Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM THÍ DỤ[1] THỨ 51

            KINH: Phật bảo Tu-bồ-đề: “Thí như trong biển lớn, thuyền bị vỡ, người trong thuyền, nếu không dùng cây, không dùng đồ vật, không dùng phao nỗi, không dùng thây chết. Tu-bồ-đề, nên biết người ấy không đến được bờ kia, bị chết chìm trong biển. Tu-bồ-đề, nếu khi thuyền vỡ, người trong thuyền dùng cây, dùng đồ vật, phao nỗi, thây chết, nên biết người ấy trọn không bị chết chìm, an ổn, vô ngại, đến được bờ kia.
            Tu-bồ-đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn cầu Phật đạo cũng như vậy. Nếu chỉ có tâm tin vui, mà không nương Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, không chép, không đọc tụng, không nhớ nghĩ đúng; không nương Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật, không chép, không đọc tụng, không nhớ nghĩ đúng, cho đến không nương trí Nhất thiết chủng, không chép, không đọc tụng, không nhớ nghĩ đúng. Nên biết thiện nam tử ấy, giữa đường bị suy

 


[1] T. 8: Phóng quang bát-nhã  kinh (放光般若經), quyển 11, tr. 80b2-81b7; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 5, tr. 451c6-452c29; T. 8: Đại minh độ kinh (大明度經), quyển 4, tr. 492c24-493a25; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã  ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 5, tr. 560a29-c29; T. 8: Phật thuyết phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經), quyển 14, tr. 634b11-635b16; T. 7: Đại phẩm bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 444, tr. 240c17-242c6, Quyển 511, tr. 610b7-611b18; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 15, tr. 329c6.

* Trang 404 *
device

hao, chưa đến được trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), chỉ thủ chứng Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa.
            Tu-bồ-đề, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn cầu Phật đạo vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) nên có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ham muốn, có hiểu biết, có buông bỏ, có tinh tấn, người ấy nương Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, giữ gìn, đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ đúng. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) nên có tín, nhẫn, tịnh tâm, thâm tâm, ham muốn, hiểu biết, buông bỏ, tinh tấn, vì được Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu thủ hộ cho đến được trí Nhất thiết chủng thủ hộ. Vì được Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu thủ hộ cho đến trí Nhất thiết chủng thủ hộ nên trọn không bị suy hao giữa đường, vượt quá Thanh-văn địa, Bích-chi-Phật  địa, hay làm nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi).
            Tu-bồ-đề, thí như nam tử, nữ nhơn cầm bình đất lấy nước, nên biết bình ấy không bao lâu tan rã, vì cớ sao? Vì bình ấy chưa nung chín nên trở lại về với đất. Cũng như vậy, Tu-bồ-đề! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn tuy có vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) mà có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có an ổn, có hiểu biết, có buông bỏ, có tinh tấn mà không được Bát-nhã ba-la-mật phương

* Trang 405 *
device

tiện lực thủ hộ. Không được Thiền ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật thủ hộ, không được nội không, cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần, mười trí lực của Phật, cho đến trí Nhất thiết chủng thủ hộ. Tu-bồ-đề, nên biết người ấy bị suy hao giữa đường, rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa.
            Tu-bồ-đề, thí như nam tử, nữ nhơn cầm chiếc bình đã nung chín lấy nước ở sông, giếng, ao, suối, nên biết chiếc bình ấy giữ nước rất an ổn, vì cớ sao? Vì chiếc bình ấy đã nung chín. Cũng như vậy Tu-bồ-đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có tín, nhẫn, tịnh tâm, thâm tâm, ham muốn, hiểu biết, buông bỏ, tinh tấn, lại được Bát-nhã ba-la-mật, phương tiện thủ hộ, được thiền định, tinh tấn, nhẫn, giới, thí, cho đến trí Nhất thiết chủng thủ hộ. Tu-bồ-đề, nên biết người ấy không bị suy hao giữa đường, vượt quá địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật, có thể làm nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Tu-bồ-đề, thí như bên bờ biển lớn, thuyền chưa trang bị liền đem đồ vật chất lên trên. Nên biết thuyền ấy bị vỡ chìm giữa đường, thuyền cùng đồ vật ở chung một chỗ, đó là vì khách buôn không có lực phương tiện nên nó mất hết của cải.

* Trang 406 *
device

Cũng như vậy Tu-bồ-đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy cầu Phật đạo tuy có tâm vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có tín, nhẫn, tịnh tâm, thâm tâm, dục, giải, xả, tinh tấn, nhưng không được Bát-nhã ba-la-mật, phương tiện lực thủ hộ, cho đến trí Nhất thiết chủng thủ hộ, nên biết người ấy bị suy hao giữa đường, mất hết trân bảo lớn. Trân bảo lớn là trí Nhất thiết chủng; suy hao là rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa.
            Tu-bồ-đề, thí như có người có trí phương tiện, ở tại bờ biển trang bị thuyền lớn, sau mới đẩy xuống nước, đem tài vật chất lên mà đi. Nên biết thuyền ấy không bị giữa đường vỡ chìm, chắc chắn được an ổn, đi đến nơi chốn. Cũng như vậy Tu-bồ-đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn, vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có tín, nhẫn, tịnh tâm, thâm tâm, dục, giải, xả, tinh tấn, lại được Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ, được thiền, tinh tấn, nhẫn nhục, giới, thí, cho đến trí Nhất thiết chủng thủ hộ; nên biết Bồ-tát ấy đến được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không bị giữa đường rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa.
            Tu-bồ-đề, thí như có người 120 tuổi, tuổi già, các căn suy yếu, lại có các bệnh gió, lạnh, nóng, hoặc tạp bệnh. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, người ấy có thể từ giường đứng dậy chăng?
            Tu-bồ-đề thưa: Không thể.

* Trang 407 *
device

            Phật dạy: Người ấy hoặc có thể đứng dậy thì thế nào?
            Tu-bồ-đề thưa: Người ấy tuy đứng dậy mà không thể đi xa, hoặc 10 dặm, hoặc 20 dặm, vì già bệnh.
            Phật dạy: Cũng như vậy, Tu-bồ-đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn tuy có tâm vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có tín, nhẫn, tịnh tâm, thâm tâm, dục, giải, xả, tinh tấn, nhưng không được Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ; nên biết người ấy giữa đường rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa, vì cớ sao? Vì không được Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ.
            Tu-bồ-đề, thí như người già 120 tuổi trước kia, tuổi già, các căn suy yếu, lại có các bệnh gió, lạnh, nóng, hoặc tạp bệnh. Người ấy muốn đứng dậy đi có hai người mạnh dìu hai nách nói với người già rằng: Đừng có sợ khó, muốn đi đến đâu hai người chúng tôi trọn không rời bỏ. Cũng như vậy, Tu-bồ-đề, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có tín, nhẫn, tịnh tâm, thâm tâm, dục, giải, xả, tinh tấn, nhờ được Bát-nhã ba-la-mật phương tiện được thủ hộ, cho đến nhờ có trí Nhất thiết chủng thủ hộ, nên biết người ấy không giữa đường rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa, có thể đi đến nơi chốn là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

* Trang 408 *
device

            LUẬN: Bồ-tát có hai hạng: 1. Hạng ngộ được thật tướng các pháp. 2. Hạng tuy chưa ngộ được thật tướng nhưng đối trong Phật đạo có tín, có nhẫn, có tịnh tâm, có thâm tâm, có ham muốn, có hiểu biết, có buông bỏ, có tinh tấn. Tín (śraddhā) là tin nghiệp tội phước, quả báo; tin và tu sáu Ba-la-mật thời được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Có người tuy tin Phật đạo nhưng tư duy, trù lượng tâm không thể nhẫn chịu, còn ở đây nhẫn được nên nói có nhẫn (kṣānti). Có người tuy nhẫn, nhưng vì tà kiến, nghi ngờ chưa dứt, tâm ô trược không thanh tịnh, còn ở đây thanh tịnh nên nói có tịnh (vimala). Có người tuy có tín, nhẫn, tịnh tâm, nhưng có cạn có sâu, còn ở đây sâu nên nói thâm tâm (adhyāśaya). Có đủ nhân duyên của bốn thứ trên nên nhất tâm muốn được Vô thượng đạo, không muốn việc gì khác, thế nên nói có dục (chanda). Rõ ràng quyết định, biết vô thượng đạo là lớn, các việc thế gian là nhỏ, thế nên nói có giải (mokṣa). Vì có tâm dục giải quyết định, nên buông bỏ của cải và buông bỏ các ác tâm, phiền não, xan lận, sân hận v.v… thế nên nói xả (upekṣā). Vì xả nên thường hay tinh tấn (vīrya). Có các công đức như vậy, nếu không được Bát-nhã ba-la-mật, hoặc khi thân hoại mạng chung, hoặc bị ác tri thức làm trở ngại thời mất Bồ-tát đạo. Vì có công đức của thế gian nên hưởng thọ quả báo thế gian nhưng về sau rơi vào Thanh-văn, Bích-chi-Phật  địa, không thể đạt đến vô thượng đạo.
            Trong đây Phật tự nói năm ví dụ: Chiếc thuyền là dụ thân hành giả; phao nổi v.v… là dụ Bát-nhã phương tiện; chiếc bình là dụ Bồ-tát đạo. Bát-nhã phương tiện

* Trang 409 *
device

là lửa, vì chưa cùng Bát-nhã phương tiện hòa hợp nên không thể giữ gìn nước công đức của sáu Ba-la-mật đạt đến vô thượng đạo; không sửa sang chiếc thuyền là Bồ-tát không có phương tiện; vật báu về các công đức tín, nhẫn v.v… là năm chiếc thuyền thiện pháp Ba-la-mật. Thuyền và báu ở riêng rẻ là ví trái với bổn nguyện, hoặc hưởng thọ cái vui cõi trời, cõi người, hoặc rơi vào Nhị thừa. Lợi lớn là chỉ cho Phật pháp bảo và Nhất thiết trí (sarvajña)v.v… người già bệnh là ví Bồ-tát có các công đức tín, nhẫn v.v… nhưng không dứt 62 tà kiến, nên gọi là già, không dứt 108 phiền não[1] nên gọi là bệnh. Từ giường đứng dậy là ví từ giường “tam giới” đứng dậy, ta sẽ thành Phật. Vì nhân duyên tà kiến phiền não, nên không thể thành Bồ-tát đạo. Hai người mạnh là ví Bát-nhã và phương tiện. Bát-nhã ba-la-mật hay dứt các phiền não tà kiến, lý luận đưa đến trong rốt ráo không, còn phương tiện đưa ra khỏi rốt ráo không.
            KINH: Bấy giờ, Phật nói với Tu-bồ-đề: “Lành thay, ông vì các Bồ-tát mà hỏi các việc ấy. Tu-bồ-đề, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn cầu Phật đạo, từ khi mới phát tâm lại đây, đem tâm chấp ta, và của ta, làm việc bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ; thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, khi bố thí nghĩ rằng: Ta là thí chủ, ta thí cho người ấy, ta thí vật ấy; ta trì giới, ta tu nhẫn, ta tinh tấn, ta nhập định, ta tu trí tuệ. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy nghĩ ấy là thí, ấy là ta thí, cho đến ấy là trí tuệ, là ta trí tuệ, vì cớ
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 7: Như Ca-chiên-diên ở trong A-tỳ-đàm nghĩa thuyết: mười triền và chín mươi tám kiết là 108 phiền não. Mười triền: sân triền, dấu tội, ngủ say, ngủ gật, giỡn cợt, dao động, không tàm, không qúy, xan tham, tật đố triền; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa śāstra), phẩm 5: phân biệt tùy miên: Do hành, bộ, giới khác nhau nên sáu tùy miên được lập thành chín mươi tám loại… Như vậy có tất cả mười hai kiến (dṛṣṭis), bốn nghi (vicikitsās), năm tham (rāgas), năm sân (pratighas), năm mạn (mānas), năm vô minh (avidyās); tổng cộng thành ba mươi sáu tùy miên thuộc Dục giới. Các loại tùy miên trên, ngoại trừ năm loại tùy miên sân, tạo thành ba mươi mốt tùy miên thuộc Sắc giới cũng như Vô sắc giới; Vì thế Bổn luận (Jñānaprasthāna) nói: Sáu loại tùy miên này được lập thành chín mươi tám loại dựa vào sự khác nhau về hành tướng (ākāra), bộ loại (prakāra) hoặc cách thức đoạn trừ, và giới (dhātu).
Abhidharmakośa śāstra, Anuśayanirdeśa, tr. 280: Tā eva dvādaśa dṛṣṭayo bhavanti catasro vicikitsāḥ pañca rāgāḥ pañca pratighāḥ pañca mānāḥ pañcāvidyā iti ete kāmāvacarāḥ ṣaṭtriṃśad anuśayā bhavanti| Te evāpratighāḥ punaḥ| rūpadhātau pañcaprakāraṃ pratighamapahāya ta eva rūpāvacarā ekatriṃśad anuśayā bhavanti| yathā rūpadhātau| tatha arūpye ekatriṃśad anuśayā bhavanti|| iti aṣṭānavatirmatāḥ (5) ta evam ete ṣaḍ anuśayā ākāra prakāra dhātu bhedair aṣṭānavatirmatāḥ| 

* Trang 410 *
device

sao? Vì trong Thí ba-la-mật, không có sự phân biệt như vậy, xa lìa bờ này, bờ kia, đó là tướng trạng của Thí ba-la-mật. Trong Giới ba-la-mật; Nhẫn ba-la-mật; Tấn ba-la-mật; Thiền ba-la-mật; Bát-nhã ba-la-mật không có sự phân biệt như vậy, vì cớ sao? Vì xa lìa bờ này, bờ kia, là tướng trạng của Bát-nhã ba-la-mật. Người ấy không biết bờ này, không biết bờ kia; vì người ấy không được Thí ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết chủng thủ hộ nên rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa, không thể đạt đến Nhất thiết trí (sarvajña).
            Này Tu-bồ-đề, người cầu Phật đạo không có phương tiện thế nào?
            Tu-bồ-đề, người cầu Phật đạo từ khi mới phát tâm lại đây, không có phương tiện tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ; người ấy nghĩ như vầy: Ta bố thí, thí cho người ấy, lấy vật ấy thí; ta trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhập định, tu trí tuệ, tu trí tuệ như vậy; người ấy nghĩ ấy là bố thí, ấy là ta bố thí, lấy việc bố thí mà tự cao, nghĩ ấy là giới, ấy là ta trì giới, lấy việc trì giới mà tự cao; nghĩ ấy là nhẫn, ấy là ta nhẫn, lấy việc nhẫn nhục mà tự cao; nghĩ ấy là tinh tấn, ấy là ta tinh tấn, lấy việc ta tinh tấn mà tự cao; nghĩ ấy là thiền định, ấy là ta thiền định, lấy việc thiền định mà tự cao, nghĩ ấy là tuệ, ấy là ta trí tuệ, lấy việc trí tuệ mà tự cao, vì cớ sao?

* Trang 411 *
device

Vì trong Thí ba-la-mật không có sự phân biệt như vậy, xa lìa bờ này bờ kia, là tướng trạng của Thí ba-la-mật; xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Giới ba-la-mật; xa lìa bờ này bờ kia, là tướng trạng của nhẫn ba-la-mật. Xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Tinh tấn ba-la-mật. Xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Thiền ba-la-mật. Xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Bát-nhã ba-la-mật, vì cớ sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật không có sự nghĩ nhớ phân biệt như vậy. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn cầu Phật đạo, không biết bờ này bờ kia, vì người ấy không được Thí ba-la-mật thủ hộ, không được Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ, cho đến không được trí Nhất thiết chủng thủ hộ, nên rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  đạo, không thể đến được Nhất thiết trí. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bồ-tát vì không được Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện thủ hộ, nên rơi vào Thanh-văn và Bích-chi-Phật  đạo.
            Này Tu-bồ-đề, thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát được Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện thủ hộ nên không rơi vào Thanh-văn và Bích-chi-Phật  đạo, mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
            Tu-bồ-đề, Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây, do sức phương tiện, bố thí không có tâm chấp ta và của ta mà bố thí, cho đến không có tâm chấp

* Trang 412 *
device

ta và của ta mà tu trí tuệ; người ấy không nghĩ rằng ta có đây là thí, đây là ta thí, không lấy việc bố thí để tự cao, cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Bồ-tát ấy không nghĩ rằng ta thí, không nghĩ rằng ta thí cho người ấy, dùng vật ấy thí, không nghĩ rằng ta trì giới, có trì giới ấy; không nghĩ rằng ta nhẫn nhục, có nhẫn nhục ấy; không nghĩ rằng ta tinh tấn, có tinh tấn ấy; không nghĩ rằng ta thiền định, có thiền định ấy; không nghĩ rằng ta tu trí tuệ, có trí tuệ ấy, vì cớ sao? Vì trong Thí ba-la-mật. Không có sự phân biệt như vậy. Xa lìa bờ này, bờ kia là tướng trạng của Thí ba-la-mật; xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Giới ba-la-mật; xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Nhẫn nhục ba-la-mật; xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Tinh tấn ba-la-mật; xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng Thiền ba-la-mật; xa lìa bờ này bờ kia là tướng trạng của Bát-nhã ba-la-mật, vì cớ sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật không có sự phân biệt như vậy. Bồ-tát ấy biết bờ này, bờ kia, vì Bồ-tát ấy được Thí ba-la-mật thủ hộ; Giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ, cho đến được trí Nhất thiết chủng thủ hộ nên không rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa, đến được Nhất thiết trí. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bồ-tát được Bát-nhã ba-la-mật và lực phương tiện thủ hộ nên

* Trang 413 *
device

không rơi vào Thanh văn, Bích-chi-Phật  địa, mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Bấy giờ, Phật chấp thuận ý Tu-bồ-đề, lại nói nhân duyên làm mất kết quả tu hành. Bồ-tát tuy tu hành thiện pháp, tín, nhẫn v.v… cũng không được vô thượng đạo, đó là vì đem tâm chấp ta, và của ta, tu sáu Ba-la-mật. Trong đây nói không phân biệt bờ này, bờ kia vì tướng xa lìa là tướng của Bát-nhã ba-la-mật mà lại phân biệt chấp trước tu hành, thế là mất.
            Trên đây, tuy Phật nói nghĩa không có phương tiện[1] nhưng không nói cái danh không có phương tiện, vì muốn khiến việc ấy rõ ràng nên bảo Tu-bồ-đề: Thế nào là có phương tiện, không phương tiện? Bên trong không có tâm chấp ta và của ta, bên ngồi quán hết thảy pháp không, không thủ tướng, Bát-nhã phương tiện cho đến trí Nhất thiết chủng thủ hộ Bồ-tát nên gọi là có phương tiện.
            Thủ hộ là ở phía năm Ba-la-mật được lực công đức, ở phía Bát-nhã ba-la-mật được lực trí tuệ, do hai nhân duyên ấy nên không mất đạo.
_____________
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 56: tóm lại: không có phương tiện, tuy thực hành sáu ba-la-mật, bên trong không thể lìa tâm chấp ngã, bên ngoài chấp thủ các tướng pháp, đó là ta là người bố thí, kia là người thọ nhận, là vật bố thí, nhân duyên như vậy không thể đến Phật đạo; cùng đây ngược lại  là có phương tiện.

* Trang 414 *
device

Xem mục lục