Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (7)


Xem mục lục


 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

 

 

 

 

 

(Tọa Đàm 21)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong chương trình nói về “Khế Lý - Khế Cơ” là để nhắc nhở cho chúng ta trong thời mạt pháp này phải biết trạch pháp để tu hành.

Lý đạo thì thâm sâu cao rộng quá, chúng ta niệm câu A-Di-Đà Phật thì chắc chắn không thể nào sai Lý được. Vậy thì, điều này chúng ta hãy an tâm. Còn việc Khế Cơ là thật ra để ứng hợp với căn cơ hạ liệt của chúng ta, phải áp dụng cái phương cách nào an toàn thì mới được thiện lợi. Chính vì vậy mà trong những ngày qua ở đây hoàn toàn không có chủ trương lập nên một chương trình nào để niệm Phật “Nhất Tâm Bất Loạn”, “Niệm Vô Niệm”. Đây thật sự là một lý tưởng tốt, nhưng căn cơ của những người hạ liệt như chúng ta không làm nổi! Không làm nổi mà cố gắng làm, thì như chư Tổ thường hay nói, cái lực của mình không đáp ứng đúng cái tâm nguyện của mình, gọi là “Lực bất tòng tâm!”. Từ đó có thể đưa tới chỗ trở ngại!

Có nhiều người không để ý đến sự ứng hợp căn cơ, tu hành mới đầu thì thấy hay, nhưng sau cùng thì kết quả thường thường bị trở ngại rất nhiều. Chính vì thế, trong chương trình công cứ niệm Phật đưa ra chỉ để cho chúng ta tập tu hành cần cù, kiên nhẫn, chân thành... bám lấy câu A-Di-Đà Phật. Hãy niệm cho thành thục, niệm thành một thói quen để mong cầu trước những giây phút lâm chung, ta được nhiều điều thiện lợi.

Bắt đầu từ khi vận động chương trình lập công cứ, đến nay đã có một số vị, cũng khá đông rồi, đều nhận công cứ về để niệm Phật. Có những vị đã niệm được trên mười ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày. Công phu này được, có triển vọng. Trên mười ngàn câu, mười lăm ngàn câu, thì công cứ này bắt đầu đã có hiệu lực tốt. Có một ít người niệm được hai chục ngàn câu niệm Phật một ngày. Đây là điều tốt. Hạ quyết tâm như vậy tốt. Có những vị đã niệm được hai mươi lăm ngàn câu A-Di-Đà Phật trong một ngày. Điều này rất là đáng khen. Tiêu chuẩn này đáng khích lệ, đáng khen! Và cũng có người nhận cái công cứ về và đã khẳng định niệm trên năm chục ngàn câu A-Di-Đà Phật trong một ngày. Đây là công phu rất được tán thán. Muốn làm được như vậy phải hạ quyết tâm lớn lắm. Ngoài ra thì cũng có những vị niệm được năm ngàn câu, bảy ngàn câu một ngày. Số này thì nhiều hơn một chút. Được! Khích lệ! Nên cố gắng tăng thêm.

Cái nghiệp chướng của chúng ta lớn lắm! Nếu mà lơ là, phí thời gian vào những chuyện vô ích, thì sau cùng ta vẫn có thể bị trở ngại. Vận mạng của mình, cái thân này thì vô thường, cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp thì quá nguy hiểm, mà đến nay cũng có người hình như chưa phát tâm lập công cứ niệm Phật. Thì đây cũng là tùy duyên mà thôi!...

Trong con đường đấu tranh với sanh tử luân hồi, đấu tranh với tam ác đạo để vượt qua những cảnh khổ vạn kiếp, mỗi người chúng ta phải tự lo lấy. Người nào tu người đó đắc. Vợ tu vợ đắc, chồng tu chồng đắc. Bạn bè đồng tu với nhau tới Niệm Phật Đường này, người nào hạ quyết tâm niệm Phật sẽ được vãng sanh. Người không hạ quyết tâm niệm Phật, thì sau cùng không được vãng sanh, tức là bị lọt vào trong những cảnh khổ đau. Nếu có tình cảm với nhau thì nhiều lắm là góp chút ít tiền, mỗi người vài chục đô-la, mua một vòng hoa tới phúng điếu là cùng! Chứ không còn cách nào khác hơn được nữa!...

Vì thế, kính thưa với chư vị, phải cố gắng lên. Nhất định niệm Phật đừng bao giờ đợi tới lúc yếu rồi mới niệm nhé!... Không phải! Trước kia chúng ta không biết, bây giờ lỡ yếu rồi thì cố gắng tranh thủ mà niệm. Nếu yếu quá niệm không được, nên số lượng câu A-Di-Đà Phật niệm không nhiều, thì chúng ta hãy lấy cái tâm chân thành tha thiết muốn vãng sanh để niệm, ráng niệm được câu nào hay câu đó. Nhờ vậy mà giải bớt ách nạn, để sau cùng rồi ta được phước phần cảm thông của chư đại Bồ-Tát, của chư Thiên-Long Hộ-Pháp, với những vị oan gia trái chủ, rồi nhờ các bạn đồng tu tới hộ niệm, ta vẫn có thể được may mắn.

Nhưng dù thế nào đi nữa cũng phải cố gắng. Cố gắng tối đa! Bên cạnh đó phải nhớ rằng, khi mình thành tâm cố gắng như vậy thì A-Di-Đà Phật sẽ phóng quang gia trì, quang minh của Ngài chủ chiếu đến ta, nhiều khi nghiệp chướng của ta tiêu đi rất nhiều mà không hay. Chứ nếu thấy mệt mình buông xuôi, thì sau cùng mình niệm câu A-Di-Đà Phật không được. Những người còn khỏe chưa bịnh thì phải lo đi! Đừng nên đợi tới lúc yếu mới tính. Vì xin thưa, lúc khỏe như thế này mà không niệm Phật, chỉ chờ tới Niệm Phật Đường vài tiếng đồng hồ, niệm vài câu rồi về, rồi đi chơi, rồi tán gẫu... thì sự niệm Phật ở Niệm Phật Đường này cũng chỉ là niệm thử, niệm chơi!... Đến lúc nghiệp báo trổ ra rồi, nó đến rồi, xin thưa, khi đó cái lưỡi của chúng ta đã bị đớ rồi, không nói được nữa, nhiều khi tiếng “Phật” mà thành ra tiếng “OẠS!…”, tiếng “OÀH!…”. Nói không được đâu!...

Trong kinh, Phật có nói đến điều này. Một trong những hạng người không được vãng sanh, thì có hạng người bị trúng gió, á khẩu… niệm Phật không được. Chúng ta đừng nghĩ rằng cái miệng tôi không niệm được, nhưng tâm tôi niệm. Không phải đâu à! Không có chuyện dễ như vậy đâu à! Nếu nói rằng cái miệng tôi niệm không được, nhưng tâm tôi niệm được, thì đây là những người tâm họ rất thành, lòng họ rất kính. Họ đã hạ quyết tâm nhiều lắm rồi. Cái nghị lực của họ đã được nuôi sẵn rồi, nên lúc đó người ta mới niệm được. Những người có nghị lực sẵn như vậy, thì nhứt định trong lúc khỏe này:

- Người ta buông bỏ hết tất cả những niệm thế gian ra, tranh thủ để niệm Phật, ngày đêm niệm Phật, âm thầm niệm Phật, lặng lẽ niệm Phật...

- Không bao giờ thấy người đó đi ra ngoài shop đâu à!  

 

 

- Không bao giờ thấy họ tụm hai tụm ba người mà nói chuyện đâu à!

 

 

 

 

Họ âm thầm lặng lẽ niệm Phật.

 

 

- Đó mới là những người có nghị lực.

 

 

 

 

 

 

- Đó mới là những người có tâm thành.

 

 

 

 

- Đó mới là những người đã hạ quyết tâm niệm Phật.

Có như vậy thì câu A-Di-Đà Phật mới nhập vào tâm của họ, và cái nghị lực đó nó truyền từ bây giờ, nó nuôi từ bây giờ cho đến khi nằm xuống họ vẫn còn câu A-Di-Đà Phật trong tâm, dù rằng thân của họ có thể bị bại liệt. Chớ bây giờ còn đi rao rảo thế này, nói “O-O” thế này, mà nhứt định không chịu niệm Phật thì đến lúc đó không còn cách nào có thể niệm được câu Phật hiệu đâu!

Chính vì vậy, chúng ta cần phải sợ. Phật nói, những người á khẩu niệm Phật không được, tại vì những người hạ căn thấp kém nhứt như thế này trước những giờ phút lâm chung phải cất lên câu A-Di-Đà Phật, phải niệm Phật thành tiếng. Tại sao phải niệm Phật thành tiếng? Quý vị coi trong kinh đi, niệm ra tiếng có lực bố ma. Oan gia trái chủ của chúng ta mạnh hơn chúng ta gấp ngàn lần, trong khi đó thì thể lực của chúng ta lại yếu hơn lúc bình thường một ngàn lần. Cái tâm chúng ta thì mê man bất tỉnh rồi, quay cuồng, không còn một thể lực nào nữa, thì làm sao mà chúng ta có thể cất lên một tiếng Phật hiệu? Hiểu được những điều này xin chư vị hãy cố gắng tận sức mà niệm Phật. Nếu không, thì không còn cách nào trở tay cho kịp! Nên nhớ, một cơn đột quỵ nó đến không bao giờ báo trước. Một cơn ngất xỉu vì chứng suy tim mạch nó đến bất ngờ, một tiếng đồng hồ sau là tiêu liền.

Xin phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.

 

 

- Niệm Phật thật là chân thành.

 

 

 

 

 

 

- Niệm Phật thật là thành tâm.

 

 

 

 

 

 

- Niệm Phật thật là nhiều.

 

 

 

 

Để chi? Nghiệp của chúng ta nhiều, ta không thể phá nghiệp được. Nhưng chúng ta có thể dùng câu A-Di-Đà Phật này làm tăng cái phước của mình lên. Giống như mình bị nợ tiền người ta, đã nợ tiền người người ta thì dù có sợ cái nợ cũng vô ích! Hãy lo làm việc đi, tích cực làm việc để kiếm tiền. Có tiền thì tự nhiên món nợ sẽ giảm xuống. Không có tiền thì bây giờ mình nghĩ tới món nợ đó, nghĩ cho đến ngàn đời, ngàn kiếp người ta vẫn nạo đầu mình như thường. Bây giờ đối với nghiệp chướng cũng vậy. Trong vô lượng kiếp mình đã tạo ra quá nhiều nghiệp chướng rồi. Bây giờ đừng sợ nghiệp nữa, mà hãy dùng đến câu Vạn Đức Hồng Danh đi. Niệm một câu Phật hiệu lên có “Vạn Đức, Vạn Phước”. Cứ niệm cho thật nhiều lên, niệm cho thật chân thành lên thì phước đức của mình càng ngày càng tăng lên. Hễ phước đức của mình càng ngày càng tăng lên, thì tự nhiên nghiệp chướng của mình càng ngày càng giảm xuống.

Giống như mình nợ người ta, thì đừng sợ cái nợ! Hãy nói, “Bà chủ ơi! Đừng có lo! Tôi đang làm việc đây. Tôi đang làm “Overtime” đây. Đang làm ngày làm đêm đây"... Làm việc “Overtime” thì tiền mình có, thì món nợ đó sẽ giảm xuống, giảm xuống, giảm xuống... Đó là luật bù trừ. Chính vì vậy, xin tất cả chư vị hãy ráng cố gắng, đừng nên lơ là. Đừng nên để tới phút cuối rồi thì chúng ta không còn cách nào trở tay kịp đâu!

 

 

Mong cho những lời nói này làm chư vị giựt mình! Quyết lòng quyết dạ niệm A-Di-Đà Phật để chúng ta cùng về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

 

KHẾ LÝ -  KHẾ CƠ

 

 

 

 

 

 

(Tọa Đàm 22)

 

 

 

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Người ta hay nói là hộ niệm lúc lâm chung, chứ thực ra thì hộ niệm có thỉ có chung, mà tại vì người ta vô ý quên cái “Thỉ” tức là khởi đầu, mà cứ nhớ cái “Chung” tức là lâm chung. Thực ra thì phương pháp hộ niệm là một pháp tu nó có từ A tới Z. Nó là một quá trình toàn bộ.

Từ A, ví dụ cụ thể như chúng ta đi chùa bắt đầu niệm Phật là từ A. Rồi từ B là khởi tâm ăn chay, làm việc thiện lành. Rồi từ C là chúng ta bỏ cống cao ngã mạn, bỏ thị phi ganh tỵ... Nói chung, đây là một pháp tu hướng dẫn chúng ta từ khởi thỉ, cho đến lúc lâm chung cuối cùng. Tới Z tức là cái bước cuối cùng để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nhiều người không hiểu, nên cứ nói khi lâm chung thì kêu ban hộ niệm tới, cho đó là phận sự hộ niệm. Cho nên người ta cứ để cho đến mê man bất tỉnh trong bệnh viện, cái lúc mà sắp hấp hối, sắp lìa khỏi cái báo thân này mới kêu ban hộ niệm. Thực là lầm lẫn quá lớn! Ngay tại Niệm Phật Đường của chúng ta có trương một tờ thông cáo thật lớn, màu vàng, dán trên bảng trắng. Nếu người nào mới tới thì chúng ta nên hướng dẫn họ đọc cái thông báo đó. Thông báo đó nói rằng, hộ niệm là một phương pháp giúp cho mọi người có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Thực hiện đầy đủ những thứ đó để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là cứ đợi cho đến lúc bệnh sắp chết, sắp lâm chung hay đang hấp hối mới kêu ban hộ niệm tới. Nếu mà đợi tới lúc đó thì xin thưa thực, đã quá muộn màng!

Ở đây chúng ta thường xuyên nói về hộ niệm, thì chúng ta cũng phải hiểu một cách liễu nghĩa, rõ ràng. Hòa Thượng Tịnh-Không nói ba điều:

 

 

- Một là tỉnh táo.

 

 

 

 

 

 

- Hai là gặp thiện tri thức khai thị.

 

 

 

 

 

 

- Ba là người đó phải mau mau thực hiện liền những lời của người thiện tri thức đó hướng dẫn.

 

 

 

 

Như bây giờ chúng ta đang ở đây, chưa bệnh, chưa mê man bất tỉnh, tức là chúng ta đang “Tỉnh táo”. Điều kiện thứ nhất chúng ta có. Chúng ta đang nghe Hòa Thượng thuyết pháp, khai thị, hướng dẫn niệm Phật vãng sanh, là ta Gặp thiện tri thức khai thị. Cái điều thứ ba là ta có chịu mau mauY giáo phụng hành, ứng dụng lời dạy của Ngài để thực hiện liền hay không? Nếu chúng ta làm được ba điều đó tức là chúng ta thực hiện phương pháp hộ niệm vãng sanh, sau cùng ta được vãng sanh.

Ta bây giờ đang tỉnh táo, hàng ngày chúng ta đang nói chuyện hộ niệm với nhau, dẫn dắt rất là kỹ, từng chút từng chút, tức là chúng ta đã có điều kiện có người hướng dẫn vãng sanh, thì gọi là gặp thiện tri thức khai thị. Ta có chịu áp dụng lời khuyên này để thực hiện liền, thì với ba điều kiện này đúng, sau cùng chúng ta vãng sanh.

Nếu ta đang tỉnh táo như thế này, đã gặp được người hướng dẫn pháp vãng sanh, nhưng ta không chịu làm. Ta cứ chờ cho đến lúc lâm chung rồi mới kêu ban hộ niệm tới, tức là hoàn toàn ta đã sai! Tức là tỉnh táo, nhưng thực ra thì ta bị lầm lẫn ở chỗ nào đó, không tỉnh táo đúng mức!

Ta nghe thiện tri thức nói chuyện về hộ niệm, mà ta không áp dụng, tại vì ta nghe lướt qua, rồi bỏ qua. Ta cho chuyện này là quá tầm thường, nên ta tiếp tục nằm ở đó để chờ chết! Sắp chết rồi mới kêu ban hộ niệm tới, thì tất cả ba điểm: tỉnh táo, gặp thiện tri thức và áp dụng ta đã bị thiếu sót quá nhiều.

Đây chính vì từ cái niềm tin không vững. Tất cả những cái đó đều là “Duyên” hết. Ví dụ như tôi từng đi các nơi, tôi gặp những người đã nghe pháp của Hòa Thượng Tịnh-Không, không phải họ ngồi để mà nghe đâu à, mà người ta sắp hàng với nhau rồi quỳ xuống, chắp tay lại để nghe suốt đoạn khai thị. Mà nhiều ngày người ta cũng làm như vậy nghen, không phải là một ngày đâu à. Người ta có những cái bồ đoàn thế này, tất cả họ quỳ dọc dọc như vậy, quỳ xuống chắp tay để mà nghe lời pháp của Hòa Thượng.

Chính vì họ có cái tâm chân thành như vậy, nên nơi đó vãng sanh rất nhiều. Ta ở đây thì trực tiếp nghe, lại gặp qua Hòa Thượng, ta nghe chính Ngài khai thị. Nhưng mà nhiều khi cái tâm chúng ta không có để ý, ta chỉ nghe cho vui! Có nhiều người mỗi khi nghe Hòa Thượng về thì tìm đến gặp Hòa Thượng cho vui. Thật ra, đâu cần cái vui này!

Ở Việt Nam người ta có gặp trực tiếp Ngài đâu à? Người ta chỉ nhìn thấy trên màn ảnh thôi. Người ta để Ti-Vi đó, rồi sắp hàng dài quỳ xuống như vậy. Một phần thành tâm, một phần lợi ích, hai phần thành tâm hai phần lợi ích; mười phần thành tâm mười phần lợi ích. Tại đây chúng ta không có đủ thành tâm, nên nhiều khi đến gặp Ngài mà ta còn lười biếng. Mà thực ra gặp Ngài để làm chi? Gặp Ngài chính là gì? Chính là nghe những lời giảng pháp của Ngài, rồi thực hiện theo cho đúng.

Pháp hộ niệm là một pháp tu có từ A tới Z. Trong đợt nói chuyện trước, ta đã nói đến đề tài này. Tại sao ở nơi đó người ta thành tựu? Thành Tâm!... Còn trong khi chúng ta ở đây trực tiếp nói chuyện với nhau, ngày ngày nói chuyện thẳng luôn hầu củng cố phương pháp hộ niệm được vững vàng, nghĩa là đường vãng sanh chúng ta không bị sơ suất. Nhưng mà coi chừng! Hễ chúng ta để ý thì chúng ta sẽ vãng sanh, còn nếu không để ý thì chúng ta mất phần vãng sanh, trong khi đó người ở xa mà lại được vãng sanh. Lạ vậy đó chư vị.

Cũng như Hòa Thượng ở tại đây, nhiều người ngày nào cũng gặp Hòa Thượng. Mỗi lần Hòa Thượng đến là tổ chức đi đón. Nhưng mà coi chừng, chưa chắc những người này sẽ được vãng sanh. Còn những người ở xa, người ta chỉ thấy trên màn ảnh thôi. Dù chỉ thấy trên màn ảnh nhưng người ta quỳ xuống lạy. Nghe pháp trên màn ảnh, mà người ta chắp tay lại, quỳ xuống, suốt một tiếng đồng hồ để lắng nghe lời pháp của Ngài. Chính cái lòng chân thành này, chính cái lòng thành kính này, khiến cho từng lời từng lời của Ngài lọt vào tâm của họ và họ đi rất vững. Họ đi liền. Họ không chần chờ. Họ được vãng sanh.

Rồi ở mỗi nơi như vậy họ sao chép giảng pháp ra, phổ biến tiếp... Họ ráng cố gắng theo dõi để ứng dụng. Thế mà, thực sự ở chỗ đó lại có người vãng sanh. Ở Việt Nam, có một ban hộ niệm đến nay hộ niệm được một trăm lẻ một người, có ban hộ niệm khác hộ niệm một trăm ba mươi mấy người... Hiện tại ban hộ niệm ở Việt Nam, bây giờ tổng kết lại, không đếm được. Có thể trên mấy trăm ban hộ niệm.

Tại sao người ta được vãng sanh? Là tại vì người ta thấy cuộc đời này khổ quá! Là tại vì khi gặp được pháp hộ niệm này làm cho người ta ngỡ ngàng! Trong suốt cuộc đời của họ, người ta không ngờ có chuyện này đâu à! Trong bao nhiêu năm tu hành, người ta không ngờ có chuyện được vãng sanh đâu à! Nhưng bây giờ gặp được rồi, người ta mừng quá. Quá vui mừng thành ra người ta mới nghiên cứu từng chút, từng chút, từng chút như vậy, rồi ứng dụng liền.

- Chính vì cái lòng Thành Tâm.

- Chính vì cái lòng Kính Cẩn.

 

 

- Chính vì cái lòng Tin Tưởng… mà họ vãng sanh.

 

 

 

 

Cho nên muốn được vãng sanh không có gì khác hơn là chúng ta phải bắt đầu đi từ A, rồi tới B, tới C, tới D... để sau cùng chúng ta tới Z. Z là lúc lâm chung. Tức là cố gắng tu hành, cố gắng buông xả, cố gắng lập nguyện. Nhiều khi mình còn phải đi làm, thì khi về nhà dành ba mươi phút… Ba mươi phút có thể niệm được hai ngàn tiếng Phật hiệu, ba ngàn tiếng Phật hiệu rồi. Chiều lại mình niệm thêm ba mươi phút nữa, ba mươi phút có thể niệm ba ngàn nữa. Sáu ngàn câu A-Di-Đà Phật. Phải làm như vậy. Để chi? Để cho đến lúc Z, tức là khi chúng ta lâm chung, chúng ta sẽ có một cái số vốn niệm Phật.

Những người không đi làm, thì khi đến Niệm Phật Đường niệm Phật, rồi về thay vì chúng ta đánh cờ tướng để làm chi? Thay vì bàn luận lý lẽ làm chi? Hãy cố gắng cầm xâu chuỗi mà niệm Phật. Ta niệm ba mươi phút rồi ta đếm thử coi? À! Ta niệm được mấy chục chuỗi. Rõ ràng ba mươi phút ta có thể niệm hai ngàn, ba ngàn câu A-Di-Đà Phật. Có người niệm nhanh, trong ba mươi phút có thể niệm tới năm ngàn câu A-Di-Đà Phật. Người ta niệm nhanh như vậy.

Niệm Phật...

- Để cho cái tâm mình hòa nhập với câu A-Di-Đà Phật.

- Để cái miệng mình mở ra là A-Di-Đà Phật.

Khi miệng mình mở là niệm A-Di-Đà Phật, rồi thì...

- Nhất định những chuyện thị phi.

- Nhất định những chuyện nói người này tốt, người kia xấu... sẽ xa lần, xa lần, xa lần...

Câu A-Di-Đà Phật thâm nhập vào trong tâm mình, nó đuổi những cái đó ra. Nghiệp chướng của mình cũng theo cái dòng đó mà trôi ra ngoài. Thay vì mình bệnh, mê man bất tỉnh thì mình không còn bệnh nữa. Thay vì mình bị chướng ngại thì mình không còn chướng ngại nữa. Nghiên cứu mười điều lợi của sự niệm Phật quý vị sẽ thấy, chư Thiên mà còn phải đảnh lễ người niệm Phật nữa.

Cho nên, khi vô trong Niệm Phật Đường này, xin thưa quý vị chú ý, khi chúng ta đã là người niệm Phật rồi thì đừng nên sơ ý. Đừng nên nói chuyện trong Niệm Phật Đường. Đừng thấy rằng trong Niệm Phật Đường chỉ còn có một mình mình thôi, thì muốn làm gì làm. Không phải như vậy đâu à. Đừng bao giờ bước ngang qua khoảng giữa này, mà chúng ta phải đi vòng. Nên nhớ, “Tuy vô tân khách chí, diệc hữu Thánh Nhân hành”, chính là chỗ này. Những chỗ tu hành tinh tấn, thường có chư vị Thánh Nhân, Thiên-Long, Hộ-Pháp tới lui, các Ngài kinh hành, các Ngài niệm Phật với mình...

Nếu mà mình làm đúng như vậy thì chư vị đó sẽ hỗ trợ cho mình, phước đức của mình tăng lên, nghiệp chướng của mình giảm đi, và chúng ta sau cùng được an nhiên tự tại vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

 

 

 

 

 

(Tọa Đàm 23)

 

 

 

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Chúng ta nói chuyện hộ niệm mà sao nói hoài không bao giờ hết! Ấy thế mới biết là muốn cứu một người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc khó lắm, không có dễ đâu. Ta phải cố gắng tối đa, dùng đủ mọi cách để cho người có duyên phát được tâm nguyện đi vãng sanh về Tây Phương và người ta thực hiện đúng phương cách vãng sanh.

Nói cho rõ ra là Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ. Tất cả đều nằm trong ba điểm này chứ không có gì khác. Đến ngày nay vẫn có nhiều người khinh thường phương pháp hộ niệm, người ta cho đó là chuyện nhỏ! Trong khi ở đây chúng ta rất đề cao cái phương pháp hộ niệm này.

Tu hành là điều quan trọng. Công phu là điều cần phải chú ý thực hiện. Nhưng nếu sơ suất không nghĩ đến vấn đề hộ niệm thì coi chừng... Dã tràng se cát biển đông!

Vì xin thưa với chư vị, tất cả cái gì cũng phải có NhânDuyên kết hợp lại mới thành cái Quả được. Mình quyết tâm công phu niệm Phật là mình có cái Nhân, nhưng coi chừng khi cuối đời cái Duyên chẳng lành đến với mình thì cái Nhân này cũng không thể nào kết thành Quả được. Ví dụ như khi mình nằm xuống, những người bên cạnh không biết hộ niệm, người ta khóc than, đụng chạm, ồn ào... trước cái thân xác mệt mỏi, tan rã, đau đớn của mình, khiến mình chịu không nổi! Đó là những người có Nhân niệm Phật, nhưng không có cái duyên lành thuận lợi, họ vẫn không được vãng sanh.

Nếu bây giờ chúng ta chỉ lo về hộ niệm mà không lo niệm Phật, thì chúng ta chỉ chú trọng tới cái Duyên. Khi nằm xuống, người ta tới hộ niệm thì...

- Nghiệp chướng của mình ào ào!...

 

 

- Oan gia của mình chập chùng!...

 

 

 

 

- Bệnh khổ của mình quá nặng!...

Mình cũng không đủ sức bình tĩnh để niệm theo với người hộ niệm. Như vậy mình có cái Duyên được hộ niệm, nhưng cái Nhân niệm Phật mình không tạo, mình cũng không được vãng sanh.

Cho nên mấy ngày qua chúng ta hô hào chuyện lập nguyện niệm Phật bằng hình thức là lập công cứ, thực ra là để nhắc nhở chúng ta cố gắng tăng thêm thời giờ niệm Phật, để cho quen tạo được cái Nhân, để sau này dễ kết hợp với cái Duyên mà thành ra cái Quả vãng sanh về Tây Phương.

Nhiều người sợ về lập công cứ niệm Phật. Ví dụ như hồi trưa, chị Tư có nói:

- Tôi hôm nay niệm mười ngàn, ngày mai tôi niệm xuống còn có năm ngàn, như vậy tôi bị lỗi sao?

 

 

Ở đây ai bắt lỗi mình? Mình phát tâm được thì ai cũng thương, Phật cũng thương, Bồ-Tát cũng thương, chúng sanh cũng thương... Làm gì mà bắt lỗi?

 

 

 

 

Sở dĩ mình niệm Phật cần đến công cứ, là vì khi cầm cái công cứ lên thì ta phải niệm. Thay vì nghĩ tới cuộc cờ tướng, thì bây giờ nên ở nhà niệm Phật, niệm được câu A-Di-Đà Phật nào hay câu đó. Ngày nay mình niệm được mười ngàn, ngày mai chỉ còn hai ngàn... À! Tại sao hôm nay mình lại giải đãi như vậy?... Thôi! Phải tăng lên! Đó là sự tự nguyện của mình, tự mình trói mình trong câu A-Di-Đà Phật, để cho cái Nhân của mình được tròn đầy. Chứ có ai bắt tội mình? Có người nghĩ, nếu ngày mai niệm ít hơn hôm nay, thì bị phạt? Bao giờ lại có chuyện đó. Chẳng qua là sự khuyến tấn.

Muốn Lập Hạnh chúng ta phải phát tâm, phải đi liền. Hễ đi được, cái bước khởi đầu thì phải chậm, nhưng mà đi được rồi thì tự nhiên nó có cái trớn để tiếp tục mình đi nhanh lên. Còn mình ngập ngừng, e ngại... thì mình cứ giậm chân tại chỗ hoài, không bao giờ đi được.

Lập Hạnh!... Hạnh này chính là một trong ba chữ Tín-Hạnh- Nguyện.

Hổm nay mình nói Hạnh” nhiều rồi, thì hôm nay mình nói qua chữ Tín một chút. Chữ Tín nó khởi đầu cho tất cả. Ví dụ như việc lập hạnh niệm Phật mà mình sợ lên sợ xuống… Đây cũng do Tín Tâm của mình yếu quá! Mình tin rằng hôm nay nhận công cứ về mình niệm được mười ngàn một ngày, mai mình niệm xuống còn chỉ có năm ngàn, vậy là mình bị lỗi, bị tội. Tin vậy là sai! Tại vì, ví dụ như là người kia không có lập công cứ chẳng lẽ người ta khỏi bị tội sao? Đúng không? Mình lập công cứ thì mình hơn những người không công cứ chứ? Dù mình niệm chỉ có hai ngàn đi nữa, thì cũng hơn những người không niệm chứ, cớ gì lại có tội? Đây chẳng qua là cái nấc thang để mình đi thôi. Như vậy thì có công đức chứ không bao giờ là có tội được. Ít hay nhiều. Như vậy thấy người ta niệm nhiều thì mình cũng ráng mình niệm nhiều lên. Để cho cái nhân của mình nó ngon hơn người không niệm. Đúng không? Chứ có mắc mớ gì đâu...

Không nên vì một niềm tin sai lệch mà không dám nhận công cứ. Thực ra nó chỉ là cái tờ giấy mình in ra, mình copy ra chứ có gì khác đâu? Nó có lực gì đâu?

Đã tin A-Di-Đà Phật thì tin cho mạnh, tin cho vững. Thường thường những người tin vững rồi, thì người ta không còn chao đảo nữa. Ví dụ như khi mình nghe Hòa Thượng Tịnh-Không giảng, quý vị để ý coi, Ngài giảng kinh nào Ngài cũng nói cái kinh này là “Number One” hết. Giảng kinh Địa-Tạng, Ngài nói kinh Địa-Tạng là kinh số một, là một kinh nhất định chúng ta không thể nào bỏ qua được. Ngài giảng tới kinh Hoa-Nghiêm, Ngài nói kinh này cũng là kinh số một luôn, đây là chánh mạch của Phật. Rồi giảng kinh Vô-Lượng-Thọ, Ngài nói kinh Vô-Lượng-Thọ là quan trọng nhất. Rồi giảng tới kinh Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo, Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo cũng là số một luôn... Quý vị để ý coi. Có nhiều người nghe nói kinh này là kinh số một, nên quyết tâm tụng cho được kinh này. Vô tình Ngài giảng kinh Vô-Lượng-Thọ thì mình cũng tìm kinh Vô-Lượng-Thọ tụng. Ngài giảng kinh Địa-Tạng, thì mình cũng tìm kinh Địa-Tạng tụng. Giảng tới kinh Hoa-Nghiêm, mình cũng tìm kinh Hoa-Nghiêm tụng. Rồi giảng tới kinh Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo, mình cũng tìm kinh Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo tụng... Vô tình mình đi tới chỗ tạp tu rồi!...

Chính vì vậy, khi nghe pháp không kỹ, thường hay bị vướng lắm! Vì sao vậy? Xin thưa thật, là tất cả kinh Phật đều do đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật từ trong chơn tâm Ngài nói ra. Mà từ trong chơn tâm của Ngài nói ra thì kinh nào, pháp nào cũng là vi diệu cả. Nhưng chúng ta quên ở chỗ đối trị của nó. Nói cho rõ ra là như vậy, chứ không có gì khác.

Giống như lên một ngọn núi, cái đỉnh là nơi mình muốn tới… 

 

 

- Người ở phía nam thì Ngài giảng kinh ở phía nam, thì cái kinh ở phía nam là nhất cho người ở phía nam rồi… Bảo đảm không có cách nào khác hơn.

 

 

 

 

 

 

- Một người ở phía đông, Ngài giảng kinh đông, thì kinh đông, con đường đông là đúng nhất cho người ở phía đông rồi.

 

 

 

 

Đơn giản như vậy. “Đồng quy” là đi về một chỗ, “Thù đồ” là đường đi khác nhau. Kinh nào cũng nhất, đường nào cũng nhất. Mình đang ở phía bắc, Ngài giảng kinh phía bắc thì kinh phía bắc là nhất của mình. Nghe Ngài giảng kinh phía nam, mình thấy đường phía nam là nhất, vội chạy qua phía nam. Qua phía nam chưa đi được đường phía nam, thì lại nghe cái đường phía đông là nhất, thế là chạy qua đường phía đông... Vô tình ta cứ chạy vòng vòng. Chạy vòng vòng, vòng vòng thì không bao giờ lên được tới đỉnh núi!

Hòa Thượng nói: Nhất kinh thông, nhất thiết kinh thông. Đây là câu mình nên nghe cho kỹ. Là một bộ kinh mà thông suốt thì tất cả các kinh đều sẽ thông suốt cả. Nghĩa là sao? Nếu mình đang ở phía bắc cứ theo con đường bắc mà đi, nhất định đi cho được, đi cho nhanh. Đi một đường gọi là Chuyên Tu. Đi một đường sẽ tới đỉnh. Tới đỉnh rồi thì tất cả các kinh, tất cả các đường, ở từ trên ta nhìn xuống đều thấy chúng chạy về tới đỉnh đó hết. Vậy thì, đâu có gì mà khác?

Cho nên chúng ta đừng nên nghĩ rằng kinh nào cũng là kinh Phật, thì mình phải đọc hết. Không cần. Làm sao mình đọc cho hết đây? Cuộc đời này sống bao nhiêu năm? Đã bảy, tám chục tuổi rồi! Hãy đọc đi... Hai bộ kinh nữa là nhiều! Ba bộ kinh nữa là nhiều! Đọc đi. Không bao giờ được nhập tâm đâu à! Không bao giờ được thanh tịnh đâu à!... Nhưng mà:

 

 

- Thời gian đã hết rồi!

 

 

 

 

 

 

- Huệ mạng đã cạn rồi!

 

 

 

 

 

 

- Thọ mạng đã mãn rồi!...

 

 

 

 

Không còn cách nào tìm ra một đường để thành tựu hết!...

Cho nên, biết được chỗ này chúng ta phải định cái tâm lại:

 

 

- Một kinh A-Di-Đà niệm tới cùng,

 

 

 

 

 

 

- Một câu A-Di-Đà Phật niệm tới cùng...

 

 

 

 

Để nhất định trong thời gian năm năm, ba năm... khi mình chết, thời gian này đủ sức cho mình đi về Tây Phương. Hễ lên tới đỉnh rồi thì từ trên đó nhìn xuống... À! Đường này cũng đi về đây. À! Đường kia cũng đi về đây... Nhất định như vậy.

Hòa Thượng nói, những người niềm tin yếu quá thì hãy cố gắng đọc kinh cho nhiều, nghe giảng ký cho nhiều để tăng trưởng niềm tin. Có người mới nghe như vậy, lại cố gắng nghe pháp. Nghe hoài, nghe hoài... bỏ mất rất nhiều thời giờ niệm Phật. Đây cũng là điều nghĩ sai nữa rồi! Ngài nói những người mà niềm tin yếu thì nghe pháp cho nhiều để mà hiểu, hiểu để mà tin. Còn ta đã quyết lòng tin tưởng, ngày nào cũng nói về niềm tin, nhắc nhở Tín-Hạnh-Nguyện, Tín-Hạnh-Nguyện, nói mãi cho đến dẻo miệng luôn, để chúng ta khởi một niềm tin vững vàng. Khi khởi niềm tin vững vàng rồi, thì Ngài nói sao? Những người nào mà niềm tin vững vàng rồi thì khỏi cần nghe kinh nữa. Một câu A-Đi-Đà Phật đi tới cùng.

Có những bà già không biết đọc kinh, không biết chữ nghĩa nào hết trơn, chỉ niệm một câu A-Di-Đà Phật mà đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Rõ ràng! 

Có người nghe lời pháp của Ngài, mà nghe không kỹ! Chính vì vậy, hễ mà bệnh xuống là sợ. Sợ gì? Nghiệp của con nặng quá! Sợ lăn vào trong tam ác đạo! Cho nên khi nghe Hòa Thượng giảng tụng kinh Địa-Tạng thì khỏi vào tam ác đạo... Thế là lo trì tụng kinh Địa-Tạng...

Đâu có biết rằng, khỏi vào tam ác đạo có nghĩa là, nhiều lắm thì trở lại làm người. Trở lại cõi thiện trong tam giới, chứ có qua khỏi tam giới đâu? Trong khi một câu A-Di-Đà Phật là lên tới đỉnh thượng luôn. Ngài nói, khi chúng ta tu hành mà gặp được câu A-Di-Đà Phật, trì được câu A-Di-Đà Phật là lên tới đỉnh thượng rồi, tại sao lại có người cứ muốn leo xuống dưới này để tìm cách khác mà đi? Thành ra sẽ không bao giờ thành đạt!

Chính vì vậy mà niềm tin chúng ta cần phải vững vàng. Tôi hướng dẫn cho ông Già tôi chỉ một câu A-Di-Đà Phật. Ông tu từ một đạo khác chuyển qua niệm Phật. Khi niệm Phật rồi thì ông biết kinh nào để mà tụng. Chỉ niệm một kinh A-Di-Đà, mà niệm cũng đâu có thuộc. Sau cùng rồi cũng chỉ còn bốn chữ “A-Di-Đà Phật” Ông ta niệm tới cùng để vãng sanh.

Nếu lúc đó tôi nói:

 

 

- Cha ơi! Hãy tụng kinh Vô-Lượng-Thọ đi. Cha ơi! Hãy tụng kinh Địa-Tạng đi. Cha ơi! Hãy tụng kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ đi...

 

 

 

 

Thì làm sao còn giờ đâu nữa để ông niệm Phật vãng sanh? Bây giờ bà Già tôi cũng vậy. Má ơi! Một câu A-Di-Đà Phật... bà Già cứ vậy mà đi. Mỗi sáng bà Già lên trước chánh điện ngồi, ngồi khom khom như vầy, bà khấn nguyện...

Con xưa vốn tạo bao ác nghiệp.

 

 

Đều do vô thỉ tham sân si.

 

 

 

 

Từ thân miệng ý phát sinh ra.

.. Con xin sám hối?...

Cái câu thứ tư Bà quên mất!... Bà nói, “Con xin sám hối, xin Phật cho con về Tây Phương”. Nói y hệt như vậy rồi, thì niệm “A-Di-Đà Phật... A-Di-Đà Phật...”. Tôi không dám lên chánh điện, vì khi bà Già thấy tôi tới thì Bà đứng lên. Bà ngại, Bà né ra... nên tôi không dám lên. Tôi nằm dưới này, tôi để cho bà Già an tịnh công phu như vậy. Bà cứ: “Con xưa vốn tạo bao ác nghiệp. Đều do vô thỉ tham sân si. Từ thân miệng ý phát sinh ra. Con xin sám hối...”.

Câu thứ tư là, “Con xin sám hối, Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con về Tây Phương”, rồi Bà niệm A-Di-Đà Phật. Bà cứ thế mà đi, đủ rồi! Nhất định không còn gì nữa cả, hi vọng bà Cụ sẽ vãng sanh. Chứ bây giờ còn ép: Má ơi! Tụng kinh Địa-Tạng đi để giải cái nghiệp tam đồ ra, để khỏi xuống dưới tam ác đạo... Thì cuối cùng Bà lo tụng kinh Địa-Tạng. Nhưng làm sao tụng cho vô? Một bà Già tám mươi mấy tuổi rồi, làm sao mà tụng cho vô? Nếu mà giới thiệu kinh này hay quá, kinh kia hay quá, thì ông Già làm sao tụng cho vô?

Chính vì vậy, càng nói chúng ta càng củng cố Niềm Tin vững vàng. Hòa Thượng nói, nếu người nào niềm tin đã vững vàng thì được... Xin hỏi:

 

 

- Vững chưa?...

 

 

 

 

 

 

- Vững!

 

 

 

 

 

 

- Thì sao?

 

 

 

 

 

 

- Thì một câu A-Di-Đà Phật được vãng sanh.

 

 

 

 

Mình tin chắc chắn mình được vãng sanh. Ngài nói, chỉ một câu A-Di-Đà Phật đi tới cùng...

Còn nghe pháp? Thì nghe pháp có giờ. Giờ nào nghe pháp thì nghe pháp. Hết nghe pháp rồi thì phải niệm câu A-Di-Đà Phật. Để trước giờ phút lâm chung ta niệm được câu A-Di-Đà Phật. Không được trước giờ phút lâm chung ta đọc một bài kinh. Nhớ cho kỹ, vì đây là lời Phật dạy. “Mười niệm tất sanh” chính là mười câu A-Di-Đà Phật.

Hôm nay chúng ta chuyển qua Niềm Tin. Xin chư vị càng ngày càng Tin vững vàng, để chúng ta đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

 

 

 

 

 

(Tọa Đàm 24)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Tín-Nguyện-Hạnh là ba tư lương của người niệm Phật vãng sanh. Pháp hộ niệm nói lên nói xuống cũng quy tụ vào ba điểm này.

 

 

Ngày hôm qua chúng ta nói về chữ Tín”. Chữ “Tín này được thể hiện ở những người niệm Phật. Ví dụ khi bệnh người ta an nhiên niệm Phật thì người đó có “Tín”. Lúc trở ngại gì cũng an nhiên tự tại để niệm Phật thì đó là “Tín”. Con đường tu hành chuyên nhất không còn lao chao phân đo giữa pháp này pháp nọ nữa, như vậy là “Tín Lực của họ mạnh vô cùng, họ đã định rồi. Nhờ lòng tin này mà phát khởi thiện căn. Những người thiện căn cao thì tín tâm càng cao. Những người thiện căn yếu thì thường hay phân vân, do dự. Cho nên “Tín Tâm liên quan mật thiết với “Thiện Căn”.

 

 

 

 

Thiện Căn là gì? Nói cho đơn giản, khỏi cần triết lý làm chi, là những người hiền lành. Trong quá khứ người ta có cúng dường chư Phật, có tu hành, đó là những người hiền lành. Trên cõi Tây Phương toàn là chư Thượng-Thiện-Nhân hết. Chính vì vậy, khi xét thấy rằng niềm tin của mình còn yếu, thì biết là thiện căn trong nhiều đời kiếp mình tu yếu. Như vậy thì bây giờ làm sao? Hãy hạ quyết tâm tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật. Khi bắt đầu tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật, mình vùng lên, mình nguyện tha thiết, mình lập công cứ vững vàng. Thì cái niềm tin này nó làm tăng thiện căn lên, rồi nhờ cái thiện căn đó nó mới giúp cho niềm tin của mình vững vàng. Hai cái nó giống như nấc thang, cái này hỗ trợ cho cái kia, cái kia hỗ trợ cái nọ...

Khi tâm mình chao đảo, phân vân, lo lắng điều gì đó, không nghĩ rằng pháp niệm Phật này vi diệu như vậy, thì chứng tỏ niềm tin của mình yếu! Bây giờ đừng nên phân đo nữa. Phật nói như vậy thì mình cứ quyết lòng tin đi, hạ quyết tâm niệm Phật thì tự nhiên thiện căn của mình từ đó mà tăng trưởng lên.

Hôm nay chúng ta nói qua cái Nguyện một chút. Hễ người mà có tín tâm mạnh thì sự phát nguyện sẽ tha thiết. Người không có tín tâm mạnh thì phát nguyện không tha thiết. Như vậy, sự phát nguyện không tha thiết nó bắt nguồn từ niềm tin yếu. Bây giờ, nếu mình đã thấy một bà Cụ kia niệm Phật được vãng sanh, cái hình tượng đó động viên cho mình tin, dù mình không hiểu lý do tại sao? Mình thấy bà Cụ đó không biết chữ nghĩa gì, không biết kinh điển gì, nhưng Cụ cứ thành tâm chắp tay “Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con được vãng sanh Tây Phương”. Chính Bà cũng không biết Tây Phương là chỗ nào cả, chỉ nghe Phật nói vậy thì tha thiết vô cùng, ngày đêm niệm, ngày đêm nguyện, thế mà bà đó vãng sanh! Chính chỗ này đáng làm cho mình phải giựt mình, tỉnh ngộ. À! Nhất định phải có một điều gì nhiệm mầu trong này? Phát khởi niềm tin lên.

Đối với người căn cơ hạ liệt như chúng ta thì nên nhớ điều này:

 

 

- “Nguyện” là tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là nguyện hết bịnh.

 

 

 

 

 

 

- “Nguyện” là tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là nguyện cho con giải quyết xong hết tất cả nợ đời rồi con mới tu.

 

 

 

 

- “Nguyện” là quyết lòng nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ đừng có nguyện tôi làm cho xong công chuyện gia đình, tôi giúp vợ, giúp chồng, giúp con, giúp cái, giúp dâu, giúp rể... cho xong, rồi tôi mới an tâm niệm Phật.

 

 

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, cho con thân thể tráng kiện, khai mở trí huệ để con niệm Phật”.

 

 

 

 

Quý vị phải nhớ cho thiệt kỹ điểm này. Diệu Âm nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Có nhiều người tu cũng rất lâu nhưng sau cùng lại có những lời nguyện sai lầm! Mình là hàng phàm phu tục tử thì bệnh khổ, nghiệp chướng, nợ đời... nó cứ đeo mình, nó đeo cho đến khi mình tắt hơi rồi nó vẫn còn đeo, đến nỗi mình phải mở mắt ra để cố làm cái gì đó(?) chứ nhắm mắt không được đâu!

Đừng bao giờ nghĩ rằng:

 

 

- Tôi làm cho xong cái nợ đời rồi tôi mới tu.

 

 

 

 

Không bao giờ có đâu. Không bao giờ:

- À! tôi phải lo cho đứa con gái, tôi phải lo cho đứa con trai, tôi lo cho đứa cháu nội, tôi lo cho đứa cháu ngoại... Nếu tôi không lo thì không còn ai lo!...

Không phải đâu! Dép dưới giường lên giường vội biệt. Sống ngày nay há biết ngày mai?. Không bao giờ có chuyện như vậy đâu!

Đừng bao giờ để cho những đứa cháu, đừng bao giờ để cho những đứa con, đừng bao giờ để cho những người thân nhân của mình chịu tội. Vì chính họ là nguyên nhân làm mình đọa lạc.

Hôm trước mình đã nói chuyện này. Nếu biết thương con cháu thì phải biết lo tu hành. Để chi? Để làm sao khi nó chết mình là người thuộc chư Thượng-Thiện-Nhân trên cõi Tây Phương xuống đây cứu nó. Đây là người biết điều. Chứ còn không, thì cha dắt con xuống địa ngục, rồi con dắt cháu xuống địa ngục... Trên cũng địa ngục, dưới cũng địa ngục. Cùng nhau đi vào con đường đó, nhất định không ai cứu ai được cả! Hiểu đạo là hiểu thấu chỗ này.

Mình là người phàm phu tục tử thì:

 

 

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con được “Nhất tâm bất loạn”.

 

 

 

 

 

 

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật cho đến “Vô Niệm”.

 

 

 

 

 

 

- “Nguyện” là con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, sớm ngày nào con mừng ngày đó, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật cho được “An khang”.

 

 

 

 

 

 

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A-Di-Đà Phật, con quyết lòng đi về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật được chứng đắc, “Niệm Phật Tam Muội”.

 

 

 

 

Vì nên nhớ, “Niệm Phật Tam Muội”, “Nhất Tâm Bất Loạn”... đều là trong kinh phật nói, nhưng mà Ngài dành cho những người thượng thiện căn, đại thượng thiện căn, là những vị đại Bồ-Tát. Các Ngài đó muốn nguyện sao cũng được. Còn đối với mình thì Phật dạy, phàm phu tục tử là phải nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Còn chuyện “Nhất tâm bất loạn” ra sao, kệ nó! Chuyện “Niệm bất niệm” ra sao, kệ nó! Đừng để trong tâm. 

Chư Tổ nói, niệm Phật không cầu nhất tâm bất loạn thì mới có thể nhất tâm bất loạn. Người cầu nhất tâm bất loạn, thì nhất định vọng tâm nó sẽ nổi lên, không bao giờ nhất tâm bất loạn được!

 

 

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con hết vọng tưởng để con niệm Phật được nhất tâm, để vọng tưởng đừng xảy ra.

 

 

 

 

Vọng tưởng nó đến sao đến kệ nó, mình niệm cứ niệm, chứ không phải khi vọng tưởng nổi lên thì đối trước bàn Phật: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin cho con hết vọng tưởng”.

Như vậy, Diệu Âm đã nhắc lên nhắc xuống không biết bao nhiêu lần câu: Nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”. Tất cả mọi vấn đề khác xin buông hết.

Vọng tưởng đến? Vọng tưởng càng đến càng biết rằng mình là hạng phàm phu tục tử. Đã biết rằng mình là phàm phu tục tử thì bắt buộc phải có vọng tưởng. Có vọng tưởng rồi thì nhất định hãy nhờ cái vọng tưởng này mà nhắc nhở để làm tăng thượng duyên cho mình niệm Phật. Còn những người cứ cố gắng đối trị với vọng tưởng, tức là cứ làm sao diệt cho hết vọng tưởng, thì vô tình càng niệm Phật càng bị nhức đầu!...

Cho nên ngài Hạ-Liên-Cư mới nói: Niệm Phật không cầu hết vọng tưởng. Niệm Phật không cầu cho nhất tâm bất loạn. Niệm Phật chỉ để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vì mình biết mình là hàng phàm phu tục tử, cho nên càng niệm càng loạn. Càng loạn thì càng biết mình là phàm phu. Biết là phàm phu rồi thì lo mà mua cái máy bấm. Cái máy bấm tức là cái máy công cứ. Bây giờ đây chùa nào cũng có cái máy bấm hết. Bấm, bấm, bấm... Thay vì mình đếm thì nó bấm giùm cho mình. Cứ niệm, cái tay cứ bấm, bấm, bấm, bấm... Đó là máy công cứ.

Những người nào khởi phát tâm lập công cứ, thì bắt đầu chúng ta đi. Những người nào chưa khởi phát tâm lập công cứ thì đi quá chậm, hoặc là ngồi một chỗ. Nhiều khi người kia niệm một ngày hai mươi lăm ngàn, còn ta niệm mới có hai ngàn! Hai ngàn ta cũng phải niệm. Vì chỉ có hai ngàn như vậy, ta mới bắt đầu suy nghĩ... À! Tại sao mình yếu vậy? Mình phải tiến lên ba ngàn, tiến lên bốn ngàn... Nghĩa là cái máy của mình khởi phát chậm, nhưng khi bắt đầu mình đi... đi... đi... Sau khi nó đã có trớn thì nó sẽ đi được. Cho nên khi mà người có tín tâm thì tự nhiên cái nguyện của họ tha thiết vô cùng và cái hạnh của họ được lập một cách tự nhiên. Phát được tín tâm, người chưa lập hạnh sẽ phát tâm lập hạnh liền.

Tôi xin kể ra đây một câu chuyện, câu chuyện này có thật. Có nhiều người thường nói, để từ từ rồi tôi mới lập hạnh?!... Có một ông Cụ đó 77 tuổi, đúng rồi, 77 tuổi. Cụ đã tu và ăn chay trường ba mươi mấy năm. Cụ từng tu qua hình như là mười lăm, mười sáu chùa. Trong vùng Sài Gòn ít có chùa nào mà cụ không đến. Tất cả những khóa thọ Bát Quan Trai, Cụ tham dự đầy đủ, những khóa Phật Thất cũng đều dự đầy đủ. Nhưng về nhà, khi có những người biết được phương pháp hộ niệm, đến khuyên Cụ niệm Phật thì Cụ không niệm. Cụ nói:

 

 

- Ta tu như vậy đã tốt quá rồi, đâu cần phải niệm sớm như vậy. Ta chưa chết mà, để từ từ sẽ tính...

 

 

 

 

Cỡ chừng sáu tháng sau, có một lúc Cụ đang đứng trước cửa nhà thì Cụ thấy có một cái bao gạo đổ ra, rồi có một đàn gà tới ăn cái bao gạo đó. Cụ ở trong nhà chạy ra đuổi mấy con gà, thì Cụ vấp phải cái ngạch cửa và té xuống, rồi bị chấn thương mê man bất tỉnh. Khi Cụ tỉnh lại, Cụ mới nói tại sao gà ở đâu mà tới nhà mình nhiều dữ vậy? Nhưng thật ra hoàn toàn không có gạo gì hết, cũng không có gà gì hết! Cụ vô nằm trong bệnh viện khoảng một tháng gì đó... có lúc tỉnh lúc mê. Bệnh viện chịu thua mới đem về nhà, và chính tôi là người có đi tới hộ niệm cho ông Cụ đó. Tôi không phải là người chính thức hộ niệm. Chương trình của tôi không có ở nơi đó lâu được. Ông Cụ mê man bất tỉnh, cứ tỉnh tỉnh mê mê, tỉnh tỉnh mê mê như vậy cho đến lúc chết không được vãng sanh.

Khi tôi tới hộ niệm cho ông Cụ, tôi hộ niệm cũng được hơn một tuần, tận sức để khai thị mà ông Cụ không tỉnh lại. Tôi mới kêu gia đình ra hỏi, hỏi cặn kẽ từ đầu tới đuôi, thì mới phát hiện được ra những chuyện này. Là trước những ngày mà ông ta mất, ông thường đứng trước cửa nhà cầm cái tay lái xe Honda nói chuyện rầm rì rẩm rỉ, rầm rì rẩm rỉ gì đó? Sau cùng thì ông ta thấy một đàn gà... Nhưng mà thật ra không có đàn gà đó?...

Quý vị coi, hôm trước mình nói rằng là người hạ căn phàm phu tục tử thì oan gia trái chủ đi kèm sát bên mình. Cho nên khi muốn phát tâm mình phải phát tâm liền, mình phải làm liền. Mình niệm năm ngàn không được thì niệm hai ngàn. Hai ngàn không được thì lúc “Cờ tướng” hay “Nói chuyện”... bắt đầu niệm Phật. Nếu mà có cái máy bấm, lúc mình đang đứng giữa ba, bốn người, họ đang nói chuyện, mình không biết trốn đâu, thì hãy đút tay trong túi, cứ để tay vô túi mà bấm bấm trong đó: “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Thật ra mình giả đò cười cười với họ, nhưng mà cái tâm của mình là chìm trong câu A-Di-Đà Phật. Nhờ cái máy bấm đó nó giúp cho mình niệm. Đó gọi là công cứ. Cái máy bấm đó gọi là máy công cứ chứ không có gì khác. Nhờ như vậy mà chiều lại ta có chút công đức. Đem công đức này hồi hướng liền cho oan gia trái chủ. Xin đừng chờ!...

Hôm trước, có vị nào đó nói rằng, để tôi làm ăn cho ngon lành, sắp sửa chuẩn bị cho ngon lành xong rồi tôi mới niệm Phật? Không được. Đã phát tâm thì nên phát tâm liền. Người ta phát tâm lớn thì có khả năng lớn. Mình không có khả năng thì phát tâm nhỏ. Để chi? Để tạo công đức liền lập tức, để hồi hướng cho oan gia trái chủ liền đi. Tại vì nếu không, thì họ sẽ xúi mình hãy chờ sáu tháng nữa, ba tháng nữa mới làm công cứ... Nhưng thực ra, họ đã biết cái vận mạng của mình sẽ tới lúc nào rồi!... Quý vị ơi! Có những cái thế nó cài lạ lùng lắm!

 

 

Cho nên, khi biết được như vậy rồi, đã tu thì phải phát tâm tu liền đi chư vị ạ. Vì huệ mạng của mình mà tu, chứ không phải vì một người nào khác. Không phải vì một đứa con, vì một đứa cháu, một người vợ hay một cái đạo tràng, mà chính vì mình. Mình không biết ngày nào ra đi. Hơi thở, thở ra không hít vào là xong liền. Chính vì vậy mà hộ niệm là nhắc nhở cho chúng ta phải lo tu hành liền, để rồi khi mình nằm xuống, thì tất cả những kiến thức này mình biết hết, biết hết thì hộ niệm dễ lắm. Chỉ ngồi bên cạnh: À bác Sáu ơi! Niệm Phật đi nha. Ừa!... Có gì nói với tôi nghen. Ừa!... Biết hết trơn rồi. Lúc đó tất cả mọi người ngồi chung quanh niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Ta nằm đó ta cũng niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Nhất định sẽ cảm ứng, nhất định sẽ tương ưng với đại nguyện A-Di-Đà Phật. Ta về Tây Phương dễ dàng!...

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

(Tọa Đàm 25)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Ngày hôm nay niệm Phật đường chúng ta “Tịnh khẩu, niệm Phật” trong 24 tiếng đồng hồ. Sở dĩ chúng ta tịnh khẩu niệm Phật, là để tập tâm thanh tịnh, tập cho trong tương lai chúng ta tịnh tâm hơn. Tịnh khẩu hai ngày, 48 tiếng đồng hồ, rồi tịnh khẩu lên ba ngày để cho tâm chúng ta định lại trong câu A-Di-Đà Phật. Để cho nghiệp chướng của chúng ta giảm bớt, và để cuối cùng từ cái Niệm Phật Đường này ta đi về một cái đại Niệm Phật Đường ở trên cõi Tây Phương của A-Di-Đà Phật.

Tất cả chư Tổ, vị nào cũng cẩn thận đến vấn đề khẩu nghiệp. Các Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng ta, tu hành cần phải cố gắng tịnh khẩu lại. Khẩu mà tịnh được thì tâm chúng ta mới tịnh được. Mà tâm tịnh được thì công phu mới thành tựu và công đức mới có. Trong mười điều ác đức Thế-Tôn đưa ra, thì khẩu nghiệp nó chiếm gần một nửa. Mười điều thiện để cho chúng ta làm phước làm đức, thì cái miệng của chúng ta nó chiếm gần một nửa. Cho nên khi bắt đầu quyết định tu hành, nhất định chúng ta phải cẩn thận về khẩu nghiệp, vì đây chính là cái cửa ngõ nó tuôn hết công đức của chúng ta ra.

Khi mình vào một Thiền Đường, nếu đúng là một Thiền Đường thì mình thấy chư vị luôn luôn giữ im lặng. Đi, các Ngài đi nhẹ nhàng. Đứng, các Ngài cũng đứng nhẹ nhàng. Ngồi, các Ngài ngồi im lặng như tờ, ngón tay không dám động đậy, đừng nói chi là mở lời ra nói. Nếu mình vào trong một mật thất của Mật Tông, chúng ta sẽ thấy các Ngài tịnh khẩu niệm chú, niệm mà câu chú vang ra rào rào giống như là tiếng gió thổi, không còn là tiếng niệm nữa. Khi vào một Niệm Phật Đường, nếu thật sự là một Niệm Phật Đường, thì xin thưa với chư vị, mình thấy người niệm Phật khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín… đều ở trong câu A-Di-Đà Phật.

Chúng ta đừng nghĩ rằng...

- Một người đang thái rau trong nhà bếp người ta không niệm Phật. Không phải! Thái rau nhưng người ta đang niệm Phật trong đó.

- Trong khuôn viên Niệm Phật Đường, có người đang nhổ cỏ. Nhổ cỏ, nhưng người ta đang niệm Phật trong đó.

- Một người đang quét nhà. Quét nhà, nhưng người ta đang niệm Phật trong đó.

Nếu mà chúng ta tới bên cạnh người đó nói chuyện, người đó sẽ không niệm Phật được. Nếu mình không để ý, cứ tưởng rằng nói vài lời cho vui tươi, thoải mái, đem chuyện thế gian ra kể một vài câu cho đỡ buồn... vô tình chúng ta đã làm mất rất nhiều phước mà không hay. Chính vì vậy, có nhiều vị ở trong Niệm Phật Đường thường hay nhắc nhở với tôi rằng, hãy chú ý vấn đề nói chuyện.

- Nói với chị đó đừng tới nói chuyện, trong khi tôi đang nấu cơm.

- Nói anh đó đừng tới nói chuyện, trong khi tôi đang nhổ cỏ.

- Nói người đó đừng nói chuyện, trong khi tôi đang niệm Phật.

Thật sự có người nhắc đến, nhưng chưa có dịp để nói ra chuyện này. Hôm nay nhân buổi tịnh khẩu niệm Phật, xin đại diện cho Niệm Phật Đường chúng tôi xin nói ra vấn đề này. Thường thường các vị đồng tu vì vị nể, không dám nói. Người ta muốn thanh tịnh niệm Phật, mình lại tới nói chuyện, chẳng lẽ người ta bảo mình đừng nói chuyện được sao? Thật sự là người ta đang niệm Phật, mình lại tới cản trở sự niệm Phật của họ, mình bị mất nhiều công đức.

Trong thế gian cũng có câu: Bệnh từ miệng nhập, tội từ miệng xuất. Nhất là trong một Niệm Phật Đường trang nghiêm, xin chư vị cố gắng tế nhị về chuyện này, tìm cách giảm bớt được chuyện nào hay chuyện đó. Chư Tổ nói: Bớt đi một câu chuyện, niệm thêm câu Phật hiệu. Đánh chết tập khí này,cho chân tâm hiển lộ. Tất cả ở một đạo tràng trang nghiêm nào, một vị Sư nào, một vị Tổ nào cũng đều nhắc nhở chúng ta về chuyện tịnh khẩu. Chúng ta vâng lời, “Y Giáo Phụng Hành” lời dạy của các Ngài. Chính chúng ta cũng hiểu được rằng, cái miệng của mình nó phá quá nhiều công đức!...

Cho nên chúng ta tập hành theo các Ngài mà lập ra một ngày 24 tiếng đồng hồ tịnh khẩu. Khi tịnh khẩu, giả như lúc đó trong Niệm Phật Đường không có một ai, chúng ta cũng không nên mở lời lên nói, mà hãy nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật. Quý vị nên biết rằng, khi đã sinh ra trong thời mạt pháp này, cái nghiệp của chúng ta nó lớn lắm! Vì mình không để ý đó thôi, chứ để ý một chút là thấy liền. Thấy ở chỗ nào?

- Vào trong bệnh viện, sẽ thấy liền!

- Đi ra ngoài nghĩa địa, sẽ thấy liền!

- Đi vào trong các nhà quàn, sẽ thấy liền!

Thấy những gì? Hằng ngày, hằng giờ người ta chết đi vào con đường đoạ lạc! Chắc chắn như vậy! Khi biết được như vậy rồi, thì rõ ràng ta cần phải tịnh khẩu tu hành. Ráng cố gắng giảm bớt được câu chuyện nào cứ giảm, để dành thời gian niệm Phật. Thấy một người đang cắm hoa, người ta cắm hoa nhưng mà họ đang âm thầm niệm Phật trong đó, mình không nên tới đứng bên cạnh nói chuyện. Nếu mình nói chuyện thì người ta không niệm Phật được. Người ta không niệm Phật được thì họ không tạo công đức được! Còn mình nói chuyện thì phá mất công phu của người ta. Phá công phu của người ta thì mình mất công đức. Mất công đức thì nhiều nghiệp chướng sẽ đến với mình. Chính vì vậy, người nói chuyện nhiều thường tu không được.

Vì vậy, ở tất cả những đạo tràng trang nghiêm đều nhắc nhở chuyện này. Mỗi lần chúng ta nhắc một chút, mỗi lần chúng ta nhắc một chút. Vì thực sự, chư vị ơi! Đọa lạc quá dễ dàng! Mà giải thoát thì quá khó khăn! Đã quá khó khăn giải thoát mà chúng ta còn tự dễ dàng cho mình nữa, thì không còn cách nào để mong thành tựu được.

Như hôm qua chúng ta có nói chuyện về vấn đề công cứ. Có những người lập hạnh niệm hai mươi lăm ngàn câu Phật hiệu, thì công phu cao. Có những người lập hai mươi lăm ngàn không được thì lập mười ngàn. Lập mười ngàn không được thì lập năm ngàn. Lập năm ngàn không được thì lập hai ngàn... Công phu khác nhau, nhưng có lập công cứ còn hơn không có công cứ. Đừng sợ rằng, hôm qua ta được niệm mười ngàn, nhưng hôm nay niệm chỉ được sáu ngàn, như vậy ta sẽ bị tội! Không! Không có gì là tội cả. Có sáu ngàn câu A-Di-Đà Phật thì chúng ta có sáu điểm. Có mười ngàn thì có mười điểm. Có bữa vì bận chuyện gì quá chỉ niệm được hai ngàn, thì hai ngàn chúng ta có hai điểm. Hai điểm còn hơn những người không có điểm nào.

Như vậy rõ ràng là chúng ta tự nguyện trói mình với câu A-Di-Đà Phật. Để chi? Để cho bánh “Xe Nghiệp” của chúng ta lăn, phải cho cái nghiệp của chúng ta lăn, lăn đến chỗ giải thoát. Nếu “Xe Nghiệp” này đã nặng quá, mà còn trì trệ lại đây, không chịu tiến về con đường giải thoát, thì nhất định đời đời kiếp kiếp chúng ta sẽ chịu nạn!...

Đời này đã mạt pháp rồi, nếu luống qua một đời này, tức là cuộc đời tu hành này chúng ta không giải thoát được, nghĩa là không vãng sanh về Tây Phương được, thì xin thưa, chắc chắn rằng vạn kiếp sau, gọi là “Bá thiên vạn kiếp”, không cách nào mà có thể gặp lại câu A-Di-Đà Phật.

Vì sao vậy?...

- Tại vì đời mạt pháp, thì một đời phải xấu hơn một đời!

- Tại vì đời mạt pháp, thì một kiếp phải xấu hơn một kiếp!

- Tại vì đời mạt pháp, thì những đời sau của chúng ta nhất định sẽ khổ hơn đời này! Nghiệp chướng của chúng ta trong đời sau nhất định phải lớn hơn trong đời này.

Thế nên, đời này mà giải thoát không được, đừng bao giờ hy vọng tới đời sau.

Cho nên chúng ta tịnh khẩu niệm Phật là vì thương cái huệ mạng của chúng ta mà tịnh khẩu, chứ không phải vì cái giới luật của đạo tràng này ban ra ép buộc chúng ta phải tịnh khẩu. Hiểu được như vậy rồi thì một ngày tinh tấn niệm Phật, thật sự mình thấy vui vô cùng. Những người nào thật sự là người chân tu, chân chánh tu hành, thì họ sẽ rất trân quý những cơ hội này để niệm Phật. Còn nếu chỉ là người muốn tu thử, tu chơi chơi, tu giỡn giỡn… thì những ngày giờ này sẽ chán ngán lắm, khổ sở lắm! Và có thể rằng, một ngày nào đó họ sẽ thối lui! Mà một khi đã thối lui, chắc chắn phải thối luôn vào những cảnh đọa lạc, không bao giờ có thể ngoi lên được! Vì sao vậy? Ức ức người tu hành, làm sao tìm cho ra một người giải thoát, trong đời mạt pháp này...

Ấy thế mà đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật dạy, quý vị cứ niệm Phật đi, quý vị hãy nương theo pháp niệm Phật đi, nhất định quý vị sẽ thoát vòng sanh tử luân hồi. Tại sao? Tại vì đại thệ của A-Di-Đà Phật sẵn sàng đón tiếp chúng ta về Tây Phương Cực Lạc để thành đạo. Các Ngài không đòi hỏi chúng ta điều gì cao siêu, chỉ đòi hỏi chúng ta Thanh Tịnh, Chân Thành, Buông X thế gian ra. Nói thêm một câu chuyện, mất đi bao nhiêu phước đức. Niệm một câu A-Di-Đà Phật thêm biết bao nhiêu công đức. Phải đánh chết cái tập khí thế gian, quyết lòng không nói lỗi người khác, quyết lòng không nói chuyện đời, quyết lòng không nói người này xấu, người kia tốt. Để chúng ta đánh cho chết cái tập khí này đi. Vì không đánh chết tập khí này, thì A-Di-Đà Phật cứu ta không được.

Xin thưa với chư vị, ráng cố gắng, quyết lòng tới đây niệm Phật, tịnh khẩu. Rõ ràng đây là cơ hội cho chúng ta tiếp nhận quang minh của A-Di-Đà Phật. Giữ tâm ta trong câu A-Di-Đà Phật, nhất định trong một đời này, chúng ta về thẳng Tây Phương Cực Lạc để thành đạo!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Xem mục lục