Tin Tức (680)


TRỰC TÂM LÀ ĐẠO TRÀNG

625

Chiều này mình bắt đầu vô cái khóa hai mươi bốn tiếng, chủ đề: trực tâm là đạo tràng.
Tu hành, mình phải biết đạo tràng là một cái gì đó trang nghiêm lắm, nơi đó mình tu hành, tất cả con đường Phật đạo của mình là nó nằm trong cái đạo tràng đó. Thành ra trực tâm là đạo tràng, mình phải biết trực tâm là cái gì. Dịch nó ra tiếng Việt, có nghĩa là: tâm thẳng là đạo tràng.
Mình phải biết cái tâm thẳng này là cái gì, cái trực tâm này là cái gì? Rồi mình theo đó mình tu, thì nó mới thành được.
Tâm thẳng này chẳng qua mình thấy từ đầu chí cuối nó thẳng một đường vậy đó, cái tâm thẳng là vậy đó, nếu như nói rộng ra nữa, thì từ ban đầu của sanh tử, cho tới khi chấm dứt cuối cùng của sanh tử, cũng là cái tâm thẳng đó làm nền tảng cho tất cả mọi cái tâm vọng động của mình. Cho nên biết được nền tảng tâm thẳng là đạo tràng đó, đó là cái nền tảng, mình biết được cái đó, mình phải dùng tất cả những cái thứ của mình, tu hành của mình, chỉ quán, chỉ quán song tu của mình để mà mình biết cho được cái tâm thẳng đó.
Bởi vì chính nó là cái nền tảng, cho nên nó mới trị được tất cả những vọng tưởng của mình. Nếu mình không biết cái đó, vọng tưởng của mình mình có đối trị kiểu trời nào thì nó cũng tiếp tục sanh ra thôi. Còn cái tâm nền tảng, nhờ cái nền tảng đó nó mới có thể đối trị cái vọng tưởng của mình được.
Thật sự, cái tâm thẳng này chẳng qua là một cái định, một cái đại định, một cái tam muội, từ đầu chí cuối, từ vô thủy đến vô chung cũng một cái định này thôi, một cái tâm thẳng này thôi. Đó là đại định, quan trọng nhất là mình phải biết nó, tương ưng với nó, ngộ nó, rồi sau đó tu hành là tu hành trong nó và trên nó, để cho cuối cùng nó không còn cái nhiễm ô nào nữa hết, thì lúc đó mình hoàn toàn giải thoát. Còn nếu mình không biết nó, mình có làm gì đi nữa thì cũng tạo thêm phước đức thôi.
Lễ lạy cho tới phát nguyện, cho tới tụng kinh cho tới ngồi thiền, cho tới trì chú… Ngồi thiền cũng là để mà nhận ra được cái tâm thẳng từ xưa tới nay nó như vậy.
Sở dĩ mình lưu lạc trong sanh tử này là lâu nay, vì mình nhận lầm cái tâm vọng động là cái tâm thiệt của mình. Mình không biết cái tâm thẳng mới là cái tâm thiệt, còn cái vọng động này chỉ là cái duyên nghiệp của mình thôi. Đàn ông thì có vọng động theo kiểu đàn ông, đàn bà thì có vọng động theo kiểu đàn bà. Già như thầy thì vọng động theo kiểu ông già, trẻ thì vọng động theo kiểu trẻ; nhưng mà tất cả những cái vọng động đó nó đều khởi xuất từ cái tâm nền tảng, tức là cái trực tâm, cái tâm thẳng.
Cho nên vấn đề tu hành quan trọng nhất là mình phải thấy tận mặt cái tâm thẳng này là gì? Tâm thẳng chẳng qua là một cái định từ vô thủy cho đến vô chung vẫn định như vậy, đó là cái định, nói theo kinh điển một chút, đó là cái định của pháp tánh. Pháp tánh từ đầu chí cuối nó vẫn như vậy đó. Không đổi khác, thành ra trong kinh Đại Bát Nhã có nói: dầu đức Phật có ra đời hay không, có thuyết pháp hay không, thì pháp tánh vẫn như vậy.
Nó không thay đổi. Đó là cái trực tâm. Đó là cái trong kinh hay gọi là đạo tràng bất động đó. Mình tu hành mình phải thấy đạo tràng bất động đó mình ở nơi đạo tràng bất động đó, mình sống miết thì nó mới tới cái cuối cùng là cái bất động được. Còn mình không thấy cái đó, thì dầu có bao nhiêu ngôn ngữ cũng trôi tuột đi hết. Bao nhiêu kinh điển gì đó nó cũng trôi tuột đi hết.
Nói một cách cho chi tiết, mình có sáu thức giác quan, mắt tai mũi lưỡi thân ý, cái thứ bảy là cái tôi, cái ta của mình, mà cái tôi cái ta này nó luôn bị chi phối bởi: ngã kiến là thấy có ta, ngã ái là yêu cái ta đó, ngã si là nó si mê nó không rời cái ta đó được, và cuối cùng là ngã mạn, là sự kiêu căng, cái tôi mình nó kiêu căng.
Thì ngay ý thức của mình, thức thứ sáu đó, thức thứ sáu nằm đây, thì cái thức thứ bảy, cái tôi của mình, cái ta nó nằm trên đó, mình có đọc bao nhiêu kinh điển mà mình không phá được cái tầng này thì nó không thể lên cái tầng A lại Da được. (Thầy dùng bàn tay đưa ngang mặt để ví dụ từ thấp lên cao là: ý thức ở dưới, rồi mới tới thức thứ bảy nằm trên, và cuối cùng cao nhất là A lại Da thức) A lại Da là cái tầng nó chứa tất cả những kinh nghiệm của mình, tất cả những hiểu biết của mình, tất cả những kinh nghiệm xấu tốt của mình trong bao nhiêu đời nó nằm trong A lại Da đó hết.
Nhưng mà cái thức A lại Da, cái thức thứ Tám đó đó, thật sự ra nguyên của thức thứ Tám nó gọi là Bạch tịnh thức, là nó trắng sạch, bạch là trắng, tịnh là sạch, chính vì cái thức trắng sạch luôn luôn có đó làm nền tảng cho tất cả tám thức kia, thì cái Bạch tịnh thức đó chính là cái trực tâm. Nó làm nền tảng mà nó không xao động, nó là cái không ô nhiễm để cho các cái khác nó có thể tống vô được, chớ không có cái đó ô nhiễm nó cũng loạn xà ngầu lên thì cũng không ra cái gì hết.
Cho nên, điều quan trọng là mình phải làm sao thấy trực tiếp được cái đó, thấy trực tiếp được cái trực tâm đó, trực tâm là đạo tràng đó, mình phải thấy trực tiếp cái đó, thì bên Thiền nó gọi là ngộ, ngộ rồi nó vẫn còn nghiệp tùm lum hà, nhưng mà từ đây mình có một cái nền tảng, một cái căn bản để mình đối xử với những cái phiền não những cái vọng tưởng của mình.
Mình có được cái trực tâm, biết được cái trực tâm đó rồi, thì nó vẫn còn nhấp nhô, nó còn đứt đoạn nhiều lắm, nhưng mà mình biết được nó thì mình mới xử lý được cái kia, xử lý một cách căn bản.
Ngộ rồi sau đó mình diệu tu, hay là viên tu, thì mình sẽ loại trừ cái nhấp nhô đó đi, cái đứt khúc đó đi, và cuối cùng thành bậc giải thoát, nó chỉ có một đường thẳng từ đầu chí cuối vậy thôi. Đó là trực tâm.
Trực tâm này trong kinh điển nó nói nhiều cái lắm, trực tâm có nghĩa là vô tâm. Vô tâm là đạo tràng, bởi vì nó không có cái tâm nào hết. Cái trực tâm này nó không có cái tâm nào hết còn cái tâm mình mới tích tập vô thêm sau này đó là cái mới vô sau này thôi. Cũng như cái phòng này nó nguyên là nó trống không hết, còn rác là có sau, chính vì nó trống không cho nên mình mới quét nó ra được, còn không có một cái phòng trống không thì mình có quét bao nhiêu thì nó cũng vậy thôi. Cho nên, cái điều quan trọng nhất là mình phải thấy trực tiếp, phải ngộ được cái trực tâm này.
Cái tâm nó không xao động từ đầu chí cuối, không xao động bởi vì nó không có cái tâm nào hết, phải hông? Có cái tâm này tâm kia là tâm xao động, còn trực tâm thì bất động từ đầu chí cuối.

Tánh Hải Kính ghi

625

VỊ THẦY BÊN TRONG - ALEXANDER BERZIN

Tịnh Quang Tâm Như Một Dạng Phật TínhVì tịnh quang tâm tiếp diễn từ đời này sang các đời sau thông qua chứng ngộ, nên sự liên tục của nó là cơ

1,151
TÂM LUÔN LUÔN THANH TỊNH, TÂM LUÔN LUÔN MỚI MẼ

_Thưa thầy lúc thực hành con hay lẫn lộn với quan sát tỉnh lặng với cái sự ham muốn thực hiện, quan sát cái tâm mình thì lâu lâu nó cũng khởi

542
LỜI KÊU GỌI TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC - MICHAEL CARROLL Chuyển ngữ Diệu Liên Lý Thu Linh ...

Sau một thời gian tôi quyết định dứt khoát rằng tôi muốn dốc cả cuộc đời cho thiền và con đường tâm linh. Tôi hoạch định chi tiết của một cuộc phiêu

19,878
Tác động của chất cồn, nicotine và cafein lên não bộ

Tác động của chất cồn, nicotine và cafein lên não bộĐiều gì xảy ra với bộ não khi chúng ta uống rượu hay cà phê? Những hình ảnh gây sốc dưới đây

22,039
PHƯƠNG TIỆN CHÍNH LÀ CỨU CÁNH

_Rồi Bol_Con có một thắc mắc, khi tu trở về chánh niệm tỉnh giác, nhưng do thói quen mình đặt cuộc sống của mình vào cái sanh diệt nhiều nên khi quay

541
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc