LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
DUYÊN KHỞI LUẬN
“Đường lớn Trí Độ, Phật khéo đến,
Biển lớn Trí Độ, Phật thấu suốt,
Nghĩa, tướng Trí Độ, Phật vô ngại.
Kính lễ Phật, Trí Độ vô đẳng.
Hai kiến có không,[1] dứt không còn,
Thật tướng các pháp, Phật đã nói,
Thường trụ bất hoại, sạch phiền não.
Kính lễ Pháp, mà Phật tôn trọng.
Biển cả Thánh chúng làm ruộng phước,
Bậc học, vô học để trang nghiêm,
Đã sạch giống ái của đời sau,
Ngã sở đã dứt, căn đã trừ.
Đã xả các sự nghiệp thế gian,
Là trú xứ của các công đức.
Tối thượng giữa tất cả chúng hội,
Kính lễ chân tịnh Đại đức Tăng.
Đã nhất tâm cung kính Tam Bảo,
[1] Hữu kiến và vô kiến cũng gọi là biên kiến, hoặc thường kiến và đoạn kiến.
* Trang 13 *
Các bậc cứu thế: Ngài Di-lặc (Maitreya),
Trí tuệ đệ nhất: Xá-lợi-phất (Śāriputra),
Vô tránh không hạnh:[1] Tu-bồ-đề (Subhūti).[2]
Tôi nay theo sức muốn diễn nói,
Nghĩa thật tướng đại trí bờ kia.
Nguyện các Đại đức, bậc Thánh trí,
Nhất tâm khéo thuận nghe tôi nói.”
Hỏi:
* Vì nhân duyên gì mà Phật thuyết Kinh Đại Bát- nhã Ba-la-mật? Phép tắc của chư Phật không vì vô sự và nhân duyên nhỏ mà tự giảng pháp; cũng như núi Tu-di (Sumeru) không vì vô sự và nhân duyên nhỏ mà rung động. Vậy, nay có nhân duyên to lớn gì mà Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật (Mahāprajñāparamitā-sūtra)?
Đáp:
* Ở trong Tam Tạng (Tripiṭaka), Phật dùng đủ loại thí dụ để thuyết pháp cho hàng Thanh-văn (Śravaka) mà không thuyết đến Bồ-tát đạo. Duy trong kinh Bản-mạt (Pūrvaparāntāka sūtra)[3] của Trung A-hàm (Madhyamāgama), Phật tuy có thọ ký cho Bồ-tát Di-lặc (Maitreya) rằng: “Đời sau ông sẽ được thành Phật hiệu là Di-lặc,”[4] mà cũng không nói đến Bồ-tát hạnh. Nay Phật muốn giảng đủ các Bồ-tát hạnh cho Di-lặc v.v...cho nên thuyết Kinh Đại Bát- nhã Ba-la-mật.
* Lại nữa, có vị Bồ-tát tu Niệm Phật tam muội, Phật muốn khiến họ đối với Tam muội này được tăng ích, nên
[1] Tu-bồ-đề là vị được Vô tránh tam muội đệ nhất trong hàng đệ tử Phật. Tham khảo T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 43, Câu lâu sấu vô tránh kinh (拘樓瘦無諍經), tr. 703c; Tăng chi bộ kinh I, Phẩm người tối thắng, tr. 24: Trong các vị trú vô tránh... tối thắng là Subhuti; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 179, tr. 898a.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 11, tr. 136c: Tu-boà-ñeà öa tu Khoâng tam muoäi… quyển 40,tr.356a; T. 23: Tát bà tỳ-ni tỳ-bà-sa (薩 婆 毘 尼 毘 婆 沙) ,tr. 547b.
[3] Bản-mạt kinh hiện có ba bản Hán dịch, T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama- 中阿含經), (1) thuyết bổn kinh (說本經), tr. 508c-511c. (2) Cổ lai thế thời kinh (古來世時經), tr. 829b-830c và (3) Ba-bà-ly kinh (波婆離經); T. 4: Hiền ngu kinh, (賢愚經), quyển 12, tr. 432b-436c; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 135, tr. 698b; T. 29: Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 38, tr. 559a; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (俱舍論), quyển 12, tr. 64a.
[4] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), thuyết bổn kinh (說本經), tr. 511a; T. 1: Trường a-hàm kinh (Dirghāgama-長阿含經), Chuyển luân thánh vương tu hành kinh (轉輪聖王修行經), tr. 41c.
* Trang 14 *
thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Như Phẩm đầu trong kinh Bát-nhã ba-la-mật nói: “Phật hiện Thần túc, phóng ra ánh sáng sắc vàng chiếu khắp mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng. Thị hiện thân lớn, sáng suốt trong sạch, đủ các thứ sắc đẹp đầy khắp hư không, Phật ở giữa chúng, đoan chánh thù diệu không ai sánh kịp; thí như núi chúa Tu-di nổi giữa biển cả,[1] các Bồ-tát nhờ thấy sự thần biến của Phật, nên tăng thêm lợi ích đối với Niệm Phật tam muội. Vì lẽ đó, Phật thuyết Kinh Đại Bát- nhã Ba-la-mật.
* Lại nữa, Bồ-tát (Tất-đạt-đa) lúc mới sanh, phóng ra ánh sáng đầy khắp cả mười phương, đi bảy bước, nhìn khắp bốn phương, với âm thanh như Sư tử rống, Ngài thuyết bài kệ:
“Phần thai sanh đã hết,
Đây là thân cuối cùng.
Ta đã được giải thoát,
Sẽ lại độ chúng sanh.”[2]
Sau khi phát thệ như vậy, thân Ngài lớn dần, Ngài muốn từ bỏ thân thuộc, xuất gia tu đạo. Nửa đêm thức dậy, nhìn thấy các ca nhi, hậu phi, thể nữ, hình trạng như thây thối.[3] Ngài liền sai Xa-nặc (Chandaka) thắng con Ngựa trắng, nửa đêm vượt thành, đi được mười hai do tuần, đến trong cánh rừng có vị tiên nhân tên Bạt-già-bà (Bhārgava) đang ở, lấy dao cắt tóc, cởi y phục quý giá đổi lấy áo Tăng-già-lê thô xấu, rồi ở bên sông Ni-liên-thuyền (Nairāñjanā), sáu năm tu khổ hạnh, ngày ăn một hạt mè hoặc một hạt gạo, nhưng tự
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tự phẩm đệ nhất (序品第一), tr. 217c-218a.
[2] Trung bộ kinh III, kinh số 123: Kinh hy hữu vị tằng hữu pháp (Acchariya-abbhūta sutta), tr. 123; Trường bộ kinh II, kinh số 14: Kinh Đại bổn (Mahāpadāna), tr. 15; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), Vị tằng hữu pháp kinh (未曾有法經), tr. 470b, T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含經), đại bản kinh (大本經), tr. 4b-c; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根本說一切有部毗奈耶破僧事), quyển 2, tr. 108a; Đại sự II, tr. 20; T. 3: Phổ diệu kinh (普曜經), quyển 2, tr. 494a; T. 3: Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 3, tr. 553a; T. 3: Dị xuất Bồ tát khởi kinh (異出菩薩本起經), tr. 618a; T. 3: Phật bản hành tập kinh (佛本行集經), quyển 8, tr. 687b; T. 4: Phật sở hành tán (佛所行讚), quyển 1, tr. 1b.
[3] T. 24: Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 4, tr. 115b; T. 3: Lục độ tập kinh (六度集經), quyển 7, tr. 41b-42a.
* Trang 15 *
nghĩ: “Đây không phải là Chánh đạo.” Bấy giờ Bồ-tát bỏ chỗ tu khổ hạnh, đến dưới gốc Bồ-đề, ngồi tòa Kim-cang. Ma vương đem mười tám ức vạn đồ chúng đến phá hoại Bồ-tát, Bồ-tát dùng sức công đức và trí tuệ hàng phục bọn Ma mà chứng quả Vô thượng Bồ-đề. Bấy giờ vị Vua trời cõi Phạm-thiên, chúa tể của ba ngàn đại thiên thế giới, tên là Thi-khí (Śikhin) cùng với chư thiên ở cõi Sắc, Thích-đề-hoàn-nhơn cùng với chư thiên ở cõi Dục và Tứ-thiên-vương cùng đến trước Phật, khuyến thỉnh Thế Tôn khởi đầu quay bánh xe Chánh pháp. Lại vì Bồ-tát nhớ đến sở nguyện đại từ đại bi của mình nên nhận lời thỉnh cầu mà thuyết pháp. Pháp sâu xa trong các pháp là Bát-nhã ba-la-mật vậy. Vì thế Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật.
* Lại nữa, có kẻ hoài nghi rằng Phật không chứng được Nhất thiết trí,[1] vì cớ sao? Vì các pháp vô lượng vô sốâ, làm sao một người mà có thể biết tất cả pháp?[2] Phật trú trong pháp Bát-nhã ba-la-mật thật tướng thanh tịnh như hư không, vô lượng vô số, mà tự nói lên lời chân thật rằng: “Ta là bậc Nhất thiết trí, muốn dứt hết thảy nghi ngờ của chúng sanh;”[3] vì thế, Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, có những chúng sanh đáng được độ, nhưng vì đại công đức và trí tuệ của Phật vô lượng, khó biết khó hiểu, do đó mà họ bị ác sư mê hoặc, tâm đắm chìm trong tà pháp, không vào được Chánh đạo. Vì hạng người đó, Phật khởi tâm đại từ, duỗi tay đại bi cứu vớt, đưa vào Phật đạo. Do đó mà Phật tự thị hiện ra công đức tối diệu, phát ra đại thần
[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 2, tr. 73b-74b: Phật là đấng Nhất thiết trí, tự nhiên, không Thầy, không theo người khác nghe pháp để mà thuyết.”
[2] Đồng một vấn nạn, xem T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 2, tr. 74b27.
[3] T. 29: Câu xá luận (俱舍論), quyển 29, tr. 155a; quyển 27, tr. 141b.
* Trang 16 *
lực, như trong Sơ phẩm của kinh Bát-nhã ba-la-mật nói: “Phật nhập vào Chánh định tên là Tam muội vương. Khi ra khỏi Chánh định, Phật dùng Thiên nhãn quán khắp mười phương thế giới, khắp các lỗ chân lông của Ngài đều mỉm cười, và từ dưới bàn chân có tướng nghìn bánh xe của Ngài phát ra sáu trăm ngàn vạn ức ánh sáng đủ màu. Từ ngón chân lên đến nhục kế, đâu đâu cũng phóng ra sáu trăm ngàn vạn ức ánh sáng đủ màu, chiếu khắp mười phương vô lượng vố số thế giới của chư Phật nhiều như cát sông Hằng, làm cho tất cả đều chói sáng.”[1] Phật muốn tuyên thị thật tướng của hết thảy các pháp, đoạn trừ nghi kết của hết thảy chúng sanh, nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, có người ác tà, ôm lòng tật đố, phỉ báng rằng: “Trí tuệ của Phật không ra khỏi (trí tuệ của) loài người, mà chỉ dùng huyễn thuật làm mê hoặc đời.”[2] Vì để dứt lòng cống cao tà mạn của những người đó, nên Phật hiện ra vô lượng thần lực, vô lượng trí tuệ lực, từ trong Bát-nhã ba-la-mật, tự nói lên rằng: “Ta là đấng có đầy đủ vô lượng thần thông phước đức, tôn quý nhất trong ba cõi, che chở cho tất cả. Nếu ai phát một niệm ác thì mắc phải vô lượng tội, nếu phát một niệm tịnh tín thì được hưởng phước lạc cõi người, cõi trời, và chắc sẽ được quả Niết-bàn.” Lại vì muốn khiến mọi người tín thọ Chánh pháp, nên nói: “Ta là Đại sư, có đủ Mười lực, Bốn vô sở úy, đứng ở hàng Thánh chúa, tâm được tự tại, với âm thanh như Sư tử hống mà quay bánh xe Chánh pháp, là tối tôn tối thượng trong tất cả thế giới.”[3] Lại nữa, Phật
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tự phẩm đệ nhất (序品第一), tr. 217b.
[2] Trung bộ kinh II, kinh Ưu ba ly (Upāli sutta), tr. 375; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), kinh số 133, tr. 629a26. Tương Ưng bộ kinh IV, tr. 340; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), kinh số 20, ba la ngưu kinh (波羅牢經), tr. 445b17; T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 5, kinh số 110, tr. 37b; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 27, tr. 139a; T. 29: Câu xá luận (俱舍論), quyển 8, tr. 44a22.
[3] Tham khảo T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, quảng thừa phẩm đệ thập cửu (廣乘品第十九), tr. 255b-c.
* Trang 17 *
Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh được hoan hỷ mà nói Kinh Bát-nhã ba-la-mật này, rằng: “Các ngươi nên sanh tâm hoan hỷ lớn. Vì cớ sao? Vì hết thảy chúng sanh đều bị mắc trong lưới tà kiến, bị bọn ác sư dị học làm mê hoặc; còn Ta thì từ trong lưới tà kiến ác sư mà ra khỏi, là bậc Đại sư đủ Mười lực, khó có thể gặp, nay các ngươi đã gặp được, Ta sẽ theo thời khai mở các Pháp tạng thâm áo như Ba mươi bảy phẩm trợ đạo v.v... như vậy các ngươi mặc tình thu lượm. Lại nữa, hết thảy chúng sanh vì bệnh kiết sử gây ra phiền não. Từ khi có sanh tử đến bây giờ, không ai trị được bệnh ấy, lại thường bị ngoại đạo ác sư mê hoặc. Ta nay ra đời làm Đại y vương,[1] tập hợp các thứ pháp dược, các ngươi hãy uống đi.” Vì thế, Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, có người nghĩ: “Phật cũng như người, cũng có sanh tử, chịu sự đói khát, lạnh nóng, già bệnh.” Phật muốn trừ ý nghĩ đó nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật này, khai thị rằng: “Thân Ta là không thể nghĩ nghì, các Phạm thiên vương và tổ phụ chư thiên, dù trải qua kiếp số nhiều như cát sông Hằng, muốn suy lường thân Ta, tìm xét âm thanh Ta,[2] còn không thể trắc lường, huống là trí tuệ tam muội của Ta?” như kệ nói:
“Đối thật tướng các pháp,
Các hàng Phạm-thiên vương,
Hết thảy chúa trời đất,
Mê mờ không thể biết.
Pháp ấy rất thâm diệu,
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 15, kinh số 389, tr. 105a-b.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 10, tr. 127c; quyển 30, tr. 284a.
* Trang 18 *
Không ai đo lường được,
Phật ra đời khai mở,
Sáng như mặt trời chiếu.”
Lại như khi Phật Chuyển xe pháp (Dharmacakra-pravartaka) lần đầu tiên, Bồ-tát Ứng-trì từ tha phương đến muốn trắc lường thân Phật, vượt lên quá hư không vô lượng cõi Phật, đến thế giới của Phật Hoa-thượng, mà thấy thân Phật vẫn y như vậy, bèn nói kệ:
“Hư không không biên tế,
Công đức Phật cũng thế,
Dẫu muốn lường thân Phật,
Uổng công không lường được.
Vượt quá cõi hư không,
Vô lượng các cõi Phật,
Thấy thân Thích Sư tử,
Vẫn như cũ không khác.
Thân Phật như núi vàng,
Diễn xuất ánh sáng lớn.
Tướng tốt tự trang nghiêm,
Như hoa nở mùa xuân.”
Như thân Phật vô lượng, ánh sáng và âm hưởng cũng vô lượng. Các công đức và Giới, Định, Tuệ... của Phật cũng đều vô lượng, như Tam Mật[1] ở trong kinh Mật Tích,[2] trong đó có nói rộng.
Lại, khi Phật mới sanh, chạm đến đất liền đi bảy bước, miệng tự cất tiếng nói, nói xong lặng im như các trẻ nít,
[1] Tam mật (triṇiguhyāni) của Như Lai. Tam mật chỉ cho tam nghiệp bí mật, tức thân mật (kāya-guhya), khẩu mật (vāg-guhya), và ý mật (mano-guhya). Khẩu mật lại gọi là ngữ mật. Ý mật lại gọi là tâm mật.
[2] T. 11, số 310: Đại bảo tích kinh (大寶積經), quyển 2, Mật tích kim cang lực sĩ hội (密迹金剛力士會), tr. 53b, T. 11: Như-lai bất tư nghì bí mật đại thừa kinh (如來不思議秘密大乘經), tr. 716c; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 10, tr. 127c: trích dẫn đồng một kinh là Mật tích kim cang kinh (密迹金剛經): Như trong kinh Thuyết-mật-tích Kim-cang nói: “Phật có 3 sự bí mật là thân mật, ngữ mật, ý mật. Tất cả chư thiên, loài người đều không hiểu, không biết.”
* Trang 19 *
không đi, không nói, ba năm được mớm sữa, các bà mẹ nuôi nấng, dần dần lớn khôn; nhưng thân Phật thì vô số trong khắp các thế gian, vì độ chúng sanh mà hiện làm kẻ phàm phu. Song, kẻ phàm phu khi sanh, thân phần, các căn và ý thức chưa thành tựu, bốn oai nghi nơi thân là ngồi, nằm, đi, đứng và nói năng, nín thinh cùng các cách thức của con người đều chưa hiểu rõ. Trải qua ngày tháng năm dần dần học tập mới đủ các cách thức của người, chứ sao nay Phật mới sanh ra liền có thể nói được, đi được, rồi sau đó mới không thể nói và đi? Điều này thật là lạ? Nên biết, chỉ vì Phật dùng phương tiện lực hiện thân làm theo cách thức của người, đi đứng nằm ngồi như người để khiến chúng sanh tin theo pháp thâm diệu. Nếu Bồ-tát khi mới sanh ra mà đã đi được, nói được, người đời tất sẽ nghĩ: “Nay mới thấy người như vậy, thế gian chưa từng có. Đây chắc là Trời, Rồng, Quỷ, Thần. Những điều người ấy học không phải là điều mà chúng ta làm được, vì cớ sao? Vì nhục thân sanh tử của chúng ta do bị nghiệp kiết sử lôi kéo, không được tự tại nên những điều sâu như vậy của người ấy ai mà theo nỗi?” Vì nghĩ thế mà họ tuyệt vọng, không được thành pháp khí của Thánh Hiền. Vì hạng người đó mà Phật sanh ra trong vườn Lâm-tỳ-ni, tuy có thể đi đến ngay dưới cội Bồ-đề mà thành Phật, song Ngài vẫn dùng sức phương tiện, thị hiện làm hài đồng, ấu thơ, thiếu niên rồi thành nhân. Theo từng thời kỳ mà hưởng thụ sự vui chơi, học tập nghệ thuật, trang phục, hưởng thọ ngũ dục, đủ cách thức của người thường, dần dần thấy sự khổ già bệnh chết mà sanh tâm nhàm
* Trang 20 *
chán, nửa đêm vượt thành xuất gia, đi đến chỗ của tiên nhân Uất-đặc-già (Udraka) và A-la-la (Āḷāra) thị hiện làm đệ tử, nhưng không thực hành theo pháp của các vị ấy. Tuy thường dùng thần thông, tự nhớ đời trước, trì giới hành đạo trong thời đức Phật Ca-diếp, mà nay vẫn thị hiện tu khổ hạnh sáu năm cầu đạo. Bồ-tát tuy làm chủ ba ngàn Đại thiên thế giới, mà vẫn thị hiện dẹp phá Ma quân, thành Vô thượng đạo; vì tùy thuận theo pháp thế gian, nên hiện ra các biến hóa đó. Nay ở trong Bát-nhã ba-la-mật thị hiện đại thần thông và trí tuệ lực. Các người nên biết thân Phật nhiều vô số khắp các thế gian.
* Lại nữa, có người đáng được độ mà hoặc vì rơi vào chấp kiến nhị biên, hoặc vì vô trí nên chỉ cầu cái khoái lạc nơi thân; hoặc có người vì Đạo mà tu theo khổ hạnh. Những người như thế, đối với Đệ nhất nghĩa, họ bị mất phần Niết-bàn chánh đạo. Phật muốn phá hai lối cực đoan đó, đưa họ vào Trung đạo,[1] nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, để phân biệt quả báo cúng dường sanh thân và pháp thân nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Như sẽ nói trong phẩm Xá-lợi tháp.[2]
* Lại nữa, vì muốn giảng thuyết A-bệ-bạt-trí và tướng của A-bệ-bạt-trí.[3] Lại vì muốn nói rõ Ma huyễn, Ma ngụy, Ma sự.[4] Lại vì nhân duyên để người ở đời đương lai cúng dường Bát-nhã ba-la-mật. Lại vì muốn thọ ký cho hàng Tam thừa, nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Như Phật bảo A-nan: “Sau khi Ta Bát Niết-bàn, Bát-nhã ba-la-mật này sẽ truyền đến phương Nam, từ phương Nam truyền đến phương
[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 43, kinh số 169: Câu lâu sấu vô tránh kinh (拘樓瘦無諍經), tr. 701b-703c.
[2] Phẩm Xá-lợi tháp là phẩm 1 theo Phạn bản Nhị vạn ngũ thiên tụng bát-nhã kinh (Pañcaviṃśati-prajñāpāramitā sūtra); T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 430, phẩm 35: Thiết lợi la phẩm (設利羅品), tr. 161c-166a; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 7, phẩm 38, Xá-lợi phẩm (舍利品), tr. 51b-54a; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 10, phẩm 37, pháp xứng phẩm (法稱品), tr. 290b-293c; Đại trí độ luận (大智度論), quyển 59, phẩm Xá-lợi thứ 37 (舍利品 37).
[3] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 4, tr. 86b-c: Nếu Bồ-tát chỉ với một pháp mà khéo tu khéo niệm, ấy gọi là A-bệ-bạt-trí Bồ-tát. Một pháp gì? Đó là thường nhất tâm, nhóm các thiện pháp. Như nói các đức Phật do thường nhất tâm nhóm các thiện pháp mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lại nữa, có Bồ-tát chỉ được một pháp, là tướng A-bệ-bạt-trí (bất thoái chuyển). Một pháp là gì? Đó là chánh trực tinh tiến; quy?n 29, tr. 273a; quyển 74, tr. 579c.
[4] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 13, Ma sự phẩm đệ tứ thập lục, (魔事品第四十六), tr. 318b; quyển 19, Ma sầu phẩm đệ lục thập nhị (魔愁品第六十二), tr.355c.
* Trang 21 *
Tây. Sau đó năm trăm năm (Phật lịch) sẽ truyền đến phương Bắc.[1] Ở đây có nhiều thiện nam tử, thiện nữ nhơn tin pháp, cúng dường các thứ hoa hương, anh lạc, tràng phan, kỹ nhạc, đèn sáng, trân bảo, cùng các tài vật khác; hoặc tự chép, hoặc khuyên người khác chép, hoặc đọc tụng, hoặc nghe giảng thuyết, chơn chánh ghi nhớ, tu hành, đúng pháp mà cúng dường. Người này nhờ nhân duyên đó mà hưởng thọ các thứ dục lạc của thế gian và đến đời cuối cùng thì chứng Tam thừa mà vào Vô dư Niết-bàn.” Những việc nhân duyên như vậy xem trong các phẩm của kinh. Thế nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, vì muốn thuyết tướng Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, nên Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Có bốn thứ Tất-đàn: Một là Thế giới Tất-đàn, hai là Các các vị nhân Tất-đàn, ba là Đối trị Tất-đàn, bốn là Đệ nhất nghĩa Tất-đàn. Trong bốn Tất-đàn đã tổng nhiếp hết thảy mười hai bộ kinh, tám vạn bốn ngàn Pháp tạng, đều là thật không trái ngược nhau. Trong Phật pháp tất cả đều thật. Có pháp thật vì theo Thế giới Tất-đàn, có pháp thật vì theo Các các vị nhân Tất-đàn, có pháp thật vì theo Đối trị Tất-đàn, có pháp thật vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn.
- Sao gọi là Thế giới Tất-đàn? (Tất-đàn theo nghĩa phổ thông). Vì có những pháp theo nhân duyên hòa hợp nên có, chứ không có tính biệt lập. Ví như xe, do có càng, nhíp, trục, bánh hòa hợp lại nên có, chứ không có chiếc xe riêng.[2] Con
[1] T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 4, tr. 446b; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 5, tr. 555a; T. 8: Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (佛母出生三法藏般若 波羅蜜多經), quyển 10, tr. 623b.
[2] Tương ưng bộ kinh I, Tương ưng tỳ-kheo ni (Bikkhunisaṃyutta), tr. 135: Vajirā trả lời Ác ma với bài kệ: Phải chăng, này Ác ma, ông rơi vào tà kiến? Đây quy tụ các hành, Chúng sanh được hình thành, như bộ phận quy tụ, tên xe được nói lên. Cũng vậy, uẩn quy tụ, thông tục gọi chúng sanh; Kinh Na-tiên tỳ-kheo, tr. 24-26; T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 45, kinh số 1202, tr. 327a.
* Trang 22 *
người cũng như thế, do năm uẩn (ngũ chúng) hòa hợp nên có, chứ không có con người riêng.
Hỏi: Như Phật nói: “Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh[1] thấy các chúng sanh chết chỗ này sanh chỗ kia, chịu quả báo tùy theo nghiệp thiện ác. Người có nghiệp thiện thì sanh trong loài trời, người; người có nghiệp ác thì bị đọa vào ba đường ác.” Lại nữa, Kinh nói: “Một người ra đời, mà nhiều người được nhờ phúc lạc lợi ích; đó là Phật Thế Tôn vậy.”[2] Như trong Pháp Cú nói: “Tự mình cứu lấy mình, người khác làm sao cứu được. Tự mình thực hành thiện trí là tự cứu hay nhất.”[3] Như trong kinh Bình Sa Vương Nghinh Phật nói: “Người phàm không nghe pháp, người phàm đắm trước nơi ngã.”[4] Lại trong kinh Phật Nhị Dạ nói: “Phật từ đêm Đắc đạo, đến đêm Bát Niết-bàn, những kinh giáo Phật thuyết khoảng thời gian giữa hai đêm ấy, tất cả đều thật, không điên đảo.”[5] Nếu thật không có người thì tại sao Phật lại nói người (trong câu: Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh)!.
Đáp: Người v.v... vì theo Thế giới Tất-đàn nên có, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không. Còn như như, pháp tánh, thật tế, vì theo Thế giới Tất-đàn nên không, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên có. Người... cũng như thế, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không, vì theo Thế giới Tất-đàn nên có; vì có nhân duyên của năm uẩn cho nên có người. Ví như sữa do nhân duyên của sắc, hương, vị, xúc cho nên có, nếu sữa thật không thì nhân duyên của sữa cũng phải là không, nay nhân duyên của sữa thật có, nên sữa cũng phải là có.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 2, vãng sanh phẩm (往生品), tr. 227b.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增一阿含經), quyển 3, tr. 561a9.
[3] T. 4: Pháp tập yếu tụng kinh (法集要頌經), quyển 2, Phẩm kỷ thân thứ 23 (己身品第二十三), tr. 788b19-789a4.
[4] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 11, kinh số 62, tr. 498b10; T. 1: Tầng-la-bà-sa-la vương kinh (頻羅婆裟羅王經), tr. 826a19.
[5] Trường bộ kinh III, kinh số 29: kinh tự hoan hỷ (Pāsādika sutta), tr. 135; Tăng chi bộ kinh II, tr. 24; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 34, kinh số 137, tr. 645b18-22.
* Trang 23 *
Chẳng phải như cái đầu thứ hai, cánh tay thứ ba của một người, là không có nhân duyên mà chỉ có giả danh. Các tướng (hình thức) như thế nên gọi là Thế giới Tất-đàn.
- Sao gọi là Các các vị nhân Tất-đàn? (Tất-đàn trong ý nghĩa cá biệt với từng người). Quán sát tâm hành của từng người mà nói pháp cho họ. Đối trong một việc mà hoặc có người nghe được, có người không nghe được. Như trong Kinh nói: “Do nghiệp tạp báo mà tạp sanh ra trong thế gian, được tạp xúc, tạp thọ.”[1] Lại trong kinh Phá-quần-na nói: “Không có người xúc, không có người thọ.”[2]
Hỏi: Giữa hai kinh này làm sao dung thông được?
Đáp: Vì có kẻ nghi ngờ đời sau, không tin tội phước, làm hạnh bất thiện, rơi vào kiến chấp đoạn diệt (đoạn kiến). Vì muốn dứt mối nghi của người đó, trừ ác hạnh của họ, tức là vì muốn nhổ “đoạn kiến” của người đó nên nói tạp sanh trong thế gian, được tạp xúc, tạp thọ. Lại ngoại đạo Phá-quần-na chấp có ngã, có thần, rơi vào chấp thường (thường kiến), nên khi Phá-quần-na hỏi Phật: “Thưa Đại đức Thế Tôn, ai thọ?” Nếu Phật trả lời có ai thọ thì kia bèn rơi vào chấp thường. Ngã kiến của người ấy tăng gấp bội, bền chắc, không thể di chuyển. Cho nên đối với người này Phật không nói là có người thọ, người xúc. Những tướng (hình thức) như thế gọi là Các các vị nhân Tất-đàn.
- Sao gọi là Đối trị Tất-đàn? (Tất-đàn trong ý nghĩa đối trị theo bệnh). Có pháp, về ý nghĩa đối trị thì có, mà thật tính thì không như các thứ cỏ, thuốc, uống, ăn có tính chất
[1] Tăng chi bộ kinh I, 3.33: Các nguyên nhân (Nidānāni) tr. 134.
[2] Tương ưng bộ kinh II, tr. 13; Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 15, kinh số 372, tr. 102a; T. 229: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (俱舍論), quyển 30, phẩm phá chấp ngã (破執我品), tr. 155b28.
* Trang 24 *
nặng, nhiệt, béo, chua, mặn, đối với bệnh phong thì gọi nó là thuốc; còn đối các bệnh khác thì không phải thuốc. Nếu các thứ cỏ, thuốc, ăn, uống có tính chất nhẹ, lạnh, ngọt, đắng, rít, đối với bệnh nhiệt thì gọi nó là thuốc; còn đối bệnh khác thì không phải thuốc. Nếu các thứ cỏ, thuốc, ăn, uống có tính chất nhẹ, cay, đắng, rít, nóng, đối với bệnh hàn thì gọi nó là thuốc; còn đối với bệnh khác thì không phải thuốc. Cách trị tâm bệnh của trong Phật pháp cũng như thế. Phép tư duy quán bất tịnh[1] đối với bệnh tham dục thì gọi là pháp đối trị hay, còn với bệnh sân nhuế thì không gọi là hay, không phải là pháp đối trị, sao vậy? Quán thân xấu xa ô cấu gọi là quán bất tịnh, nếu là người sân nhuế mà quán thân xấu xa ô cấu, thì càng tăng thêm lửa sân nhuế. Tư duy về từ tâm đối trị bệnh sân nhuế thì gọi là pháp đối trị hay; còn đối với bệnh tham dục thì không gọi là hay, không phải là pháp đối trị, vì sao? Vì từ tâm đối với chúng sanh thường cầu việc tốt, quán sát công đức, nếu là người tham dục mà cầu việc tốt, quán sát công đức thì càng tăng thêm lòng tham dục... Pháp quán nhân duyên, đối với bệnh ngu si thì gọi nó là pháp đối trị hay; còn với bệnh tham dục, sân nhuế thì không gọi là hay, không phải pháp đối trị, vì sao vậy? Vì trước có tà quán mới sanh tà kiến, mà tà kiến tức là ngu si.
Hỏi: Trong Phật pháp nói Mười hai nhân duyên rất sâu xa, như nói: “Phật bảo A-nan, pháp Nhân duyên ấy rất sâu xa, khó thấy khó biết, khó tỏ ngộ, khó quán sát. Người có tâm vi tế, tuệ thiện xảo, mới hiểu được, còn người ngu si đối với
[1] Đại trí độ luận, quyển 19, tr. 198c-199a: Sơ và nhị bội xả trong tám Thắng xứ là quán thân bất tịnh …
* Trang 25 *
pháp thiển cận còn khó hiểu, huống là pháp nhân duyên rất sâu xa!.”[1] Thế tại sao nay lại nói nguời ngu si nên quán pháp Nhân duyên?
Đáp: Người ngu si đây không phải như trâu dê ngu si, mà là người này muốn cầu đạo chơn thật lại đem tà tâm quán sát nên sanh ra đủ thứ tà kiến, người ngu si như thế hãy nên quán sát Nhân duyên, đó gọi là pháp đối trị hay, nếu với người có nhiều sân nhuế, tham dục, mong cầu khoái lạc, muốn nhiễu hại kẻ khác, thì Nhân duyên quán không là hay, không phải là pháp đối trị, chỉ có tư duy về bất tịnh, về từ tâm mới là hay, là pháp đối trị với hai hạng người ấy, vì sao? Vì hai phép quán này có thể nhổ mũi tên độc sân nhuế và tham dục. Lại nữa, những chúng sanh điên đảo chấp thường, không biết rõ các pháp chỉ có trong tánh cách tương tợ tương tục. Những người như thế mà quán Vô thường là pháp Đối trị Tất-đàn, chứ không phải Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, vì sao? Vì hết thảy các pháp, tự tánh là không[2], như kệ nói:
“Vô thường thấy là thường,
Ấy gọi là điên đảo.
Trong không, không vô thường,
Chỗ nào thấy có thường?”[3]
Hỏi: Hết thảy pháp Hữu vi đều tương ưng với vô thường, ấy là Đệ nhất nghĩa, vì sao? Vì hết thảy pháp Hữu vi đều có ba tướng: Sanh, trụ, diệt.[4] Vì trước tiên là sanh, tiếp đến trụ, sau đó diệt; tại sao nay nói vô thường không phải là thật?
[1] Tương ưng bộ kinh II, Tương ưng nhân duyên (Nidānasaṃyutta) 12.60: Nhân duyên, tr. 92; Trường bộ kinh I, kinh đại duyên (Mahānidāna sutta), tr. 55; T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含經), quyển 10, kinh số 13: Kinh đại duyên phương tiện, tr. 60b10; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 24, kinh số 97: Kinh đại nhân, tr. 578b.
[2] Học thuyết tánh không (śūnyatā, nairātmya) không phải là một học thuyết mới của Đại Thừa (Mahāyāna) mà đã được đức Phật đề cập trong nhiều kinh và đã được phát triển bởi giai đoạn tư tưởng Phật giáo Đại Thừa, nằm rải rác trong năm bộ Nikāya và bốn bộ A-hàm. Ví dụ: trong Tương Ưng Bộ Kinh IV (S.iv.54), Thiên sáu xứ: Ānanda hỏi Phật, Thế Tôn dạy rằng: “Thế giới là không, thế giới là không. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi thế giới là không?” Đức Phật đáp: “Vì rằng, này Ānanda thế giới là không tự ngã, vì không thuộc tự ngã, nên thế giới được gọi là không.”; Tương Ưng Bộ Kinh III, Kinh Vô Ngã Tướng (Anattā-lakkhaṇa sutta), tr. 67: Này các Tỳ-kheo! Sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô ngã; Tương Ưng Bộ Kinh III, tr. 167): Xá-lợi-phất dạy rằng một Tỳ-kheo phải thiện xảo quán 5 uẩn (pañcakhandha) là không (suñña) và vô ngã (anattā). Có nhiều đoạn khác mà không (suñña) được giảng dạy bởi đức Phật: Trung bộ kinh III: kinh tiểu không (Cūḷasuññayata sutta) và kinh đại không (Mahāsuññayata sutta), Tăng chi bộ kinh II, tr. 128, IV, tr. 422-423. v.v… Hơn nữa suñña (S. śūnyatā), anatta (S. nairātmya) được dùng thay thế lẫn nhau trong kinh tạng Nguyên thủy có nghĩa là không và vô ngã. Không phải ngài Long Thọ (Nāgārjuna) phát minh học thuyết mới. Ngài chỉ phân loại và mở rộng học thuyết “không” mà đức Phật đã dạy.
Pháp cú (Dhammapada) kệ 279: hết thảy các pháp là vô ngã (sabbe dhammā anattāti)
Bát-nhã tâm kinh (Prajñāpāramitāhṛdaya sūtra): quán chiếu năm uẩn tự tánh là không. (pañcaskandhāḥ tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati).
[3] Trung Luận (Madhyamaka śāstra), Viparyāsaparīkṣā: anitye nityamityevaṃ yadi grāho viparyayaḥ, nānityaṃ vidyate śūnye kuto grāho viparyayaḥ. (13); T. 30, số 1564: Trung Luận, quyển 4, Phẩm 23: Quán Điên Đảo, tr. 31c10-11; T. 30, số 1566: Bát-nhã Đăng Luận Thích (般若燈論釋), quyển 14, tr. 123a6-7.
[4] Tương Ưng Bộ Kinh III, tr. 37: sanh, trú diệt (uppāda, ṭhitassa, aññathattaṃ); Tăng Chi Bộ kinh I, tr. 152; T. 27, Đại Tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 38, tr. 198c9: sanh, trụ, dị và diệt; T. 29, số 1558: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa śāstra), quyển 5, tr. 27a13.
* Trang 26 *
Đáp: Pháp Hữu vi đúng ra không có ba tướng ấy, vì sao? Vì ba tướng ấy không thật. Nếu các pháp sanh, trụ, diệt là tướng Hữu vi thì trong tướng sanh lẽ cũng phải có đủ ba tướng; vì sanh là pháp Hữu vi. Như vậy mỗi một tướng lại đều có đủ ba tướng, thế thì vô cùng. Trụ và diệt cũng như thế. Nếu trong mỗi sanh, trụ, diệt lại không có sanh, trụ, diệt thì sanh, trụ, diệt đó không nên gọi là pháp Hữu vi, vì sao? Vì tướng của pháp Hữu vi (Sanh, trụ, diệt) nơi đó không có. Do nghĩa đó, các pháp vô thường, là không phải Đệ nhất nghĩa Tất-đàn.
Lại nữa, nếu tất cả đều thật sự là bản tánh vô thường, thời không có hạnh nghiệp và quả báo, vì sao? Vì vô thường tức là sanh rồi diệt mất. Ví như hạt giống mục nát không thể sanh ra quả, như vậy thời không có hạnh nghiệp, không có hạnh nghiệp thì làm sao có quả báo? Nay theo pháp của các Hiền Thánh đều nói có quả báo, kẻ thiện trí có thể tín thọ; vậy không nên nói không quả báo. Do đó, các pháp không phải là vô thường tánh. Vì nói có các nhân duyên vô lượng như thế, nên không được nói các pháp là vô thường tánh. Tất cả pháp Hữu vi vô thường (anitya), khổ (duḥkha), vô ngã (anātma) cũng như vậy. Các tướng như thế gọi là Đối trị Tất-đàn.
- Sao gọi là Đệ nhất nghĩa Tất-đàn? (Tất-đàn trong ý nghĩa tuyệt đối) Hết thảy pháp tánh, hết thảy luận nghị, ngữ ngôn, hết thảy pháp và phi pháp, mỗi mỗi có thể phân biệt phá tán; còn pháp chơn thật của chư Phật, Bích-chi Phật, A-la-hán hành trì thì không thể phá, không thể tán. Những gì
* Trang 27 *
không thông suốt ở trong ba thứ Tất-đàn trên thì ở trong đây thông được. Nhưng thông như thế nào? Thông là xa lìa mọi lỗi lầm, không thể biến đổi, không thể vượt hơn, vì sao? Vì trừ Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, còn các luận nghị khác, các Tất-đàn khác, đều có thể bị phá hoại, như bài kệ trong kinh Chúng-nghĩa (Atthakavagga)[1] nói:
“Mỗi tự nương kiến chấp,
Hý luận khởi cạnh tranh,
Biết thế là biết thật,
Không biết là báng Pháp.
Không nhận pháp kẻ khác,
Ấy là người vô trí,
Những người có hý luận
Thảy đều là vô trí.
