Một nhà sư bước ra và nói: “Con đã có thể thiền định về tánh Không”.
Bạt Đội nói: “Hãy nói cho tôi ông thiền định về tánh Không như thế nào”.
Nhà sư nói: “Trong thiền định con đã kiểm soát hoàn toàn những tư tưởng phân tán, và thân tâm trở nên giống như một bầu trời trong sáng. Vào lúc đó con không nghi ngờ rằng thân và tâm con vốn trống không”.
Bạt Đội nói: “Đó không phải là thiền định về tánh Không. Nó chỉ là cái thấy đầu tiên về tánh Không mà mọi người học Đạo đều có. Nếu người học trò khởi lên quan kiến này mà không gặp một vị thầy tốt, họ sẽ quên luật nhân quả và như một mũi tên chạm đến đích, họ đi thẳng vào những cõi thấp. Trong thiền định về tánh Không, ông thấy rõ ràng bản tánh của ông, năm uẩn đều trống không, tất cả mê lầm tắt dứt, những quan kiến cá nhân không còn, hoạt động phân biệt dứt hết, và những quỷ ma khác nhau không có chỗ hoạt động. Thậm chí với đôi mắt của một vị Phật nó cũng không thể thấy, thế giới của an lạc và mật thiết này, thực tại toàn thể này; nó biểu lộ như nó là”.
THẤY THẲNG NHẤT TÂM – THIỆN TRI THỨC, 2005.
[ Tu tập mở đầu ]Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát có mười thứ Ba la mật:💮 Thí Ba la mật, vì xả bỏ tất cả sở hữu.💮 Giới Ba la mật, vì thanh tịnh Phật giới.💮
Sự ganh tị và lòng tự hào có thể trở nên quái ác và khó nhận diện; thỉnh thoảng, chúng xuất hiện như một cảm xúc thù nghịch vi tế. Chẳng hạn
Chân tông tịch diệt duy tâm sẵn đủ, nhưng diệu đạo viên thông không có người sẽ chẳng thể hoằng truyền được. Hưng khởi phạm sát, mở mang Phổ Môn, bủa mây
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt