TỪ NGỮ NHÂN MINH
Năng lập: Có thể thành lập. Dùng trong hai trường hợp:
a. Năng lập đối năng phá: Khi lập luận thức để khai ngộ cho người khác, gọi là năng lập. Khi lập luận thức hay chỉ lỗi trong luận thức của người khác để phá họ, thì gọi là năng phá. Nếu lập đúng thì gọi là chơn năng lập, phá đúng thì gọi là chơn năng phá. Còn nếu lập sai, phá sai thì gọi là tợ năng lập, tợ năng phá.
b. Năng lập đối sở lập: Trong ba chi: tôn, nhân, dụ. Tôn là sở lập, do nhân và dụ thành lập được tôn. Như vậy, tôn là sở lập, bị lập; nhân, dụ là năng lập.
– Năng phá: (Xem chữ Năng phá ở trên).
– Sở lập: (Xem chữ Năng lập ở trên).
– Năng biệt, sở biệt: Mệnh đề tôn gồm có hữu pháp (tiền trần, chủ ngữ) và pháp (hậu trần, vị ngữ, thuộc tính). Do thuộc tính mà biện biệt vật thể, nên thuộc tính là năng biệt, vật thể là sở biệt.
– Cực thành: Hoàn toàn thành tựu bởi được bên lập và địch công nhận.
– Năng biệt bất cực thành: Ý nghĩa của phần
– vị ngữ trong mệnh đề tôn không cực thành, bởi không được hai bên công nhận.
– Sở biệt bất cực thành: Ý nghĩa của phần chủ ngữ trong mệnh đề tôn không cực thành, bởi không được hai bên công nhận.
– Câu bất cực thành: Là chủ ngữ, vị ngữ trong mệnh đề tôn đều không cực thành. Tức hữu pháp và pháp, sở biệt và năng biệt, tự tánh và sai biệt, tiền trần và hậu trần. (Đã có giải ở trước) đều không được công nhận.
Đồng phẩm, vị phẩm: “Vô thường” thì đồng phẩm loại với “vô thường” , khác phẩm loại với “thường”; “thường” thì đồng phẩm loại với “thường”, – khác phẩm loại với “vô thường”. Vật này và vật kia đồng phẩm loại với nhau thì gọi là đồng pháp. Khi lấy pháp ấy nêu làm ví dụ thì gọi là đồng dụ. Khác phẩm loại gọi là dị phẩm, dị pháp và dị dụ.
– Đồng pháp, dị pháp: Pháp có tính cách đồng nhau, pháp có tính cách khác nhau. Còn tôn đồng pháp là pháp có tính cách đồng với tôn; nhân đồng pháp có tính cách đồng với tôn; nhân đồng pháp là pháp có tính cách đồng với nhân. Một đồng dụ phải có đủ hai tính cách là tôn đồng pháp và nhân đồng pháp … Trái lại, một dụ dị phải có hai tính cách khác hẳn tính cách với tôn và khác hẳn tính cách với nhân.
_ Tôn y, tôn thể: Tôn y là chỗ dựa của tôn thể. Riêng chủ ngữ (tiền trần, hữu pháp, tự tánh, sở biệt) và riêng vị ngữ (hậu trần, pháp, sai biệt, năng biệt) trong mệnh đề tôn là tôn y. Khi tôn y ấy có ý nghĩa rõ ràng được hai bên lập địch công nhận, hay ít nhất được bên
– địch công nhận và được liên kết lại bằng một liên tự thì thành tôn thể. Tôn thể luôn luôn phải không được bên địch công nhận mới có sự tranh luận.
– Biệt tôn, tổng tôn: Ý nghĩa như tôn y và tôn thể:
– Hiện lượng, tỷ lượng: Đã có giải trong sách.
– Cực thành hữu pháp: Chủ ngữ (vật thể) trong mệnh đề tôn hoàn toàn thành tựu được hai bên công nhận.
– Cực thành năng biệt: Vị ngữ (pháp, thuộc tính) trong mệnh đề tôn hoàn toàn thành tựu, được hai bên công nhận.
_ Biến thị tôn pháp tánh: Tướng thứ nhất phải có của nhân là, tính cách có mặt nơi tôn tiền trần hữu pháp (chủ ngữ). Như nói: Người kia là người (tôn), vì là loài – người (nhân). Loài người là một tính cách có mặt (biến khắp) nơi “người kia”. Còn nếu nói: Người kia là người, vì không chết. “Không chết” không phải là tính cách có mặt biến khắp nơi “người kia”, vì người kia sao lại không chết được?
– Đồng phẩm định hữu tánh: Tướng thứ hai phải có của nhân là, nó phải có mặt ở những thứ đồng phẩm tính với tôn.
– Dị phẩm biến vô tánh: Tướng thứ ba phải có của nhân là, nó phải hoàn toàn không có mặt ở tất cả những thứ không đồng phẩm tính với tôn.
_ Pháp tự tướng tương vi nhân, pháp sai biệt tương vi nhân: Pháp (ở phần vị ngữ trong mệnh đề tôn)
– khi nói ra với ý nghĩa rõ ràng thì gọi là pháp tự tướng. Khi nói ra với ý nghĩa mơ hồ, quanh co, tránh né, nói đây mà ý muốn ngầm chỉ kia, “kia” đây gọi là là pháp sai biệt. Như nói: “Giàu nghèo do trời”. Tiếng trời đây ở vị trí vị ngữ), nếu trời đây là chỉ cho thiên lý tự nhiên, rõ ràng đã được cả hai bên công nhận, đó gọi là pháp tự tướng. Nếu trời đây không phải chỉ cho trời tự nhiên được hai bên công nhận, mà ý muốn ngầm chỉ Thượng đế tạo vật, thì đó gọi là pháp sai biệt. Nếu dùng cái nhân mâu thuẫn với pháp tự tướng, để đối phương dùng lại nhân đó mà phủ nhận pháp tự tướng, thì gọi đó là cái nhân bị lỗi “tương vi với pháp tự tướng”. Nếu dùng cái nhân mâu thuẫn với pháp sai biệt, để đối phương dùng lại nhân đó mà phủ nhận pháp sai biệt, thì gọi đó là cái nhân bị lỗi “tương vi với pháp sai biệt”, tức tương vi với ngầm ý của người lập.
Hữu pháp tự tướng tương vi nhân; hữu pháp sai biệt tương vi nhân: Hữu pháp tức là phần chủ ngữ – (tự tánh, vật thể) trong mệnh đề tôn. Còn tự tướng tương vi, sai biệt tương vi, giải nghĩa giống như trên. Như nói: “Trời tạo lập tất cả”. Tiếng trời đây (ở phần chủ ngữ) nếu chỉ thiên lý tự nhiên, rõ ràng được hai bên công nhận thì gọi là hữu pháp tự tướng. Nếu tiếng trời đây, trong ý ngầm chỉ cho Thượng đế tạo vật chưa được bên địch công nhận, thì đó là hữu pháp sai biệt.
Hợp tác pháp: Cách hợp lại cùng làm cho tôn được thành lập. Một ví dụ đúng theo quy tắc gồm có hai phần: Dụ thể và dụ y, hay lý dụ và sự dụ. Trước nêu lý rồi tiếp theo mới nêu sự. Khi nêu lý trước phải nêu tính cách của nhân, tiếp nêu tính cách của tôn, rồi sau nữa mới nêu sự. Được như vậy, gọi là hợp tác pháp trong đồng dụ. Như nói:
Tôn: Tiếng vô thường.
Nhân: Vì được làm ra.
Dụ: Nếu cái được làm ra, (phối hợp với nhân) thì thấy nó vô thường (phối hợp với tôn), (lý dụ, dụ thể). Ví dụ như cái bình (sự dụ, dụ y).
Theo thứ lớp phối hợp, trước nêu tính cách của nhân; tiếp nêu tính cách của tôn, rồi sau mới nêu ví dụ; đó gọi là hợp tác pháp, đủ khả năng hợp lực với nhân mà tác thành tôn. Nếu không nêu theo thứ lớp như vậy, mà chỉ nói: “Nơi cái bình thấy có tính được làm ra và tính vô thường” thì gọi là vô hợp (không hợp tác). Còn nếu trong lý dụ không theo thứ tự nêu tính cách nhân trước, tính cách tôn sau, trái lại nêu tính cách tôn trước, tính cách nhân sau, thì gọi là đảo hợp, (hợp tác lộn ngược). Như nói: “Những cái vô thường (tôn) đều được làm ra (nhân).
Ly tác pháp: Cách lìa ra để càng làm cho tôn được thành lập. Dị dụ cũng gồm có dụ thể và dụ y hay lý dụ và sự dụ. Dù lý dụ hay sự dụ đều phải khác phẩm tính với tôn và nhân. Nếu dị dụ mà có phẩm tính đồng với tôn thì bị lỗi “sở lập bất khiển”, tức không trừ hết phẩm tính của tôn sở lập ở nơi đó. Nếu dị dụ mà có phẩm tính đồng với nhân thì bị lỗi năng lập bất khiển”. Nếu không nêu theo thứ tự quy luật là, trước nêu lý dụ, sau nêu sự dụ, trong lý dụ giữa tính cách tôn và nhân không có liên từ nối kết, thì dị dụ bị lỗi “bất ly”. Như nói:
Tôn: Tiếng là vô thường.
Nhân: Vì bị làm ra.
Dị dụ: Những cái thường đều không bị làm ra. Dị dụ như hư không. Nếu không nói đúng như vậy mà cứ nói mơ hồ rằng: “Như hư không, thấy có tính thường và tính không bị làm ra”; thế là bất ly. Còn nếu nói: “Những cái không bị làm ra (nhân) đều là thường” (tôn) thì bị lỗi “đảo ly”.
– Đại chủng hòa hợp hỏa: Thứ lửa thật do bốn đại chủng là đất, nước, gió, lửa hòa hợp tạo ra, chứ không phải thứ lửa trong chiêm bao, lửa ảo thuật, hay lửa do thần thông biến hóa.
– Lập Tỷ lượng: tức lập luận thức. Khi lập luận là dùng trí so sánh cân nhắc sự lý đúng sai giữa vật này với vật khác mà lập luận. Nếu không có tỷ lượng thì cũng không có luận, nên lập luận cũng gọi là lập tỷ lượng hay lập lượng.
– Nhân tánh: Tính cách của nhân.
– Sở biệt tánh: Tính cách của tiền trần hữu pháp nơi tôn.
– Năng biệt tánh: Tính cách của hậu trần pháp nơi tôn.