Chứng đắc các phép mầu của năng lực tâm linh được xem là một thành tựu tốt đẹp, hoàn hảo, và viên mãn của một bậc thánh. Tuy nhiên, Đức Phật xem nhẹ các biến hóa thần thông này khi so sánh chúng với “giáo hóa thần thông” (Kevaddha Sutta, DN 11)
“Phép mầu duy nhất,” Đức Thế Tôn dạy, “mà các đấng Như Lai thi triển là, khi thấy một chúng sanh ngập chìm trong tham ái, các vị hướng dẫn chúng sanh ấy vượt thoát vòng dục lạc. Khi thấy một chúng sanh bị nô lệ cho oán thù, các vị hướng dẫn chúng sanh ấy khỏi tâm sân hận. Khi thấy một chúng sanh mịt mờ trong vô minh, các vị hướng dẫn cho chúng sanh ấy diệt trừ si mê. Đây là thần thông duy nhất mà chư Phật thi thố. Tất cả những phép mầu khác chư Phật không chấp nhận, không coi trọng và xa lánh.”
Kinh điển thường nhắc đến sáu công năng siêu phàm – gọi là lục thông (chalabhinna) – Chứng đắc bởi các vị a-la-hán:
♂️ 1. Thân như ý thông (còn gọi là thần túc thông, iddhividha-nana): biến hiện tùy theo ý muốn
♂️ 2. Thiên nhĩ thông (dibbasotadhatu-nana): nghe và hiểu mọi âm thanh, ngôn ngữ trong thế gian
♂️ 3. Tha tâm thông (cetopariya-nana): đọc biết được tâm chúng sanh
♂️ 4. Túc mạng thông (pubbe-nivasanussati-nana): biết được các kiếp trước của chính bản thân và của chúng sanh
♂️ 5. Thiên nhãn thông (dibbacakkhu, cutupata-nana): thấy được mọi hình sắc trong thế gian, thấy được sự chết và sự tái sanh của chúng sanh trong vòng luân hồi
♂️ 6. Lậu tận thông (asavakkhaya-nana): đoạn diệt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi ô nhiễm trong tâm, giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi
Trong sáu phép thần thông trên, duy nhất phép thứ sáu – lậu tận thông – chỉ có bậc thánh a-la-hán mới chứng đắc được. Năm phép đầu có thể đạt được bởi bất cứ thiền giả nào, dù là ngoại đạo hay tà giáo, đã thuần thục tinh thông các tầng thiền định (jhana). Chúng không là điều kiện, cũng không là biểu hiện, của giác ngộ giải thoát viên mãn.
Thần thông của bậc thánh không phải là phương tiện để tăng trưởng thế lực hay chế ngự kẻ khác vì phải được rèn luyện trên một nền tảng vững chắc của ý thức vô ngã – không “tôi” hay “của tôi”. Lèo lái bởi thánh tâm bi mẫn, các năng lực này có thể được dùng như một trợ duyên quý giá để giáo hóa chúng sanh khi thích hợp và cần thiết.
Đức Phật nhấn mạnh đặc biệt đến một nhóm pháp hành gọi là “bốn đạo lộ đưa đến thần thông” (tứ thần túc, tứ như ý túc, iddhipada): ước muốn, tinh tấn, quan sát (chanda, viriya, citta, vimamsa). Đây là bốn pháp thiền định hành giả cần tinh tấn tu tập để thanh lọc tâm. Khi tâm trở nên “trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, kiên định, và bình thản,” thì hành giả thành tựu năng lực thần thông siêu phàm theo ý nguyện.
Trích “ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT” BƯỚC THẦY CON THEO
Tác giả: Nyanaponika Thera & Hellmuth Hecker, Hiệu đính: Bhikkhu Bodhi
Hướng dẫn: Hòa Thượng Kim Triệu Khippapanno - Soạn dịch: Ban Biên Tập Thích Ca Thiền Viện
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2017
Có thể là giải thoát, nhưng đa số trường hợp là không phải. Nói điềm lành hiện ra lúc mệnh chung là chỉ mùi hương lạ, có thiên nhạc, có ánh hào
Truyền thống của Thiền tông là:Chẳng lập văn tựNgoài giáo riêng truyềnChỉ thẳng tâm ngườiThấy tánh thành Phật.Thấy tánh ở đây là thấy Phật tánh. Phật tánh mà mỗi chúng ta sanh
Chúng ta qua pháp Cúng dường Mạn đà la. Đây là một pháp tu rất phổ biến ở Tây Tạng. Các dòng phái khác nhau của Kim cang thừa Tây Tạng thì
LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ NÓI VỀ BỒ TÁT🍀 KINH:Lại có hàng Bồ tát.🍀 LUẬN:✨ Hỏi: Vì sao nói đến các chúng Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di
(1) Đã sanh ra làm một con người mà người ta không thu góp Chánh Pháp, thì cũng giống như một người đến một xứ sở đầy ngọc quý lại trở về
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt