Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM THIÊN VƯƠNG THỨ 27
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Đế Thích thứ 25)

 

KINH: Bấy giờ, ba ngàn đại thiên thế giới các trời Tứ thiên vương cùng với vô số trăm ngàn ức chư thiên đều đến tập hội. Ba ngàn đại thiên thế giới các Thích-đề-hoàn-nhơn và các trời Đao-lợi, vua trời Tu- dạ-ma và các trời Dạ-ma, vua trời Đâu-suất-đà và các trời Đâu-suất-đà, vua trời Tu-niết-mật-đà và các trời Diệu Hóa, vua trời Bà-xá-bạt-đề và các trời Tự Tại Hành, mỗi mỗi cùng vô số trăm ngàn ức chư thiên đều đến tập hội. Ba ngàn đại thiên thế giới các Phạm vương cho đến các trời Thủ-đà-hội, mỗi mỗi cùng vô số trăm ngàn ức chư thiên đều đến tập hội. Các trời bốn Thiên vương cho đến các trời Thủ-đà-hội có ánh sáng nơi thân từ nghiệp báo sinh, đối với ánh sáng thường của Phật trăm phần, ngàn phần, ngàn vạn ức phần không kịp một, cho đến không thể lấy toán số thí dụ so sánh được. Ánh sáng của Thế Tôn tối thắng tối diệu, tối thượng đệ nhất; ánh sáng do nghiệp báo sinh của chư thiên ở bên

* Trang 495 *
device

ánh sáng Phật không thể chiếu không thể hiện, như tim đèn cháy so với vàng Diêm-phù-đàn.
Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhơn (Đế-thích-Śakra Devānām-indra) bạch đại đức Tu-bồ-đề: Ba ngàn đại thiên thế giới các trời bốn Thiên vương cho đến các trời Thủ-đà-hội, hết thảy hòa hợp muốn nghe Tu-bồ-đề nói nghĩa Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát làm sao nên trụ trong Bát-nhã ba-la-mật[1]?  Sao gọi là Bồ- tát ma-ha-tát Bát-nhã ba-la-mật?  Làm sao Bồ-tát ma-ha-tát nên trụ Bát-nhã ba-la-mật?
Tu-bồ-đề nói với trời Thích-đề-hoàn-nhơn rằng: Kiều-thi-ca (Kauśika)[2]! Tôi nay sẽ thừa thuận ý Phật, thừa thuận thần lực Phật mà vì các Bồ-tát ma-ha-tát nói Bát-nhã ba-la-mật, như Bồ-tát ma-ha-tát đã nên trụ trong Bát-nhã ba-la-mật (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Như Bồ-tát ma-ha-tát có thể nơi trong đó nên trụ như vậy, nên học như vậy - ND).
Các Thiên-tử! Ai chưa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nay hãy nên phát tâm.
Các Thiên-tử! Nếu vào chánh vị Thanh-văn, người ấy không thể phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì đã dựng ranh giới cách biệt chướng ngại với sinh tử. Người ấy nếu phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tôi cũng tùy hỷ, vì cớ sao? Vì thượng nhân còn nên cầu thượng pháp; tôi trọn không dứt công đức của họ.
 

[1] Vajracchedikā: bodhisattvayānasaṃprasthitena sthātavyaṃ kathaṃ
[2] Kiều-thi-ca làm chủ ở cõi trời Đao-lợi-thiên (tam thập tam thiên). Lại gọi Thích-đề-hoàn-nhơn, hoặc Đế-thích. Đại trí độ luận, quyển 56, Phẩm tam thán thứ 30: Xưa trong nước Ma-già-đà có Bà-la-môn, tên Ma-già, họ Kiều-thi-ca, có phước đức trí tuệ lớn, cùng với ba mươi ba người bạn tri thức cùng tu phước đức, khi mạng chung đều sinh lên tầng trời thứ hai ở chóp núi Tu-di, Bà-la-môn Ma-già làm Thiên chủ, ba mươi hai người bạn kia làm phụ thần. Vì ba mươi ba người ấy nên gọi là trời Ba mươi ba. Vì nói theo họ xưa, nên gọi là Kiều-thi-ca, hoặc gọi là Thiên chủ, hoặc gọi là Thiên nhãn v.v... 
 

* Trang 496 *
device

Kiều-thi-ca! Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật?  Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng mà niệm sắc vô thường, niệm sắc khổ, niệm sắc không, niệm sắc vô ngã, niệm sắc như bệnh, như thư, như ung, như ghẻ, như mũi tên vào thân, thống não, suy hoạn, lo sợ bất an, vì không có sở đắc (na prāptitva); niệm thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.[1] Niệm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; niệm địa chủng, thủy, hỏa, phong, không, thức chủng, quán nó vô thường cho đến lo sợ bất an, vì cũng không có sở đắc.
Quán sắc tịch diệt, lìa, chẳng sinh chẳng diệt (anutpannā aniruddhā), chẳng nhơ chẳng sạch (amalā na vimalā); thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.[2] Quán địa chủng cho đến thức chủng tịch diệt, lìa, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, cũng vì không có sở đắc.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng quán vô minh làm duyên các hành, cho đến già chết làm nhân duyên cho nhóm khổ lớn, cũng vì không có sở đắc. Quán vô minh diệt nên các hành diệt, cho đến sinh diệt nên già chết diệt, già chết diệt nên ưu bi sầu não nhóm khổ lớn diệt, vì không có sở đắc.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, tu bốn niệm xứ, vì không có sở đắc, cho đến tu Phật mười lực, mười tám pháp không chung, vì không có sở đắc.
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 425, tr. 134b15-21.
[2] Prajñāpāramitāhṛdayasūtra: Tasmācchāriputra śūnyatāyāṃ na rūpam, na vedanā, na saṃjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānāni. 
a

* Trang 497 *
device

* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, tu Thí ba-la-mật, vì không có sở đắc; tu Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, vì không có sở đắc.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, quán như vầy: Chỉ có các pháp với các pháp làm nhân duyên, thấm nhuần, tăng ích cho nhau, phân biệt so tính trong ấy không có ngã, ngã sở.[1] Bồ-tát tâm hồi hướng không ở trong tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không ở trong tâm hồi hướng; tâm hồi hướng không thể có được nơi tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không thể có được nơi tâm hồi hướng. Bồ-tát tuy quán hết thảy pháp cũng không có pháp có thể được. Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Bát-nhã ba-la-mật.
Thích-đề-hoàn-nhơn hỏi Tu-bồ-đề: Tại sao tâm hồi hướng của Bồ-tát không ở trong tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Tại sao tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không ở trong tâm hồi hướng? Tại sao tâm hồi hướng không thể có được nơi tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Tại sao tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không thể có được nơi tâm hồi hướng?
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 425, tr. 135a4-6; quyển 499, tr. 537b23-25; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 10, tr. 210c13-16; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 6, tr. 38b25-27; Đại trí độ luận, quyển 54, tr. 444b6-8: 
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, tu bốn niệm xứ, vì không có sở đắc, cho đến tu Phật mười lực, mười tám pháp không chung, vì không có sở đắc.

 

* Trang 498 *
device

Tu-bồ-đề nói với Thích-đề-hoàn-nhơn rằng: Kiều-thi-ca! Tâm hồi hướng, tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là chẳng phải tâm, chẳng phải tâm tướng; trong chẳng phải tâm tướng không thể có hồi hướng; chẳng phải tâm tướng ấy thường chẳng phải tâm tướng; tướng không thể nghĩ bàn thường tướng không thể nghĩ bàn, ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát ma-ha-tát. (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Kiều-thi-ca! Tâm hồi hướng của các Bồ-tát ma-ha-tát thời chẳng phải tâm, tâm Bồ-đề cũng chẳng phải tâm; không thể chẳng phải tâm hồi hướng nơi chẳng phải tâm, tâm cũng không thể hồi hướng nơi chẳng phải tâm, chẳng phải tâm, không thể hồi hướng nơi tâm, tâm cũng không thể hồi hướng nơi tâm, vì sao? Vì chẳng phải tâm tức là không thể nghĩ bàn, không thể nghĩ bàn tức là chẳng phải tâm. Hai thứ ấy đều không có gì, trong không có gì, không có nghĩa hồi hướng. Kiều-thi-ca! Tâm không có tự tánh, tâm tánh không có, nên tâm cũng không; tâm và tâm sở đã không có tự tánh, nên tâm cũng không có nghĩa tâm hồi hướng. Kiều-thi-ca! Nếu quán xét như vậy, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Bát-nhã ba-la-mật - ND).
Bấy giờ, Phật tán thán Tu-bồ-đề rằng: Lành thay, lành thay! Tu-bồ-đề! Ông đã vì các Bồ-tát ma-ha-tát nói Bát-nhã ba-la-mật, an ủy tâm các Bồ-tát ma-ha-tát!

* Trang 499 *
device

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Con nên báo ân, không nên không báo ân. Quá khứ các đức Phật và các đệ tử đã vì các Bồ-tát nói sáu Ba- la-mật, chỉ dạy lợi ích vui mừng; Thế Tôn lúc bấy giờ cũng ở trong đó học, đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Con nay cũng nên vì các Bồ-tát nói sáu Ba-la-mật, chỉ dạy lợi ích vui mừng, nay chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
LUẬN:  Hỏi: Trong Phẩm đầu Phật phóng ra ánh sáng thù thắng, chư thiên đã tập hội đông đảo,[1] nơi đây sao còn nói lại?
Đáp: Có người nói đây là hội sau. Có người nói chính là hội trước. Chư thiên cho rằng Tu-bồ-đề khéo nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, nên chư thiên hoan hỷ, vì vậy nên Phật mỉm cười. Ánh sáng thường càng phát sáng thời ánh sáng chư thiên không còn hiện. Như lúc mặt trời mọc, thì sao, trăng đèn, đuốc không còn chiếu sáng; thí như tim đèn cháy ở bên vàng Diêm-phù-đàn.
Bốn trời Thiên vương là Thiên vương phương đông tên là Đề-đa-la-tra (Dhṛtrāṣṭra), Trung Hoa dịch là Trị quốc, hoặc Trì quốc, làm chủ Càn-thát-bà (Gandharva) và Tỳ-xá-giá; Thiên vương phương nam tên Tỳ-lưu-ly (Virūḍhaka), Trung Hoa dịch là Tăng Trưởng, làm chủ loài Câu-bàn-trà và Tỳ-lệ-đa; Thiên vương phương tây tên Tỳ-lưu-ba-xoa (Virūpākṣa),
 

[1] T. 8: Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 1, Tự phẩm đệ nhất (序品第1), tr. 217b12-218c; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, Phóng quang phẩm đệ nhất (〈放光品第1), tr. 1b9-2b; T. 8: Quang tán Bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 1, Quang tán phẩm đệ nhất (光讚品第1), tr. 147b9-149a8.
 

* Trang 500 *
device

Trung Hoa dịch là Tạp ngữ hay Quảng mục, là chủ các vua rồng và loài Phú-đa-na; Thiên vương phương bắc tên Tỳ-sa-môn (Vaiśravaṇa), Trung Hoa dịch là Đa văn, làm chủ loài Dạ-xoa (Yakṣa) và La-sát (Rākṣasa). Thích-đề-hoàn-nhơn, Thích là Thích-ca (Sakya), Trung Hoa dịch là Năng; Đề là Đề-bà (Deva), Trung Hoa dịch là Thiên; Nhân-đề Trung Hoa dịch là Chủ, hợp lại gọi là Thích-đề Bà-na-dân (Indra) Đế-thích thiên, ở cõi trời Đao-lợi.
Cõi trời Tu-dạ-ma (Yamādeva), Thiên vương tên Dạ-ma, Trung Hoa dịch là Diệu-thiện.
Cõi trời Sách-đâu-suất-đà (Tuṣita), Thiên vương tên Đâu-suất-đà, Trung Hoa dịch là Diệu-túc.
Cõi trời Tu-niết-mật-đà (Nirmarati), Thiên vương tên là Hóa-lạc.
Cõi trời Bà-xá-bạt-đề (Paranirmitavaśavartin), Trung Hoa dịch là trời Tha-hóa-tự-tại.
Ở đây có Phạm thiên vương (Brahmā) tên Thi-khí (Śikhin), Trung Hoa dịch là Lửa.
Từ Phạm thiên cho đến cõi trời Thủ-đà-bà, Thiên vương tên Thủ-đà-bà (Maheśvara), Trung Hoa dịch là trời Tịnh-cư.
Ánh sáng nơi thân do nghiệp báo sinh là ánh sáng của trời cõi Dục giống như ánh sáng của đèn, đuốc, ngọc... do bố thí, trì giới, thiền định thanh tịnh nên thân thường chiếu sáng, không cần mặt trời mặt trăng.
Trời cõi Sắc do hành lìa dục, tu tập Hỏa Tam-muội, nên thân thường chiếu ánh sáng đẹp hơn cả mặt trời mặt trăng và 

* Trang 501 *
device

ánh sáng quả báo của trời cõi Dục. Ánh sáng của trời Ly-dục, cốt yếu mà nói là do tâm thanh tịnh mà có được.
Ánh sáng thường của Phật mỗi phía tỏa ra một trượng; ánh sáng của chư thiên rộng lớn tuy vô lượng do tuần mà ở bên hào quang của Phật thì bị che lấp không hiện.
Thích-đề-hoàn-nhơn thấy thần lực hào quang của Phật, nghĩ rằng: Hào quang của Phật hay che lấp ánh sáng của chư thiên, ánh sáng trí tuệ của Phật cũng phá ngu tối của ta!
Lại vì Phật sai Tu-bồ-đề nói Bát-nhã, cho nên nói:  Hết thảy chư thiên đều tập hội đông đủ, muốn nghe Tu-bồ-đề nói nghĩa Bát-nhã. Nay chư thiên đại phước đức đều tập họp, muốn nghe nghĩa Bát-nhã.
Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật?  Đây là hỏi về thể Bát-nhã.
Làm sao tu hành? Đây là hỏi bắt đầu vào phương tiện tu hành.
Thế nào là trú? Đây là hỏi về thâm nhập rốt ráo an trú.
Tu-bồ-đề nhận lời hỏi ấy, đáp rằng: Nếu người đói khát, cấp cho đủ ăn uống, thời họ cám ơn rất sâu, Bồ-tát cũng như vậy, vì người phát tâm cầu Phật đạo, mà nói Bát-nhã thời được lợi ích lớn, nên cám ơn cũng sâu, vì thế nên nói Bát-nhã. Nếu người chưa phát tâm thời sẽ phát, người đã vào Thánh đạo thời không thể đảm nhận, vì lậu hoặc hết, không còn tái sinh nên nói không thể đảm nhận.

* Trang 502 *
device

Hỏi: Nếu người ấy không thể đảm nhận, cớ sao nói người ấy nếu phát tâm thời ta cũng tùy hỷ, không làm chướng ngại công đức kia, thượng nhơn nên tiếp cầu thượng pháp?
Đáp: Tu-bồ-đề tuy là Tiểu thừa, nhưng thường tập hành không, nên không chấp đắm đạo Thanh-văn. Vì vậy nên giả thiết nói : Nếu phát tâm thì có lỗi gì? Trong đây Tu-bồ-đề tự nói hai nhân duyên: Một là không làm chướng ngại tâm phước đức kia. Hai là thượng nhân nên tiếp cầu thượng pháp. Vì vậy nên thượng nhân cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không lỗi gì, nếu thượng nhân mà cầu tiểu pháp mới đáng hổ thẹn. Vì nửa chừng gặp các việc bên cạnh nên lại nêu hỏi.
Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật?  Đó là tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán sắc vô thường, khổ, không, vô ngã, như trước nói.[1]
Quán năm uẩn hay sinh các phiền não, nên nói như bệnh. Có người nghe nói năm uẩn như bệnh, cho là còn nhẹ, nên nói nó như ung thư. Có người lại cho ung thư tuy khó trị có khi có thể chữa lành, nên lại nói nó như mũi tên bịt sắt đâm vào thân, không thể rút ra được. Có người lại cho mũi tên bịt sắt đâm vào thân chìm sâu khó nhổ ra, nhưng thuốc hay diệu thuật còn có thể nhổ ra được, nên lại nói nó thường thống não, như người gặp vận suy, thường có điều chẳng lành. Năm uẩn cũng như vậy, nếu người theo đuổi nó thường không an ổn. Vì có suy nên thường ôm lòng lo sợ. Ở chung với năm uẩn như ở chung với hổ lang, Sư tử, thường ôm lòng
 

[1] T. 8: Đại Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 4, Huyễn học phẩm 11 (幻學品第11), tr. 240a19–28; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 3, Vấn huyễn phẩm 13 (問幻品第13), tr. 17b22-25; T. 8: Quang tán Bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 4, Huyễn phẩm 10 (幻品第10), tr. 175b.

* Trang 503 *
device

lo sợ. Năm uẩn có lỗi là vô thường hư dối nên thường chẳng an ổn.
Hỏi: Năm uẩn chỉ có mười lăm điều ác như vậy, hay còn việc khác nữa?
Đáp: Nói lược thời có mười lăm, nói rộng thời có vô lượng vô biên, như trong kinh Tạp A Hàm nói năm uẩn có trăm thứ tội lỗi.[1]
Hỏi: Sao thường nói nó vô thường, khổ, không, vô ngã, hoặc có khi nói tám việc,[2] như bệnh, như ung, như thư v.v... còn bảy việc kia ít nơi nói?
Đáp: Người có thượng, trung, hạ. Vì người lợi căn nên nói bốn việc, nghe liền ngộ Khổ đế. Người trung căn nghe nói bốn việc thời không thể sinh tâm nhàm chán, nếu nghe nói như bệnh, như ung v.v... tám việc, thời sinh tâm nhàm chán. Người độn căn nghe nói tám việc còn không sinh tâm nhàm chán, nên lại vì họ nói bảy việc thống não v.v... sau họ mới nhàm chán. Người lợi căn dễ độ nên thường phần nhiều nói bốn việc vô thường, khổ, không, vô ngã; người độn căn có khi có thể độ nên ít khi nói các việc khác. Tám việc trên phần nhiều bậc Thánh thực hành, còn bảy việc kia thì phàm phu và Thánh nhân chung tu. Bốn việc đầu nhiếp vào trong mười sáu Thánh hạnh, nên trong kinh Bát-nhã thường nói.
Lại, nói Bát-nhã là vì hàng Bồ-tát lợi căn, nên phần nhiều nói Thánh hạnh. Nay hỏi thế nào? Vì đó là pháp tu hành đầu tiên, nên trong đây đều nói. Ngoài ra mười hai nhập 

[1] Naêm uaån coù tám thứ tội lỗi, mười lăm thứ tội lỗi, vô lượng tội lỗi.
[2] T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含經), quyển 10, kinh số 259, tr. 65b26-c5: Pháp năm uẩn này như bệnh, như ung, như mũi tên vào thân, như sát, vô thường, khổ, không, vô ngã …; quyển 5, kinh số 104, tr. 31c3-10; quyển 31, kinh số 864, tr. 219b29-c7.

* Trang 504 *
device

cho đến sáu chủng là địa chủng, thủy chủng v.v... cũng nên quở trách như vậy.
Mười tám giới v.v... cũng nên nói đủ, vì người đọc hay quên mất, vì sao? Vì mười tám giới là tên khác của năm uẩn, không thể không nói. Nếu hành giả quán năm uẩn tịch diệt viễn ly, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, đây chỉ vì Bát-nhã ba-la-mật, nên không nói chung với mười lăm việc trên, vì mười lăm việc ấy cả ba thừa chung có.
Trí lực của hàng Thanh-văn mỏng cho nên sơ thỉ không thể quán năm uẩn hoặc viễn ly, hoặc tịch tịnh mà chỉ có thể quán vô thường, khổ v.v...; khi vào Diệt đế mới có thể quán tịch diệt. Bồ-tát vì lợi căn nên ban đầu quán năm uẩn thì liền ngộ được tướng tịch diệt.
Dùng vô sở đắc là thường dùng trí tuệ vô sở đắc không mà quán các pháp tướng.
* Lại nữa, Thích-đề-hoàn-nhơn hỏi tướng Bát-nhã ba-la-mật chứ không hỏi việc tai họa nhàm chán của năm uẩn, nên chỉ nói tướng Bát-nhã.
Tướng Bát-nhã là không lìa năm uẩn có Niết-bàn; không lìa Niết-bàn có năm uẩn; thật tướng năm uẩn tức là Niết-bàn, vì vậy người độn căn khi mới phát tâm, trước tiên quán vô thường, vậy sau mới quán năm uẩn tịch diệt v.v... Quán mười hai nhân duyên cũng như vậy.
* Lại nữa, tu bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần là pháp chung, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, vì là không có sở đắc, nên gọi là tướng Bát-nhã ba-la-mật. Sáu Ba-

* Trang 505 *
device

la-mật cho đến mười tám pháp không chung thì chỉ là pháp Đại thừa.
Hỏi: Nên nói tướng Bát-nhã ba-la-mật tu hành, cớ gì trung gian còn nói đến các pháp, các pháp ấy lại làm nhân duyên thấm nhuần tăng ích?
Đáp: Tu-bồ-đề trên kia trước nói lỗi vô thường của các pháp; vậy sau mới nói các pháp là viễn ly, tịch diệt, không, không có sở đắc; vậy sau mới nói các pháp tuy không mà từ nhân duyên hòa hợp nên có.
Tiếp theo nói bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, tu hành vào Phật đạo. Người nghe nghĩ rằng: Trên nói viễn ly tịch diệt không, nên biết chẳng phải thường; nói mười hai nhân duyên, nên biết chẳng phải diệt. Nhưng không có kẻ biết, không có kẻ thấy thì ai tu hành các pháp ấy để thành Phật? Thế nên nói:  Bồ-tát nghĩ rằng: Các pháp không, vô ngã, không có chúng sinh, song từ nhân duyên nên có bốn đại, sáu thức, mười pháp ấy đều có lực năng sinh, năng khởi, năng có chỗ tạo tác. Như đất hay giữ, nước hay làm rã nát, lửa hay tiêu diệt, gió hay xoay chuyển, thức hay phân biệt. Mười pháp ấy có chỗ tạo tác, vì chúng sinh điên đảo nên cho đó là người làm, ta làm. Như da xương hòa hợp lại nên có âm thanh, ngôn ngữ, người mê cho đó là người nói. Như lửa đốt khô rừng tre, phát ra tiếng lớn, trong đó không có người làm.
Lại như người gỗ, người huyễn, người biến hóa tuy có động tác mà không có người làm. Mười pháp này cũng như st-font-family: "Times New Roman";mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language:EN-US; mso-bidi-language:AR-SA'>* Lại nữa, tu bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần là pháp chung, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, vì là không có sở đắc, nên gọi là tướng Bát-nhã ba-la-mật. Sáu Ba-

* Trang 506 *
device

vậy. Pháp sinh trước pháp sinh sau, nhân duyên hòa hợp, hoặc nhân duyên cọng sinh, hoặc nhân duyên tương ưng, hoặc nhân quả báo, nhân duyên thường tu thường tập làm cho quả báo tăng trưởng. Như mùa xuân trồng cây trái, tùy thời rưới tẩm, hoa quả tốt tươi. Lấy trí tuệ phân biệt biết các pháp không có người làm. Bồ-tát mới phát tâm hồi hướng, làm nhân duyên với tâm Phật. Mà lúc mới phát tâm hồi hướng, chưa có tâm Phật, trong tâm Phật không có tâm mới hồi hướng, tuy không có mà có thể làm nhân duyên để phát.
Hỏi: Nếu lúc mới phát tâm hồi hướng không có tâm Bồ-đề, thời hồi hướng về đâu?
Đáp: Trong thật tướng Bát-nhã ba-la-mật, các pháp chẳng phải tướng thường, chẳng phải tướng vô thường, chẳng phải tướng có, chẳng phải tướng không, nên không nên nạn hỏi rằng: Tâm hồi hướng đã diệt không còn có gì thời làm sao làm nhân cho tâm Bồ-đề? Nếu các pháp chẳng sinh chẳng diệt, chẳng phải chẳng sinh, chẳng phải chẳng diệt, làm sao đem sự chẳng sinh chẳng diệt nạn hỏi rằng: Không có tâm Bồ-đề thì hồi hướng về đâu?
* Lại nữa, Phật tự nói tướng Bồ-đề chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, làm sao nạn hỏi rằng: Vị lai không có Bồ-đề nên hồi hướng về đâu?
* Lại nữa, như trong Phẩm Như[1] nói: Đời quá khứ không lìa đời vị lai, đời vị lai không lìa đời quá khứ; đời quá khứ như, đời vị lai như, một như không có hai như, làm sao nói tâm Bồ-đề không ở trong tâm hồi hướng? Tâm hồi hướng
 

[1] Phẩm như: T. 8: Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 16, Đại như phẩm 54 (大如品第54), tr. 335c10-17; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 12, Thán thâm phẩm 25 (歎深品第55), tr. 84a18–21; Pañcaviṃśati (Dutt), tr. 49, dòng 5-10, Tương đương T. 8: Đại Phẩm (大 品), Tập tương ưng phẩm 3 (習相應品第3), tr. 223b16-21, tr. 242: Thật tướng các pháp, ba đời v.v… một như không có hai như. Như Bát-nhã ba-la-mật (phẩm như) nói: quá khứ như, vị lai như, hiện tại như, Như lai như, một như không có hai như.; Đại trí độ luận, quyển 22, tr. 255a23-25: Bát-nhã ba-la-mật trong (phẩm như tướng), ba đời một tướng, đó là vô tướng, vì sao nói trí tuệ Phật biết được ba đời thông đạt vô ngại?
thân, như sát, vô thường, khổ, không, vô ngã …; quyển 5, kinh số 104, tr. 31c3-10; quyển 31, kinh số 864, tr. 219b29-c7.

* Trang 507 *
device

hướng không ở trong tâm Bồ-đề? Nhưng Bồ-tát nghe tán thán Phật pháp, liền phát tâm ưa vui, nói rằng ta có công đức gì đều hồi hướng đến Phật đạo. Từ khi mới phát tâm cho đến chứng Phật đạo, tu công đức ấy, không ngừng không nghỉ, dùng như huyễn, như mộng, vô sở đắc nên gọi là Bồ-tát Bát-nhã ba-la-mật, hay biết các pháp làm nhân duyên sinh quả báo mà không có tướng nhất định.
Thích-đề-hoàn-nhơn nạn Hỏi: Vì sao tâm hồi hướng không thể có được ở trong tâm Bồ-đề, tâm Bồ-đề không thể có được ở trong tâm hồi hướng?
Tu-bồ-đề không vì nói theo thế đế như huyễn như mộng, chỉ nói theo đệ nhất nghĩa đế: Hai tâm ấy đều không, chẳng phải tâm tướng, vì cớ sao? Vì trong các pháp rốt ráo không, không có thị tâm phi tâm, thì pháp như vậy làm sao có thể có hồi hướng? Nếu có hai pháp mới có thể có hồi hướng; thí như cưỡi xe đi từ phía tây, phía nam có chỗ dừng nghỉ, nên mới quay xe hướng đến. Vì xe và chỗ quay hướng đến khác nhau mới có thể hồi hướng, chứ không được chỉ có xe mà nói hồi hướng, vì không khác nhau.
Chẳng phải tâm tướng thường chẳng phải tâm tướng là ý Tu-bồ-đề muốn nói tâm tướng ấy như như thường trụ, chẳng sinh chẳng diệt (anutpannā aniruddhā), chẳng nhơ chẳng sạch (amalā na vimalā). Vì chẳng phải tâm tướng nên chẳng phải tâm, cũng không có chẳng phải tâm ấy, cho nên nói không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn cũng thường không thể nghĩ bàn, không thể trù lượng tư duy chấp thủ tướng.

* Trang 508 *
device

Do nhân duyên ấy, nên tâm làm nhân cho Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tương tợ quả, không tương tợ thời không thể sinh quả được. Nếu sơ tâm bất tịnh, sau không thể phát sinh tịnh tâm, như luyện thiết không thể thành vàng.
Phật vì Tu-bồ-đề thâm nhập trong nhân duyên Bát-nhã ba-la-mật, ấy là tên gọi Bát-nhã ba-la-mật. Vì thâm nhập được nhân duyên của các pháp, tức lấy làm tên. Vì không sai trái nên ở giữa đại chúng tán thán: Lành thay, lành thay! Ông là người Tiểu thừa mà hay khéo nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu.
An ủy tâm các Bồ-tát là vì lấy Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày cho các Bồ-tát: Ông chẳng tự cho mình phiền não chưa hết, chưa thành Phật đạo để tự biếng nhác! Các pháp không chướng không ngại, tâm đầu tâm cuối không có khác tướng, chỉ siêng tinh tấn thời thành Phật đạo.
Tôi nên báo ân là Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Ta thực hành thật tướng các pháp, được thoát khỏi khổ già, bệnh, chết, sao ta không nhớ đại ân các pháp ấy? Vì vậy nên thường vui nói.
* Lại nữa, Phật có tâm đại bi, vui nói pháp độ chúng sinh, ta nhờ ân Phật nên đắc đạo, ta cũng giúp Phật thuyết pháp độ chúng sinh. Ấy là báo ân.
Lại biết đức Thế Tôn hôm nay nhân nơi chư Phật quá khứ mà được thành Phật đạo, thế nên ta cũng ái kính chư Phật quá khứ, như con ái kính cha, cũng ái trọng tổ phụ, cũng ái kính quá khứ các Bồ-tát và đệ tử hay thuyết pháp chỉ dạy, đức Thế Tôn hôm nay cũng nhơn đó mà đắc đạo.

* Trang 509 *
device

Tu-bồ-đề có tâm thâm tín Tam Bảo, nên nói tôi biết ơn Thế Tôn và pháp hôm nay, ơn chư Phật và đệ tử quá khứ. Pháp tức là Pháp bảo, Phật hôm nay và Phật quá khứ tức là Phật bảo, các Bồ-tát và các đệ tử là Tăng bảo. Sáu Ba-la-mật như trước đã nói.[1]
Thị là chỉ thị cho người biết việc tốt xấu, lành chẳng lành, nên làm không nên làm; sinh tử là xấu, Niết-bàn an ổn là tốt. Phân biệt ba thừa, phân biệt sáu Ba-la-mật như vậy gọi là chỉ thị.
Giáo là dạy ông bỏ ác làm lành, ấy gọi là giáo.
Lợi là khi chưa được mùi vị của thiện pháp, tâm dễ thối mất, vì họ thuyết pháp dẫn dắt khiến ra khỏi. Ông chớ tìm quả trong khi tu nhân, ông nay tuy cần khổ, nhưng khi quả báo xuất hiện thời được lợi ích rất lớn, khiến tâm kia lợi, nên gọi là lợi.
Hỷ là tùy chỗ người ấy tu hành mà tán thán, khiến tâm người kia vui mừng. Nếu người ưa bố thí mà nghe tán thán bố thí thời vui mừng.
Vậy nên lấy bốn việc ấy trang nghiêm việc thuyết pháp.
KINH: Bấy giờ Tu-bồ-đề nói với Thích-đề-hoàn-nhơn rằng: Kiều-thi-ca, ông hãy lắng nghe! Bồ-tát ma-ha-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật như chỗ nên trú, chỗ không nên trú. Kiều-thi-ca! Sắc, sắc không; thọ, tưởng, hành, thức, thức không; Bồ-tát, Bồ-tát không. Sắc không ấy với Bồ-tát không không hai
 

[1] Lục ba-la-mật: Đại trí độ luận, quyển 11, 29, 45 và 46. 

* Trang 510 *
device

hai không khác; thọ, tưởng, hành, thức không với Bồ-tát không không hai không khác. Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật nên trú như vậy.
* Lại nữa, mắt, mắt không, cho đến ý, ý không; Bồ-tát, Bồ-tát không; mắt không cho đến Bồ-tát không không hai không khác. Sáu trần cũng như vậy. Địa chủng (địa giới), địa chủng không, cho đến thức chủng, thức chủng không, Bồ-tát, Bồ-tát không. Kiều-thi-ca! Địa chủng không cho đến thức chủng không với Bồ-tát không không hai không khác. Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật, nên trú như vậy.
Vô minh, vô minh không cho đến già chết, già chết không; vô minh diệt, vô minh diệt không cho đến già chết diệt, già chết diệt không với Bồ-tát không. Kiều-thi-ca! Vô minh không cho đến già chết không; vô minh diệt không cho đến già chết diệt không; Bồ-tát, Bồ-tát không, không hai không khác. Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật, nên trú như vậy.
Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung; tất cả môn Tam-muội, tất cả môn Đà-la-ni, Thanh-văn thừa, Bích-chi Phật thừa, Phật thừa; Thanh-văn,

* Trang 511 *
device

, Bích-chi Phật, Bồ-tát, Phật cũng như vậy.
Trí nhất thiết chủng, Trí nhất thiết chủng không, Bồ-tát, Bồ-tát không; Trí nhất thiết chủng không với Bồ-tát không không hai không khác. Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật, nên trú như vậy.
Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhơn hỏi Tu-bồ-đề rằng: Thế nào là chỗ không nên trú trong khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật?
Tu-bồ-đề Đáp: Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát trong khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật không nên trú sắc, vì có sở đắc. Không nên trú thọ, tưởng, hành, thức,[1] vì có sở đắc; không nên trú mắt cho đến không nên trú ý, không nên trú sắc cho đến không nên trú pháp; không nên trú nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, thọ do nhãn và xúc làm nhân duyên sinh cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh, vì có sở đắc. Không nên trú nơi địa chủng cho đến thức chủng, vì có sở đắc. Không nên trú nơi Thí ba-la-mật, cho đến Bát-nhã ba-la-mật, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, vì có sở đắc. Không nên trú nơi quả Tu-đà-hoàn, vì có sở đắc, cho đến không nên trú nơi quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, đạo Bồ-tát, Phật đạo, không nên trú nơi Trí nhất thiết chủng, vì có sở đắc.
 

 
[1] Lục ba-la-mật: Đại trí độ luận, quyển 11, 29, 45 và 46. 

* Trang 512 *
device

* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, sắc là thường không nên trú, sắc là vô thường không nên trú; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Không nên trú sắc hoặc vui, hoặc khổ, hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, hoặc ngã, hoặc vô ngã, hoặc không, hoặc chẳng không, hoặc tịch diệt, hoặc chẳng tịch diệt, hoặc lìa, hoặc chẳng lìa, vì có sở đắc. Không nên trú thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát không trú quả Tu-đà-hoàn tướng vô vi, quả Tư-đà-hàm tướng vô vi, quả A-na-hàm tướng vô vi, quả A-la-hán tướng vô vi; không nên trú đạo Bích-chi Phật tướng vô vi , Phật đạo tướng vô vi. Không nên trú phước điền Tu-đà-hoàn, không nên trú phước điền Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật, Phật.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát không nên trú Sơ địa vì có sở đắc, cho đến không nên trú địa thứ mười vì có sở đắc.
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát, trú trong sơ phát tâm, nghĩ rằng ta sẽ đầy đủ Thí ba-la-mật, không nên trú, cho đến ta sẽ đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, không nên trú; đầy đủ sáu Ba-la-mật sẽ vào Bồ-tát vị, không nên trú; vào Bồ-tát vị rồi ta sẽ trú địa vị bất thối chuyển, không nên trú; Bồ-tát sẽ đầy đủ năm thần thông, không nên trú, vì có sở đắc; Bồ-tát

* Trang 513 *
device

 trú năm thần thông rồi ta sẽ dạo qua vô lượng A-tăng-kỳ thế giới, lễ kính, cúng dường chư Phật và nghe pháp; nghe pháp rồi lại vì người khác nói, Bồ-tát ma-ha-tát không nên trú như vậy, vì có sở đắc.
Như thế giới chư Phật nghiêm tịnh, ta cũng sẽ trang nghiêm thế giới, không nên trú, vì có sở đắc; thành tựu chúng sinh khiến vào Phật đạo, không nên trú; đi đến vô lượng A-tăng-kỳ thế giới chỗ chư Phật, tôn trọng ái kính cúng dường, lấy hương hoa, anh lạc, hương xoa, hương bột, tràng phan, lọng hoa, trăm ngàn ức thứ y báu, cúng dường chư Phật, không nên trú, vì có sở đắc. Ta sẽ khiến vô lượng A-tăng-kỳ chúng sinh phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Bồ-tát không nên trú như vậy. Ta sẽ sinh năm mắt, mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ, mắt pháp, mắt Phật, không nên trú; ta sẽ sinh tất cả môn Tam-muội, không nên trú; tùy ý muốn dạo chơi các Tam-muội, không nên trú; ta sẽ sinh tất cả môn Đà-la-ni, không nên trú; ta sẽ được mười lực của Phật, không nên trú; ta sẽ được bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, không nên trú; ta sẽ đầy đủ đại từ đại bi, không nên trú; ta sẽ đầy đủ 32 tướng, không nên trú; ta sẽ đầy đủ 80 vẻ đẹp tùy hình, không nên trú như vậy, vì có sở đắc.
Đây là người thứ tám, là người hành theo lòng 

* Trang 514 *
device

lòng tin, là người hành theo sự hiểu pháp, không nên trú như vậy. Đây là Tu-đà-hoàn cùng tột bảy đời, đây là Gia-gia, đây là Tu-đà-hoàn mạng chung sạch hết lậu hoặc, đây là Tu-đà-hoàn trung gian vào Niết-bàn, đây là người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, đây là người Tư-đà-hàm nhất lai vào Niết-bàn, đây là người hướng đến chứng quả A-na-hàm, đây là người Tư- đà-hàm nhất chủng, đây là người A-na-hàm ở trong kia vào Niết-bàn, đây là người hướng đến chứng quả A-la-hán, đây là người A-la-hán đời này vào Vô dư Niết-bàn, đây là Bích-chi Phật, quá Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, ta sẽ trú Bồ-tát địa, đây là Đạo chủng trí, không nên trú như vậy, vì có sở đắc.
Biết tất cả chủng, tất cả pháp rồi dứt các phiền não và tập khí, không nên trú như vậy. Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sẽ Chuyển pháp luân, không nên trú; làm Phật sự độ vô lượng A-tăng-kỳ chúng sinh vào Niết-bàn, không nên trú;[1] bốn Như ý túc, không nên trú; trú vào Tam-muội ấy sẽ sống lâu hằng hà sa kiếp, không nên trú; ta sẽ được sống lâu vô lượng số kiếp, không nên trú; 32 tướng, mỗi mỗi tướng có 100 phước trang nghiêm, không nên trú; một thế giới của ta như mười phương hằng hà sa thế giới, không nên trú; ba ngàn đại thiên thế giới của ta thuần là Kim cang, không
 

[1] T. 5: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 80, tr. 450b16-28.
pan>Lục ba-la-mật: Đại trí độ luận, quyển 11, 29, 45 và 46. 

* Trang 515 *
device

không nên trú; khiến cây Bồ-đề của ta sẽ xuất ra hương thơm như vậy, không nên trú; chúng sinh ngửi được không còn dâm dục, sân nhuế, ngu si, không có tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, những người ấy chắc sẽ chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không nên trú; nếu chúng sinh ngửi được mùi thơm ấy, thân bệnh, tâm bệnh thảy đều tiêu trừ, không nên trú; sẽ khiến trong thế giới của ta không có danh tự sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không nên trú; sẽ khiến trong thế giới của ta không có danh tự Thí ba-la-mật cho đến không có danh tự Bát-nhã ba-la-mật, không nên trú; sẽ khiến trong thế giới của ta không có danh tự bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, cũng không có danh tự Tu-đà-hoàn, cho đến Phật, không có danh tự Phật, không nên trú, vì có sở đắc, vì sao? Vì chư Phật khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hết thảy pháp không có sở đắc.
Như vậy, Kiều-thi-ca! Bồ-tát trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật, không nên trú tướng, vì không có sở đắc.
Bấy giờ tâm Xá-lợi-phất nghĩ rằng: Nay Bồ-tát nên làm thế nào trú trong Bát-nhã ba-la-mật?
Tu-bồ-đề biết tâm Xá-lợi-phất nghĩ, bèn nói với Xá-lợi-phất rằng: Ý ông nghĩ sao? Chư Phật trú ở đâu?

* Trang 516 *
device

Xá-lợi-phất đáp Tu-bồ-đề: Chư Phật không có chỗ trú, chư Phật không trú nơi sắc, không trú nơi thọ, tưởng, hành, thức, không trú nơi tánh hữu vi, không trú nơi tánh vô vi, không trú nơi bốn niệm xứ, cho đến không trú nơi mười tám pháp không chung, không trú nơi Trí nhất thiết chủng.
Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát nên như vậy trú Bát-nhã ba-la-mật; như chư Phật trú nơi các pháp, chẳng phải trú chẳng phải chẳng trú.
Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật, nên học như vậy: Ta sẽ trú không trú pháp tướng.
LUẬN: Luận giả nói: Trú trong Bát-nhã ba-la-mật là năm uẩn, năm uẩn tướng không (pañca skandhāḥ śūnyatālakṣaṇā). Năm uẩn tướng không là vì quán theo mười tám không (aṣṭadāśa śūnyatā).
* Lại nữa, trong kinh Bát-nhã ba-la-mật nói nghĩa không là năm uẩn tướng không, chỉ vì phàm phu điên đảo nên chấp thủ tướng năm uẩn, năm uẩn hòa hợp lại chấp thủ tướng Bồ-tát. Trong Bát-nhã ba-la-mật lấy chúng sinh không, trừ chúng sinh, tức không có tướng Bồ-tát; lấy pháp không trừ năm uẩn, thời không có tướng năm uẩn. Hai không không có sai khác nên nói năm uẩn không, với Bồ-tát không không hai không khác. Như lửa củi Chiên-đàn tắt với lửa phân, cỏ cây tắt, cách tắt không khác nhau. Lấy tướng lửa khi chưa tắt để nói khi tắt, nên có khác nhau, trong khi tắt thời không khác,

* Trang 517 *
device

cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy.
Không nên trú là, không nên trú trong năm uẩn.
Hỏi: Nên nói như nghĩa trú, cớ sao nói không trú?
Đáp: Nếu có thể đối với năm uẩn tâm xa lìa không trú, thời ấy là nghĩa trú. Thế nên nói vì có sở đắc, nên không nên trú; cho đến đối với Trí nhất thiết chủng cũng như vậy.
Trước nói đối với năm uẩn không nên trú, chẳng biết không nên trú môn gì. Nay nói trong các môn thường, vô thường chẳng nên trú, cho đến xa lìa; không nên trú.
Hỏi: Quả Tu-đà-hoàn v.v... tướng vô vi, không nên trú, có thứ lớp gì?
Đáp: Bồ-tát trước tiên quán các pháp không, không có gì, tâm thối mất, muốn sớm chứng Niết-bàn, Niết-bàn tức là tướng vô vi. Thế nên nay nói quả Tu-đà-hoàn v.v... tướng vô vi, không nên trú. Nếu quả Tu-đà-hoàn, tướng vô vi thời không có pháp để có thể chấp đắm, vậy thì đắm cái gì, chấp cái gì? Còn nếu là tướng hữu vi, tướng hữu vi thời hư dối không thật cũng không nên trú. Thế nên nói quả Tu-đà-hoàn tướng vô vi không nên trú, cho đến Phật tướng vô vi không nên trú cũng như vậy. Như Bồ-tát muốn hành Phật đạo, đầu tiên tu Thí ba-la-mật, nên cầu phước điền, vì sao? Vì do công đức phước điền mà sở nguyện được viên mãn, như gieo ruộng tốt thời thâu hoạch nhiều; như Phật nói các ruộng khác, quả báo có giới hạn, còn ruộng Thánh hiền vô lượng, quả báo cũng vô lượng. Bồ-tát nghe nói ruộng phước Tu-đà-hoàn có quả báo vô lượng nên muốn làm Tu-đà-hoàn, thế nên nói 

* Trang 518 *
device

nói ruộng phước Tu-đà-hoàn, không nên trú, cho đến Bích-chi Phật cũng như vậy.
Hỏi: Nhị thừa nhỏ nên vượt qua không trú, còn phước điền của Phật, tại sao trong trú?
Đáp: Pháp của Bồ-tát là phải bình đẳng đối với các pháp, nếu vì Phật là lớn, chúng sinh là nhỏ, thời phá tướng bình đẳng của các pháp.
* Lại nữa, vì không, nên tất cả chỗ đều không nên trú.
* Lại nữa, tâm Bồ-tát bình đẳng bố thí, nếu phân biệt phước điền, thời phá tâm đại bi, cũng phá sự bố thí với ba phần thanh tịnh.
Trong Sơ địa không nên trú là, nếu không bỏ Sơ địa thời không được Nhị địa. Cầu ích lớn thì nên bỏ lợi nhỏ.
* Lại nữa, vì tâm chấp trước thủ tướng nên không nên trú, cho đến địa thứ mười cũng như vậy.
Hỏi: Nếu pháp của Bồ-tát ma-ha-tát, từ khi mới phát tâm nên tu hành sáu Ba-la-mật, tu hành sáu Ba-la-mật nên vào pháp vị, vào pháp vị nên trú địa vị bất thối chuyển. Trú địa vị bất thối chuyển rồi, nên phát khởi năm thần thông cúng dường mười phương chư Phật, như sau nói rộng,[1] nay vì cớ sao đều nói không nên trú?
Đáp: Không phá cách trú thanh tịnh, chỉ phá tâm chấp ngã tà kiến thủ tướng mà trú; ví như sửa sang ruộng, chỉ trừ bỏ cỏ rác.
* Lại nữa, vì dứt pháp ái, nên không nên trú. Không
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 89, phẩm Tứ nhiếp thứ 78 (四攝品第78).
Tập tương ưng phẩm 3 (習相應品第3), tr. 223b16-21, tr. 242: Thật tướng các pháp, ba đời v.v… một như không có hai như. Như Bát-nhã ba-la-mật (phẩm như) nói: quá khứ như, vị lai như, hiện tại như, Như lai như, một như không có hai như.; Đại trí độ luận, quyển 22, tr. 255a23-25: Bát-nhã ba-la-mật trong (phẩm như tướng), ba đời một tướng, đó là vô tướng, vì sao nói trí tuệ Phật biết được ba đời thông đạt vô ngại?
thân, như sát, vô thường, khổ, không, vô ngã …; quyển 5, kinh số 104, tr. 31c3-10; quyển 31, kinh số 864, tr. 219b29-c7.

* Trang 519 *
device

 muốn trái với trí tuệ rốt ráo không của chư Phật dạy, nên không nên trú. Nếu đem tâm phương tiện không trú trước, thương xót chúng sinh nên tuy trú cũng không lỗi, cho đến đối với 80 tướng tốt tùy hình cũng như vậy.
Người thứ tám là hạng người hành theo lòng tin (tín hành), hạng người hành theo sự hiểu pháp thuộc kiến đế đạo (pháp hành).
Có Tu-đà-hoàn cùng tột bảy đời; có Tu-đà-hoàn ngay đời này hết phiền não chứng được A-na-hàm; có Tu-đà-hoàn gia gia trải qua ba đời sinh, ba đời sinh rồi vào Niết-bàn; có trung gian Tu-đà-hoàn, trừ sinh đời thứ ba, các người kia trung gian vào Niết-bàn.
Trú trong sáu vô ngại đạo, năm giải thoát đạo, đều là Tu-đà-hoàn hướng.
Tư-đà-hàm dứt sáu phẩm tư hoặc của cõi Dục, sinh lên trời, từ trời sinh trở lại cõi người rồi vào Niết-bàn, gọi là A-na-hàm.
Dứt phẩm tư hoặc thứ bảy của cõi Dục, gọi là hướng A-na-hàm, dứt phẩm tư hoặc thứ tám cũng gọi là hướng A-na-hàm, lại gọi là nhất chủng tử A-na-hàm, nơi đây chết sinh nơi kia vào Niết-bàn. Dứt được hết thảy kiết sử của cõi Dục gọi là A-na-hàm, nơi đây chết, sinh vào cõi Sắc, Vô sắc mà vào Niết-bàn, không còn sinh trở lại nữa. Có A-na-hàm đời nay vào Niết-bàn; có A-na-hàm ở thân trung ấm vào Niết-bàn; có A-na-hàm ngay khi sinh vào Niết-bàn; có A-na-hàm sau khi sinh khởi tâm tu các hạnh rồi vào Niết-bàn; có A-na-hàm

* Trang 520 *
device

hàm không cần cầu các hạnh mà vào Niết-bàn; có A-na-hàm đi lên cho đến cõi Sắc cứu cánh (Akaniṣṭha); có A-na-hàm sinh cõi Vô sắc mà vào Niết-bàn; có A-na-hàm được thân chứng mà vào Niết-bàn. Ấy gọi là A-na-hàm, cũng gọi là hướng A-la-hán.
A-la-hán có chín hạng,[1] khi hết lậu hoặc, xả báo thân gọi là vào Vô dư Niết-bàn. Qua khỏi Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, trú Bồ-tát địa, có Đạo chủng trí, Trí nhất thiết chủng, biết hết thảy pháp, dứt hết thảy phiền não và tập khí, thành Phật, Chuyển Pháp luân, đủ 32 tướng, khắp thế giới độ vô lượng chúng sinh, sống lâu vô lượng, đều như trong Luận nghị đã nói trước kia.[2]
Người Thanh-văn khéo tu bốn như ý túc, được lực Tam-muội ấy, có thể duy trì sống một kiếp, hoặc dưới một kiếp. Bồ-tát khéo tu bốn Như ý Tam-muội, hoặc muốn sống lâu nhiều kiếp như cát sông Hằng, cũng được như ý.
Ba ngàn đại thiên thế giới thuần Kim cang là các thế giới khác tuy dưới đáy có Kim cang, và chỗ Phật đi Phật ngồi có Kim cang, mà chỗ khác đều không có, ấy là Bồ-tát nguyện thế giới đều là Kim cang.
Mùi thơm cây Bồ-đề độ chúng sinh[3] là như trước Luận nghị nói.[4]
Hỏi: Việc trong đây tuy hy hữu đều có thể tin; còn nói không có danh tự sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không có danh tự Thí ba-la-mật, không có danh tự Phật là điều khó tin?
Đáp: Có thế giới nơi người phước đức trí tuệ sinh ra
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 30, Đại phẩm phước điền kinh (大品福田經), tr. 616a17-19: Thế nào là chín vô học nhân? Đó là Tư pháp, Thắng tấn pháp, Bất động pháp, Thối pháp, Bất thối pháp, Hộ pháp, Thật trú pháp, Tuệ giải thoát và Câu giải thoát; Đại trí độ luận, quyển 32, tr. 301a12-14: A-la-hán có chín hạng: Thối pháp, Bất thối pháp, Tử pháp, Hộ pháp, Trú pháp, Thắng tấn pháp, Bất hoại pháp, Tuệ giải thoát và Cọng giải thoát; T. 28: A-tỳ-đạt-ma cam lộ vị luận (阿毘曇甘露味論), quyển 1, tr. 973b28-c1; T. 29: Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 65, tr. 699c1-3; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ ni đà na mục đắc ca (根本說一切有部尼陀那目得迦), quyển 2, tr. 422c12-14.
[2] Qua khoûi Thanh-vaên, Bích-chi Phaät ñòa, truù Boà-taùt ñòa: Đại trí độ luận, quyển 27, tr. 262a17-264a12.
Đạo chủng trí, nhất thiết chủng trí, biết hết thảy pháp: Đại trí độ luận, quyển 27, tr. 258c25-260b14.
Đoạn hết thảy phiền não và tập khí: Đại trí độ luận, quyển 27, tr. 260b15-262a16.
Thành phật, chuyển pháp luân: Đại trí độ luận, quyển 34, tr. 311a9-b18.
Tam thập nhị tướng (32 tướng): Đại trí độ luận, quyển 4, tr. 90a27-91b27, quyển 21, tr. 219c16-29; quyển 29, tr. 273a10-275a5.
Trang nghiêm thế giới, độ vô lượng chúng sanh: Đại trí độ luận, quyển 37, tr. 335a23-b4.
Sống lâu vô lượng: Đại trí độ luận, quyển 34, tr.311c18-312b21.
[3] Mùi thơm cây Bồ-đề độ chúng sinh là như trước Luận nghị nói: Đại trí độ luận, quyển 54, tr. 446a25-26: Khiến  cho cây Bồ-đề của Ta phát ra mùi thơm, chúng sanh nghe mùi hương này, không có dâm dục, sân nhuế, ngu si, cũng không có tâm Thanh-văn, Bích chi-phật , hết thảy mọi người đều được Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, nếu chúng sanh nghe mùi hương này, thân bệnh, ý bệnh thảy đều trừ diệt; Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), Thiên chủ phẩm thứ 27 (天主品第27): Mùi thơm cây Bồ-đề phát ra hương thơm, chúng sanh nghe mùi hương này mà được lợi ích lớn.
[4] Đại trí độ luận, quyển 54, Phẩm thiên vương thứ 27 (天王品第27), tr. 446a25-26.

* Trang 521 *
device

. Cây cối, hư không, cõi đất, núi sông v.v... thường phát ra âm thanh diễn về thật tướng các pháp, pháp pháp đều là chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, không, vô tướng, vô tác v.v... Chúng sinh sinh ra liền nghe âm thanh ấy, tự nhiên chứng được Vô sinh pháp nhẫn. Ở trong thế giới như vậy, không cần có danh tự phân biệt các pháp, rằng ấy là năm uẩn, mười hai nhập v.v... ấy là Thí ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung, ấy là Tu-đà-hoàn cho đến chư Phật. Chúng sinh ở thế giới ấy đều có 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình trang nghiêm thân, có ánh sáng vô lượng, một chủng đạo, một chủng quả.
Trong ấy không nên trú là, nếu Bồ-tát tự nghĩ ta có thể sinh ra thế giới như vậy, thời sinh tâm cao mạn, thế nên không nên thủ tướng mà trú.
Trong đây Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên không trú, chư Phật khi đắc đạo, đối với các pháp không thấy có tướng thật nhất định, sẽ trú chỗ nào?
Nay Xá-lợi-phất nghĩ rằng: Nếu hoàn toàn không chỗ trú, vậy sẽ trú chỗ nào để thành Phật đạo?
Tu-bồ-đề biết tâm Xá-lợi-phất nghĩ, nên nói với Xá-lợi-phất rằng: Các Bồ-tát đều là Phật tử, phép làm con nên như sở hành của cha. Tâm chư Phật không trú hết thảy pháp từ sắc cho đến Trí nhất thiết chủng, thì Bồ-tát cũng nên học như vậy, dùng tâm không trú vào đâu cả mà hành Bát-nhã ba-la-mật. Như chư Phật trong tâm không trú vào đâu cả cũng không trú, trong tâm chẳng phải không trú cũng không trú, vì 

* Trang 522 *
device

rốt ráo thanh tịnh, nên các Bồ-tát cũng nên trú theo Phật, vì rốt ráo thanh tịnh, các Bồ-tát cũng nên học theo Phật.
KINH: Bấy giờ, trong hội chúng có các Thiên tử nghĩ rằng: Các Dạ-xoa nói ra ngôn ngữ tự cú, còn có thể hiểu, mà Tu-bồ-đề nói ra ngôn ngữ luận nghĩa giải thích Bát-nhã ba-la-mật, hoàn toàn không thể hiểu!
Tu-bồ-đề biết tâm niệm của các Thiên tử, nói với các Thiên tử rằng: Không thể hiểu không thể biết ư?
Các Thiên tử nói: Thưa Đại đức! Không thể hiểu không thể biết.
Tu-bồ-đề nói với các Thiên tử rằng: Các ông! Pháp không thể biết, tôi không có luận thuyết, cho đến không nói một chữ, cũng không có người nghe, vì sao? Vì các chữ chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật, trong Bát-nhã ba-la-mật không có người nghe. Chư Phật chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không chữ không lời. Các Thiên tử! Như Phật biến hóa làm người, người biến hóa ấy lại hóa ra bốn bộ chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, người biến hóa thuyết pháp ở giữa bốn bộ chúng, ý các ông nghĩ sao ? Trong đó có người nói, người nghe, người biết ư?
Các Thiên tử Đáp: Thưa không, Đại đức!
 

* Trang 523 *
device

Tu-bồ-đề nói: Hết thảy pháp đều như biến hóa, trong đó không có người nói, không có người nghe, không có người biết.
Các Thiên tử! Ví như người trong mộng thấy Phật thuyết pháp, ý các ông nghĩ sao? Trong ấy có người nói, người nghe, người biết chăng?
Các Thiên tử Đáp: Thưa không, Đại đức!
Tu-bồ-đề nói: Các Thiên tử! Hết thảy pháp đều như mộng, không có nói, không có nghe, không có biết.
Các Thiên tử! Ví như hai người ở trong khe sâu lớn, mỗi người ở mỗi phía, tán thán Phật Pháp Tăng, có hai tiếng vang dội ra, ý các Thiên tử nghĩ sao? Tiếng vang của hai người ấy có triển chuyển hiểu nhau chăng?
Các Thiên tử Đáp: Thưa không, Đại đức!
Tu-bồ-đề nói: Các Thiên tử! Hết thảy pháp cũng như vậy, không có nói, không có nghe, không có biết.
Các Thiên tử! Ví như thầy huyễn thuật khéo, ở giữa ngã tư đường hóa làm Phật và bốn bộ chúng, thuyết pháp nơi ấy, ý các Thiên tử nghĩ sao? Trong ấy có người nói, người nghe, người biết chăng?
Các Thiên tử Đáp: Thưa không, Đại đức!
Tu-bồ-đề nói: Các Thiên tử! Hết thảy các pháp 

* Trang 524 *
device

như huyễn, không có người nói, không có người nghe, không có người biết.
Bấy giờ tâm các Thiên tử nghĩ rằng: Lời Tu-bồ-đề nói muốn làm cho dễ hiểu lại càng sâu càng diệu!
Tu-bồ-đề biết tâm các Thiên tử nghĩ, nói với các Thiên tử rằng: Sắc chẳng phải sâu, chẳng phải diệu; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải sâu, chẳng phải diệu; sắc tánh chẳng phải sâu chẳng phải diệu; thọ, tưởng, hành, thức tánh chẳng phải sâu chẳng phải diệu. Nhãn tánh cho đến ý tánh, sắc tánh cho đến pháp tánh, nhãn giới tánh cho đến ý giới tánh; nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, thọ do nhãn và xúc làm nhân duyên sinh, cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh; Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, tất cả các môn Tam-muội, tất cả các môn Đà-la-ni, cho đến Trí nhất thiết chủng, tánh Trí nhất thiết chủng chẳng phải sâu chẳng phải diệu.
Các Thiên tử lại nghĩ rằng: Trong sự thuyết pháp này không nói sắc, không nói thọ, tưởng, hành, thức, không nói mắt cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh, không nói Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, không nói nội không cho

* Trang 525 *
device

đến vô pháp hữu pháp không (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Vô tánh tự tánh không - ND), không nói bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, không nói môn Đà-la-ni, môn Tam-muội, cho đến Trí nhất thiết chủng, không nói quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán, không nói đạo Bích-chi Phật, không nói đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trong pháp ấy không nói danh tự ngữ ngôn.
Tu-bồ-đề biết tâm các Thiên tử nghĩ, nói với các Thiên tử rằng: Như vậy! như vậy! Các Thiên tử! Các pháp như vậy cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của chư Phật, tướng không thể nói. Trong ấy cũng không có người nói, cũng không có người nghe, cũng không có người biết.
Vì vậy nên, Các Thiên tử! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào muốn trú muốn chứng quả Tu-đà- hoàn, người ấy cũng nhân nơi nhẫn này mới trú chứng được; muốn trú muốn chứng Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật, Phật đạo, cũng nhân nơi nhẫn này mới trú chứng được.
Như vậy, Các Thiên tử! Bồ-tát ma-ha-tát từ lúc mới phát tâm, trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật, nên trú như vậy, vì không nói không nghe vậy.

LUẬN:  Hỏi: Lời các Dạ-xoa nói tuy u ẩn bất chính, mà sự việc quê hèn thiết cận, còn lời nói Bát-nhã ba-la-mật sâu

* Trang 526 *
device

xa, tuy dùng ngôn từ thông thường mà chỉ thú u thâm huyền viễn, việc khác lý trái, sao đem so sánh nhau?
Đáp: Chư thiên thích đem việc người đời không hiểu để ví việc mình chưa ngộ, không nhất thiết phải sự lý đều đồng nhau mới lấy làm ví dụ. Có người nói Thiên đế có 999 cửa, mỗi cửa đều dùng sáu Dạ-xoa áo xanh canh giữ. Các Dạ-xoa ấy nói năng phù phiếm hư ngụy, tình tứ gian siểm, chư thiên khinh hèn không thèm để ý, cho nên không hiểu nó nói, mà ý so sánh kia có thể không cần ngôn biện để ghi nhận, nên nói còn có thể hiểu biết. Nay nghe nói Bát-nhã sâu xa, lời nói như tuồng hiểu được mà chỉ thú u huyền thâm thúy, tìm đến càng sâu, lạc mất càng xa, nên lấy lời nói của Dạ-xoa mà so sánh chỗ chẳng biết. Lại lời nói của Dạ-xoa tuy khó hiểu, mà mắt thấy tướng, truyền lời nó, đo lường tâm nó thời đều có thể biết được; thí như nguồn sâu nước chảy, có thuyền thì qua được.
Tu-bồ-đề nói về Bát-nhã ba-la-mật, nghĩa rốt ráo không, không có định tướng, không thể chấp thủ, không thể truyền dịch mà được ngộ; không được nói có, không được nói không có, không được nói vừa có vừa không có, không được nói chẳng phải có chẳng phải không có, chẳng phải chẳng phải có, chẳng phải chẳng phải không có cũng không có, hết thảy chỗ tâm đi dứt, đường ngôn ngữ đoạn, thế nên các Thiên tử kinh ngạc, nghi ngờ, mê muội.
Tu-bồ-đề Đáp: Điều các Thiên tử không hiểu, pháp tự nhiên như vậy. Pháp ấy không chỗ nói, cho đến không nói

* Trang 527 *
device

nói một chữ, có thể đắm có thể lấy, không chữ không lời, ấy là Phật đạo. Vì sao? Vì danh tự đều không, hư dối không thật, như trong đoạn phá danh tự sắc đã nói.[1] Dùng danh tự thời có ngôn ngữ, nếu không có danh tự thời không có ngôn ngữ.
Các Thiên tử nghĩ rằng: Nếu không nói, nếu không nghe, thì nay hòa hợp tụ hội để làm gì?
Tu-bồ-đề muốn giải thích nghĩa ấy nên lấy ví dụ để làm rõ.
Các Thiên tử lại nghĩ rằng: Muốn lấy ví dụ để giải ngộ cho chúng tôi, song ví dụ này lại càng thâm diệu. Ví dụ lấy thô dụ tế, lấy việc cố định làm rõ việc bất định, nay ví dụ cũng vi diệu, không có định tướng!
Tu-bồ-đề biết tâm các Thiên tử, nơi trong Bát-nhã mê mờ không thể tự ra khỏi, vì vậy nên nói Bát-nhã ba-la-mật không khác năm uẩn, thật tướng năm uẩn tức là Bát-nhã ba-la-mật. Nay năm uẩn này chẳng phải thâm chẳng phải diệu, cho đến Trí nhất thiết chủng chẳng phải thâm chẳng phải diệu.
Các Thiên tử bấy giờ rất biết Tu-bồ-đề miệng tuy nói sắc mà tâm không nói, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng như vậy.
Tu-bồ-đề biết tâm các Thiên tử, nên đáp rằng: Như vậy, như vậy! Chẳng phải riêng tôi như vậy, khi Phật chứng được Bồ-đề cũng không nói, trong tướng tịch diệt thật không có người nói, không có người nghe. Thế nên quả Tu-đà-hoàn cho đến Phật đạo đều nhân nơi pháp vô vi mà có được. Lìa
 

[1] Phá sắc, danh tự: Đại trí độ luận, quyển 15, tr. 171a5-9; quyển 25, tr. 246a23-c; quyển 36, tr. 326b20-327a; quyển 41, tr. 358a17-c8; quyển 42, tr. 364c21-365a15.

* Trang 528 *
device

Lìa pháp ấy được nhẫn ấy thời không có Tu-đà-hoàn, cho đến Phật đạo cũng như vậy. Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến thành Phật, giữa khoảng trung gian đó, hết thảy pháp không có nói, không có nghe. Vì các quán diệt, vì ngôn ngữ dứt nên không thể nói; không thể nói nên không thể nghe; không thể nghe nên không thể biết; không thể biết nên đối với hết thảy pháp không lãnh thọ, không chấp trước, thời vào Niết-bàn.
(Hết cuốn 54 theo bản Hán)
 
____________

* Trang 529 *
device

Xem mục lục