GIẢI THÍCH: PHẨM CÚ NGHĨA THỨ 12
(Kinh Đại Bát-Nhã ghi: Phẩm Thí Dụ)
KINH: Bấy giờ Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là cú nghĩa (padārtha) Bồ-tát?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Không có cú nghĩa là cú nghĩa Bồ-tát, vì sao? Vì trong Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không có nghĩa xứ, cũng vô ngã, vì thế không có cú nghĩa là cú nghĩa Bồ-tát. Tu-bồ-đề! Thí như chim bay giữa hư không không có dấu chân, cú nghĩa Bồ-tát thật không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Thí như việc thấy ở trong mộng không có nơi chốn, cú nghĩa Bồ-tát thật không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Thí như huyễn không có nghĩa thật, như sóng nắng, như tiếng vang, như bóng, như Phật biến hóa (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phật sắc, thọ, tưởng, hành, thức; Phật sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp v.v... ND), không có thật nghĩa, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
* Trang 136 *
Tu-bồ-đề! Thí như như, pháp tánh, pháp tướng, pháp vị, thật tế, không có thật nghĩa, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Thí như sắc người huyễn không có thật nghĩa; thọ, tưởng, hành, thức người huyễn không có thật nghĩa. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát thật không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Thí như con mắt người huyễn không có thật nghĩa, cho đến ý không có thật nghĩa.
Tu-bồ-đề! Như sắc người huyễn không có thật nghĩa cho đến pháp không có nghĩa; nhãn xúc cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ không có thật nghĩa. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát thật không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như người huyễn khi tu hành nội không không có thật nghĩa, cho đến tu hành vô pháp hữu pháp không không có thật nghĩa. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như người huyễn tu bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung không có thật nghĩa. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát thật không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như sắc của Như Lai (Tathāgata), Ứng cúng ,
* Trang 137 *
(Arhan), Chánh biến tri (Samyak-saṃbuddha) không có thật nghĩa, vì sắc ấy không có. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành-(saṃskāra), thức (vijñāna) của Như Lai (Tathāgata), Ứng cúng (Arhan), Chánh biến tri (Samyak-saṃbuddha) không có thật nghĩa, vì thức ấy không có. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như mắt Phật (buddha-cakṣus) không có nơi chốn, cho đến ý không có nơi chốn; sắc cho đến pháp không có nơi chốn; nhãn xúc cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ không có nơi chốn. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như Phật nội không không có nơi chốn, cho đến vô pháp hữu pháp không không có nơi chốn. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như bốn niệm xứ (catvāri smṛti-upasthānāni) của Phật không có nơi chốn, cho đến mười tám pháp không chung không có nơi chốn. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như trong hữu vi tánh không có nghĩa vô vi tánh, trong vô vi tánh không có nghĩa
* Trang 138 *
nghĩa hữu vi tánh. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.[1]
Tu-bồ-đề! Như nghĩa bất sinh bất diệt không có nơi chốn. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như chẳng làm, chẳng ra, chẳng được, chẳng nhơ, chẳng sạch nên không có nơi chốn. Cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Pháp gì chẳng sinh chẳng diệt nên không có nơi chốn? Pháp gì chẳng làm, chẳng ra, chẳng được, chẳng nhơ, chẳng sạch nên không có nơi chốn?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Sắc chẳng sinh chẳng diệt nên không có nơi chốn; thọ, tưởng, hành, thức chẳng sinh chẳng diệt nên không có nơi chốn, cho đến chẳng nhơ, chẳng sạch cũng như vậy.
Mười hai nhập, mười tám giới chẳng sinh chẳng diệt nên không có nơi chốn, cho đến chẳng nhơ, chẳng sạch cũng như vậy.
Bốn niệm xứ chẳng sinh chẳng diệt nên không có nơi chốn, cho đến chẳng nhơ chẳng sạch cũng như vậy; mười tám pháp không chung chẳng sinh chẳng diệt nên không có nơi chốn, cho đến chẳng nhơ chẳng sạch cũng như vậy. Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
[1] T. 25: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Cú nghĩa phẩm 12 (句義品12), tr. 242a19-22.
* Trang 139 *
Tu-bồ-đề! Như tịnh nghĩa bốn niệm xứ rốt ráo không thể có được. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như tịnh nghĩa bốn Chánh cần (catvāri prahāṇāni) cho đến mười tám pháp không chung rốt ráo không thể có được. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như trong tướng tịnh tướng ngã không thể có được, vì tướng ngã không có; cho đến trong tướng tịnh, tướng kẻ biết, kẻ thấy không thể có được, vì tướng biết thấy không có. Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Thí như khi mặt trời xuất hiện, không có bóng tối; Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Thí như lúc kiếp tận lửa đốt, không còn vật gì. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Trong tịnh giới uẩn của Phật không có phá giới (duḥśīla). Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
* Trang 140 *
Tu-bồ-đề! Như trong định uẩn của Phật không có tâm tán loạn, trong tuệ uẩn của Phật không có tâm ngu si, trong giải thoát uẩn của Phật không có không giải thoát, trong giải thoát tri kiến uẩn của Phật không có không giải thoát tri kiến. Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Thí như trong ánh sáng Phật, ánh sáng mặt trời mặt trăng không hiện, trong ánh sáng Phật ánh sáng của trời Tứ thiên vương (Catur-maharāja-kāyikas), trời Ba mươi ba (Trāyastriṃśat-deva), trời Dạ-ma (Yāma), trời Đâu-suất-đà (Tuṣita), trời Hóa lạc (Nirmāṇarati), trời Tha hóa tự tại (Paranirmita-vaśa-vartin), trời Phạm chúng (brahmapāriṣadya) cho đến trời A-ca-nị-tra (Akaniṣṭha-deva) không hiện. Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cú nghĩa Bồ-tát không có cũng như vậy, vì cớ sao? Vì hết thảy pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), Bồ-tát, nghĩa Bồ-tát, đều chẳng hợp, chẳng tán, không sắc không hình, không đối ngại, nghĩa là nhất tướng vô tướng.
Như vậy, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát đối với hết thảy pháp cần nên học, nên biết.
LUẬN: Hỏi: Từ trước lại đây Phật với Tu-bồ-đề, dùng đủ thứ nhân duyên phá danh tự Bồ-tát,[1] sao nay còn hỏi cú nghĩa Bồ-tát?
Đáp: Tu-bồ-đề phá danh tự Bồ-tát, Phật không phá; nói danh tự Bồ-tát từ trước lại đây rốt ráo không, chỉ từ trong
[1] Đại trí độ luận, quyển 41, tr. 357a1-360a23: Danh tự Bồ-tát không thể có được; quyển 42, tr. 363c19-365c5: Nếu không thể được, làm thế nào gọi danh tự là Bồ-tát?
* Trang 141 *
trong số năm uẩn giả danh là Bồ-tát. Song chúng sinh cho giả danh là thật, nên Phật nói giả danh không thật, chỉ từ các pháp số hòa hợp làm tên gọi.
* Lại nữa, Phật pháp vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn (acintya). Tu-bồ-đề nhân danh tự Bồ-tát không mà nói tướng Bát-nhã ba-la-mật, nay muốn nghe Phật giảng tự nghĩa Bồ-tát, nhân đó mà nói Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, nhân duyên nên hỏi có vô lượng vô biên, nghĩa là âm thanh của Phật có sáu mươi thứ trang nghiêm,[1] có thể khiến chư thiên chuyên nghe huống gì người. Chỉ có âm thanh đủ khiến người ưa nghe huống gì nói đến nghĩa lợi ích lớn!
Tu-bồ-đề theo Phật nghe việc ấy, đối với người chưa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên khiến họ phát tâm; người đã phát tâm mà chưa thực hành sáu Ba-la-mật, thì khiến họ thực hành; người thực hành mà không thanh tịnh thì khiến họ thanh tịnh; người thực hành thanh tịnh thì khiến trú địa vị bất thối; thành tựu chúng sinh, đầy đủ Phật pháp, cho đến được một đời bổ xứ.
Do vô lượng nhân duyên lợi ích như vậy, nên Phật dùng Tu-bồ-đề làm vấn chủ, để nói với chúng sinh ở tại pháp hội trong mười phương thế giới. Phật bảo Tu-bồ-đề: Vô nghĩa là cú nghĩa Bồ-tát, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không nơi chốn, cũng không ngã không tên, ở trong đó không nơi nương tựa, tức là pháp không, không ngã danh, không người đắc đạo. Phật khai thị cho Tu-bồ-đề: Nếu ông biết không ta,
[1] Đại trí độ luận, quyển 51, Phẩm Thắng xuất thứ 22 (勝出品22), tr. 423b15-20:
* Trang 142 *
không của ta, thì chứng A-la-hán. Bồ-tát cũng như vậy, đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không ta, không của ta, giống như chim bay giữa hư không, không có dấu chân. Bồ-tát nghĩa cũng như vậy, đi giữa các pháp hư không, không nơi nương tựa trú trước, vì lẽ ấy, nói không có cú nghĩa Bồ-tát.
Hỏi: Thế nào là Bồ-tát cú? Theo ngữ pháp của Thiên Trúc (Ấn Độ), các chữ hợp lại thành lời, các lời hợp lại thành cú. Như “Bồ” là một chữ, “Đề” là một chữ, hai chữ ấy không hợp lại thời không có lời, nếu hợp lại gọi là “Bồ-đề” (bodhi), Trung Hoa dịch là Trí tuệ vô thượng. “Tát-đỏa” (sattva) hoặc gọi là chúng sinh, hoặc gọi là đại tâm; vì trí tuệ vô thượng mà phát đại tâm, gọi là Bồ-đề Tát-đỏa (bodhisattva). Nguyện muốn làm cho chúng sinh thành đạo Vô thượng, ấy gọi là Bồ-đề Tát-đỏa (bodhisattva).
* Lại nữa, trong phẩm này Phật và đệ tử dùng các nhân duyên nói nghĩa Bồ-tát ma-ha-tát (bodhisattva-mahāsattva). Bồ-đề một lời, Tát-đỏa một lời, hai lời hợp lại nên gọi là nghĩa (artha). Nếu nói danh tự, ngữ cú, thời đều đồng một việc, không nơi chốn. Nay Tu-bồ-đề hỏi do pháp có tướng nhất định gì gọi là cú nghĩa Bồ-tát. Thiên Trúc nói “Ba-đà” (pada), Trung Hoa dịch là “Cú”. Cú ấy có các nghĩa, như trong thí dụ ở sau sẽ nói.
Hỏi: Chỉ cần lấy việc chim bay giữa hư không thì cũng đủ chỉ rõ cú nghĩa, cớ sao phải nói rộng nhiều thứ?
Đáp: Chúng sinh nghe lãnh thọ, có nhiều hạng không đồng, có người ưa nghĩa, có người ưa thí dụ. Thí dụ có thể làm cho hiểu nghĩa, nhân ví dụ mà sinh tâm ưa thích, như
* Trang 143 *
người sinh ra đoan chánh, lại thêm trang sức, càng làm cho rực sáng. Trong thí dụ này phần nhiều lấy nghĩa để ví dụ nghĩa, như sau đây nói: Như mộng, như bóng, như tiếng vang, như sóng nắng, như việc Phật hóa ra, các việc ấy hư dối, như trước nói. Bồ-tát nghĩa cũng như vậy, chỉ có thể tai nghe, hư dối không thật, vì thế, Bồ-tát không nên tự cao. Các câu như như, pháp tánh, pháp tướng, thật tế v.v..., không có nghĩa nhất định, như người huyễn, không có năm uẩn cho đến các Phật pháp, như năm pháp uẩn của Phật (Phật do năm pháp uẩn là giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến hợp thành - ND) cho đến hết thảy pháp; như trong pháp hữu vi không có pháp vô vi, như trong pháp vô vi không có pháp hữu vi. Pháp vô vi chẳng sinh chẳng diệt, còn trong các pháp, không có tướng chẳng sinh chẳng diệt, cũng không có dị tướng; như ba mươi bảy đạo phẩm không có tướng thanh tịnh, vì có người đắm ba mươi bảy phẩm pháp ấy, tức là kiết sử; như ngã cho đến kẻ biết, kẻ thấy không thể có được tướng thanh tịnh.
Hỏi: Ngã cho đến kẻ biết, kẻ thấy làm sao tịnh?
Đáp: Mỗi mỗi tìm kiếm tướng ngã không thể có được, ấy gọi là ngã tịnh. Còn trong đệ nhất nghĩa không tịnh, không bất tịnh, thí như rửa thây chó chết thối, cho đến da lông, máu thịt, xương tủy đều hết, lúc ấy chẳng phải chó, chẳng phải heo, không được nói nó tịnh, không được nói nó bất tịnh. Ngã cho đến kẻ biết, kẻ thấy cũng như vậy. Lấy trí tuệ vô ngã, không, mà tìm kiếm tướng ngã không thể có được, lúc ấy
* Trang 144 *
chẳng phải hữu ngã, chẳng phải vô ngã. Như khi mặt trời xuất hiện không có bóng tối, lúc kiếp tận không có mọi vật; như giới uẩn trong năm pháp uẩn của Phật, việc phá giới không thể có được, như ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngọc thật chư thiên, quỉ thần, rồng chúa v.v... đối với ánh sáng của Phật thời không hiện được, vì ánh sáng của Phật từ lực đại phước đức thần thông phát sinh. Cú nghĩa Bồ-tát cũng như vậy, vào trong ánh sáng trí tuệ Bát-nhã ba-la-mật, thời không hiện.
Nhân các thí dụ ấy dạy các Bồ-tát hãy siêng học hết thảy pháp, không thủ tướng, vì không sở đắc vậy.
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, những gì là hết thảy pháp? Tại sao trong hết thảy pháp không có tướng ngăn ngại, nên học, nên biết?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Hết thảy pháp là pháp lành, pháp ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp chung, pháp chẳng chung. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là hết thảy pháp. Bồ-tát ma-ha-tát đối với hết thảy pháp không có tướng ngăn ngại ấy, nên học, nên biết.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Sao gọi là pháp lành thế gian?
* Trang 145 *
Phật bảo Tu-bồ-đề: Pháp lành thế gian là hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, kính thờ tôn trưởng, bố thí chỗ có phước, phước nghiệp bố thí, phước nghiệp trì giới, phước nghiệp tu định, phước sự khuyến đạo, phương tiện sinh phước đức, mười thiện nghiệp đạo thế gian, quán chín tướng là tướng phình trướng (vyādhmātaka-saṃjñā), tướng máu chảy (vilohitaka-saṃjñā), tướng hư hoại (vikṣiptaka-saṃjñā), tướng mục nát (vikhāditaka-saṃjñā), tướng bầm xanh (vinīlaka-saṃjñā), tướng bị trùng ăn (vipaḍumaka-saṃjñā), tướng tan rã (vipūyaka-saṃjñā), tướng xương trắng (asthi-saṃjñā), tướng đốt cháy (vidagdhaka-saṃjñā); bốn thiền (catvāri-dhyānāni), bốn tâm vô lượng (catvāri apramāṇāni), bốn định vô sắc (catur-ārūpya brahmaloka); niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm xả, niệm thiên, niệm điều lành; niệm hơi thở, niệm thân, niệm chết; đó gọi là pháp lành thế gian.
Những gì là pháp chẳng lành (Akuśala)? Cướp mạng kẻ khác, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói ác, nói phi thời, tham dục, não hại, tà kiến, mười bất thiện đạo; ấy gọi là pháp chẳng lành.
Thế nào là pháp hữu ký? Hoặc pháp lành hoặc pháp chẳng lành; ấy là pháp hữu ký.
Những gì là pháp vô ký? Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp vô ký, bốn đại vô ký; năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới vô ký, quả báo vô ký; ấy gọi là pháp vô ký.
Những gì là pháp thế gian? Pháp thế gian là năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười thiện
* Trang 146 *
đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, ấy gọi là pháp thế gian.
Những gì là pháp xuất thế gian? Bốn niệm xứ (catvāri smṛti-upasthānāni), bốn Chánh cần (catvāri prahāṇāni), bốn Như ý túc (ṛddhi-pāda), năm Căn (pañcendriyāṇi), năm Lực (pañca balāni), bảy Giác phần (saptabodhyaṅga), tám Thánh đạo (āryāṣṭāṅgika-mārga), cửa không giải thoát, cửa Vô tướng giải thoát, cửa Vô tác giải thoát, ba Căn vô lậu là căn chưa biết muốn biết, căn biết, căn đã biết; ba Tam-muội là Tam-muội có giác có quán, Tam-muội không giác có quán, Tam-muội không giác không quán, hoặc minh, giải thoát, niệm, tuệ, chánh ức, tám bội xả (aṣṭa-vimokṣa). Những gì là tám? Đó là trong có sắc tướng ngoài quán sắc, là bội xả đầu; trong không sắc tướng ngoài quán sắc, là bội xả hai; tịnh bội xả thân tác chứng, là bội xả ba; vượt qua hết thảy tướng sắc, diệt tướng hữu đối, không niệm hết thảy dị tướng, vào vô biên hư không xứ, là bội xả bốn; vượt qua hết thảy vô biên hư không xứ, vào nhất thiết vô biên thức xứ, là bội xả năm; vượt qua hết thảy vô biên thức xứ, vào vô sở hữu xứ, là bội xả sáu; vượt qua hết thảy vô sở hữu xứ, vào phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, là bội xả bảy; vượt qua hết thảy phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, vào diệt thọ tưởng định, là bội xả tám-aṣṭa-vimokṣa.
Định chín thứ lớp (navānupūrva-samāpattayaḥ) là lìa dục lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán, lìa dục sinh hỷ lạc, vào Sơ thiền; diệt các giác quán bên trong thanh tịnh nên
* Trang 147 *
nhất tâm, không giác không quán, định sinh hỷ lạc, vào Nhị thiền; lìa hỷ nên hành xả, thọ thân vui, thánh nhân nói được xả được, niệm hành lạc, vào Tam thiền; dứt hỷ lạc, trước hết diệt ưu khổ, hành xả không khổ không vui, niệm thanh tịnh, vào Tứ thiền; vượt qua hết thảy tướng sắc, diệt tướng hữu đối, không nghĩ đến hết thảy dị tướng, vào vô biên hư không xứ; vượt qua hết thảy vô biên hư không xứ, vào hết thảy vô biên thức xứ; vượt qua hết thảy vô biên thức xứ, vào vô sở hữu xứ; vượt qua hết thảy vô sở hữu xứ, vào phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; vượt qua hết thảy phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, vào diệt thọ tưởng định.
Lại có pháp xuất thế gian là nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, mười lực (daśabala), bốn không sợ, bốn vô ngại, mười tám pháp không chung, Nhất thiết trí (sarvajña) của Phật, ấy gọi là pháp xuất thế gian.
Những gì là pháp hữu lậu? Đó là năm thọ uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, sáu chủng, sáu xúc, sáu thọ, bốn thiền cho đến bốn định vô sắc, ấy gọi là pháp hữu lậu.
Những gì là pháp vô lậu? Đó là bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung và Nhất thiết trí, ấy gọi là pháp vô lậu.
Những gì là pháp hữu vi? Đó là hoặc pháp
* Trang 148 *
pháp sinh, trụ, diệt, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, năm uẩn cho đến thọ do ý xúc làm nhân duyên sinh ra, bốn niệm xứ, cho đến mười tám pháp không chung, và Nhất thiết trí; ấy gọi là pháp hữu vi.
Những gì là pháp vô vi? Đó là pháp chẳng sinh, chẳng trú, chẳng diệt, hoặc nhiễm hết, sân hết, si hết, như như, bất dị, pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, thật tế v.v... ấy gọi là pháp vô vi.
Những gì là pháp chung? Đó là bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc; như vậy gọi là pháp chung.
Những gì là pháp không chung? Đó là bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung; ấy là pháp không chung.
Bồ-tát ma-ha-tát đối với pháp tự tướng không ấy, không nên chấp trước, không lay động; Bồ-tát cũng nên biết hết thảy pháp không hai tướng, không lay động; ấy gọi là nghĩa Bồ-tát.
LUẬN: Hỏi: Cớ sao Tu-bồ-đề trước hỏi pháp lành thế gian, sau hỏi pháp xuất thế gian?
Đáp: Trước hỏi thô, sau hỏi tế. Trước biết tướng thế gian, sau mới có thể biết tướng xuất thế gian.
Pháp lành thế gian là biết có quả báo tội phước, có đời nay đời sau, có thế gian, có Niết-bàn. Có các thánh hiền,
* Trang 149 *
Phật v.v... đời nay đời sau, và chứng thật tướng các pháp; hiếu thuận cha mẹ cho đến mười niệm và đúng như pháp có được tài vật cúng dường cung cấp Sa-môn, Bà-la-môn. Sa-môn là người xuất gia cầu đạo. Bà-la-môn là người học vấn tại gia.
Hai hạng người này ở thế gian làm được việc khó làm, lợi ích chúng sinh, đáng nên cúng dường.
Tôn trưởng là đối với chú bác, chị, anh, cung kính cúng dường, đó là cách tu ở nhà. Bố thí, trì giới, tu định, khuyến đạo, như ở phẩm đầu đã nói.[1]
Phương tiện sinh phước đức là như sám hối, tùy hỷ, thỉnh Phật trụ lâu ở đời không Niết-bàn, Chuyển pháp luân, như tuy tu hành Không, không chấp trước Không, trở lại tu hành các pháp lành. Do các phương tiện như vậy sinh các phước đức.
Mười thiện đạo cho đến bốn định vô sắc, như trước đã nói.
Trong mười niệm, tám việc như trước đã nói.
Niệm điều lành là tư duy nhân duyên nghiệp lành, chế phục tâm mình. Lại nữa, Niết-bàn là pháp chơn thiện, thường buộc tâm niệm tưởng Niết-bàn, ấy là niệm thiện.
Thân niệm tức là thân niệm xứ. Trái với pháp lành gọi là pháp bất thiện.
Pháp vô ký là tâm oai nghi, tâm công xảo, tâm biến hóa và là khởi thân nghiệp, khẩu nghiệp; trừ năm uẩn thiện
[1] T. 25: Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 33, tr. 304b7-10
* Trang 150 *
và bất thiện, ngoài ra năm uẩn khác và hư không vô vi, phi trạch diệt vô vi v.v...
Pháp thế gian là năm uẩn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký; mười hai nhập, tám vô ký có bốn mươi ba loại,[1] mười tám giới, tám vô ký có mười ba loại.[2] Mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, ấy là pháp lành, người phàm phu có thể thành được.
Lại, tự không thể ra khỏi thế gian nên gọi là pháp thế gian.
Pháp xuất thế gian là ba mươi bảy đạo phẩm, ba môn giải thoát, ba căn vô lậu, ba Tam-muội, như trước nói.[3]
Minh là ba minh, giải thoát là hữu vi giải thoát, vô vi giải thoát.[4]
Niệm là mười niệm.
Tuệ là mười một trí tuệ.[5]
Chánh ức là quán theo thật tướng các pháp, như quán theo thân pháp, gốc của hết thảy pháp lành.
* Lại nữa, tám bội xả, chín định thứ lớp, mười tám không, mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp không chung, như đã nói rộng ở trước.[6]
Bốn niệm xứ v.v... ấy, nhất tâm vì đạo vậy.
Lại, tám bội xả, chín định thứ lớp v.v... phàm phu không thể chứng được, nên gọi nó là pháp xuất thế gian.
Niệm, tuệ, chánh ức tuy có hai thứ là thế gian và xuất
[1] Tục Tạng 46, Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 17, tr. 875a11-17.
[2] Tục Tạng 46, Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 17, tr. 875a5-8.
[5] Đại trí độ luận, mười một trí tuệ: quyển 23.
[6] Tám bội xả, chín ñònh thöù lôùp: Đại trí độ luận, quyển 21, möôøi taùm khoâng: quyển 31, mười lực: quyển 24 và 25, bốn vô sở úy: quyển 25, möôøi taùm phaùp khoâng chung: quyển 26.
* Trang 151 *
thế gian, trong đây chỉ nói về xuất thế gian.
Pháp hữu lậu là năm uẩn, bốn thiền, bốn định vô sắc.
Pháp vô lậu là pháp chẳng phải thế gian, đó là bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung.
Pháp hữu vi lược nói có ba tướng là sinh, trụ, diệt, ràng buộc ba cõi và bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung. Tuy là pháp vô vi, song vì pháp có tạo tác, ấy là pháp hữu vi. Trái với tướng hữu vi gọi là pháp vô vi.
* Lại nữa, diệt các phiền não ba độc v.v... năm uẩn không còn thứ lớp nối nhau; như như, pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, thật tế v.v... ấy gọi là pháp vô vi.
Hỏi: Sắc như như, sắc không lìa như như, như như không lìa sắc, sắc là hữu vi, làm sao như như là vô vi được?
Đáp: Sắc có hai thứ: 1. Sắc do mắt thịt kẻ phàm phu ức tưởng phân biệt. 2. Sắc thật tướng do tâm thánh nhân biết được, như Niết-bàn. Sắc của phàm phu biết gọi là sắc, sắc ấy vào trong như như lại chẳng sinh chẳng diệt. Như pháp hữu vi tuy là năm uẩn mà có các danh tự là mười hai nhập, mười tám giới, nhân duyên v.v... Pháp vô vi tuy có ba thứ cũng phân biệt nhiều danh tự là như như, pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, thật tế v.v...
Pháp chung là chỗ sinh, chỗ vào định của phàm phu và thánh nhân, vì chung nên gọi là pháp chung.
Pháp chẳng chung là bốn niệm xứ cho đến mười
* Trang 152 *
mười tám pháp không chung. Bồ-tát phân biệt biết mỗi mỗi tướng của các pháp, pháp ấy theo nhân duyên hòa hợp sinh, nên không có tự tánh, vì không có tự tánh nên tánh không. Bồ-tát trú trong pháp vô chướng ngại ấy không lay động, vì dùng pháp môn bất nhị nhập mà vào hết thảy pháp không lay động vậy.
(Hết cuốn 44 theo bản Hán)
____________
* Trang 153 *