Bài Viết (701)


Những lời khai thị của Đức Garchen Rinpoche

13,179

NHỮNG LỜI KHAI THỊ
CỦA ĐỨC GARCHEN RINPOCHE 2012  

Konchog Kunzang Tobgyal phụ trách dịch sang Việt ngữ từ bản Anh ngữ do Ina Bieler cung cấp.
Konchog Jimpa Lhamo hiệu đính bản dịch Việt ngữ
.

 

Lời BBT: Nhân dịp Đại sư Garchen Rinpoche đến Việt Nam hoằng pháp lần thứ hai vào những ngày đầu năm 2014, chúng tôi giới thiệu các lời khai thị của Đại sư trong năm 2012 trong đó ngài có đề cập đến các vấn đề thiết yếu của con người như khổ đau và hạnh phúc và làm thế nào để hoá giải khổ đau và đạt được hạnh phúc.

Ngày 15 tháng 1 năm 2012 (Tự sát)

Không có gì tiêu cực hơn là việc tự sát – [đấy là khi] một người tạo ra một nguyên nhân rất mạnh mẽ kịch liệt dẫn đến sự khổ đau cùng cực bằng cách tự lấy đi sinh mạng của mình.

Con phải hiểu rằng tất cả mọi khổ đau đều có nguồn gốc từ tâm chấp ngã. Việc tìm cách thay thế thân xác không dẫn đến việc thay thế tâm thức – con không thể chạy trốn tâm thức của con được. Việc tự sát dẫn đến nhiều khổ đau hơn so [với những khổ đau] mà con đang phải chịu đựng trong lúc này; [và qua việc tự lấy đi sinh mạng của mình] con sẽ không thể đơn thuần xóađi sự khổ đau của con được.

Con có nghiệp phải trả và quãng đời phải sống. Con phải để nghiệp tự vận hành và không được làm cho cuộc đời của con phải kết thúc sớm. Hơn nữa, khi giết hại thân xác của con, con cũng giết đi hàng tỉ sinh thể đang sống trong cơ thể con và việc này lại khiến con gánh thêm nghiệp xấu.

Thay vào đó, con phải chuyển hóa tâm con. Khi con khổ đau thì hãy hành trì pháp hoán chuyển ngã – tha; hãy nhận lấy khổ đau của những người khác và nghĩ rằng làm như vậy thì khổ đau của họ sẽ biến mất. Mọi khổ đau đều là tạm thời; và hạnh phúc do duyên sinh cũng vậy. Tâm thức phải đạtđược sự ổn định, bất động trước những hoàn cảnh vô thường. Chẳng bao giờ quá trễ để mà thực hành [Phật pháp]. Chúng ta đã lang thang trong luân hồi từ lúc vô thủy, và đến một lúc nào đó, chúng ta phải bắt đầu thực hành [Phật pháp].

 

Đừng lo lắng về khoảng thời gian dài hàng đại kiếp mà con đã phí phạm trong quá khứ - Hãy bắt đầu thực hành [Phật pháp] ngay bây giờ rồi con sẽ không thấy hối tiếc gì vào phút lâm chung. Cái mà con sẽ thực hiện từ nay trở đi là quan trọng hơn. Khi cảm thấy đau yếu trong người, hãy phóng tâm thức con vào hưkhông; đừng bám chấp vào thân xác. Hãy tách tâm thức ra khỏi thân xác và an trú trong hư không. Con cũng có thể quán tưởng đức Tara trong hư không và tụng chú của ngài. Bản thân thầy có nhiều đau đớn nhưng thầy không chú tâm vào những đauđớn này. Nếu thầy phóng tâm thức vào hư không và thiền định thì thầy không cảm thấy đau đớn. Chỉ khi nào thầy nghĩ về đau đớn thì thầy lại cảm thấy đau đớn.

 

Hơn nữa, con phải nghĩ rằng sự khổ đau của chính con khá là bé nhỏ so với sự khổ đau của biết bao chúng sinh khác. Chẳng hạn như khi thầy ở trong lao tù trong suốt hai mươi năm – con có thể xem việc này là một vấn nạn –nhưng thầy chẳng phút giây nào nghĩ đến lúc mình được phóng thích. Thầy chỉhành trì pháp Tara ngày qua ngày, chẳng hề nghĩ đến việc tự sát và thật sự cảm thấy rất hạnh phúc trong tâm. Nếu con muốn thoát khổ thì con phải thay đổi tâm thức, chứ không phải là thân xác của con. Hãy khấn nguyện đức Tara mọi lúc và tụng chú của ngài để con không bao giờ quên ngài. Rồi thầy sẽ có thể giúp con vì thầy luôn hành trì pháp Tara. Mỗi khi nào con cảm thấy đau đớn và khó khăn, hãy nhất tâm nghĩ đến đức Tara.

 

Ngày 2 tháng 2 năm 2012 (Thiền)

Thiền có nghĩa là nhận biết rồi sau đó làm quen với bản tánh của tâm. Trước hết, con phải hiểu được bản tánh cơ bản của tâm. Tâm này là một nền tảng duy nhất mà trong đó chúng ta là một. Một khi đã nhận biết được bản tánh của tâm thì con phải luôn luôn duy trì và phát huy nó lên mà không để rơi vào tình trạng phóng tâm. Làm quen với sự tỉnh thức hiện tiền này là thiền. Cho dù bất kỳ điều kiện bên ngoài nào khởi lên, hạnh phúc hay khổ đau, con không bao giờ nên xa rời cái tuệ giác trong sáng vốn nhận thức được vạn pháp khởi sinh này. Con phải thực hành tỉnh thức trong mọi hoạt động; đây là đạo hạnh hoàn hảo. Tri kiến, thiền và đạo hạnh đều là tâm – nền tảng duy nhất. Lúc nào cũng có nhiều tư tưởng khởi sinh nhưng tư tưởng là vô thường; tư tưởng đến rồi tư tưởng lại đi. Tuy nhiên, tâm mà từ đó tư tưởng khởi sinh, vẫn trụ lại như hư không; tâm chẳng đến mà cũng chẳng đi. Tâm luôn luôn ở đó, đã luôn luôn ở đó và sẽ luôn luôn ở đó. Nó giống như hư không hay một đại dương mênh mông ha ymột tấm gương.

 

Tâm chẳng đi đâu cả, cũng giống như hư không vậy .Do đó, đừng bám luyến vào những tư tưởng phù du. Có bám luyến chúng nhiều đến đâu đi chăng nữa thì trong thực tế cũng chẳng giữ chúng lại được vì bản tánh của chúng là vô thường. Ngược lại, hãy quán sát cái luôn trụ lại một chỗ, đó là tuệ giác trong sáng, nhận biết được tất cả tư tưởng đang khởi sinh. Tuệ giác này là Phật trong con, là bản tánh đích thực của con. Đừng chạy theo bất kỳ tư tưởng nào đang khởi lên, dù đó là các tư tưởng tiêu cực, sự ưu phiền hay các cảm xúc phiền não, mà hãy tiếp tục quan sát với sự tỉnh thức. Khi sự tỉnh thức được duy trì, các tư tưởng khởi sinh sẽ biến mất một cách tự nhiên mà không cần phải chủ động buông bỏ. Tuệ giác này cần được phát huy, không chỉ trong các khóa thiền mà còn trong mọi hoạt động của con. Cho dù trải nghiệm của con có là gì đi chăng nữa, hạnh phúc hay khổ đau, thì tuệ giác này vẫn không bị tác động; tuệ giác vẫn luôn luôn hiện hữu đích thực như là. Bản tánh này là Phật tánh mà mọi chúng sinh đều có. Hơn nữa, hằng ngày con phải đọc "Đại Thủ Ấn Bên Bờ Sông Hằng" của đức Tilopa; việc này sẽ trợ duyên cho công phu thiền của con. Con cũng nên đọc "37 Pháp Hành Bồ-tát Đạo" mỗi ngày; việc này sẽ hỗ trợ cho đạo hạnh của con. Điều quan trọng nhất là trưởng dưỡng Bồ đề tâm, tình yêu thương và lòng bi mẫn trong mọi hoạt động của con. Không có lòng bi mẫn thì con sẽ chẳng thể nào hiểu được bản tánh của tâm. Không có lòng bi mẫn thì tâm giống như nước dơ bẩn. Con không thể thấy được bản tánh trong sáng, đích thực của nước đục. Nếu con phát khởi lòng bi mẫn thì con sẽ hiểu được bản tánh của tâm rất dễ dàng.

 

Ngày 26 tháng 2 năm 2012 (Thư ngỏ Losar 2012)

Tashi Delek,

Thầy rời Tây Tạng đã nhiều năm để đi hoằng pháp tại các nước phương Tây. Thầy đi vòng quanh thế giới hầu như suốt năm và hiếm có cơ hội quay lại quê nhà. Đa số các con đã nghe kể chuyện về các cao nguyên xinh đẹp ở Tây Tạng nhưng ít người biết được rằng nguy cơ suy vong về văn hóa tại đây to lớn như thế nào.

 

Năm 1998, với sự trợ giúp của nhiều đệ tử, Thầy đã về Tây Tạng và đáp ứng nguyện vọng của tám ngôi làng bằng cách xây dựng bốn trường học. Hiện nay, các trường học này đang gặp khó khăn để duy trì chương trình học đường do thiếu nguồn tài trợ thường xuyên.

 

Từ ngày các trường học đi vào hoạt động, trình độ dân trí của cộng đồng được nâng cao trên các lĩnh vực Tạng ngữ, Hoa ngữ, Anh ngữ và toán học để chuẩn bị cho người dân hòa nhập với thế giới hiện đại mà họ đang sinh sống trong lúc bảo tồn tôn giáo và di sản truyền thống Tây Tạng. Thông qua các hoạt động học đường, các cháu được nuôi hai bữa một ngày, cung cấp quần áo ấm và tham dự các hoạt động văn hóa cộng đồng, như nhảy múa và hát ca bằng tiếng Tạng, chẳng hạn. Các trường tuân thủ theo thời gian biểu của các phụ huynh du mục trong làng để cho các cháu có thể ở nhà, giúp gia đình với những công việc truyền thống và đi theo đàn gia súc nếu cần thiết.

 

Trong thời buổi kinh tế khó khăn này, các trường đã gặp khó khăn về tài chính và phải vất vả duy trì hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của chính phủ. Các trường này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng và mỗi đồng đô la đóng góp sẽ mang lại hiệu quả lớn.

 

Vì rất yêu thương các cháu, các thầy, cô, các người cấp dưỡng và các người đang làm việc tại các ngôi trường này, thầy đề nghị các con xem xét việc đóng góp tài chính cho những ngôi trường này. Thầy hy vọng rằng Tăng đoàn toàn thế giới sẽ nhân cơ hội này mà giúp đỡ cho các huynh đệ, tỷ muội trong Tăng đoàn Tây Tạng. Sự trợ giúp của các con sẽ đảm bảo cho các cộng đồng này được hưởng các sự tự do được công nhận thông qua việc giáo dục.

 

Cám ơn các con về sự quan tâm bi mẫn đối với vấn đề này.

Đại sư Garchen Rinpoche – 2012

Tiền đóng góp cho thể được gởi dưới hình thức ngân phiếu cho:

The Pureland Project
5007 Cedar Ave.
Philadelphia, PA 19143
hoặc bằng hình thức PayPal:
www.purelandproject.com

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên lạc:
Meg Ferrigno (Pema Lhamo) qua số điện thoại:
267.241.7606 (Mã quốc gia 001)
thepurelandproject@gmail.com

 

Ngày 9 tháng 3 năm 2012 (Khổ đau và Hạnh phúc)

Chúng ta phải chịu khổ đau mà không có sự lựa chọn nào khác. Chúng ta không muốn khổ đau, chúng ta tìm mọi cách để được hạnh phúc nhưng khổ đau lại xuất hiện bất kể ước muốn của chúng ta và chúng ta lại chẳng thể làm gì được. Vì sao vậy? Đó là bởi vì chúng ta đã tạo ra các nguyên nhân khổ đau trong quá khứ. Nhưng những nguyên nhân khổ đau đó ở đâu? Chúng đang ở trong tâm thức của con ngay lúc này, đó là tâm thức chấp ngã và tất cả các cảm xúc tiêu cực được bắt nguồn từ đây. Nếu con hiểu được điều này thì con sẽ hiểu rằng con chịu trách nhiệm về các khổ đau của con và chẳng còn cái gì khác để mà quy kết. Hiểu được điều này thì con sẽ có thể chấp nhận khó khăn và tránh được nhiều nỗi khổ đau khác trong tương lai. Nếu con muốn có hạnh phúc thì con phải biết được những nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc. Đức Phật đã dạy: ‘Ta có thể chỉ cho con con đường giải thoát nhưng sự giải thoát lại phụ thuộc vào chính con.’ Dù con có theo đạo Phật hay không, dù con có theo một tôn giáo nào khác hay không, con vẫn có một tâm thức và tất cả các nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc hay khổ đau đều nằm trong tâm thức này. – tánh Không và lòng bi mẫn. Mọi chúng sinh sẽ thấy Phật khi họ thấy được họ thực sự là gì và thực tánh của [tâm] họ.

 

Ngày 17 tháng 3 năm 2012 (Hạnh phúc bên trong)

Những điều mà thầy sắp chia sẻ với các con không phải là lời chia sẻ của một đại học giả, mà là lời chia sẻ của một người cha già, giàu kinh nghiệm. Thầy đã phải chịu nhiều gian khổ, đã phải sống tập trung hai mươi năm trong một trại lao động. Các con có thể cho rằng đây là ‘một vấn đề.’ Tuy nhiên, từ bên trong, thầy thực sự không cảm thấy khổ đau mà ngược lại, thầy xem thời gian sống trong ngục tù rất hữu ích. Khi còn trẻ và trước khi bị giam cầm, thầy có niềm tin nơi Giáo pháp nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn; tín tâm của thầy thì có phần nông cạn. Trong ngục tù, thầy có cơ hội để thực sự thực hành [Giáo pháp], đưa gian khổ bên ngoài vào đường tu với hạnh nhẫn nhục. Thầy chẳng một lần hy vọng sẽ được trả tự do, thầy sống ngày này qua ngày khác, không hy vọng, không sợ hãi, thầy gởi lòng bi mẫn cho các chúng sinh, thầy nương tựa vào đức Tara và khấn nguyện ngài một cách bí mật. Sau khi vận dụng Giáo pháp như vậy và thấy được kết quả tu tập, thầy đặt niềm tin vào sự đúng đắn của Giáo pháp và tín tâm của thầy trở nên sâu thẳm, không thể nào đảo ngược lại được.

 

Rồi thầy nghĩ rằng sẽ lợi lạc cho mọi người nếu thầy chia sẻ các kinh nghiệm này và khi thầy đi hoằng pháp, thầy chỉ chia sẻ những lời khuyên từ trái tim thầy dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân thầy. Để thực sự thấu hiểu Giáo pháp thì tích lũy những kinh nghiệm cá nhân là quan trọng. Điều quan trọng là tự hỏi: Hạnh phúc chân chính là gì? Hạnh phúc ở bên ngoài hay bên trong? Ngay cả khi người ta thật là giàu có và sở hữu mọi thứ mà mình mong cầu, nếu có hận thù trong gia đình thì người ta sẽ cảm thấy đau khổ như là đang sống trong địa ngục. Nếu người ta nghèo nhưng lại san sẻ yêu thương và lòng tốt trong gia đình thì người ta sẽ có kinh nghiệm như được sống trong Tịnh độ. Hạnh phúc chỉ có thể xuất hiện từ trong tâm, hạnh phúc chẳng hề liên quan đến thế giới bên ngoài. Khi tâm thức bất an thì người ta sẽ cảm thấy khổ đau ở mọi nơi, ngay cả trong tình huống tích cực. Nếu tâm thức được bình an và chan chứa yêu thương thì người ta sẽ vẫn tìm thấy hạnh phúc ngay cả khi đang ở trong một tình huống bên ngoài tưởng chừng như khó khăn. ‘Tất cả mọi khổ đau đều đến từ sự mưu cầu cho hạnh phúc cá nhân’.

 

Ngày 21 tháng 3 năm 2012 (Chấp ngã là khổ đau)

Khi con phát nguyện giúp đỡ người khác thì trí huệ của con sẽ tăng trưởng. Và khi con duy trì sự tỉnh thức thì ước nguyện của con trong việc mang lại lợi lạc cho người khác sẽ tăng trưởng. Lúc đầu, hãy luyện tâm trong công phu thiền định về tình yêu thương. Với sự thực hành liên tục, con sẽ tích lũy được kinh nghiệm cá nhân và con sẽ thấy kết quả thực hành. Thực hành đi, thực hành lại là phương pháp duy nhất để có hạnh phúc. Nếu con không từbỏ ý nguyện đi tìm hạnh phúc cho chính mình và các cảm xúc tiêu cực phát sinh từý nguyện này thì con sẽ chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc chân thực. Nếu con không từ bỏ các nguyên nhân dẫn đến khổ đau thì con sẽ chẳng còn sự lựa chọn nào ngoài việc chịu khổ và con sẽ chẳng thể làm gì khác được. Nghiệp chẳng phải là cái mà đức Phật đã sáng tạo. Với trí huệ thấu suốt vạn pháp, đức Phật đã thấy được thực tánh của các pháp và ngài đã chỉ dạy lại cho chúng ta bằng lòng bi mẫn. Ngài chỉ đơn thuần cho chúng ta thấy rằng bản chất đích thực của lòng bi mẫn và sự từ ái là hạnh phúc và bản chất đích thực của sự chấp ngã là khổ đau.

 

Càng chấp ngã thì chúng ta càng ít có thể chăm lo cho người khác. Tất cả những nội dung mà đức Phật đã dạy trong ba Thừa – Biệt giải thoát, Bồ tát và Kim cang thừa – là phương pháp để phát khởi Bồ đề tâm. Cần phải đưa các phương pháp này vào trong thực hành rồi phải kiên trì thực hành nhưng con lại không thể trông chờ kết quả trước mắt. Mục đích hành trì của con là cho nhiều kiếp tương lai. Đức Phật đã dạy rằng: ‘Muốn biết rằng mình sẽ về đâu thì hãy nhìn vào các hành động trong hiện tại.’ Con chỉ có thể thực hành Giáo pháp chân chính nếu con tin vào nghiệp, luật nhân quả và hiểu được sự trân quý của hạnh nhẫn nhục và tình yêu thương. Nếu con không có các thứ này như là nền tảng thì các thực hành khác sẽ chẳng mang lại kết quả đáng kể.

Nguồn : http://www.vietnalanda.org

13,179

NIỆM PHẬT TÔNG YẾU - PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN (Sơ Tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản)

Bản Văn Niệm Phật Quyết Định Vãng Sanh“Luận về tam tâm, tứ tu là để thành một mực chuyên tu Niệm Phật. Nếu đã thành một mực chuyên tu Niệm Phật thì

916
KINH NGHIỆM NGỘ - Zen Master DAISETZ TEITARO SUZUKI

CƠ DUYÊN VÀ ĐỐN NGỘTa phải nhận rằng trong Thiền có cái gì thách đố tất cả sự giải thích; cái gì ấy, không một sư nào, dầu thiện xảo thế mấy,

870
Tồn tại và Thời gian (2) - Pháp Hiền cư sỹ

(TIẾP THEO)Hai mô hình (pattern) vừa nêu, cho ta biết rằng, bao lâu mà con người và tâm thức anh ta hay cô ấy còn hoạt động, thì lúc nào anh ta

754
TỪ BI - KHANGSER RINPOCHE

Khi tôi nói đến lòng từ bi và tầm quan trọng của việc tu dưỡng lòng từ bi, điều này không liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào, mà đây chỉ

835
Thế nào gọi là niệm Phật Nhất Tâm bất loạn ?

Câu "Nhất tâm bất loạn" có ở trong kinh A-di-đà. Trong kinh "Di giáo" cũng có nói tới "Chế ngự tâm tại một nơi thì không có việc gì là không làm

1,143
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc