Nguyên - Không này như một đứa trẻ không biết đen trắng, như một người ngu không biết thị phi; chỉ lo niệm Phật tin sẽ vãng sinh.
⚜️ Như nhận một món quà từ người khác, đã nhận được và chưa nhận được, bên nào tốt hơn? Nguyên – Không thì Niệm Phật với tâm niệm đã nhận được.
⚜️ Đức Di Đà khuyên Niệm Phật thì nhất định lai nghinh, Đức Thích Ca khuyên Niệm Phật thì nhất định vãng sinh. Nguyên – Không chỉ tin một chuyện này, mọi chuyện khác đều không biết.
⚜️ Đệ tử của thầy chớ nên chuông nghĩa lý, ưa lý luận. Người tu xưng danh Niệm Phật thì nên trở thành kẻ một chữ chẳng biết, thị phi chẳng hay để sáng tối Niệm Phật.
⚜️ Tâm yếu của tông Tịnh Độ là “Bất luận là ai, hễ Niệm Phật đều vãng sinh”.
⚜️ Nếu đi bằng thuyền thì người sáng mắt hay kẻ đui mù đều có thể đến bờ bên kia.
Tuy có con mắt trí huệ mà không Niệm Phật thì không phù hợp với Nguyện Lực.
Tuy ngu si ám độn mà có thể Niệm Phật thì được nương vào Nguyện Lực của Phật để được vãng sinh.
⚜️ Có người nói với ngài rằng: “Niệm Phật như thầy chắc hẳn là hợp với ý của Phật A Di Đà”. Ngài hỏi: “Tại sao ông nói vậy?”. Người kia đáp: “Vì thầy là một bậc trí giả, hiểu rõ về công đức của xưng danh Niệm Phật cũng như thâm nghĩa của Di Đà Bổn Nguyện”. Ngài nói: “Rõ ràng là ông chưa thực sự tin vào Bổn Nguyện! Khi tin vào Bổn Nguyện mà xưng danh Di Đà thì hoàn toàn không có sự phân biệt về người tu dù họ là ai chăng nữa. Nếu có thể dựa vào trí huệ để thoát ly sinh tử thì Nguyên – Không này đã không xả bỏ Thánh Đạo Môn mà chuyên tu Tịnh Độ Môn!”.
⚜️ Không để ý đến thiện ác của bản thân, chỉ một lòng cầu vãng sinh mà Niệm Phật. Đó gọi là Tha Lực Niệm Phật. Cho rằng bản thân bị tội chướng khó được vãng sinh là điều sai lầm rất lớn.
⚜️ Chẳng cần để ý là tâm mình thiện hay ác, tội chướng nặng hay nhẹ, mà chỉ nên dùng miệng xưng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và phát khởi cái tâm quyết định ‘Nương Phật Thệ Nguyện chắc chắn vãng sinh’
⚜️ Hạng vô trí, tội chướng Niệm Phật mà vãng sinh là ý chánh của Bổn Nguyện.
⚜️ Thâm tâm tức là cái tâm tin sâu. Tin sâu điều gì? Tin rằng: Hạng phàm phu phiền não sâu dày, nghiệp chướng nặng nề, thiện căn thiếu kém, nhờ tin vào Nguyện Lực Đại Bi của Đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu, hoặc 100 năm, hoặc 45 năm, 20 năm, 10 năm, cho đến một hai năm. Từ khi phát tâm cho đến lúc lâm chung không thối chuyển. Hoặc 7 ngày, hoặc 1 ngày, cho đến 10 niệm, 1 niệm. Dù nhiều hay ít, người Xưng Danh Niệm Phật chắc chắn được vãng sinh.
Tóm lại, đối với chuyện vãng sinh mà không nghi ngờ thì gọi là “Thâm Tâm”.
⚜️ Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn?
Đáp: Giống nhau!
⚜️ Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
⚜️ Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi Di Đà Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa này đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
Trích “Niệm Phật Tông Yếu - Pháp Nhiên Thượng Nhân” Dịch giả: Viên Thông - Nguyễn Văn Nhàn
Patrul Rinpoche:Phần nhất, sự tố cáo buồn rầu của ta về những cách thức của thời đại suy đồi này,Là một sự khiển trách ta có ý định giành cho chính ta.Sự
In response to a request from the Tergar Meditation Community, Mingyur Rinpoche will give a live teaching from Nepal on Sunday to support practitioners all over the world. As Mingyur Rinpoche kindly
Vị Bồ-Tát thường ưaAn-ổn nói kinh phápỞ nơi chỗ thanh-tịnhMà sắp đặt sàng tòaDùng hương dầu xoa thânTắm gội các bụi dơMặc y mới sạch-sẽTrong ngoài đều sạch thơmNgồi an nơi pháp-tòaTheo
Hỏi: Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin?Đáp: Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một
Những khéo léo của tôi vẫn là những khéo léo của tôi._Floyd Mayweather☀️ Lập lại là bà mẹ của tinh xảo. _ Anthony Robbins☀️ Tôi tin rằng bạn học những kỹ năng
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt