Tin Tức (680)


THIỀN ĐỊNH VÀ TUỆ

665

Thưa thầy, hôm bữa con coi Hư Vân Niên Phổ, có đoạn ngài Hư Vân ngồi thiền ngài định sâu mười lăm ngày, vô trạng thái đó là sao?
_Đó là trạng thái định, định đó có khi là tứ thiền, nhưng nên nhớ một điều đối với Phật giáo cái định chưa đủ, nó phải bước qua cái quán, bởi vì định tất cả các tôn giáo khác ngay cả Ấn Độ giáo định của họ rất mạnh, nhưng mà vẫn chưa được giải thoát bởi vì chưa thấy sự thật, mình định để mình thấy sự thật chớ không phải để nhập định.
Người tu hành nếu mà có một cái định mạnh là rất tốt, nhưng mà phải chuyển qua quán, quán có nghĩa là quan sát, định mạnh y như cái ly nước mình có bùn trong đó, định mạnh cặn nó lắng nước trong vắt, nhưng nó không thảy bùn trong đó được, anh lắc lắc thì bùn nó lên. Phải có quán để mà thảy luôn bùn đó ra, thì cái ly này có lắc trời gì nước nó cũng trong. Còn định là yên lặng, để cái ly yên vài tiếng thì nước trong, nhưng mà bùn vẫn còn, cho nên Phật giáo rất khoa học, phiền não nó còn trong đó gọi là thùy miên, là ngủ ngầm, khi anh định rồi thì cái cặn dơ nó vẫn chưa hẳn thảy ra được, nó chỉ lóng lại thôi. Chỉ chờ gặp cảnh gặp duyên lắc cái ly là bùn trở lại.
Thành ra phải quán, là quan sát, cái quán đó mới sinh huệ được, còn định là mới định thôi, mình để ý ngài nào cũng nói định huệ, rồi người ta hay nói định huệ song tu là vậy. Phật giáo nó chú trọng tới cái huệ nhiều lắm.
Như thầy có biết một cô, cô đi qua Myanmar cô ở hơn một năm ở bên đó. Thầy hỏi. Cô nói bên đó có hai trường phái, Vipassana có hai trường phái, một phái là tu định trước rồi tu huệ sau. Bởi vì cái huệ nó mới giải thoát được, còn một phái định sơ sơ thôi còn chú trọng là cái huệ. Cô này ở trong cái chùa chú trọng cái huệ, cho nên trong đó ngồi thiền ít thôi, còn bao nhiêu nghe thầy giảng.
Xưa đức Phật ngài gặp một vị nào đó ngài thuyết một bài kinh ngắn ngắn, có những vị họ đắc quả này quả nọ, mình thấy họ chưa có ngồi thiền gì hết, có nhiều ông cư sĩ đâu có biết ngồi thiền gì, gặp đức Phật giảng cho một bài kinh, đắc quả liền. Là vì sao? Chưa trải qua định, vẫn đắc quả, thành ra đối với Phật giáo cái huệ là quan trọng nhất, mình thấy nó tóm gọn lại: giới, định, huệ.
Thành ra cái định của ngài Hư Vân rất là tốt nhưng mà nó chưa giải quyết rốt ráo, vì nó cần phải thấy tánh Không.
Mình nói ngài Hư Vân là quá cỡ rồi, cả đời mình cũng chưa làm được. Bây giờ mình nói chuyện của mình, khi nào mình ngồi thiền, mình phải làm sao hiểu biết thêm cái gì nữa, mới là có huệ. Chớ mình ngồi thiền ra thấy khỏe khỏe vậy chớ không thấy thêm được cái gì hết, cái đó ngài Huệ Năng ngài nói là vô ký. Y như giấc ngủ vậy thôi, mình ngủ dậy khỏe lắm nhưng mà nó không biết cái gì hết. Tu cái đó cũng uổng. Ngồi thiền là khi xuất thiền ra mình phải thấy, phải hiểu thêm cái gì đó, phải ra mình có thêm bài học nào đó, còn ra mà y như cũ thì uổng mất một tiếng đồng hồ.
Ngồi thiền là có đối tượng là thấy nền tảng tánh Không, thì mình ra lần lần mình sẽ thấy, nó hiểu ra thêm cái gì đó. Ví dụ nghe trong kinh điển nói vô tự tánh là không có tự tánh nhưng mà mình hiểu mờ mờ trên chữ thôi, nhưng khi mà mình ngồi thiền mình ra mình thấy cái vô tự tánh này nó rõ ra hơn. Nó rõ ra hơn cho tới ngày nào đó nó trở thành là điều hiển nhiên.
Bây giờ mình nghe mấy nhà khoa học nói vũ trụ kể cả mình đều sinh ra từ nguyên tử của vụ nổ đầu tiên của vũ trụ, thì mình nghe mình thấy là có lý, nhưng mà nó không ăn nhằm gì mình hết, còn phân biệt này kia vậy thôi. Thành ra làm sao phải thấy nó không phải là kỷ niệm, mà lần lần mình thấy chuyện này là dĩ nhiên, mình với cây cỏ vũ trụ mặt trời mặt trăng, cùng một chất. Như vậy mới hết đánh nhau được chớ.
Thành ra nó phải thấy là vậy, tuy nói tất cả là một đó là cái nền tảng, nhưng mà phải thấy thật sự cái đó, chớ không phải nghĩ về cái đó. Cho tới khi nào anh thấy nó hiển nhiên, nó thấm nhuần trong đời sống của người đó.
Họ không có tham, không sân, không kiêu căng, nó phải thấm nhuần toàn bộ. Từ cái hiểu đó bây giờ nó thành sự thật rồi, chớ không phải chỉ hiểu lơ mơ lơ mơ đâu.

_Thưa thầy như một người ngồi thiền họ định tâm tốt, và khi họ đã chuyển qua nhận ra cái thấy thì người đó, hằng ngày họ duy trì cái thấy mạnh hơn người không có sức định hả thầy?
_Thì đúng rồi, cái định là phương tiện để mà giữ gìn cái đó, thành ra cái định nó giúp giữ gìn cái thấy của mình.
Trong quyển Thiền Đạo Tu Tập của ngài Chang Cheng Chi ngài dịch bài Đại Thủ Ấn của ngài Karmapa thứ chín là: bên Tây Tạng cũng có hai biện pháp, thứ nhất là anh phải tu hành Đại Thủ Ấn định, có nghĩa là anh phải tu hành cho cái định của anh mạnh mẽ cái đã, rồi lúc đó ông thầy sẽ giao Đại Thủ Ấn kiến anh giữ mới được. Còn có những vị thì họ đi thẳng vô Đại Thủ Ấn kiến, rồi cái định đó mới tính sau. Nó có hai cái giống như bên Myanmar vậy, có phái định trước rồi mới tới cái thấy sau, còn bên kia định sơ sơ, rồi thấy và duy trì cả cái thấy đó và cả cái định.

_Đại định nằm trong mức độ nào, thưa thầy?
_Thật sự mình nói đúng ra đại định nó nằm ở trong tất cả mọi mức độ, bởi vì đại định chính là tánh Không, tánh Không không ai có thể làm nó đừng thành tánh Không được. Nó là tối thượng rồi, không có vị nào có thể làm tánh Không biến thành cái khác. Cho nên nó là đại định, chỉ có mình, chúng sanh mình biến nó thành sanh tử nên mình thần thông số một thôi. Đại định nó không kể cấp bậc nào hết, nó là vốn có như vậy.

Nói theo ngài Đạo Nguyên: muốn thấy cái như vậy thì ông phải là người như vậy.
Tánh Hải
Kính ghi

665

BẢN NGÃ: TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI - THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG - Eckhart Tolle

BẢN NGÃ: TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI Ngôn từ, dù phát thành tiếng trên môi hay đang còn dưới dạng những ý nghĩ, thì vẫn có sức cuốn hút như

447
TỰ HOÀN THIỆN - Quotes

Đời sống là một sự tự hoàn thiện liên tục. _Thomas Dean💞 Những cách cũ sẽ không thể mở những cánh cửa mới. _Dodinsky💞 Luôn luôn có chỗ cho sự cải thiện.

1,074
TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ VÀ MẬT TÔNG

TƯ TƯỞNG BÁT NHà VÀ MẬT TÔNG ------&----- SỰ HÌNH THÀNH MẬT GIÁO VÀ TƯ TƯỞNG BÁT NHàBát Nhã Kinh được coi như cơ sở thành lập Phật Giáo Ðại Thừa. Có thể

16,509
Nhiếp ảnh gia Daniel Doen Silberberg

The Dharma Tongue  This is my simple religion. There is no need for temples; no need for complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the philosophy is kindness.Tenzin Gyatso,

17,292
VỊ THẦY BÊN TRONG - ALEXANDER BERZIN

Tịnh Quang Tâm Như Một Dạng Phật TínhVì tịnh quang tâm tiếp diễn từ đời này sang các đời sau thông qua chứng ngộ, nên sự liên tục của nó là cơ

1,232
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc