Thân Tối Hậu)
Thực thể : Nó là tánh giác bổn nhiên như hư không không bị ô nhiễm bởi sanh tử…
Định nghĩa : Trong Tantra Thalgyur, có nói : “Theo định nghĩa, Pháp là con đường toàn thiện. Thân nghĩa là sự thành tựu phát sanh từ con đường.”
Phân chia : Lại có nói : “Được chia thành Pháp thân, Báo thân và Hóa thân….”
Theo giải thích của Đại Toàn Thiện, Pháp thân được diễn tả là thân tối hậu, bản tánh thanh tịnh và ở trong nền tảng với những tính cách tinh túy, bản tánh và lòng bi. Trong Tantra Rangshar có nói : “Tinh túy, bản tánh và lòng bi là những tính cách của Pháp thân.”
NHỮNG PHÂN BIỆT GIỮA TÂM VÀ TRÍ HUỆ BỔN NGUYÊN
Dầu tâm là gì, đó là những hình tượng của sanh tử. Khi những lỗi lầm, nghiệp và những dấu vết, khởi lên như những nhiễm ô và được phối hợp với tánh giác bổn nhiên của nó, đó gọi là một chúng sanh. Với tâm, những chúng sanh bị mê lầm trong sáu nẻo luân hồi. Khi tánh giác bổn nhiên của người ta trở nên thoát khỏi tâm thức, người ta được gọi là Phật, bậc thoát khỏi những nhiễm ô ngoại sanh. Dầu tánh giác bổn nhiên là gì, đó là thuộc về niết bàn. Nó thiêu cháy nghiệp và những dấu vết như một ngọn lửa. Vì nó vĩnh viễn xa lìa khỏi những ý niệm, bản tánh của nó là tánh không và sự sáng tỏ, như hư không.
Tâm theo Đại Toàn Thiện Thậm Thâm
Thực thể của tâm (Sems) là một nhận thức (trong cách thế) người nắm bắt và cái được nắm bắt và những tâm thái của ba cõi. Tâm có ba phương diện : tâm (Sems), nó là thức của nền tảng phổ quát ; tư tưởng (Yid), nó đi vào trong mọi sự và thưởng thức những đối tượng ; thức (rNam-Shes), nó là thức của (sáu cửa nhập) vào. Ba nhận thức này là cùng một thực thể, nó cắm rễ vào trong sự không tự nhận biết chính nó (và đi kèm) bởi năm độc.
Trí Huệ Bổn Nguyên
Thực thể : Nó là tánh giác bổn nhiên sáng rỡ, tinh túy-Phật (Tathagatagarbha : Như Lai Tạng)….
Định nghĩa : Nó là trí huệ bổn nguyên vì nó hiện diện một cách nguyên thủy (Ye) và nó là nhận thức thánh thiêng (Shes)….
Phân chia : Có ba : Trí huệ bổn nguyên ở tại nền tảng ; trí huệ bổn nguyên phú bẩm những đặc tính ; và trí huệ bổn nguyên thấm khắp mọi đối tượng hiện tượng…. Tinh túy, bản tánh và lòng bi là trí huệ bổn nhiên ở tại nền tảng. Những trí huệ bổn nguyên của cõi giới tối hậu, như tấm gương, bình đẳng, phân biệt và thành tựu là trí huệ bổn nguyên phú bẩm những đặc tính. Biết chân lý tối hậu (phẩm tính) như nó là và biết tất cả hiện tượng (của chân lý tương đối như chúng xuất hiện, số lượng) là trí huệ bổn nguyên thắm khắp những đối tượng hiện tượng….
Chỗ trụ : Chỗ trụ của tâm là nền tảng phổ quát và chỗ trụ của trí huệ bổn nguyên là Pháp thân.
GIẢI THOÁT NHƯ LÀ PHẬT BỔN NGUYÊN
Ngay chuyển động ban sơ của sự khởi lên từ nền tảng, “tám xuất hiện tự nhiên của nền tảng” khởi lên một cách tự nhiên. (Ngay lúc đó) do không nắm bắt những xuất hiện này như là những cái khác và do thấu hiểu chúng như là vầng ánh sáng tự nhiên (hay sự tự-sáng chiếu) với tâm thanh tịnh, những chuyển động (của tánh giác bổn nhiên) tự dừng trong chính chúng. Vào khoảnh khắc chứng ngộ, những ‘không giác ngộ’ sẽ được tịnh hóa và cách thế của “tám thành tựu tự nhiên” của nền tảng sẽ tan biến vào trong trạng thái của sự thanh tịnh bổn nhiên và trụ trong đó.
Ngay chuyển động đầu tiên, do thấu hiểu tự tánh của những tự-xuất hiện, sự thấu hiểu (thực nghĩa) khai triển…. Vào ngay chuyển động thứ hai, những mê lầm được xóa sạch và sự toàn thiện của trí huệ bổn nguyên khai triển. Đó là sự khai triển của chính nền tảng như là quả của giác ngộ. Nó được gọi là giác ngộ lại (hay tự-giải thoát) qua sự thấu hiểu cái tinh túy, Phật quả bổn nguyên. Đã hòa tan những tự-xuất hiện vào trong sự thanh tịnh bổn nguyên và giác ngộ ở nền tảng trước tất cả, nó cũng được gọi là Bậc Tốt Đẹp Cùng Khắp (Phổ Hiền, Phật bổn nguyên).
Ngay lúc khởi lên của “những xuất hiện của nền tảng”, do nhận biết bản tánh của nhận thức và thấu hiểu những xuất hiện tự nhiên thành tựu như là những tự-xuất hiện và vô tự tánh, người ta đạt được giải thoát tức thời. Đó gọi là cách đạt được giác ngộ như là Phật Bổn Nguyên, cái Tốt Toàn Khắp (Samantabhadra, Phổ Hiền).
(Trong Đại Toàn Thiện, sự đắc Phật quả không phải là tìm kiếm cái gì từ những nguồn nào khác mà là sự giải thoát của tánh giác bổn nhiên vào trong bản tánh của chính nó. Jigmed Lingpa viết :
Đại Toàn Thiện xem sự chứng đắc Phật quả là sự giải thoát của tánh giác bổn nhiên vào trong trạng thái tự nhiên của chính nó. Nó không có nguyện vọng hay tìm kiếm Phật quả từ một nguồn nào khác. Thế nên chư Phật trong ba đời được hoàn thiện trong trạng thái tánh giác bổn nhiên tự nhiên, vượt thoát khỏi cái được nắm bắt và người nắm bắt.)
1. Sanh tử và Niết bàn phát sanh từ “Nền tảng” như “những Hình tướng Xuất hiện của Nền tảng” như thế nào theo những giáo lý Đại Toàn Thiện thậm thâm
Trong Thegchog Dzod, Tshigdon Dzod và những tác phẩm khác, Longchen Rabjam cho những giải thích về cái “nền tảng”, cái thanh tịnh bổn nguyên và sự khởi lên của “những hình tướng xuất hiện của cái nền tảng” và những mê lầm qua chuỗi mười hai nhân duyên theo những giáo lý Mật truyền Sâu Thẳm nhất của Đại Toàn Thiện. Ngài giải thích sự phân biệt giữa cái “nền tảng phổ quát” (a lại da) bốn phần và Pháp thân (thân tối hậu) và giữa “tâm” và “trí huệ bổn nguyên (Jnana). Phần sau là những đoạn dịch rút ngắn những đoạn chọn lọc từ Tshig-Don Rinpoche’i mDzod.
Một Hợp Tuyển Những Tác Phẩm của Longchen Rabjam về Đại Toàn Thiện
Nguyên tác: BUDDHA MIND - PHẬT TÂM
An Anthology of Longchen Rabjam’s Writings on Dzogpa Chenpo
Tulku Thondup Rinpoche – Snow Lion, 1989
Việt Dịch: Đương Đạo – Thiện Tri Thức, 2000
Theo: Thientrithuc.vn
THUẬN TÁNH KHỞI TU 1. Thế nào là Thuận tánh khởi tu? Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận
In response to a request from the Tergar Meditation Community, Mingyur Rinpoche will give a live teaching from Nepal on Sunday to support practitioners all over the world. As Mingyur Rinpoche kindly
Chân lý không phải là một phần thưởng cho thái độ tốt, cũng không phải là một giải thưởng vì đã vượt qua một số thử thách. Nó không thể được làm
Bồ Đề Tâm và Chấp ThủCó rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng
Bát Nhã Quán ChiếuNormal0falsefalsefalseMicrosoftInternetExplorer4/* Style Definitions */table.MsoNormalTable{mso-style-name:"Table Normal";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-parent:"";mso-padding-alt:0cm 5.
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt