Tin Tức (680)


HẠNH GIÚP NGƯỜI

809

_Thưa thầy tất cả những phân biệt này đều xuất phác từ tâm bình đẳng vô phân biệt, như vậy trước sự không nhận thức được điều đó của những người này, chúng ta sẽ giúp đỡ những trường hợp mê lầm này như thế nào?
_Thứ nhất, mình phải chữa lành mình cái đã, trước hai người đánh lộn nhau, mình cũng không nổi điên mình tham gia trong đó, mình phải chữa lành mình, chữa lành bằng cách mình trở lại cái nguồn cội vô niệm của mình, và lúc đó mình dùng cái niệm, cái ý tưởng như là một phương tiện thiện xảo thôi. Nó không ăn nhằm gì tôi hết, nên nhớ thầy ca ngợi đủ thứ chuyện, vậy chớ ba chuyện đó không ăn nhằm gì thầy hết. Thầy không ca ngợi ai hết, thầy ca ngợi đó chẳng qua cần thiết cho người ta thôi. Thầy không có ca ngợi ai, mà thầy cũng không có chê ai hết. Nhiều khi mình ca ngợi người nào, mình chê người nào, để chỉ cho họ đừng phạm cái lỗi lầm đó nữa, chớ không phải nói vô niệm mà ngồi một cục đâu.
Mình nên nhớ vô niệm là mình không tham dự vô cái đó nữa, trong cái trò đánh lộn mình không tham dự vào đó, mình mới đủ bình tĩnh, mình mới có thể nói người này, người kia, vì mình có bình tĩnh.
Còn bây giờ mình thấy nó đánh lộn nhau ào ào, mình cũng nhảy vô mình tham dự, coi chừng nó đâm mình chết queo. Mình lạnh như cục nước đá, nhưng mà mình phải làm việc trong tâm vô niệm đó. Chớ mình không bị nó cuốn theo, mà thường là mình bị cuốn theo không hà, mình thấy đơn giản, con mình và con ai đó đánh lộn là mình bộp tay con người ta không hà. Mình có thấy sự việc ra sao đâu, nhưng mà ít ra mình thấy tụi nó điên thì mình phải tỉnh trước cái đã.
Thành ra mình phải trở lại cái nguồn vô niệm, mình tỉnh táo, sử dụng cái niệm như phương tiện thiện xảo.
Những vị Thiền sư ngày xưa hay nói đó: “Nói suốt ngày mà không có dính môi một chữ”. Không dính dáng gì hết, còn mình nói chữ nào nó dính chữ đó, mà dính chữ cho nên mới cãi lộn.
Bởi vậy trong kinh nói rất rõ, đức Phật nói là vì chúng sanh. Vì ông mà tui nói, chớ tui không có nói, đức Phật không có nói. Trong kinh hay nói: vì gì đó… mà đức Phật thuyết pháp.

Trong Chứng Đạo Ca, Thiền sư Huyền Giác dạy: “Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ, liễu tri sanh tử bất tương can”. Từ ngày biết được con đường Tào Khê, thì mới hay con đường sanh tử chẳng có tương can gì. Mỹ, Nga, Trung Quốc, hay Việt Nam chẳng có liên quan gì hết, nhưng mà phải tùy theo nghiệp mà chữa bệnh. Ông bác sĩ ông có liên quan gì cái bệnh đó đâu, nhưng mà ông phải tùy bịnh mà chữa, ho thì cho uống thuốc ho, cảm cho uống thuốc cảm. Nhưng mà ông không liên quan gì với bệnh hết, ông không liên quan nên ông mới chữa được. Bởi vì mình dính líu với sanh tử quá nhiều, cho nên mình mới bị nó hành hạ vậy đó, chớ còn bác sĩ họ không liên can, họ bình tĩnh lắm.
Người chữa bệnh là người không liên can gì hết. Mình muốn như vậy, mình phải trở lại cái nguồn, cội nguồn đó nó vô niệm, mà vô niệm cho nên nó không liên can gì với mấy cái niệm này hết. Niệm của Nga là niệm của ông Putin, niệm của Mỹ là niệm của Trump, niệm của Trung Quốc là Tập Cận Bình… mình chẳng phải là ai hết, mình không nhảy vô. Như vậy liên hiệp quốc mới là tòa án tối cao được. Nó không dính dáng với ai, thì mới khách quan, mới bắt đầu xử được chớ.
Ở trong vô niệm nó không có ưa thích ai, và chính vô niệm nó mới xử lý các niệm được, niệm là các méo mó phân biệt, nó xử lý được. Còn mình cũng méo mó phân biệt thì vô trong đó làm cho nó hỗn loạn thêm.
Thí dụ như đức Phật, ông thấy ông vua gì đó có thù hằn với dòng Thích Ca của đức Phật. Và ông đem quân qua ông định tiêu diệt luôn cả cái quốc gia đó đi. Lần đầu tiên đức Phật thấy vậy, Phật mới ngồi giữa đường, khi ông đem quân tới ông thấy Phật ngồi giữa đường ông nể quá, ông rút binh.
Lần thứ nhì ông cũng đem quân qua, đức Phật cũng ngồi giữa đường, không khuyên can gì, cứ ngồi đó thôi.
Nhưng mà lần thứ ba, đức Phật biết cái nghiệp của dòng Thích Ca không thể cứu vãn được, cho nên đức Phật không ngồi đó, và ông kia kéo quân qua sát hại.
Còn mình mình sẽ đút lót, hoặc cầm quân đánh lại, nhưng đức Phật ngài không tham dự gì trong cái trò đó hết.

Bên Nam Tông, Thanh Tịnh Đạo Luận chẳng hạn, mục đích cũng đạt tới: không, vô tướng, vô nguyện, và bên Đại thừa cũng đạt tới cái: không vô tướng vô nguyện. Chỉ có đạt tới cái không đó rồi, mình không dính dáng gì với thế gian này mình mới chữa trị thế gian này được.
Thành ra luân hồi là một cái vòng nó cứ lập đi lập lại vậy thôi. Nó biến tấu đủ hết, nó chấm dứt khi nào mà vô minh chấm dứt, khi nào mình thoát khỏi các niệm phân biệt của mình, và lúc đó mình mới giải thoát, mà giải thoát thì mới sửa được.
Chùa của tôi là phải quan trọng, chùa của tôi mà bể một miếng ngói tôi ngủ không yên, chùa của ông sụp cháy tôi cũng tỉnh bơ. Chùa của mình bao giờ cũng quí hơn chùa người ta phải hông? Tâm phân biệt nó không bao giờ giải quyết được.

“Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ, liễu tri sanh tử bất tương can”
Từ khi nhận được con đường Tào Khê, thì mới biết được sanh tử chẳng hề tương can gì với mình.
Đó mới thật sự là người chữa bệnh.

_Thưa thầy khi mình đến chùa thì mình dễ giữ tâm không phân biệt, nhưng mà sinh hoạt trong đời sống khi hợp lớp với bạn lâu năm chẳng hạn, các nhà doanh nghiệp tới với nhau, thế nào cũng phân biệt, tôi là giỏi hơn anh, …
_Họ sẽ khổ, nên nhớ thầy đã nói rồi, cái không phân biệt, chính vì cái không phân biệt cho nên cái sự phân biệt nó rất rõ ràng.
Ví dụ như một vị Bồ Tát chẳng hạn, là ngài không có phân biệt gì hết, nhưng mà chính vì không phân biệt nên ngài phân biệt rất rõ ràng, anh này phải nói như thế nào, anh kia phải nói như thế nào, phân biệt rất rõ ràng, cũng như ông bác sĩ ông không phân biệt gì hết ai bệnh là ông chữa, ông không thân thuộc gì hết, nhưng mà ông phân biệt rõ ràng, anh đau bụng mà mình cho thuốc đau đầu thì đâu phải là bác sĩ?
Mình thấy đức Phật chính ngài không phân biệt cho nên ngài phân biệt rất rõ ràng, lúc đó nên nói cái gì, thậm chí cái phân biệt nó còn chi ly, sau cái gọi là “lục chủng thành tựu”, là tới nơi đó, vị trí, địa điểm đó, phải nói cái gì, tùy theo địa điểm đó, tùy theo thính chúng nghe như thế nào, tùy theo cái pháp đó như thế nào. Cũng pháp đó nhưng mà thính chúng ở mức trung bình thì mình nói ở mức trung bình thôi, nghĩa là sáu cái điều kiện như vậy. Thành ra mình đừng tưởng Phật giáo không phân biệt, nhưng phân biệt rất kỹ. Bởi vì sao, bởi vì chính cái không phân biệt đó là trí huệ, mà trí huệ thì nó rất sáng và nó phân biệt rất là kỹ. Trong khi mình phân biệt tùm lum y như trong phòng tối mà đánh lộn nhau vậy đó. Còn người ta không phân biệt của trí huệ cho nên người ta phân biệt rất là sáng.
Thấy cần phải nên nói như thế nào, cần phải đối xử như thế nào, có anh thì cần đánh, có anh thì cần vuốt ve đủ thứ trò, chớ nói vậy, không phân biệt thành cục gỗ rồi làm ăn gì? Làm sao làm việc ở đời này được, còn cái chuyện người ta phân biệt là bởi vì, nên nhớ như anh Hiến nói, mấy ông làm ăn đồ, đố kỵ này nọ, họ phân biệt trên cái nền tảng phân biệt, thành ra phân biệt gấp đôi, đó là vô minh. Còn người tu hành là phân biệt trên nền tảng không phân biệt, cho nên cái phân biệt đó nó bị giải tan, nó bị hòa tan trong không phân biệt chớ không phải là họ không phân biệt đâu.
Chỉ có anh điên anh mới không phân biệt, tất cả là đại dương, bữa đó sóng tới năm mét mình nhảy xuống mình chết queo rồi còn quái gì nữa. Thành ra là vậy đó, nó phân biệt trên cái nền tảng không phân biệt, còn người đời họ phân biệt trên cái nền tảng phân biệt, thành ra phân biệt nó càng sanh ra phân biệt, càng ngày cái sự méo mó nó càng lớn lên. Bên này nó phân biệt mà trên cái nền tảng không phân biệt, chớ không phân biệt là thành cục gỗ đâu, họ phân biệt rất kỹ càng.
Mình để ý những vị tu hành rất cao, hành động họ rất chính xác, lời nói họ rất chính xác, họ phân biệt rất kỹ, vì đó là trí huệ không phân biệt là vậy, chớ không phải trí huệ không phân biệt là đờ ra vậy thôi. Y như đứa con nít không biết học biết hành gì cả, hỏi đây là cái gì cây viết hay cây thước cây compa cũng không biết nữa rồi sao?
Thành ra không phân biệt là cái nền tảng, từ đó cái phân biệt của họ rất chính xác, nhưng mà người đời họ hiểu lầm, tại sao mà phân biệt chính xác như vậy? Vì họ nghiên cứu họ thao thức, không phải, vì phân biệt nằm trên cái nền tảng không phân biệt, cho nên cái phân biệt của họ vẫn là không phân biệt. Đó, nên nhớ như vậy.

Đối với Tây Phương nó gọi là biện chứng pháp đó. Sự tiến hóa của biện chứng pháp là đi từ vòng xoáy ốc lên. Mình sinh ra mình không phân biệt gì hết. Rồi mình lớn lên mình học mình hành, mình phân biệt đủ thứ hết, thì chính cái phân biệt đó nó làm cho người ta khổ đau nhiều lắm.
Mà bây giờ muốn trở lại, không phải trở lại là rớt xuống em bé, mà trở lại là tổng hợp đề.
Tiên đề là không phân biệt như đứa con nít, rồi cái phản đề là người giỏi biết phân biệt này nọ, nhưng mà phải đưa tới cái cao hơn nữa, tổng hợp đề.
Anh vừa phân biệt mà anh vừa không phân biệt, bởi vậy nó hay nói một đứa con nít mà trong một người già. Một đứa con nít là giải thoát nhưng là một người già nó rất khôn.
Thầy hay nói Chúa có nói một câu: các ngươi phải hiền như bồ câu mà phải khôn như rắn, mấy ông thánh ông khôn lắm chớ đừng có tưởng ông không phân biệt mà cứ đụng đâu rồi bỏ tù ông được đâu.
Thì trong đó nó rất nhiều lần như vậy, ông César mấy ông chính quyền thời đó muốn bắt ông này đi, họ làm đủ mọi cách để mà bắt, nhưng mà lúc nào ông cũng thoát dễ dàng hết. Bắt đóng thuế thì ông vẫn đóng thuế, nhưng mà ông nói một câu: cái gì của César thì trả lại cho César, còn cái gì của thượng đế thì trả cho thượng đế, nghĩa là người ta khôn lắm, cái bẫy nào đưa ra là mấy vị đó rất sáng tỏ, chớ không phải là nói không phân biệt là cứ nhắm mắt, con người đó con mắt nó sáng hoàn toàn.
Cái tâm của họ y như tấm gương vậy đó, tất cả mọi cái nó đều phản chiếu vô trong tấm gương đó hết, tất cả các bóng, và họ nhìn thấy tất cả các bóng đó rất rõ ràng, nhưng mà cái bóng đó nó nằm trong gương cho nên nó vẫn không phân biệt. Họ thấy rất rõ ràng chớ họ không lầm đâu.

Tánh Hải Kính ghi

809

KHÁM PHÁ ÔNG CHỦ

_Thưa thầy, thưa đại chúng thì hồi nãy thầy có nói là cái thân tâm này nó “tức là” mà nó cũng “chẳng phải là” thì làm sao để nhận ra cái

570
BỒ TÁT HẠNH (GIÁC THA)

(Giác tha là biểu hiện rộng mở khoáng đạt của tâm tự giác được thúc đẩy bởi lòng bi, giác tha cũng nói lên khả năng của một vị Bồ Tát về

494
TỊNH HÓA SẮC TƯỚNG

TỊNH HÓA SẮC TƯỚNGDUDJOM LINGPA PHẬT QỦA KHÔNG QUA THIỀN ĐỊNHBUDDHAHOOD WITHOUT MEDITATION PHƯƠNG PHÁP NHẬN RA BẢN LAI DIỆN MỤC  THEO PHÁP DZOGCHEN                                      LỜI BẠTcủa Đức Dudjom Rinpoche,               Higdral Yeshe Dorje     

22,054
BÀI THUYẾT GIẢNG VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC DALAI LAMA VỀ TÂM ĐẠI BI

BÀI THUYẾT GIẢNG VÀ THÔNG ĐIỆP  CỦA ĐỨC DALAI LAMA VỀ TÂM ĐẠI BI Mục Đích Của Cuộc ĐờiMột câu hỏi lớn xuyên qua kinh nghiệm của cuộc đời dù chúng ta

27,872
BƠ VÀ NHỮNG VIÊN ÐÁ CUỘI - Tâm Diệu

BƠ VÀ NHỮNG VIÊN ÐÁ CUỘITâm Diệu trích dịch Một ngày nọ có chàng trai trẻ vừa buồn vừa khóc, tìm đến Ðức Phật. Ðức Phật hỏi, "Cái gì sai trái đã làm

14,815
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc