Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

 D. TỔNG KẾT VỀ CHƠN NĂNG LẬP


     Một luận thức năng lập đúng đắn như sau:
     –      Tôn: Tiếng là vô thường.
     –      Nhân: Vì do nhân duyên tác động mà có.
     –      Đồng dụ: Những gì do nhân duyên tác động mà có, đều vô thường (lý dụ), như cái bình (sự dụ, hợp tác pháp).
     –      Dị dụ: Những gì chẳng phải vô thường đều không do nhân duyên tác động mà có ra, (lý dụ) như hư không (sự dụ, ly tác pháp).
     Ở đây tôn y “tiếng”, “vô thường” đều được hai bên công nhận. nhưng kết hợp tiếng và vô thường lại với nhau bằng một hệ từ “là”, thành tôn thể “tiếng là vô thường” thì chỉ bên lập công nhận, chứ bên địch không công nhận (bên địch ở đây chỉ cho phái Thanh thường
tiếng là vô thường? Vì tiếng không tự có, tiếng phải có nhân duyên tác động mà có. Điều này phải được cả hai bên đều công nhận, hoặc ít ra phải được bên địch công nhận, khi ta lập luận dựa theo ý kiến của đối phương để phá họ. Như vậy cái nhân “do nhân duyên tác động mà có” đối với tôn “tiếng là vô thường” có đủ tướng thứ nhất “biến thị tôn pháp tánh”.
     Vậy tất cả những gì do nhân duyên tác động mà có, cũng đều vô thường cả hay sao? Đúng vậy! Tất cả những gì do nhân duyên tác động mà có đều vô thường cả, vì như cái bình v.v… Đây là cái nhân có đủ tướng thứ hai “đồng phẩm định hữu tánh”. Nhưng những gì thường còn, có phải cùng có nhân duyên tác động mà có ra hay không? Không! Những gì thường còn thì hoàn toàn tuyệt đối không do nhân duyên tác động mà có ra, ví như hư không. Đây là cái nhân có đủ tướng thứ ba “dị phẩm biến vô tánh”.

Xem mục lục