Hoặc nương điều mình thấy,
Mà sanh các hý luận,
Nếu cho đó tịnh trí,
Thì ai cũng tịnh trí.”[2]
Trong ba bài kệ này, Phật nói tướng trạng của Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, rằng chúng sanh trong thế gian tự nương kiến chấp, tự nương pháp, tự nương hý luận của mình mà sanh ra cạnh tranh. Hý luận chính là gốc cạnh tranh, mà hý luận thì nương các kiến chấp sanh khởi, như kệ nói:
“Có lãnh thọ pháp, mới có luận,
Không lãnh thọ pháp, luận cái gì,
[1] T. 4: Nghĩa túc kinh (義足經), tr. 174-188.
[2] Kinh Tập (Suttanipāta sutta), kệ 878-882.
* Trang 28 *
Các kiến có, không có lãnh thọ,
Điều ấy, người này đã trừ sạch.”
Hành giả như thật biết được điều ấy, thì đối hết thảy pháp, hết thảy hý luận, không lãnh thọ, không chấp trước, không thấy là thật, không cùng cạnh tranh với kẻ khác, và biết được vị cam lồ của Phật pháp. Nếu không được thế, tức là hủy báng Pháp. Nếu không lãnh thọ pháp của kẻ khác, không biết không nhận lấy, ấy là người vô trí. Như vậy thời những người có hý luận đều là người vô trí, tại sao vậy? Vì mỗi người không chịu lãnh thọ pháp của nhau, như có người tự cho pháp của mình là đệ nhất chơn thật thanh tịnh; còn pháp của người khác là vọng ngữ, không thanh tịnh. Ví như pháp xử trị của thế gian, nào là hình phạt giết chém đủ thứ bất tịnh mà người thế gian tín thọ làm theo cho là thật thanh tịnh, nhưng đối với người xuất gia thánh thiện thì đó là điều rất bất tịnh. Những người xuất gia theo ngoại đạo, sống theo pháp tu ngũ nhiệt như đứng một chân, nhổ tóc v.v... hạng Ni-kiền-tử (Nirgranthaputra) cho đó là diệu huệ; còn các người khác nói đó là pháp ngu si. Các pháp của hàng xuất gia ngoại đạo và Bà-la-môn bạch y như thế đó, họ đều cho là tốt đẹp, ngoài ra là vọng ngữ.
Trong Phật pháp đây cũng có Tỳ-kheo Độc-tử bảo: “Như bốn đại hòa hợp có pháp con mắt, năm uẩn (ngũ chúng) hòa hợp có pháp con người.” Trong luận A-tỳ-đàm (Abhidharma) của Độc-tử (Vātsīputrīya) nói: “Năm uẩn không lìa con người, con người không lìa năm uẩn, không thể nói năm uẩn là con người (ngã) hay lìa
* Trang 29 *
năm uẩn là con người. Con người (nhân ngã) nhiếp thuộc vào pháp tạng thứ năm là bất khả thuyết pháp tạng.”[1]
Hàng Đạo-nhân phái Nhất-thiết-hữu Bộ (Sarvāstivāda) thì nói: “Trong hết mọi thứ, trong hết mọi thời, trong hết mọi pháp môn, không thể tìm ra được con người, ví như lông Rùa sừng Thỏ thường là không có. Lại nữa, mười tám giới, mười hai nhập, năm uẩn thật có tự tánh mà trong đó không có con người (ngã).”[2]
Lại trong Phật pháp, có hàng Phương-quảng (Vaipulya) Đạo-nhân nói: “Hết thảy pháp không sanh không diệt, không, không có gì cả, ví như lông Rùa sừng Thỏ thường là không có.”[3]
Hết thảy các hàng luận nghị như thế, tự giữ lấy pháp của mình, không nạp thọ pháp của người khác, rằng: “Đây mới là thật, ngoài ra đều là vọng ngữ.” Nếu tự thọ lãnh lấy pháp của mình, tự cúng dường lấy pháp của mình, tự tu hành theo pháp của mình, các pháp của người khác thì không thọ, không cúng dường, cho là sai quấy. Và nếu cho như vậy là thanh tịnh, được nghĩa lợi đệ nhất, thời tất cả không có gì không phải thanh tịnh, sao vậy? Vì tất cả người kia đều thọ lãnh pháp của mình.
Hỏi: Nếu các kiến chấp đều là sai, thì Đệ nhất nghĩa Tất-đàn sao lại đúng?
Đáp: Hết thảy đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, khắp nơi đều không chỗ dựa, không hiển thị các pháp, thật tướng các pháp không đầu, không giữa, không cuối, không
[1] T. 32, số 1649: Tam Di Để Bộ Luận (三彌底部論), quyển 1, tr. 465b29; T. 29, số 1558: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa śāstra-俱舍論), quyển 29: Phẩm phân biệt ngã, tr. 152c-153b2-5: 犢子部執有補特伽羅其體與蘊不一 不異,則彼所許三世,無為及不可說,種爾焰(五種可認知者亦應不可說 ,以補 特伽羅不可說第五及非第五故; Abhidharmakośa śāstra, Pudgalanavanaṃ, tr. 461-462: Yat tarhi Vātsīputrīyāḥ pudgalaṃ santamicchanti. … evaṃ na ca vinā skandhaiḥ pudgalaḥ prajñapyate, na ca cānyaḥ skandhebhyaḥ śakyate.
[2] T. 29, số 1558: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa śāstra), quyển 29: Phẩm phân biệt ngã, tr. 154b8-9: 薄伽梵告梵志言: 我說一切有, 唯是十二處, 若數取趣非是處攝, 無體理成. Câu xá luận trích dẫn đoạn này để thuyết minh nhất thiết hữu tức là 12 xứ.; T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 13, kinh số 319, tr. 91a: Hết thảy (Nhất thiết) là 12 xứ: nhãn sắc, nhĩ thanh, tỷ hương, thiệt vị, thân xúc, ý pháp. ấy gọi là hết thảy.
[3] T. 27, số 1545: Đại Tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 9, tr. 42a-b.
* Trang 30 *
tận, không phá hoại, ấy gọi là Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, như bài kệ ở trong Ma-ha Diễn nghĩa nói:
“Ngôn ngữ không còn,
Tâm hành cũng hết,
Không sanh không diệt
Pháp như Niết-bàn.[1]
Nói các hành xứ,
Gọi thế gian pháp,
Nói không hành xứ,
Là Đệ nhất nghĩa.
Hết thảy thật, hết thảy phi thật,
Và hết thảy thật, cùng phi thật.
Hết thảy chẳng thật, chẳng không thật,
Ấy gọi thật tướng của các pháp.”[2]
Đệ nhất nghĩa Tất-đàn được nói đến trong các Kinh như vậy, nghĩa ấy rất sâu, khó thấy khó biết. Vì muốn nói nghĩa ấy, nên Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, vì muốn cho các nhà đại luận nghị như ông Phạm-chí Trường Trảo v.v... sanh lòng tin đối với Phật pháp nên Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật.
Có vị Phạm-chí tên Trường Trảo (Dīrgha-nakha), lại có vị tên là Tiên-ni Bà-tha-cù-đa-la (Śrenika-vatsagotra),[3] lại có vị tên là Tát-giá Ca-ma-kiện-đề (Satyaka-nigranthīputra),[4] là những vị đại luận nghị của cõi Diêm-phù-đề, nói: “Hết thảy luận đều có thể phá, hết thảy lời nói đều có thể hoại, hết thảy lối chấp đều có thể lay chuyển, không có pháp chơn thật nào
[1] Trung Luận (Mūlamadhyamaka śāstra), Ātmaparīkṣā: nivṛttam abhidhātavyaṃ nivṛtte citta-gocare, anutpannāniruddhā hi nirvāṇam iva dharmatā (7); T. 30, số 1564: Trung Luận (中論), quyển 3, phẩm 18: Quán Pháp (觀法品第十八) tr. 24a2-4: 諸法實相者, 心行言語斷, 無生亦無滅, 寂滅如涅槃; T. 8: Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 9, phẩm Xưng dương Bồ-tát thứ 23 (稱揚菩薩品第二十三), tr. 575b.
[2] Trung Luận (Mūlamadhyamaka śāstra), Ātmaparīkṣā: Sarvaṃ tathyaṃ na vā tathyaṃ tathyaṃ cātathyam eva ca, naivātathyaṃ naiva tathyam etad buddhānuśāsanam (8); T. 30, số 1564: Trung Luận (中論), quyển 3, phẩm 18: Quán Pháp (觀法品第十八) tr. 24a5-6: 一切實非實, 亦實亦非實, 非實非非實, 是名諸佛法; T. 42, Cát Tạng, Trung Quán Luận Sớ (中觀論疏) , tr. 127c7-8.
[3] Tương ưng bộ kinh III, 33.1-12: Tương ưng vacchagota, tr. 258-263; T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 34, kinh số 963, tr. 246a; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 2, tr. 74c.
[4] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 5, kinh số 110, tr. 35a; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增一阿含經), quyển 30, tr. 715b; Đại trí độ luận, quyển 26, tr. 251c.
* Trang 31 *
đáng tin đáng cung kính.” Như trong Kinh Xâ-lợi-phất Bản-mạt[1] nói: “Cậu của Xá-lợi-phất tên là Đại Câu-hy-la (Mahā-Kauṣṭhila) cùng với chị là Xá-lợi, luận nghị mà không bằng. Đại Câu-hy-la suy nghĩ: “Đây không phải sức của chị ta, chắc là bậc Trí giả trong bào thai gởi lời nơi miệng mẹ.[2] Người này chưa sanh mà đã vậy, lớn lên thì sẽ ra sao?” Suy nghĩ xong, ông sanh tâm kiêu mạn; vì muốn học rộng các thứ luận nghị nên xuất gia làm kẻ Phạm-chí, đi vào nước Nam Thiên Trúc, bắt đầu đọc kinh thơ. Mọi người hỏi: “Chí ông muốn cầu gì, học tập kinh gì?” Trường Trảo đáp: “Cả mười tám thứ kinh lớn[3] đều muốn đọc hết.” Mọi người nói: “Trọn cả đời ông còn không hiểu một thứ, huống chi hiểu hết?” Trường Trảo tự nghĩ: “Trước kia vì kiêu mạn nên bị thua chị, nay lại bị các người này khinh nhục.” Vì hai chuyện nầy nên tự thề rằng: “Ta không cắt móng tay, cần phải đọc hết mười tám thứ đại kinh.”[4] Mọi người nhân thấy móng tay dài mà gọi ông là Phạm-chí Trường Trảo. Ông dùng trí tuệ của đủ thứ kinh sách, đủ thứ lời châm chích rằng: “Đây là pháp, đây là phi pháp, đây là phải, đây là không phải, đây là thật, đây là không thật; đây là có, đây là không để phá luận nghị của người khác. Ví như Voi cuồng, sức lớn đường đột dày xéo, không ai chế ngự được.
Sau khi Trường Trảo Phạm-chí (Dīrgha-nakha) dùng sức luận nghị như vậy dẹp phá các luận sư xong, trở về nơi sinh quán là thôn Na-la trong thành Vương-xá nước Ma-già-đà (Maghada), hỏi người ta rằng: “Đứa con của chị tôi sanh ra nay nó ở đâu?” Có người
[1] T. 4, Soạn Tập Bách Duyên Kinh (撰集百緣經), quyển 10, chư duyên phẩm thứ 10 (諸緣品第十), kinh số 99: Trường Trảo Phạm Chí Duyên (長爪梵志緣), tr. 55a-257a.
[2] T. 3: Lục độ tập kinh (六度集經), kinh số 66: Tiểu nhi văn pháp tức giải kinh (小兒聞法即解經), tr. 35b-36a.
[3] Phật Quang đại từ điển, tập 1, tr. 348: Thập bát chủng đại kinh: tức là 18 thứ kinh thư của Ngoại đạo Ấn Độ hay là 18 Đại luận, 18 minh xứ, gồm tứ Phệ Đà, lục luận và bát luận. Tứ Phệ đà: Lê-câu Phệ đà (Ṛg-veda), Dạ-nhu Phệ đà (Yayur-veda), Sa-ma Phệ đà (Sāma-veda) và A-thát-bà Phệ đà (Atharva-veda). Lục luận (Veda-aṅga): Thức-xoa luận (Śikṣā), Tỳ-già-la luận (Vyākaraṇa), Kha-lạt-ba luận (Kalpa), Thụ-để-sa luận (Jyotiśa), Xiển-đà luận (Chandas) và Ni-lộc-đa luận (Nirukta). Bát luận: Kiên-vong-bà luận (hoặc Mi-vong-sa luận-Mīmāṃsā), Na-tà-bì tát-đa luận (Naya-vistara), Y-để-a-bà luận (Itihāsa), Tăng-khư luận (Saṃkhya), Khóa-già luận (Garga), Đà-thố luận (Dhanur), Kiền-thát-bà luận (Gandharva), A-thâu luận (Āyur-śāstra).
[4] T. 27: Đại Tỳ Bà Sa luận, quyển 98, tr. 509b.
* Trang 32 *
trả lời: “Con của chị ông sanh ra, vừa được 8 tuổi đã học hết các thứ kinh sách, đến 16 tuổi thì luận nghị hơn cả mọi người. Có đạo nhân Thích chủng họ Cù-đàm, con của chị ông theo làm đệ tử của vị ấy.” Trường Trảo nghe thế liền khởi kiêu mạn, sanh lòng không tin, nói rằng: “Đứa con của chị ta thông minh như thế, ông kia dùng thuật gì mà có thể dối hoặc để nó cạo tóc làm đệ tử được?.” Nói thế rồi, đi ngay đến chỗ Phật.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất (Śāriputra) vừa thọ giới được nửa tháng, đang đứng hầu bên Phật, cầm quạt quạt Phật. Trường Trảo Phạm-chí gặp Phật hỏi han xong, ngồi xuống một bên, suy nghĩ rằng: “Mọi thứ luận nghị đều có thể bị phá, mọi lời nói đều có thể bị hoại, mọi thứ chấp thủ đều có thể bị lay chuyển. Vậy trong đó cái gì là thật tướng của các pháp? Cái gì là đệ nhất nghĩa? Cái gì là tánh? Cái gì là tướng? Không điên đảo?” Suy nghĩ như vầy: “Như nước biển lớn, mà muốn đến tận đáy nó, tìm cầu đã lâu mà chẳng được một pháp nào thật có thể nhập tâm. Vậy thì ông ấy dùng luận nghị gì mà lôi được con của chị ta?” Suy nghĩ xong, Trường Trảo liền nói với Phật rằng: “Này ông Cù Đàm! Hết thảy pháp ta đều không thọ nhận.” Phật hỏi Trường Trảo: “Hết thảy pháp ông đều không thọ nhận, vậy cái kiến chấp (hết thảy đều không thọ nhận) ấy, ông có thọ nhận không?” Phật gạn hỏi câu đó có nghĩa: “Ông đã uống vào độc tà kiến, nay tuôn ra độc khí, nói rằng: Hết thảy pháp ta đều không thọ nhận, vậy cái kiến chấp (quan điểm) đó ông có thọ nhận không?”
* Trang 33 *
Bấy giờ Trường Trảo Phạm-chí như ngựa hay vừa thấy bóng roi là biết sợ và chạy theo đường chánh.[1] Trường Trảo Phạm-chí cũng thế, nghe lời nói của Phật như bóng roi đi vào tâm, liền vứt bỏ cống cao, hổ thẹn cúi đầu, suy nghĩ như vầy: “Phật đặt ta vào hai cửa thua. Nếu ta nói là ta thọ nhận, thì đây là cửa thua rõ rệt, nên nhiều người biết, họ sẽ nói: Tại sao tự nói hết thảy pháp ta đều không thọ nhận, nay lại nói kiến chấp đó ta thọ nhận? Rõ ràng là nói dối, đó là cửa thua rõ rệt bị nhiều người biết. Cửa thua thứ hai tế nhị hơn, vì nói ta đều không thọ nhận thì không mấy người biết.” Trường Trảo suy nghĩ vậy rồi, đáp lại Phật: “Cù Đàm! Hết thảy pháp ta không thọ nhận, kiến chấp này cũng không thọ nhận.” Phật bảo: “Phạm-chí, ông không thọ nhận hết thảy pháp, kiến chấp ấy cũng không thọ nhận. Không thọ nhận gì cả thì có gì khác với mọi người đâu, cần gì cống cao mà sanh kiêu mạn?” Hỏi như vậy, Trường Trảo Phạm-chí không thể đáp được, tự biết mình đã rơi vào chỗ thua, liền sanh khởi tín tâm, cung kính đối với Nhất thiết trí của Phật, tự nghĩ rằng: “Ta bị thua mà Thế Tôn không nêu bày chỗ thua của ta, không nói phải quấy, không để ý. Tâm Phật nhu nhuyến thanh tịnh bậc nhất. Tất cả ngôn ngữ luận nghị đã dứt, được đại pháp thậm thâm. Ngài là bậc đáng cung kính, tâm thanh tịnh bậc nhất, không ai hơn Phật.” Vì Phật thuyết pháp dứt tà kiến của ông, ông liền ngay tại chỗ ngồi xa lìa trần cấu, đối với các pháp được con mắt pháp thanh tịnh.
[1] Tham khảo T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含經), quyển 33, kinh 922, tr. 234a-b.
* Trang 34 *
Bấy giờ Xá-lợi-phất nghe những lời ấy, chứng được A-la-hán. Trường Trảo Phạm-chí bèn xuất gia làm Sa-môn, chứng được A-la-hán có đại oai lực. Nếu Trường Trảo Phạm-chí không nghe hơi hám của Bát-nhã ba-la-mật là pháp tương ưng đệ nhất nghĩa lìa bốn câu, thì chút lòng tin còn không có huống gì chứng được đạo quả của bậc xuất gia? Phật vì muốn dắt dẫn hạng người đại luận nghị sư lợi căn như thế, nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa này.
* Lại nữa, các đức Phật có hai cách thuyết pháp: Một là Quán tâm người nghe rồi tùy căn cơ có thể hóa độ, hai là quán tướng các pháp. Nay Phật muốn nói thật tướng của các pháp nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Như trong phẩm thuyết về “Tướng bất tướng,” các vị Thiên tử hỏi Phật: “Bát-nhã ba-la-mật này sâu xa, làm sao mà tác thành tướng?” Phật dạy các Thiên tử: “Không tức là tướng, vô tướng, vô tác tướng, vô sanh diệt tướng, vô hành tướng, thường bất sanh tướng, như tánh tướng, tịch diệt tướng v.v...”[1]
* Lại nữa, có hai cách thuyết pháp: Một là có chỗ tranh cãi, hai là không chỗ tranh cãi. Có chỗ tranh cãi như trong các Kinh khác đã nói, nay muốn nói chỗ không tranh cãi, cho nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Có tướng, không tướng; có vật, không vật; có y cứ, không y cứ; có đối, không đối; có trên, không trên; thế giới, phi thế giới; những pháp môn hai phần cũng thế.[2]
Hỏi: Phật tâm đại từ bi thì chỉ nên nói pháp không tranh cãi, cớ sao lại nói pháp có tranh cãi?
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 510, tr. 604c; T. 8: Phóng Quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 11, tr.77b; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 14, tr. 325b.
[2] Có tướng, không tướng: T. 28: A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 9, Tạp kiền độ trí phẩm chi ngũ (雜犍度智品之五), tr. 60c; Có đối, không đối: T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 76, tr. 391a-b; Có trên, không trên: T. 29: Thuận Chánh Lý luận (順正理論), quyển 50, tr. 623a; Thế giới, phi thế giới: T. 33: San hành Kim-cang bát-nhã kinh tán thuật tự (刊行金剛般若經贊述序), tr. 139c.
* Trang 35 *
Đáp: Pháp không tranh cãi đều là vô tướng, thường tịch diệt, bất khả thuyết. Nay nói bố thí và các pháp vô thường, khổ, không v.v.. đều là vì tịch diệt, không vì hý luận mà thuyết. Những người lợi căn biết ý Phật không khởi lên sự tranh cãi; còn kẻ độn căn không biết ý Phật, chấp lấy tướng, trước lấy tâm, nên khởi lên sự tranh cãi, nên gọi là có tranh cãi. Bát-nhã ba-la-mật này là “tính rốt ráo không” của các pháp, nên không có chỗ để tranh cãi. Nếu rốt ráo không mà có thể nắm, có thể tranh cãi thời không gọi là rốt ráo không. Vì rốt ráo không thì có và không hai sự đều dứt, thế nên Bát-nhã ba-la-mật gọi là chỗ không tranh cãi.
* Lại nữa, trong các kinh khác thường dùng ba lối để nói các pháp, đó là thiện, bất thiện và vô ký. Nay muốn nói tướng các pháp chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, chẳng phải vô ký, cho nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Pháp học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học; pháp do kiến đế đoạn (kiến sở đoạn), pháp do tư duy đoạn (tu sở đoạn), pháp không đoạn (phi sở đoạn); pháp có thể thấy có đối ngại, pháp không thể thấy có đối ngại, pháp không thể thấy không đối ngại; pháp thượng trung hạ; pháp tiểu, đại, vô lượng. Như vậy pháp môn có ba phần cũng thế.
* Lại nữa, trong các kinh khác tùy theo căn cơ hàng Thanh-văn, Phật nói pháp Tứ niệm xứ (Catvari-smṛti-upasthāna), nơi đây Tỳ-kheo quán trong thân ba mươi sáu vật[1] để trừ bệnh tham dục, quán ngoài thân, trong ngoài thân cũng như vậy. Nay vì muốn dùng lối khác để nói pháp Tứ niệm xứ, nên Phật thuyết Kinh Đại Bát-
[1] T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含經), quyển 43, kinh 1165, tr. 311a-b.
* Trang 36 *
nhã Ba-la-mật, như nói: “Bồ-tát quán trong thân, với thân không sanh giác quán, không thấy có thân, vì là vô sở đắc. Như vậy quán ngoài thân, quán trong ngoài thân, với thân không sanh giác tưởng, không thấy có thân vì là vô sở đắc. Đối với Thân niệm xứ quán Thân mà không sanh giác tưởng, là một việc rất khó. Ba niệm xứ Thọ, Tâm, Pháp cũng vậy. Như vậy những pháp môn có bốn phần như: Bốn Chánh cần (catvāri-prahaṇāni), bốn Như ý túc (catvāra-ṛddhipādāḥ), bốn Thiền (catvāri-dhyāna), bốn Đế (catvāri-āriyasatya) v.v... cũng đều như thế.”[1]
* Lại nữa, trong các kinh khác Phật nói năm uẩn (ngũ chúng) là vô thường, khổ, không, vô ngã. Nay vì muốn dùng lối khác nói về năm uẩn (pañcaskandha), nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Như Phật bảo Ngài Tu-bồ-đề: “Bồ-tát quán sắc là thường hành thì không hành Bát-nhã Ba-la-mật; quán thọ, tưởng, hành, thức là thường hành, thì không hành Bát-nhã ba-la-mật; quán sắc là vô thường hành thì không hành Bát-nhã ba-la-mật; quán thọ, tưởng, hành, thức là vô thường hành, thì không hành Bát-nhã Ba-la-mật.[2] Như vậy các thứ năm pháp như: Năm thọ ấm, năm đạo v.v... cũng đều như thế.
Ngoài ra các pháp môn sáu, bảy, tám cho đến vô lượng v.v... cũng đều như thế. Như Đại Bát-nhã ba-la-mật vô lượng vô biên, nên nhân duyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô lượng vô biên; việc này rất rộng.
Nay đã lược nêu các nhân duyên thuyết Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật xong.
[1] Trung bộ kinh I, kinh số 10: Kinh niệm xứ (Satipaṭṭhāna sutta); T. 1: Trung A-hàm kinh (中阿含經), quyển 24, kinh 98, nhân phẩm đệ nhị (因品第二), Niệm xứ kinh (念處經), tr. 582b7-584b29; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 20, kinh 81, Trường thọ vương phẩm đệ thập (長壽王品第十), Niệm thân kinh (念身經), tr. 554c7-557c13; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, Quảng thừa phẩm đệ thập cửu (廣乘品第十九), tr. 253b19-254b15.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 3, Tướng hành phẩm đệ thập (相行品第十), tr. 237b.
* Trang 37 *