Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
Nói chung, Phật giáo được xem là gắn liền với bất bạo động và hoà bình. Trong hệ thống giá trị của Phật giáo ý niệm này đã biểu hiện rỏ nét. Dù nói như vậy không có nghiả là Phật tử luôn đưọc sống trong an lành, các quốc gia theo Phật giáo đều phải đồng gánh chịu chung cảnh chiến tranh và xung đột, khi mà hầu hết các lý do cho các cuộc chiến lại xảy đến từ nơi khác. Vấn đề là làm sao tìm ra một luận giải hợp lý về bạo lực theo quan điểm Phật giáo có thể chấp nhận được và xem Phật giáo như có một phương tiện dồi dào đặc biệt để sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp. Nhìn chung, hầu hết tại châu Á, có người nhận ra rằng Phật giáo được coi như có tác dụng chung nhằm đem lại tính nhân bản, xoa dịu sự quá khích của bạo quyền và quân phiệt, giúp cho các đế quốc rộng lớn (thí dụ như Trung Quốc) tồn tại mà không có nội chiến hay có những cuộc chiến bị khích động nhằm chống lại những người không theo đạo Phật, dù rất hiếm. Hơn nửa, trong chiến cuộc, các tu viện Phật giáo luôn là những nơi trú ẩn an lành.