ĐIỀU DI HUẤN THỨ 39
Con người ngày nay cho rằng chỉ cần có tài năng và tri thức thì việc gì cũng có thể làm theo ý mình nhưng thật ra chỉ trông chờ vào tài năng thôi thì thật nguy hiểm đến mức không thể khoanh tay đứng nhìn. Mọi việc chỉ đạt thành khi nội dung bên trong rõ ràng. Nay chẳng còn thấy ai được như tiên sinh Nagaoka ở Higo, nói rồi ông thở dài viết những câu cổ ngữ như sau:
Phu thiên hạ phi thành bất động
Phi tài bất trị
Thành chi chí giả
Cơ động dã tốc
Tài chi chu giả
Kỳ trị dã quảng
Tài dự thành hợp
Nhiên hậu sự khả thành
✨Chú giải: Mọi sự ở đời, không có lòng thành không chuyển động, không có tài đức, tức tài năng và kiến chức cũng không thể trị vì. Nếu lòng thành sâu sắc thì việc cũng nhanh chóng. Nếu tài chức được trao đổi xung quanh, việc xung quanh cũng lan tỏa rộng rãi. Nếu tài chức và tấm lòng hợp thành thì mọi việc sẽ đạt thành.
✨
Tôi nghĩ có thể xem “con người ngày nay” chính là chúng ta,những người đang sống ở đầu thế kỷ XXI
Saigo không nói việc thu nhập tri thức, mài giũa năng lực là việc xấu. Nhưng nếu chỉ có tài năng không thôi mà không có trái tim chân thành thì mọi việc sẽ không suôn sẻ. Nhưng từ trước đến nay, con người ta có khuynh hướng mưu cầu tài chức mà thôi.
Có thể lấy ví dụ đặc trưng các công ty mới ngành IT, nhiều ngôi sao trẻ tài năng xuất chúng xuất hiện, sau vài năm khởi nghiệp đã tham gia sàn chứng khoán, thu được khoản lãi vốn lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ yên, trở thành nhà lãnh đạo trẻ tuổi được yêu thích của thời đại. Nhưng con số người biến mất khỏi vũ đài bởi sự cố cũng nối tiếp nhau không dứt.
Rõ ràng, chỉ tài năng không thôi thì không tồn tại lâu dài. Như đã trình bày trong phần trước, sự nghiệp thiếu thành tâm sẽ như một vật lạnh băng không huyết quản chạy qua, từ đó không nhận được sự đồng cảm, hợp tác từ chính nhân viên, đối tác và xã hội. Chưa hết, người lãnh đạo không có lòng thành sẽ chạy theo những kế sách nhỏ nhen, khôn vặt để rồi lầm đường mà không duy trì thành công lâu dài được.
Saigo đã đánh tiếng chuông cảnh báo như thế này.
Trích “ Con Đường Đi Đến Thành Công Bằng Sự Tử Tế” Người dịch: Nguyễn Đỗ An Nhiên
Nhà xuất bản trẻ. Năm 2018.
TIẾN TRÌNH THÀNH TOÀN TỰ NGÃ – MỘT KINH NGHIỆM CHUNG CỦA NHÂN LOẠITÂM LÝ HỌC CHUYÊN SÂU – LƯU HỒNG KHANH---&&&---& Tiến trình thành tựu bản thân trong cả hai giai
Thôi Hiệu (704-754), người Biện Châu, huyện Khai Phong, nay là một thành phố lớn thuộc tỉnh Hà Nam. Thôi Hiệu đi chơi tỉnh Vũ Xương, trèo lên lầu Hoàng Hạc tức
Phật Giáo Nguyên Thủy ở Nam Á và Đông Nam ÁTích LanHiện nay, Phật giáo đang phát triển hưng thịnh ở một số quốc gia và phải đối mặt với những khó
Công đức chân thật, giống như một dòng sông, nó càng sâu thì càng ít gây tiếng động._ Edward F. Halifax🌷 Một cuộc hành trình, tôi nghĩ, là luôn có giá trị
MẤY NGUỒN SUỐI PHÁT SINH RA TRIẾT LÝKARL JASPERS (1883-1969)Khởi điểm hay nguồn suốiNếu nói về khởi điểm thì triết lý đã khởi phát thành lịch sử có hệ thống từ hai
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt