Tin Tức (680)


BỐ THÍ NHƯ NGỌN ĐÈN

860

_Xin thầy chỉ dạy về bố thí như thế nào là công bằng? Thí dụ người giàu thì bố thí một lượng rất nhiều, người nghèo thì bố thí một lượng rất nhỏ, giữa hai cái đó người ta có sự so sánh chênh lệch, xin thầy chỉ dạy sự công bình trong hành động bố thí.
_Như thầy là người không có tiền, thì thấy bố thí cái tâm mình, cái ánh sáng trí huệ của mình, cái từ bi của mình, chớ thầy là người ít tiền nhất chớ gì nữa, không có gì đó? Không có thu nhập! Chớ mình nói công bình, ông kia nhiều tiền, ông này ít tiền làm sao công bình được.
Cái bản tâm của mình nó mới công bình được, thì mình khai thác cái bản tâm đó để mình bố thí, mình rải cái tâm từ bi ra, mình rải cái ánh sáng trí huệ ra. Thì đó là bố thí, chớ mấy ông thầy tu không có thu nhập, hay có thu nhập mà không ổn định. Còn người có thu nhập cuối tháng là có tiền.
Rồi mình ngồi đây mình bố thí cái gì đây? Mình vẫn công bình, nếu như mình biết bố thí cái ánh sáng của tâm mình, mình biết bố thí từ bi của tâm mình thì nó công bình; chớ còn ngồi đây, làm sao mà bố thí?
Tu hành là để cho cái tâm mình nó càng ngày càng sáng ra, nó càng rộng ra, nó càng sáng ra đó là ánh sáng trí huệ, và cái tâm mình nó từ bi đó là bố thí.
Ví dụ như là Phật toàn thiện hết rồi, bố thí là khắp ba cõi, còn như thầy là bố thí lai rai thôi.
Vấn đề là mình khai thác cái bản tâm mình chưa hết, nhiều khi nó còn sâu lắm mình mới đi nó cạn cạn thôi. Nguồn nước thì kinh khủng lắm nhưng mà mình mới đào có vài thước thôi thì cái nước của mình nó còn yếu lắm, không chừng gặp ngày hạn hán là nó khô hết.
Thì cái đó là cái công bình, chớ không phải công bình về tiền bạc. Ngay cái đối tượng nhận tiền của mình đó, cũng khó công bình lắm. Có ông tiêu ngày mấy triệu bạc mình bố thí cho ông sao nổi, còn có ông ngày tiêu có mấy chục ngàn thôi, nó không công bình. Nhưng công bình nhất là ngay cái bản tâm của mình, bản tâm của mình mà mình biết phát huy ra ánh sáng của bản tâm mình, cái từ bi của bản tâm mình, lúc đó là bố thí gốc. Ăn thua là mình biết xài nó bao nhiêu thôi.
Theo thầy nghĩ mình đạt tới bản tâm đó thì trong kinh điển hay nói những Bồ Tát vô tận ý, vô tận tạng, nó vô tận vì nó không bao giờ hết, nên bố thí không bao giờ hết. Còn tiền trong túi mình, trong bóp mình làm cả đời mình làm vài cú lớn là nó hết.
_Thưa thầy nếu mình không có của để bố thí mà mình vui với công việc bố thí của người khác, nghĩa là tùy hỷ thì cũng có công đức. Và bố thí mà dựa trên không có người cho không có người nhận, không có vật cho, gọi là tam luân không tịch thì mới đúng với bố thí.
_ Như vậy nó công bằng, nó bình đẳng ở chỗ nào?
_Thưa, chỗ cái tâm đó thầy. Tâm mình làm mà không thấy có mình làm, cũng không thấy có người nhận và vật cho nữa. Rồi cái tâm tùy hỷ là không có đố kỵ, thấy người ta cho thì mình hoan hỷ theo.
_Thì cái đó mới bình đẳng, bởi vì ai cũng có, nó như cái kho vậy, chớ mình nói bố thí tiền, phải có cơ hội để bố thí, đâu phải ai cũng ra đường gặp ai cũng bố thí tiền cho họ đâu. Coi chừng cảnh sát bắt nói là mình có ý đồ trong đó đó.
Nếu tâm mình sáng ra, tâm mình nó từ bi mình đi đâu nó cũng bố thí hết, quan trọng là cái đó, và cái sự bố thí đó, nó là cái nguồn luôn luôn nó gắn liền với mình, thậm chí như mình chết rồi cái nguồn bố thí đó nó vẫn chưa hết đâu. Chớ còn bố thí kia lả có điều kiện, có nhiều khi đem cho nó không thèm lấy rồi sao, tôi không lấy tôi dư rồi. Nhưng mình vẫn có thể cho người ta cái ánh sáng của tâm mình, cái từ bi của tâm mình và cái bố thí đó nó luôn luôn nó có với mình, chớ không phải đợi mình đưa tay ra cho đâu.
Bây giờ mình tưởng tượng như đức Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay đó, nói ngàn mắt ngàn tay là để nói số nhiều thôi, chớ ngài cũng là vô số mắt, vô số tay, ngài bố thí bằng vô số tay nên nhiều hơn mình nhiều lắm.
Nhiều khi mình không cầu xin gì hết mà ngài vẫn bố thí như thường, ngài không đợi ai nghèo khổ gì hết á. Thì mình phải làm sao tâm mình nó tỏa sáng ra y như ngọn đèn này, nó sáng nó là trí huệ, nó xa được bao nhiêu đó là từ bi, mà anh cứ ôm ngọn đèn anh đi miết là anh bố thí liên tục 24/24, chớ đâu phải là nhờ ông nào nghèo đó mình mới bố thí.
Nghèo mình cứ ngồi đó mình tính toán mình sẽ cho nó bao nhiêu tiền để nó vui? Cái đó là bố thí có điều kiện, gặp người nghèo mới bố thí được, chớ gặp ông đại gia giàu nhất ở Cần Thơ này rồi làm sao mình bố thí? Nếu như mình khai thác cái tâm mình thì cái tâm mình nó tỏa sáng ra và lòng bi mình nó tỏa ra nó đụng chạm tới người đó, đó là bố thí.
Như bây giờ ông Minh mà bố thí cho thầy mấy chục triệu, thầy cũng từ chối bởi vì thầy cũng không biết làm cái gì hết á, phải hông? Chớ đâu phải dễ bố thí đâu. Nếu mình gặp những người ngon hơn mình rồi mình bố thí cái gì đây? Thì mình bố thí cái tâm sáng của mình, cái từ bi của tự tâm mình, cả đời tu hành của mình bao nhiêu mình khải thác ra. Thì ngồi trên xe cũng bố thí chớ đâu có nhảy xuống xe mới bố thí. Hồi nãy đi từ Sài Gòn về Cần Thơ, có nhảy xuống xe để hỏi ông cảnh sát bởi vì lạc đường, phải hỏi. Để hỏi đường ra cao tốc, chỉ dừng lại một lần chẳng lẽ dọc đường mình không bố thí sao?
Thành ra cái tâm mình đã phát sáng ra rồi nó luôn luôn bố thí, cái khẩu mình nó cũng bố thí, và cái thân mình nó cũng bố thí.
Nếu là một ngôi sao, thì thầy ở đây là bố thí cho được hết à, cứ chụp hình, cứ chụp hình đi. Cái thân của mình, tiếc rằng mình không có bảnh bao gì cho nên mình không bố thí được. Còn cái thân Phật sáng lên thì thân ngài là bố thí, phải hông? Ai cũng thờ cúng lễ lạy, muốn làm gì làm, thấy nó hoàn hảo, bố thí thân bố thí khẩu, và bố thí tâm. Nội cái chuyện tạo ra tiền để bố thí để tạo ra phước đức, mà phước đức nó không vô lượng bằng phước đức của cái tâm, bởi vì tâm thì vô lượng. Tâm vô lượng cho nên khi tâm vô lượng rồi, cái ngữ cái khẩu của mình nó cũng vô lượng, nó nói đủ thứ hết, và cái thân mình nó cũng vô lượng.
Bố thí mà kiếm tiền để bố thí thì phải chờ có tiền, và bố thí đó là có điều kiện, còn bố thí ánh sáng của tâm mình như ngọn đèn vậy, ai nhắm mắt lại không nhận nhưng ngọn đèn đó vẫn sáng, nó cũng không giận không hờn. Mình cũng đừng có mong là mình bật ngọn đèn lên là ai cũng chăm chăm vô đó mà dòm đâu.
Vấn đề là tâm mình sáng và từ bi nó chen trong đó nó tỏa sáng, thành ra nó trùm khắp hết, như vậy nếu mình có sự bố thí của tâm đó thì nó mới bao trùm nó không lệ thuộc thân này nữa, phải hông? Đời sau có thân khác thì cái ánh sáng đó vẫn sáng. Ánh sáng nó thấm qua ngọn đèn khác. Nói theo bây giờ là khoa học bốn không đó, ngọn đèn bốn không. Nhưng mà ánh sáng đó nó vốn không tắt, hết ngọn đèn này bể hư thì qua ngọn đèn khác.
_Thưa thầy, có bố thí phát tâm và có bố thí miễn cưỡng phải hông thầy?
_Thì Phật giáo nó có hai cái chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Bố thí bằng tiền thì bằng thế này thế nọ nó phải tùy thuộc hoàn cảnh. Bây giờ mình thấy dân Triều Tiên bên đó nó kém, nó nghèo hơn mình mình cho nó, nó có thể bắt mình, nó tùy thuộc hoàn cảnh. Còn cái bố thí của tâm nó vô tư một cách tự nhiên, vấn đề là cái ngọn đèn của anh có sáng hay không? Và nó sáng tới đâu? Như bên Tây Tạng nói là nó sáng đó là trí huệ, và cái sức sáng tỏa ra đó là từ bi, nó đi tới đâu.
Mình lo là lo cái đó, còn cái thân này tới lúc nào đó nó hết đường nó nằm đó thì hết bố thí. Nhưng mà cái ánh sáng đó luôn luôn bố thí, như đức Phật mình thấy thân xác không còn, chỉ còn xá lợi thôi, rồi mình nói mình bố thí hơn Phật. Chẳng qua Phật bố thí mà mình không biết thôi. Mình không để ý mình không thấy, ánh sáng mặt trời ngày nào nó tắt, nó cúp khoảng một tháng thì trái đất này nó chết. Lúc đó mình mới kêu than lâu nay mình sống nhờ ánh sáng mặt trời mình không biết, mình coi thường nó. Phật bố thí cũng như vậy.
_Thưa thầy, mình bây giờ bố thí cho người ta có phải xưa kia đời trước người ta đã bố thí cho mình có phải như vậy không?
_ Bố thí là nhân quả, cái quan trọng là nhân quả nó bằng vàng hết, nhưng mà nhân quả nó vẫn phải có, không có vị Phật giáo nào mà thoát khỏi nhân quả hết, anh bố thí người ta cái cục gì thì anh sẽ được lại cái cục đó. Nhưng mà anh phải nhìn thấy cái bản tánh hai cái cục nhân quả này, đều là vàng hết, thì anh mới yên được thôi. Còn không thôi mình không nói chớ mình cũng chờ đợi cái quả nó tới.
_Thưa thầy, bố thí là bố thí liền nó phải xuất phát từ tâm nguyên sơ, chớ không thôi vài phút sau nó biến hóa liền, khi mình khởi tâm bố thí là mình làm liền, không để mai mốt thì nó có thay đổi, đây là kinh nghiệm thực tế.
_Nhớ chưa? Nghĩa là bố thí tinh chất, không có để cho thức khởi.
_Thưa thầy bố thí như thầy dạy thì bố thí như ngọn đèn, mình đi tới đâu là sáng tới đó, như anh Châu nói bố thí thì phải làm liền, không làm liền thì một lát thức nó chen vô, có phải người bố thí mà để thức chen vô là chưa phải là ngọn đèn như thầy nói, phải không thưa thầy?
_ Nhưng mà anh Châu cho là làm liền phải hông? Làm liền cũng trễ rồi! Bởi vì cái gì khởi lên làm cho mình bố thí? Là cái thức thôi. Chẳng qua cái thức này nó ít lộn xộn nó ít khổ đau, chớ cái mà làm cho mình khởi lên cái ý bố thí cái đó là thức, phải hông? Chỉ có ngọn đèn là nó không có tính toán, nó cứ sáng vậy thôi, không có thức gì gieo vô trong đó hết, sáng mà sáng không nổi thì thôi.
_Như thầy nói phải tu rốt ráo cho tới ngọn đèn đó phải không?
_Rốt ráo, chuyện của mình mình phải lo thôi chớ rốt ráo gì? Cái kho tàng của mình cái sở hữu thâm sâu nhất không ai lấy được của mình thì mình phải lo, cái tủ của anh ở nhà thi anh khóa lại chớ anh có mở ra đâu. Nhiều khi dể đó còn sợ, dấu bớt một mớ sâu dưới đất đâu đó nữa. Cái đó như trong kinh Pháp Hoa gọi là viên ngọc trong chéo áo đó, thì mình phải lo. Lo nó sáng cỡ nào?
_Thưa thầy con thấy chỉ có Phật mới bố thí thôi.
_ Hả? Bởi vì mình không tin đó, chớ mình uống nước đây là bố thí chớ gì nữa, nãy giờ ăn nhai nhai là bố thí chớ gì nữa. Bởi vì có cái gì nó lìa khỏi bố thí đâu? Dầu mình biết cái gì thì không có cái thức nào mà lìa khỏi trí hết. Cho tới khi mà tất cả thức đều là trí. Mình dĩ nhiên mình chưa bằng Phật nhưng mà mình phải tin chớ, mình biết bao giờ mình bằng Phật, nhưng mà phải tin, tin bao nhiêu hưởng bấy nhiêu.

Tánh Hải Kính ghi

860

Người Việt Nam bị cấm vào Tây Tạng

Người Việt Nam bị cấm vào Tây TạngViệt Nam là 1 trong 6 nước bị Trung Quốc ban hành lệnh cấm cấp phép du lịch vào Tây Tạng, dù Cục Du lịch

16,308
NGUYỄN DU, TIẾNG LÒNG THIÊN THU - TÂM NHIÊN

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Từ đỉnh ngàn cao tuyệt mù

1,050
Nữ Giới Và Đạo Phật

Nữ Giới Và Đạo PhậtTôi nghĩ rằng cũng thích hợp để nói vài điều nào đấy về phái nữ và nữ quyền trong Đạo Phật.Trong trường hợp lối sống ở tự viện,

474
TRI ÂN - Tánh Hải (Ghi)

(Thông thường chúng ta tri ân một vị thầy là mang ơn người đã dạy dỗ mình, nhất là vị thầy đó là người khai thị cho mình, tuy nhiên, thầy dạy

964
Phật Tánh

Phật Tánh(Đã đăng trên Văn Hóa Phật Giáo) Phật Tánh không phải là một danh hiệu. Nó không phải là một tính chất dành riêng cho đức Phật lịch sử hay những

28,286
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc