Như hồi nãy anh đây có nói: vọng khởi thì không theo, thầy nói là vọng khởi, nhưng mà khi vọng khởi thì mình theo cái vọng đó mình coi lại, tận nguồn của cái vọng này xuất phát từ đâu thì mình bắt gặp cái nguồn, vọng nào cũng phải khởi từ pháp tánh hết, chớ không có cái vọng nào mà khởi từ bên ngoài được, có vọng tưởng trời gì nó cũng khởi từ cái bản tâm Như Lai Tạng của mình hết, vấn đề là khi mình thấy vọng khởi đó là một cái phương tiện, phải hông? Mình nhìn nhìn, đi sâu vào để mình coi cái mặt thật của vọng tưởng này là cái gì? Chớ không theo thì chưa đủ, không theo là mới giữ giới thôi, nó chưa có định có huệ, vọng khởi mình phải theo theo theo, để coi cái mặt thật của vọng tưởng là gì? Cái nền tảng của vọng tưởng hay cái mặt thật của nó là gì? Mà khi mình thấy cái mặt thật đó rồi, mình hết sợ, bởi vì vọng nào cũng phát xuất từ một cái đó thôi, cái đó vốn giải thoát, cho nên vọng tưởng nó cũng giải thoát.
_Thưa thầy con xin hỏi thầy để con nắm sâu về vọng tưởng, ở đây trao đổi với các huynh đệ là khi mình ngồi thiền, cái vọng tưởng nó khởi, thì mình chỉ cần biết nó khởi thôi, mặc kệ nó, nhưng mà một hồi, cái vọng tưởng khác nó nổi lên nữa.
_Thì đó, thuốc nó chưa đủ, nó chưa ngấm tới gốc. Có bao giờ xịt thuốc mà xịt thuốc thẩm thấu, nó vô tới rễ luôn, còn mình xịt mà nó chết ở trên, phải dùng lại cái thuốc nào mà nó xuống dưới rễ, thì lúc đó nó mới hết vọng tưởng được.
Thành ra muốn tới cái nền tảng của vọng tưởng đó là cái gì, thì lúc đó, từ đó, mình mới xử lý được vọng tưởng, vì nó mất chưn đứng rồi. Còn chưn đứng thì nó cứ khởi miết thôi. Thành ra mình không theo vọng tưởng, hay diệt nó cái gì gì, thì nó vẫn sinh ra như thường! Mình phải đi tới cái nguồn gốc của nó, cái nền tảng của nó, tới rễ của nó luôn.
_Ý con muốn biết là trước khi nó khởi mình biết, hoặc là khi nó khởi mình mới biết? Đó, thì con thắc mắc chỗ đó đó, thầy chỉ con đi, thưa thầy.
_ Thầy nói, vọng của ông khác, vọng của tôi khác, bởi vì nghiệp của mỗi người mỗi kiểu mà. Nhưng mà cái vọng đó nó khởi lên từ một cái nền tảng, từ cái chỗ hồi nãy mình nói thật sự nó là vô sanh. Cho nên vọng tưởng phải vô sanh, đó là giải thoát, thành ra là mình nói mình biết trước biết sau, đó là đã muộn rồi!
Phải đi sâu vào cái biết, cái biết vọng khởi này là cái gì? Mình phải đi sâu tới tận nguồn của nó là cái tánh biết, khi mà anh đã đạt tới cái tánh biết rồi thì cái vọng nó sẽ tự động nó hóa giải nó thôi. Vọng có ăn nhằm gì nó đâu? Phải hông? Anh đã về anh làm vua rồi anh đâu có sợ ba thằng giặc cỏ nữa đâu. Thành ra phải về tận nguồn, về tới nơi vua thì ông đó mới giải quyết thế giới an bình.
Đất nước mới thanh bình, còn bây giờ mình cứ đi đánh lộn với mấy thằng ngoài đường, coi chừng có ngày nó làm cho mình một cú chết tiêu. Còn mình về tới nơi, thì tất cả vua ban pháp lệnh ra phải như vậy, đó mới là giải quyết nghiệp đó, chớ giải quyết nghiệp mà đi đánh lộn với nó thì biết bao giờ xong.
Tóm lại, mình phải đi tới cái nguồn gốc của nghiệp là gì? Cái gì nó sinh ra nghiệp, nghiệp tốt nó cũng sinh từ đó, nghiệp xấu nó cũng sinh từ đó. Tới chỗ đó, tới luôn nhà máy sản xuất ở đó đó, phải hông?
Còn mình cứ ở ngoài, cái này sản xuất ra xấu: vứt, cái này sản xuất ra tốt: đi bán, cứ ở ngoài thôi. Mình phải tới tận nguồn của nó, thành ra mình biết trước khi vọng tưởng khởi, thì cái biết đó, thầy nói nó vẫn cạn, rồi biết sau khi vọng khởi cũng vẫn cạn, hai thằng đó nó đánh lộn miết vậy thôi. Cái thằng biết, có biết trước, hay biết sau gì cũng đánh lộn nhau mà thôi. Anh phải đi vào cái biết, biết sâu hơn, cho tới tận cùng của cái biết, thấy được nó, vọng tưởng nó khởi từ cái biết đó đó, và khi đó thì cha con nó hết đánh lộn nhau.
Ha Ha ha ha!
Lúc đó cha con nó hết đánh lộn nhau, bởi vì cha con là cha con thôi. Sinh ra nó hơi xấu xấu một chút nó không đẹp trai như mình chẳng hạn, nó cũng là con, còn nó đẹp trai thì nó cũng là con mình thôi.
_Con hỏi thêm thầy cái chuyện này nữa.
_Không, mà bây giờ đơn giản là mình biết trước khi vọng tưởng khởi hay biết sau vọng tưởng khởi, đều là biết chậm hết, biết trễ rồi, hai cái đó nó sẽ đánh lộn nhau, cái quan trọng là mình phải tìm cái nguồn gốc biết trước khi cái niệm khởi, hay là biết sau khi niệm khởi, cái nguồn gốc đó là cái gì? Thì cái đó nó sẽ giải quyết hết, còn bây giờ ông có hỏi cho tới vài trăm năm nữa, nó cứ nằm đó, hỏi tới hỏi lui miết!
Mình nói là biết trước khi vọng tưởng khởi, hay là biết sau khi vọng tưởng khởi, quan trọng là cái biết đó còn cạn, phải đào sâu cái biết đó, đào sâu cho tới tận cùng của nó, biết cái vọng tưởng này nó khởi lên từ cái nguồn của tánh biết, lúc đó nó mới giải quyết được.
Cũng như bây giờ, anh bị cái gì, ai làm khó anh? Anh phải nộp đơn cho tới tòa án cao nhất, thì nó mới giải quyết được, còn không, anh có làm gì nữa vài bữa nó sinh nữa, nó không dứt được.
_Con xin hỏi thầy.
_Bây giờ thầy không trả lời nữa, cái gì sinh ra câu hỏi này? Mình hỏi một vài trăm năm nữa nó cũng hỏi miết hà. Cái gì sinh ra câu hỏi này, mình phải hồi quang phản chiếu lại, sâu vô. Khi mình thấy cái nguồn gốc, cái nền tảng sinh ra câu hỏi này đó mới giải quyết được. Còn bây giờ cứ hỏi, hỏi miết, hỏi thầy mấy năm rồi? Hai năm rồi phải hông?
_Con không hỏi thầy cái đó.
_Bây giờ thầy hỏi lại, cái gì là nguồn gốc sinh ra câu hỏi đó. Bây giờ mình chỉ tham thiền một vấn đề đó thôi. Cái gì sinh ra câu hỏi đó?
_Con không hiểu con mới hỏi, thưa thầy?
_Không. Thầy cho anh một công án rồi đó, anh về anh tìm cho ra, chớ hỏi hoài làm sao?
_Con muốn biết phương tiện đó thầy.
_Thầy nói rồi, cái gì sinh ra cái muốn biết này? Mình đánh tới ông tổ của nó, chớ không phải mình đánh chơi chơi vậy đâu. Cái gì sinh ra cái muốn biết này? Vừa nói: “muốn biết” mình phải tìm ra cái gì sinh ra cái muốn biết này? Bởi vậy nó mới kêu là trị tận gốc là vậy, chớ còn muốn biết, rồi mai thấy ông nào sản xuất cái món hay hơn mình, mình lại muốn biết: cái gì, thằng cha này lại làm hơn mình cái này? Rồi mình muốn biết, cả đời là luôn muốn biết vậy thôi.
_Câu thầy dạy nó rất là lợi hại, để con suy nghĩ, thôi con không hỏi nữa! Cái này phải động não mới được!
_Thì vậy, đúng rồi phải động não, nhưng mà nếu như mình khéo khéo một chút, thì mình thấy ngay tại đây là cái gì sinh ra cái muốn biết này, cái gì sinh ra câu hỏi này? Mình biết ngay tại đây. Bởi vì cái đó như hồi nãy ông Thịnh ông nói nó vẫn thường trụ. Ai cũng có hết, nó vẫn thường trụ mà mình luôn luôn ở trong cái đó. Ai cũng ở trong cái đó hết.
Thành ra ăn tiền, ăn tiền cái đó, chớ thầy về đây đâu phải cho Sáu Minh cứ hỏi hỏi vậy đâu. Thầy về thầy hỏi lại, là cái gì sinh ra cái câu hỏi này? Mà cái gì đó, nên nhớ thầy đã nói rõ ràng là không phải thầy về hai ngày để mà ăn uống. Cái đó nó luôn luôn hiện tiền ở đây, cái đó mới đáng quý, cái đó mới đáng cho thầy về, chớ còn thầy ở trên đó thầy viết thơ, thầy nhờ ông nào trên đó mail xuống cho Sáu Minh chớ cần gì mà phải về mắc công.
Chính vì thầy tin tưởng cái đó nó luôn luôn nó hiện diện ở đây, thì thầy mới về, phải hông? Thầy đích thân trực tiếp về, chớ còn Sáu Minh hỏi thì thầy mail, mail đi mail về thôi.
Cái đó nó đang còn hiện diện ở đây, thậm chí trước khi anh hỏi cũng có nó, anh trả lời đúng hay sai gì cũng có nó.
_Bí hiểm!
_Ha ha ha!
_Cái này, Cô Sáu, với chú Hải cứu bồ coi!
_Cái này ông Hải ông nói rồi, nó là một công án, nếu như mình hiểu ra thì mới là của mình, còn tất cả những thông tin từ ngoài nó vô thì cũng là của ai đó không hà. Y như mình đọc báo vậy, cái đó đâu có ăn nhằm gì đâu! Mình phải tự tìm hiểu lấy, cái gì sinh ra những cái lôi thôi này?
Cái gì? Từ đâu?
Tự tìm!
Tánh Hải Kính ghi
Trong Pháp Hội Đại Cầu Nguyện Lần Thứ 28, do Ngài Đại Bảo Pháp Vương đời thứ 17 làm chủ Pháp tại Đại Tháp Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ. Vâng lời
_Thưa thầy thầy dạy cho con như thế nào để điều phục tâm mình, vì tâm con tư tưởng nó cứ khởi hoài?_Câu hỏi là làm thế nào để điều phục tâm,
Ý NGHĨA LỄ QUÁN ĐỈNHNhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche Jigme Pema Nyinjadh đời thứ IX khai thịMột đặc trưng của Phật Giáo Kim Cương Thừa là nghi thức bắt buộc tham dự
Tính cách nhân bản và thực tiễn của đạo Phật Đạo Phật, với muôn ngàn hướng đi, không gì khác hơn là làm cho con người càng ngày càng thực hiện được tính
Xưa nay các pháp đã, đang Chánh Niệm Tỉnh Giác; vấn đề tu học của chúng ta là làm sao thể nhập nó, chúng ta nhận biết chúng ta hiện diện như
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt