Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

One who understands that the Great Way has no words,
will enter the gate of non-duality, 
and complete the countless teachings.
Who will be that future dharma heir?

TINH TUYEN (1674 – 1744)

NOTE: Non-duality means the middle path. The unwise have the wrong views that the world is either existence or non-existence, both of which are extreme views that make them either cling to the world or reject the world. The right view is the middle path. When you see things arise, you know there is no non-existence in the world; and when you see things vanish, you know there is no existence in the world. It's just like a cloud in the sky. When a cloud forms in the sky, you know there is no non-existence of any cloud in the sky; and when a cloud vanishes, you know there is no existence of any cloud in the sky. You know the vast sky encompasses both those states of existence and non-existence. And you know the sky which is the vast emptiness does not move despite all the clouds appearing and disappearing. The sky is always in the state of non-duality. The sky symbolizes your mind, and the clouds symbolize the states of consciousness.

Thus, watching a cloud form and dissipate gives you a lesson of impermanence, one of the dharma seals; hearing a soundscape of birdsong arise and vanish gives you a lesson of impermanence, one of the dharma seals. All are encompassed in the silent vast emptiness of the sky. Now it's time for you to watch your mind.

The SN 35.92 Sutta explains the duality: It is the eye and what you see, the ear and what you hear, the nose and what you smell, the tongue and what you taste, the body and what you feel from touches, the mind and what you think. You are tied to this world of duality, which you are attracted to its pleasing sensation and are repelled from its painful sensation. When you try your best to step out of that world of duality, and when your mind escapes from greed and hate, you will attain Nirvana.

A monk asked his Zen master: "What should I do to gain enlightenment?"
The master replied: "Nothing should be done."
How can we understand this answer? You should put the answer into the context of that world of duality. If you think you are doing something, you are sinking deeper into the world of duality. When you are doing nothing, that means you are walking, standing, sitting and lying down with a new world in which there is only the seen, the heard, etc. and there is no eye, no ear, etc.

---  ---

NGƯỜI NỐI DÒNG PHÁP

Đạo cả không lời 
Vào cửa chẳng hai 
Pháp môn vô lượng 
Ai là kẻ sau. 

TÍNH TUYỀN (1674 - 1744) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Bất nhị nghĩa là con đường trung đạo. Kẻ kém trí có tà kiến rằng thế giới hoặc là Hữu (Có) hoặc là Vô (Không), cả hai quan điểm này đều là cực đoan sẽ làm cho họ hoặc là dính mắc vào thế giới hoặc là xua đẩy ra. Chánh kiến là đường giữa. Khi bạn thấy các pháp tập khởi, bạn biết là không có Không trong thế giới, và khi bạn thấy các pháp biến mất, bạn biết không có Hữu trên thế giới. Y hệt như một đám mây trên bầu trời. Khi mây xuất hiện trên bầu trời, bạn biết không thể nói là không có mây; và khi mây tan, bạn biết không thể nói là có mây trên bầu trời. Bạn biết bầu trời mênh mông bao trùm cả hai trạng thái Có và Không Có. Và bạn biết bầu trời đó, vốn là cái Không mênh mông, vẫn bất động bất kể mây hiện và tan. Bầu trời luôn luôn ở trạng thái bất nhị. Bầu trời biểu tượng cho tâm bạn, và các đám mây biểu tượng các trạng thái ý thức.

Như thế, nhìn thấy mây hiện và tan sẽ cho bạn bài học về vô thường, một trong các pháp ấn; khi nghe tiếng chim hót trổi lên và tan biến sẽ cho bạn bài học về vô thường, một trong các pháp ấn. Tất cả được bao trùm trong cái tịch lặng, mênh mông Không Tánh của bầu trời. Bây giờ tới lúc bạn nhìn vào tâm vậy.

Kinh SN 35.92 Sutta giải thích về thế giới nhị nguyên: đó là mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thân và cái được chạm xúc, tâm và cái bạn suy nghĩ tư lường. Bạn bị buộc vào thế giới nhị nguyên này, bị lôi cuốn vì cảm thọ vui sướng và chống kháng lại vì cảm thọ đau buồn. Sau khi bạn tận lực bước ra khỏi thế giới nhị nguyên này, và tâm bạn rời xa tham và sân, bạn sẽ thành tựu Niết Bàn.

Một nhà sư hỏi vị Thầy: "Con nên tu thế nào để giác ngộ?"
Thầy đáp: "Không có gì nên làm cả."
Chúng ta hiểu lời đáp đó thế nào? Bạn nên đặt câu trả lời này vào ngữ cảnh của thế giới nhị nguyên kia. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang làm cái gì đó, bạn đang lún sâu hơn vào thế giới nhị nguyên đó. Khi bạn không làm gì cả, nghĩa là bạn đang đi, đứng, ngồi và nằm với một thế giới mới trong đó chỉ có cái được thấy, cái được nghe, vân vân, và trong đó không có mắt, không có tai, vân vân.

Xem mục lục