Tin Tức (680)


THẾ GIỚI HẬU ĐẠI DỊCH COVID-19” (The World after Coronavirus) Yuval Noah Harari

967

thumbnailTác giả Yuval Noah Harari tham dự hội nghị thường niên lần thứ 50 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã diễn ra vào các ngày 21 đến 24/1/2020 tại Davos, Thụy Sỹ, với chủ đề “Cùng vì một thế giới gắn kết và bền vững hơn” (Stakeholders for a Cohesive and Sustainable World). Ảnh: Denis Balibouse/Reuters

Nhân loại hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong cơn khủng hoảng toàn cầu. Có thể đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất của thế hệ chúng ta. Những quyết sách mà nhân dân và các chính phủ đưa ra trong vài tuần tới có thể sẽ định hình thế giới trong nhiều năm sau. Không chỉ hệ thống y tế bị ảnh hưởng nặng nề mà còn cả kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Hiện nay chúng ta phải hành động quyết liệt và dứt khoát. Nhưng mà chúng ta cũng nên cân nhắc đến hậu quả về lâu dài của những hành động cấp tốc này. Khi suy xét nên hay không giữa các lựa chọn, chúng ta nên tự hỏi bản thân không chỉ làm sao để vượt qua trước mắt là các mối đe dọa, mà còn về thế giới mà chúng ta sẽ lành mạnh sau khi cơn đại dịch hiểm ác kết thúc. Rồi cơn ác mộng sẽ trôi đi, nhân loại sẽ vượt qua biến cố này, phần lớn chúng ta tồn tại – nhưng sẽ sống trong một thế giới nhiều biến đổi. Nhiều biện pháp khẩn cấp mang tính tạm thời lúc này sẽ trở thành những thứ gắn bó với đời sống mai sau. Đó là bản chất khẩn cấp. Các biện pháp khẩn cấp thúc bách tiến trình lịch sử. Thông thường người ta có thể tốn nhiều năm để cân nhắc khi đưa ra quyết sách được thông qua trong thời gian ngắn nhất. Những công nghệ còn non kém, thậm chí gây nguy hiểm, hàng kém chất lượng lại đưa vào sử dụng thì rủi ro lớn hơn nếu không hoạt động còn tốt hơn. Các quốc gia trở thành những con chuột bạch trong các cuộc thử nghiệm xã hội trên đại quy mô. Điều gì xảy ra khi chúng ta làm việc tại tư gia và giao tiếp với nhau từ xa? Chuyện gì xảy ra khi toàn bộ các trường đều học trực tuyến? Bình thường, chính phủ, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục sẽ không bao giờ muốn thực hiện một cuộc thử nghiệm như thế. Nhưng hiện giờ không phải là lúc bình thường. Giữa cơn khủng hoảng này, chúng ta phải đối mặt với hai lựa chọn đặc biệt quan trọng. Đầu tiên là chọn lựa giữa sự giám sát độc tài hay trao quyền cho công dân. Kế tiếp là chọn lựa giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu.

Giám sát lớp dưới da   
(Da có 3 lớp chính: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp dưới da.)

Để ngăn chặn đại dịch Covid-19, tất cả công chúng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Có hai cách khiến người dân tuân theo. Cách thứ nhất là chính phủ giám sát và xử phạt nghiêm khắc đối với người vi phạm pháp luật. Hiện nay, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhờ công nghệ, việc giám sát tất cả mọi người vào một lúc trở nên khả thi. Nửa thế kỷ (50 năm) của thế kỷ 20 về trước, Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga (Tiếng Nga: ФСБ, Федеральная служба безопасности Российской Федерации, KGB), cơ quan mật vụ ở trong cũng như ngoài nước không thể theo dõi 240 triệu công dân Xô Viết 24 giờ/ngày, và cũng không hy vọng có thể xử lý hiệu quả tất cả thông tin thu thập được. KGB dựa vào con người – các đặc vụ và các nhà phân tích. Cơ quan này không thể cắt cử một đặc vụ kèm một công dân. Nhưng hiện nay, các thiết bị cảm biến và các thuật toán mạnh có thể thay thế cho những hồn ma bóng quỷ bằng xương bằng thịt trước đây.

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã triển khai các công cụ giám sát mới. Trường hợp đáng chú ý nhất là Cộng sản Trung Quốc. Trung cộng theo dõi chặt chẽ điện thoại thông minh của công dân, sử dụng hàng trăm triệu camera an ninh có khả năng nhận diện khuôn mặt, khiến người dân tự kiểm tra và báo cáo thân nhiệt và tình hình sức khỏe. Bằng cách này, Chính quyền Cộng sản Trung Quốc không những nhanh chóng xác định được các cơ nghi nhiễm mà còn truy lùng được những hành tung của các cá nhân này cũng như bất cứ ai đã từng tiếp xúc với họ. Hàng loạt các ứng dụng điện thoại chào đời nhằm cảnh báo người dân khi có một ca nhiễm bệnh ở gần.

Công nghệ này không giới hạn ở Đông Á. Gần đây, Thủ tướng Nhà nước Israel Benjamin Netanyahu cho phép cơ quan tình báo triển khai công nghệ giám sát, thường sử dụng để truy bắt các phần tử khủng bố, vào việc theo dõi các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Khi Ủy ban phụ trách Quốc hội Nhà nước Israel phủ quyết, Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông qua bằng một “Sắc lệnh khẩn cấp”.

Các bạn có thể cho rằng điều này có gì mới lạ đâu. Những năm gần đây, chính phủ và các tập đoàn đã và đang sử dụng những công nghệ tinh vi để theo dõi, giám sát và thao túng người dân. Nhưng nếu chúng ta không thận trọng, đại dịch hiểm ác lần này có thể tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử chính quyền giám sát nhân dân. Việc triển khai hàng loạt các công cụ giám sát sẽ trở thành bình thường tại các quốc gia cho đến nay vẫn từ chối áp dụng. Hơn thế nữa, đó còn là một bước chuyển bất ngờ từ giám sát “trên bề mặt da, sang giám sát dưới bề mặt da”.

Trước đây, khi ngón tay các bạn chạm vào màn hình điện thoại thông minh và nhấp vào một đường link, Chính quyền muốn biết chính xác các bạn đã truy cập thông tin gì. Nhưng sau đại dịch Covid-19, mục tiêu quan tâm của các chính phủ đã thay đổi. Bây giờ Chính quyền muốn biết nhiệt độ trên đầu ngón tay của các bạn và huyết áp phía dưới đó.

Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi bàn về việc Chính quyền giám sát nhân dân là không một ai biết là chúng ta đang bị giám sát như thế nào, việc này sẽ tiếp diễn ra sao trong tương lai. Công nghệ giám sát đang phát triển choáng ngợp với tốc độ khủng khiếp, những thứ mà 10 năm trước dường như chỉ có trong khoa học viễn tưởng, ngày nay không còn xa lạ nữa. Thử suy ngẫm, ví dụ có một Chính quyền giả định yêu cầu tất cả công dân đeo vòng tay sinh trắc học (Biometric Bracelet) giúp theo dõi thân nhiệt và nhịp tim 24 giờ/ngày.

Sau đó, Chính quyền sẽ dùng thuật toán để lưu trữ và phân tích dữ liệu thu thập được. Các thuật toán máy tính sẽ biết quý bạn bị lây nhiễm Covid-19 trước cả khi quý bạn có biểu hiện triệu chứng, chúng cũng phát hiện được quý bạn đã đi đâu và gặp gỡ những ai. Nhờ vậy, dây chuyền lây nhiễm Covid-19 sẽ bị giảm bớt lại, thậm chí là dứt hẳn ngay lập tức. Một hệ thống như vậy chắc chắn có thể ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan chỉ trong vài ngày. Nghe thật tuyệt vời phải không?

Tất nhiên, điều này cho thấy mặt trái của nó đã mở đường cho việc hợp pháp hóa một hệ thống giám sát đáng sợ. Ví dụ, nếu quý bạn biết tôi nhấp vào đường link dẫn đến Fox News thường xuyên hơn CNN, điều này có thể hé lộ cho quý bạn biết về quan điểm chính trị và thậm chí cả tính cách của tôi. Nhưng nếu quý bạn biết thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim của tôi khi tôi xem một video trên mạng, quý bạn có thể biết điều gì khiến tôi vui tươi, điều gì khiến tôi buồn bã, và thực sự điều gì khiến tôi tức giận.

Nên nhớ những biến động của vọng thức bởi những trạng thái tức giận, hạnh phúc, buồn chán và yêu thương là những hiện tượng sinh học cũng giống như cơn sốt hay cơn ho. Thứ công nghệ dùng vào việc xác định tiếng ho cũng có thể nhận diện được những tiếng cười giòn giã một cách hồn nhiên. Nếu các tập đoàn và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, họ sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta hiểu về bản thân mình. Đến lúc đó họ không chỉ đoán trước mà còn có thể thao túng cảm xúc của chúng ta và nhờ đó họ có thể thuyết phục ta tin vào bất cứ thứ gì, dù đó là một sản phẩm hay một chính trị gia. Giám sát sinh trắc học sẽ khiến cho vụ bê bối Cambridge Analytica thu thập thông tin cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook trở thành “tiền cổ”. Thử tưởng tượng vào năm 2030, toàn dân Bắc Triều Tiên đều đeo vòng sinh trắc học 24 giờ/ngày. Khi anh lắng lòng nghe bài phát biểu của Lãnh tụ và chiếc vòng thu thập được tín hiệu cảm xúc tức giận thì anh sẽ mất mạng đấy!

Dĩ nhiên, quý bạn có thể phản biện rằng việc giám sát sinh trắc học chỉ là biện pháp tạm thời trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Người ta sẽ dẹp nó đi khi đời sống trở lại bình thường. Nhưng đáng tiếc, lịch sử đã chứng minh các biện pháp tạm thời thường tiếp tục tồn tại sau khi tình thế khẩn cấp đã kết thúc, đặc biệt nếu như luôn có một mối đe dọa mới lẫn khuất đâu đó ở phía trước. Điển hình như Israel, quê hương tôi, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc chiến tranh dành Độc lập vào năm 1948. Điều này hợp thức hóa hàng loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt báo chí, tịch thu điền sản, cho đến quy định đặc biệt liên quan đến việc làm bánh pudding (Tôi không đùa đâu). Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, Israel chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và cũng không gỡ bỏ các biện pháp tạm thời năm 1948 (vào năm 2011, cuối cùng Chính phủ đã “nhân từ” xóa bỏ nghị định về bánh pudding).

Kể cả khi số ca nhiễm Covid-19 giảm về 0, một vài Chính phủ them khát dữ liệu công dân có thể sẽ trần tình rằng họ cần duy trì hệ thống giám sát sinh trắc học vì lo ngại đợt sóng Covid-19 thứ hai hoặc bởi Virus Ebola đang biến chủng ở Trung Phi hay bởi vì . . . quý bạn hiểu ý tôi rồi đấy! Một cuộc chiến dai dẳng xoay quanh quyền riêng tư của mỗi cá nhân đã diễn ra suốt những năm qua. Đại dịch Covid-19 có thể chính là “điểm bùng phát” trong cuộc chiến này. Khi người dân phải chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ sẽ luôn chọn sức khỏe.

Cảnh sát xà phòng

  (The soap police)

Yêu cầu mọi người tự lựa chọn giữa sự riêng tư và sức khỏe, trên thực tế, chính là nguyên nhân của vấn đề. Bởi đây là một chọn lựa sai lầm. Chúng ta có thể và nên tận hưởng cả sự riêng tư và sức khỏe. Chúng ta có thể chọn việc bảo vệ sức khỏe bản thân, và ngăn chặn đại dịch Covid-19, không cần bằng cách thiết lập chế độ độc tài giám sát, mà phải bằng cách trao quyền tự do cho công dân. Trong những tuần gần đây, một số nỗ lực thành công nhất để ngăn chặn đại dịch Covid-19 và đã được các quốc gia phối hợp liên kết như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Mặc dù các quốc gia này đã sử dụng một số ứng dụng theo dõi, họ đã dựa nhiều vào thử nghiệm rộng rãi, báo cáo trung thực và sự sẳn sàng hợp tác có nhiều thông tin bởi cộng đồng.

Giám sát tập trung và các hình phạt khắc nghiệt là cách duy nhất để khiến mọi người tuân thủ các nguyên tắc có lợi. Khi được mọi người thông báo về các sự thật khoa học, và khi mọi người tin tưởng vào các cơ quan công quyền nói cho họ biết những sự thật này, công dân có thể làm điều đúng đắn ngay cả khi không có kẻ độc tài nhưng vẫn ra vẻ tử tế (Big Brother) đè đầu cưỡi cổ và giám sát họ. Một dân số tự động viên và thông tin tốt thường lành mạnh và hiệu quả hơn nhiều so với một dân số kém hiểu biết, thiếu chính trị.

Ví dụ, hãy xem xét việc rửa tay bằng xà phòng. Từ trước đến nay, đây là một ttrong những tiến bộ lớn nhất trong vệ sinh của con người. Hành động đơn giản này cứu hàng triệu sinh mạng mỗi năm. Mặc dù chúng ta coi đó là điều hiển nhiên, nhưng đến khi thế kỷ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Thậm chí trước đây, các bác sĩ và y tá đã tiến hành từ một ca phẫu thuật sang một ca phẫu thuật tiếp theo mà không rửa tay. Ngày nay, thường nhật có đến hàng tỷ người rửa tay, không phải vì họ sợ Cảnh sát xà phòng (The soap police), mà là vì họ hiểu sự thật. Tôi rửa tay bằng xà phòng vì tôi đã nghe nói về Virus và vi khuẩn, tôi hiểu rằng những sinh vật nhỏ bé này gây mầm bệnh, và tôi biết rằng xà phòng có thể giúp tiêu diệt chúng.

Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như vậy, quý bạn cần tin tưởng. Mọi người cần tin tưởng vào khoa học, tin tưởng các cơ quan công quyền và tin tưởng các phương tiện truyền thông. Trong vài năm qua, các chính trị gia vô trách nhiệm đã cố tình phá hoại niềm tin vào khoa học, trong các cơ quan công quyền và trên các phương tiện truyền thông. Bây giờ những chính trị gia vô trách nhiệm này có thể bị cám dỗ để đặt chân cất bước theo con đường dẫn đến chủ nghĩa độc tài, cho rằng các bạn không thể tin tưởng công chúng để làm điều đúng đắn.

Thông thường, niềm tin đã bị xói mòn theo năm tháng không thể xây dựng lại qua đêm. Nhưng đây không phải là thời gian bình thường. Trong một khoảnh khắc khủng hoảng, tâm trí cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Các bạn có thể có những cuộc tranh cãi gay gắt trong nhiều năm với anh chị em của mình, nhưng một khi xảy ra một số trường hợp khẩn cấp, các bạn đột nhiên phát hiện ra một kho chứa niềm tin và từ bi tâm, lòng trắc ẩn, khoan dung, độ lượng, vị tha, và các bạn sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Thay vì xây dựng một chế độ giám sát, không quá muộn để xây dựng lại niềm tin khoa học cho mọi người, trong các cơ quan công quyền và trên các phương tiện truyền thông. Chắc chắn rằng chúng ta cũng nên sử dụng các công nghệ hiện đại, nhưng công nghệ này sẽ trao quyền cho công dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi nhiệt độ cơ thể và huyết áp, nhưng dữ liệu đó không nên sử dụng để tạo ra một Chính quyền độc tài toàn trị. Thay vào đó, dữ liệu này sẽ cho phép tôi đưa ra các cá nhân sáng suốt hơn, và Chính quyền phải chịu trách nhiệm với các quyết định của mình.

Nếu tôi có thể theo dõi tình trạng y tế của chính mình 24 giờ/ngày, liệu tôi sẽ không chỉ biết rằng tôi đã trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe của người khác hay không, mà còn là thói quen góp phần vào sức khỏe của tôi. Nếu tôi có thể truy cập và phân tích các số liệu thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của Covid-119, tôi sẽ có thể đánh giá liệu Chính quyền có nói cho tôi biết sự thật hay không, và liệu họ có đang áp dụng các chính sách đúng đắn để chống lại dịch bệnh hay không. Bất cứ khi nào nói về việc giám sát mọi người, hãy nhớ rằng công nghệ giám sát tương tự thường có thể được sử dụng không những bởi để các Chính quyền giám sát cá nhân – mà còn để cho các cá nhân giám sát các Chính quyền.

Do đó, đại dịch Covid-19 là một thủ nghiệm lớn về quyền công dân. Trong những thời gian sắp tới, mỗi người trong chúng ta nên chọn tin tưởng vào dữ liệu khoa học, và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các lý thuyết âm mưu vô căn cứ, và các chính trị gia tự phục vụ. Nếu chúng ta không lựa chọn đúng, chúng ta có thể thấy mình đang từ bỏ các quyền tự do quý giá nhất của bản thân, nghĩ rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Chúng ta cần một kế hoạch toàn cầu

      (We need a global plan)

Sự chọn lựa quan trọng thứ hai mà chúng ta phải đối mặt là giữa sự cô lập dân tộc và sự đoàn kết toàn cầu. Cả dịch bệnh và dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế đều là những vấn đề toàn cầu. Giải quyết một các hiệu quả họ chỉ bằng cách hợp tác toàn cầu.   

Quan trọng nhất và đầu tiên để đánh bại đại dịch Covid-19 hiểm độc, chúng ta cần sự chia sẻ thông tin toàn cầu. Đây là lợi thế lớn nhất của con người đối với đại dịch Covid-19. Một Virus corona tại Trung Quốc và một Virus corona ở Mỹ không thể trao đổi các mẹo về cách lây nhiễm cho con người. Nhưng Trung Quốc có thể dạy cho Mỹ nhiều bài học quý giá về cách đối phó với đại dịch Virus corona hiểm ác này. Những gì một bác sĩ người Ý đã phát hiện ra ở Milan vào sáng sớm cũng có thể cứu được cuộc sống ở Tehran vào buổi tối. Khi Chính phủ Vương quốc Anh do dự giữa một số chính sách, họ có thể nhận được lời khuyên của người Hàn Quốc, tương tự như tháng vừa qua, những người đã phải đối mặt với một tình huống rất khó xử. Nhưng để điều này xảy ra, chúng ta cần một tinh thần hợp tác và tin tưởng toàn cầu.

“Trong thời gian sắp tới, mỗi người chúng ta nên chọn tin tưởng vào dữ liệu khoa học và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các thuyết âm mưu vô căn cứ và các chính trị gia tự phục vụ”.

Các quốc gia nên sẳn sàng chia sẻ thông tin một cách cởi mở, và khiêm tốn khi tìm kiếm lời khuyên, và có thể tin tưởng vào dữ liệu và những hiểu biết mà họ đã nhận được. Chúng ta rất cần sự nỗ lực toàn cầu để phân phối thiết bị y tế, đáng chú ý nhất là bộ dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán và bộ máy hô hấp. Thay vì các quốc gia cố gắng tự sản xuất tại địa phương và họ có thể tích trữ bất kỳ thiết bị nào, một nỗ lực phối hợp toàn cầu có thể giúp tăng tốc trong sản xuất, và đảm bảo thiết bị cứu sinh được phân phối công bằng hơn. Giống như các quốc gia chủ chốt trong một cuộc chiến tranh đã quốc hữu hóa các ngành công nghiệp, cuộc chiến tranh của con người chiến đấu với đại dịch Covid-19, có thể yêu cầu chúng ta phải nhân hóa các dây chuyền sản xuất quan trọng. Một quốc gia phú cường có ít trường hợp Covid-19 nên sẳn sàng gửi thiết bị quý giá đến một quốc gia nghèo hơn với nhiều trường hợp, tin rằng nếu sau đó khi cần sự trợ giúp, các quốc gia khác sẽ đến hỗ trợ.   

Tương tự chúng ta có thể xem xét một nỗ lực toàn cầu để tập hợp nhân viên y tế. Hiện các quốc gia ít bị ảnh hưởng có thể đưa nhân viên y tế đến các khu vực bị thiệt hại nặng nhất thế giới, cả hai để giúp họ trong lúc nguy khốn, và để có được kinh nghiệm quý giá. Nếu sau này tập trung vào các dịch bệnh, sự giúp đỡ có thể bắt đầu chảy theo hướng ngược lại. 

Trên mặt trận kinh tế, việc hợp tác toàn cầu là cực kỳ cần thiết. Với bản chất toàn cầu của nền kinh tế và chuỗi cung ứng, nếu việc làm của mỗi Chính phủ điều hoàn toàn bất chấp những người khác, kết quả sẽ là hỗn loạn và khủng hoảng sâu sắc. Chúng ta cần một kế hoạch trong hành động toàn cầu, và chúng ta phải khẩn trương cấp thiết. 

Một yêu cầu nữa là đạt được thỏa thuận toàn cầu về du lịch. Đình chỉ tất cả các chuyến du lịch quốc tế trong nhiều ngày tháng, sẽ gây ra những khó khăn to lớn và trở lực trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.  Cần hợp tác liên quốc gia để cho phép ít nhất một nhóm du khách thiết yếu tiếp tục vượt biên: các nhà khoa học, bác sĩ, nhà báo, chính trị gia, doanh nhân. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đạt được thỏa thuận toàn cầu về việc sàng lọc trước đối với khách du lịch khi nhập cảnh vào đất nước họ. Nếu quý bạn biết rằng, chỉ những khách du lịch được sàng lọc cẩn thận mới được phép lên máy bay, quý bạn sẽ sẳn sàng chấp nhận họ nhập cảnh vào đất nước của quý bạn. 

Thật chẳng may, hiện nay các quốc gia hầu như không làm bất cứ điều gì trong số này. Một sự tê liệt tập thể đã siết chặt cộng đồng quốc tế. Dường như trong phòng không có người lớn. Dự kiến tuần trước người ta sẽ thấy một cuộc họp khẩn cấp  của các nhà lãnh đạo toàn cầu để đưa ra một kế hoạch hành động chung. Chỉ trong tuần này, các nhà lãnh đạo G7 đã quản lý để tổ chức hội nghị truyền hình, và như vậy nó đã không dẫn đến bất kỳ kế hoạch nào.

Trước đây trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu – như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và dịch Ebola 2014 – Hoa Kỳ đã đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu. Nhưng Chính phủ Mỹ hiện tại đã thoái vị công việc của nhà lãnh đạo. Rất rõ ràng rằng, tự nó đã rất quan tâm đến sự vĩ đại của nước Mỹ hơn nhiều so với tương lai của nhân loại.

Chính quyền này đã từ bỏ ngay cả các đồng minh thân cận nhất. Khi họ cấm tất cả các chuyến đi từ EU, họ đã không bận tâm cung cấp cho EU nhiều như thông báo trước – chứ đừng nói đến tham khảo ý kiến của EU về biện pháp quyết liệt đó. Nó đã gây xôn xao nước Cộng hòa Liên bang Đức khi các quan chức Đức quốc giận dữ chỉ trích sau khi tờ báo Đức quốc đưa tin Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump đề nghị 1 tỷ USD để mua độc quyền vắc-xin phòng Covid-19 do công ty Đức phát triển. 

Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết Thủ tướng Angela Merkel sẽ chủ trì cuộc họp khẩn cấp với các bộ trưởng ngày 16/3, và sẽ thảo luận một chiến lược để bảo vệ công ty CureVac, sau khi có tin Mỹ muốn mua lại công ty này.                                                                                                   

Cuối cùng ngay cả khi chính quyền hiện tại thay đổi chiến lược, và đưa một kế hoạch hành động toàn cầu, sẽ ít người đi theo một nhà lãnh đạo không bao giờ chịu trách nhiệm, không bao giờ thừa nhận sai lầm, và thường xuyên nhận hết trách nhiệm cho mình trong khi đổ lỗi cho người khác.      

Nếu khoảng trống còn lại của siêu cường quốc Hoa Kỳ được lấp đầy bởi các quốc gia khác, không những hiện tại gặp khó khăn trong ngăn chặn đại dịch Covid-19, mà di sản của nó sẽ tiếp tục đầu độc quan hệ quốc tế trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, mọi khủng hoảng cũng là một cơ hội. Chúng ta phải hy vọng rằng, hiện tại đại dịch Covid-19 hiểm ác này sẽ giúp nhân loại nhận ra mối nguy hiểm cấp tính do mất đoàn kết toàn cầu.

Nhân loại thế giới gần 8 tỷ người cần phải lựa chọn. Chúng ta sẽ đi theo con đường mất đoàn kết, hay chúng ta sẽ chấp nhận con đường đoàn kết toàn cầu? Nếu chúng ta chọn sự mất đoàn kết, điều này sẽ không chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng, mà còn có thể dẫn đến những thảm họa, thậm chí trong tương lai còn tồi tệ hơn. Nếu chúng ta chọn sự đoàn kết toàn cầu, đó sẽ là một chiến thắng vinh quang không chỉ chống lại đại dịch Virus corona hiểm ác, mà còn chống lại tất cả các dịch bệnh, và trong tương lai khủng hoảng có thể tiếp tục tấn công nhân loại trong thế kỷ 21.

Yuval Harari: "The world after Corona will not be the same again"

https://www.youtube.com/watch?v=yBgoB-OkIko

Tác giả Tiến sĩ Yuval Noah Harari (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1976), triết gia, một nhà Phật học uyên thâm, một thiền giả thâm niên trong thực nghiệm thiền Vipassana, một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Đại học Tel Aviv...

Thiền giả Yuval Noah Harari là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Các bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh. 

Tác giả: Tiến sĩ Yuval Noah Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: Yuval Noah Harari)

967

Cần có sự đột phá về công tác xây dựng đội ngũ kế thừa

Cần có sự đột phá về công tác xây dựng đội ngũ kế thừaGiác Ngộ - Sau đêm khai mạc khá hoành tráng tại Sân vận động Bình Dương, sáng nay 11-3,

12,617
CÓ HAY KHÔNG CÓ KHỞI TƯỞNG TRONG TÂM GIẢI THOÁT?

_Thưa thầy cho con hỏi câu hỏi thứ hai, người đã nhận ra cái đó rồi tâm còn khởi hay không khởi?_Nó vẫn khởi, ngay cả một vị giải thoát như A

647
TÒ MÒ KHAI PHÁ "ĐẶC SẢN SỨC MẠNH MỀM" CỦA NGƯỜI NHẬT

Có thể nói khiêm cung là một nét văn hóa rất "đặc sản" của người Nhật, mới nhìn qua thì có vẻ câu nệ hình thức... nhưng khi tiếp xúc thì thấy

885
VỀ NGUỒN

Nên nhớ vậy đó, mình đừng có nói ở đời này chỉ có tôi là tu thôi, đâu phải. Muôn loài đều tu, muôn loài đều đi tìm hạnh phúc hết, con

647
BỒ TÁT HẠNH (GIÁC THA)

(Giác tha là biểu hiện rộng mở khoáng đạt của tâm tự giác được thúc đẩy bởi lòng bi, giác tha cũng nói lên khả năng của một vị Bồ Tát về

566
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,329
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,747
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,660
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,430
Chùa Việt
Sách Đọc